tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Hướng tới cái... quái mới!   [đối thoại]

 

Xem hình “cái đẹp... mới” của “Chí Phèo & Thị Nở” ngày nay, mình suýt... phì cười vãi đái, hehe, đó là bởi vì thấy “cái đẹp mới” của Việt nam ta, sao nó... “quái” thế cơ chứ...

Thì “Chí Phèo & Thị Nở” Việt Nam thời nào chả... “quái”!

Ừ, thì mình cũng biết thế, nhưng phải công nhận bà Nguyễn Thị Sương có “đôi mắt tinh tường” thật đấy, như của Nam Cao chứ không phải bỡn...

Thế à? Bà Sương như... “Nam Cao tái thế”?

Chứ còn gì nữa! Đây nhá, phải có “đôi mắt” thật tinh tường thì trong một đống “quái” đông đúc - toàn “quái” là “quái” - ở Việt Nam ta hiện giờ, bà Sương mới “chộp” ra được “cặp quái”, phải gọi là... tiêu biểu nhất và... đẹp đôi nhất, cho chúng ta xem!

Mình nhớ “hồi xưa”, hihi, đùa tí, thực ra cũng chẳng “xưa” lắm, mới đây thôi, cách đây ba năm, bác Hoàng Ngọc-Tuấn cũng đã “túm cổ” cho chúng ta thấy “một cặp quái” trong cái “quái trạng văn hóa” Việt Nam ta. Hồi ấy, thú thực, mình vẫn phân vân không biết “cái quái trạng văn hóa” ấy có thực không, nhưng đến bây giờ thì mình tin thật rồi, tin quá đi chứ lị, hihi, tức là, cái “quái trạng văn hóa Việt Nam” là có đấy bà con ơi!

Và vì tin là nó có, nên mình mới lại tự hỏi, vì đâu nên nỗi?, hay, để cho nó “văn vẻ”, văn hóa mà, mình bắt chước bác Nguyễn Đức Tùng tự hỏi như thế này: “Quái” đến từ đâu? Hehe...

Bây giờ mình xin đi tìm câu trả lời cho câu “tự hỏi” đó...

Mất công đi tìm mà làm gì, ông Hoàng Ngọc-Tuấn đã phát hiện ra cái “quái trạng văn hóa” của Việt nam, chắc chắn phải biết nó đến từ đâu, cứ hỏi ổng là xong!

Ờ, ờ, tất nhiên rồi! Nhưng mình không muốn “làm phiền” bác ý, hihi, bác ý có việc của bác ý, mình đã “xác định” rồi, không được lôi thôi, đã “tự hỏi” thì phải “tự trả lời”, không nên làm phiền người khác, đúng không?!

Mình nghĩ thế này, mọi sự trên đời này, kể cả “quái”, không thể “tự sinh ra” được, tức là phải có cái gì đó khác “tác động”, thì nó mới “hình thành”, mới “sinh sôi nảy nở” được, kiểu như cây cối hút nước, hút đất thì mới xanh tươi, trẻ em được học hành, nuôi dưỡng tử tế thì mới lớn khôn được, v.v... Tức là, văn hóa cũng thế, cũng phải được/bị “cái khác” tác động thì mới hình thành và phát triển được. Vậy, “vấn đề” ở đây là: “cái khác” là cái gì?

Tất nhiên, sẽ có nhiều bạn bảo “cái khác” là cái khác cơ, nhưng theo mình, “cái khác” chính là ngôn ngữ. Mà thật đấy, mình không nói gì khác đâu, chỉ xin “trích” lời Kinh Thánh ra đây: Khởi thủy là lời! Có nghĩa là: Nền văn minh của chúng ta được hình thành và phát triển, do tác động của “lời” - “ngôn ngữ”!

Hôm trước, mình đọc được “lời” của nhà thơ vừa đạt giải Nobel văn chương, Tomas Tranströmer, trong bài đối thoại của Black Raccoon, rằng: The language marches in step with the executioners. Therefore we must get a new language. [Ngôn ngữ đi chung nhịp bước với đao phủ thủ. Do đó chúng ta phải có một ngữ ngôn tinh mới.]. Mình suy nghĩ rất “mông lung”, như thế nào là “chung nhịp bước với đao phủ”, là “phải có một ngôn ngữ mới”?

Có một “lời” cũng của ông như thế này: “Mọi thứ đều đến từ bên trong, từ tiềm thức. Đó là cái nguồn của mọi thứ.” Mình mới nghĩ: Phải chăng tiềm thức chính là “một ngôn ngữ mới” của nhà thơ? Nếu đúng như vậy, đối với những kẻ “không đánh thức” (vẫn dùng “ngôn ngữ cũ”) được tiềm thức của mình, thì sao đây?

Thì “chung nhịp bước với đao phủ” chứ còn sao nữa hả trời!

Đây nhá, theo mình hiểu, nhà thơ Tomas Tranströmer, khi nói “ngôn ngữ chung nhịp bước với đao phủ”, là muốn nói lên cái tính “hành hình” của ngôn ngữ, ngôn ngữ cũng “thi hành bản án” như “một đồ tể”!

Đọc bài này của Song Chi nói về cái sự học hành của trẻ em Việt Nam hiện giờ mà mình thấy... “rùng mình” cho cái “nền giáo dục” của nước nhà. Trong bài viết, đạo diễn Song Chi nói rằng: “Cũng chỉ tại cái nền giáo dục điên rồ, chạy theo thành tích, điểm số, chuộng cái hư danh-có sự phân biệt giữa trường chuyên, trường điểm, trường chọn…với trường thường, nên các ông bố bà mẹ mới phải thúc vào lưng con, ép con phải vào bằng được trường chuyên, không vào được thì…chạy tiền, nhờ cậy người quen. Rồi một xã hội điên rồ, chuộng bằng cấp hơn khả năng thực, nên mới có chuyện chạy điểm, chạy bằng, mua bằng, bằng giả bằng dỏm v.v…”, thì mình thấy ngay cái sự “thi hành bản án như một đồ tể” của ngôn ngữ. “Ngôn ngữ giáo dục XHCN” trong nước hiện giờ đã “giết chết” hay “chém đứt đầu” những “cái thật”, “cái đẹp”, “cái văn minh”, và - điều đáng nói -, là giờ đây chỉ còn lại “một quái trạng văn hóa” nửa người nửa ngợm, không ra một thể thống gì cả ở trên mảnh đất “èo uột” hình chữ S mà thôi!

Bậy nà, chứng minh đê!

Được thôi, mình chẳng cần lấy “bằng chứng” ở tận đâu xa, lấy ngay đích “Thị Nở” nhà mình đây thôi, hihi. Trên một trang mạng “văn hóa”, mình đọc được lời này của Vi Thùy Linh “làn da cẩm thạch”: “Có bao lăm ai cuồng say và liều lĩnh xả thân vì tình yêu, vì văn chương giữa cõi hiện sinh đang xuống cