tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Chuyện thơ không phải là chuyện cù nhầy  [đối thoại]

 

Đọc các ý kiến của bạn Black Raccoon, tôi cảm thấy mình nên bỏ chút thì giờ để góp ý về lối lý luận và tranh biện của bạn, vì tôi e rằng lối ấy không khéo sẽ biến chuyện thơ thành chuyện... cù nhầy.

 

LÝ LUẬN CÙ NHẦY

Trong bài “Thế nào là một bài thơ hay?” , Black Raccoon viết:

Thơ cũng giông giống phở. Do đó, theo tui, thơ cần mấy yếu tố sau để nó được hay: Tự thơ phải hay, như phở phải ngon. Người thưởng thức thơ phải có lòng yêu, như ăn phở cần bụng đoi đói.
 
Và, một yếu tố chót mà tui cho rằng tối quan trọng. Đó là, đọc thơ như ăn phở, không ai có thể làm thay thế mình được. Hay hay dở, ngon hay hay không, phải do chính anh. Chính anh/chị có câu trả lời lấy.
 

Hãy thử phân tích mạch lý luận của Black Raccoon.

Black Raccoon viết: “thơ cần mấy yếu tố sau để nó được hay...”

Khi đọc câu trên, độc giả chờ xem Black Raccoon cho biết thơ cần phải có “mấy yếu tố” gì “để nó được hay”.

Ngay sau đó, Black Raccoon nêu ra “mấy yếu tố” như sau:

- Yếu tố 1: Tự thơ phải hay.

Cái yếu tố thứ nhất này nghe muốn chết cười! Để cho thơ “được hay” thì “tự thơ phải hay”!

{Nói kiểu này nghe quả là... trớt quớt. Trong khi một cô gái thắc mắc làm thế nào để được đẹp, thì nghe nhà thẩm mỹ phán: “E hèm... Cô cần mấy yếu tố sau để được đẹp: Một là, cô phải tự đẹp!...”}

- Yếu tố 2: Người thưởng thức thơ phải có lòng yêu.

Lại muốn chết cười! Để cho thơ “được hay” thì “người thưởng thức thơ phải có lòng yêu”! Nói vậy thì cái hay của bài thơ không ở trong bài thơ, mà đến từ cái “lòng yêu” của người thưởng thức!

{Nói kiểu này thì lại càng... trớt quớt. Cộng hai “yếu tố” lại, nhà thẩm mỹ phán: “E hèm... Cô cần mấy yếu tố sau để được đẹp: Một là, cô phải tự đẹp! Hai là, người ngắm cô phải có lòng yêu!...”}

- Yếu tố 3: Không ai có thể đọc thay cho mình được. Thơ hay, hay dở, là do chính người đọc.

{Nhà thẩm mỹ: “E hèm... Cô cần mấy yếu tố sau để được đẹp: Một là, cô phải tự đẹp! Hai là, người ngắm cô phải có lòng yêu! Ba là, cô đẹp hay xấu là do người ngắm cô. Đó là ba cái yếu tố để làm cho cô được đẹp!”}

Nói cù nhầy như vậy là... hết thuốc!

Trên kia Black Raccoon đã nói “tự thơ phải hay” (yếu tố 1), thế thì sao bây giờ lại nói thơ hay, hay dở, là do chính người đọc (yếu tố 3)? Hoá ra, mặc kệ cho bài thơ “tự nó hay”, nếu người đọc thấy dở, thì bài thơ lập tức biến thành dở?

Trên kia Black Raccoon cũng đã nói khi người đọc “có lòng yêu” thì thơ mới “được hay” (yếu tố 2), thế thì sao bây giờ lại còn đặt ra chuyện hay, hay dở (yếu tố 3)? Hoá ra càng nói thì càng thừa, và càng tự mâu thuẫn.

Kết hợp cả ba “yếu tố” trên, thì kết quả là một cái mớ lằng nhằng do chính ba cái “yếu tố” cù nhầy đó choảng nhau. Thế này:

- Thơ phải “tự nó hay”. Nhưng nó có “tự hay” thì cũng mặc kệ nó, nếu người đọc mà không “có lòng yêu”, thì thơ lập tức thành dở.

- Ngược lại, nếu người đọc “có lòng yêu”, thì thơ lập tức thành hay.

- Người đọc “có lòng yêu”, thì thơ lập tức thành hay, thế nhưng, thơ hay, hay dở, là do chính người đọc. Mặc dù đã “có lòng yêu”, nhưng chưa chắc thơ đã hay, vì nếu người đọc thấy thơ dở, thì thơ lập tức thành dở.

- Thơ có “tự nó hay” cách mấy thì cũng mặc kệ nó, vì thơ hay, hay dở, là do chính người đọc, chứ không phải do thơ.

Vân vân và vân vân. Xin độc giả tiếp tục... khai triển!

 

TRANH BIỆN CÙ NHẦY

Trong bài “Thế nào là một bài thơ hay?”, Black Raccoon viết:

Tui còn muốn đi xa hơn câu hỏi “Thế nào thì gọi là thơ?”. Tui sẽ hỏi “thế nào là một bài thơ hay?” Dễ lắm. Người nào ăn một bát phở, cũng biết ngay phở ngon hay không. Thơ cũng vậy thôi. Đọc là biết liền, hay hoặc không hay.

Sau khi nhà thơ Nguyễn Đăng Thường đặt vấn đề về lối so sánh thơ và phở của Black Raccoon, thì Black Raccoon lại viết trong bài “Hồi âm về chuyện thơ”:

Thật ra, chuyện ví thơ với phở, trước đây Bùi Giáng cũng có từng nói qua rồi. Và tui chỉ đồng ý với ông. Đại ý Bùi Giáng viết: “Khi ăn một bát phở ngon thì ta cứ biết là nó ngon, chứ bây giờ thắc mắc phân tích xem bát phở này từ đâu tới, hữu hay vô, xưa hay nay thì ăn làm sao còn thấy ngon được nữa đây?”...
 

Ở bài đầu, Black Raccoon nói như chính miình là người đưa ra cái ý so sánh thơ và phở, nhưng ở bài thứ hai, Black Raccoon lại nói đó là ý của Bùi Giáng (tuy chẳng hề cho độc giả biết Bùi Giáng nói hay viết ra điều đó ở đâu, trong bối cảnh nào, và liệu có chắc chắn rằng Bùi Giáng đã nói/viết như thế không).

Khi nhà thơ Nguyễn Đăng Thường nêu ra việc Black Raccoon “chộp ý” của Bùi Giáng làm ý mình từ đầu mà không hề cho biết đó là ý của Bùi Giáng, thì trong bài “Hồi âm về chuyện thơ [2]”, Black Raccoon đáp lại:

Đồng ý với ai đó mà là con de rô sao? Còn, có báo cáo trước hay không thì cũng còn tùy. Giả như ta nói: thiệt là nước vỏ lựu máu màu gà, thì có cần phải ghi chú thêm Nguyễn Du vô hay chăng. Mà tui cũng thích là con de rô thì đã sao?...
 

Nói vậy thì quá sức là cù nhầy. Câu “nước vỏ lựu, máu mào gà” của Nguyễn Du đã trở thành phổ cập trong dân gian và hầu như ai cũng biết đó là câu của Nguyễn Du. Còn câu nói/viết của Bùi Giáng (?) thì liệu có mấy ai biết đó là của Bùi Giáng (?).

Vân vân và vân vân.

Black Raccoon còn nhiều chỗ tranh biện cù nhầy khác, nhưng tôi không có thì giờ để nêu ra và phân tích cho hết.

Chỉ xin nói gọn một điều:

Nên cố gắng tránh lý luận và tranh biện cù nhầy, nếu bạn thật sự yêu thơ và muốn đóng góp những điều thú vị và bổ ích vào chuyện thơ.

 

 

-----------------

Bài liên quan:

02.10.2011
[CHUYỆN THƠ] ... 1. Thành thật cám ơn ông/anh Nguyễn Vũ Đam San. 2. Với ông/anh Black Raccoon xin chấm dứt ở đây. Thân ái. (...)
 
01.10.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Trong phần trả lời độc giả Black Raccoon của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường, tôi xin được đưa tay tán thành và ủng hộ các ý kiến của nhà thơ. Đặc biệt tôi rất đồng ý với điểm số 4 khi nhà thơ cho rằng ông họ Bùi đã bạt mạng khi ví đọc thơ như ăn phở... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Giữ nguyên ý nghĩ, đọc thơ như ăn phở. Thơ hay hay dở, đọc dzô biết liền... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Thưa ông/anh Black Raccoon, tôi đã nói khá đầy đủ trong đối thoại trước rồi. Tuy nhiên, tôi cũng ráng lập lại một lần nữa các điểm chính để tránh mọi ngộ nhận... (...)
 
30.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Bài thơ vừa ráo bàn phím sẽ luôn là bài thơ hay nhất, với tôi, vì nó nằm giữa một quá khứ đang trôi tuột đi vào hư rỗng và cái khoảnh khắc hiện tại ngắn ngủi mà người viết còn đang cảm thấy. Ngoài giây phút ấy là sự chết... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... bài thơ tôi viết nhất định không phải là tô phở ngon để kẻ vung tiền ăn sung mãn. cũng không phải là tô phở dở để trôi qua cuống họng người nghèo đói nào. bài thơ tôi viết là bãi phân... (...)
 
28.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Thật ra, chuyện ví thơ với phở, trước đây Bùi Giáng cũng có từng nói qua rồi. Và tui chỉ đồng ý với ông. Đại ý Bùi Giáng viết: “Khi ăn một bát phở ngon thì ta cứ biết là nó ngon, chứ bây giờ thắc mắc phân tích xem bát phở này từ đâu tới, hữu hay vô, xưa hay nay thì ăn làm sao còn thấy ngon được nữa đây?”... (...)
 
27.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Dù rất muốn, và dù cố gắng hết sức, tôi cũng không thể hình dung nổi một Rimbaud chủ quán phở và Một mùa địa ngục như một tô phở bò Kobe 50 đô. Và chắc chắn nhiều người cũng không đọc Rimbaud giông giống như ăn phở... (...)
 
25.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... “Trong thơ mọi sự đều được phép”! Nghĩa là, khi làm thơ, nhà thơ đích thực không cần chờ ai “cho phép” mình viết thơ cả, mà cứ viết, cứ để “dòng thơ” tuôn trào, ý nghĩ bay bổng! Vậy sự “không cần chờ ai cho phép viết thơ” chính là “sự rất tự nhiên” của ngôn ngữ? Đúng đấy, và chính xác hơn nữa, chính là “sự tự do”!... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Đọc thơ như ăn phở, không ai có thể làm thay thế mình được. Hay hay dở, ngon hay hay không, phải do chính anh. Chính anh/chị có câu trả lời lấy... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Muốn nhìn thấy cánh rừng thơ đa dạng, độc giả phải biết nhìn qua kẽ hở giữa các gốc “cổ thụ”, “cây đa”, “cây đề”. Ngoài ra, thiên nhiên — hay sa mạc — vẫn bát ngát và đẹp hơn trăm ngàn lần vườn Thượng Uyển, dù là một Thượng Uyển Thơ. Rimbaud đã biết rõ điều đó.... (...)
 
24.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Những câu bạn hỏi thật tình tôi không biết trả lời thế nào. Tôi không phải là người nghiên cứu chuyên sâu về thơ nên câu hỏi “Thế nào thì gọi là thơ” cũng là thắc mắc của tôi nữa. Trong những gì mà tôi đọc được người ta phân tích rất nhiều nhưng chung cuộc vẫn không ngã ngũ. Bởi vậy... (...)
 
23.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Thơ chỉ là những hình ảnh thôi sao? Ngoài hình ảnh, thơ không có gì khác nữa, như: âm điệu, tư tưởng và những vẻ đẹp thuần trí tuệ, lý tính...? Nếu thơ chỉ có hình ảnh và cảm xúc, vậy thơ khác gì với hội họa, nhiếp ảnh...? (...)
 
22.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Tiểu luận “Thế nào thì gọi là thơ?” của chị hoàn toàn thuyết phục đối với cá nhân tôi. Nhân tiện chỉ xin thưa lại vài dòng. Trước tiên, tôi khẳng định cá nhân mình ngay từ đầu khi đọc các anh Lý Đợi , Bùi Chát, tôi đã ngưỡng mộ những bài thơ của họ... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Tôi xin phép đưa ra một ý kiến nhỏ. Khi tôi hỏi thơ là gì, thì một người nói: “Có thể hiểu rất đơn giản. Thơ là những hình ảnh và những hình ảnh ấy tạo nên cảm xúc. Đó là thơ.” (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Hôm nay, đọc xong bài viết này trên Tiền Vệ, bài nói về “Thế nào thì gọi là thơ?” ấy mà, mình cứ ngẫm nghĩ mãi, ừ nhỉ, để xác định đâu là thơ, đâu là... thẩn, khó thật đấy! Thế rồi ngẫm nghĩ một hồi, mình mới “loé sáng” ra một “ý thơ thẩn” như thế này... (...)
 
21.09.2011
Thế nào thì gọi là thơ?  (tiểu luận / nhận định) - Phan Quỳnh Trâm
... Phân biệt thế nào là thơ, thế nào không phải là thơ là một điều cực kỳ phức tạp. Quan niệm về thơ thay đổi theo từng trường phái và thời đại. Ngay trong một trường phái và một thời đại thì chúng cũng có sự khác biệt lớn giữa người này và người kia. Không một ai dám đưa ra một danh sách những tiêu chí rõ ràng về thơ như một khuôn mẫu để chỉ cần đưa vào cái “khuôn” ấy một bài thơ vào là có thể khẳng định nó... lọt khuôn hay trật khuôn... (...)
 
20.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Suy cho cùng, cái thời gì mà ngộ, cái gì cũng khó. Mần thơ không hẳn là mần ra thơ. Làm sang cũng không hẳn là sẽ được sang. Còn, khóc cũng vậy, cũng không dễ chút nào, không phải cứ muốn rơi lệ là lệ rơi được đâu! Lại, thiệt là kẹt!... (...)
 
[CHUYỆN PHÊ BÌNH & CHUYỆN THƠ] ... Đây nhá, mình có thể nói như thế này, rởm hết, tất cả những gì mà những người cộng sản Việt Nam làm và nói từ trước đến nay đều rởm! Rởm từ trong ra ngoài! Rởm từ trên xuống dưới! Rởm tuốt tuột!... (...)
 
19.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Bài thơ của ông Nguyễn Khoa Điềm, rất tiếc phải nói thật lòng, xin ông đừng giận. Đấy chỉ là những dòng “cảm tưởng có vần”, thường thấy ghi trong những sổ cảm nghĩ đám ma hay đám cưới... (...)

 

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021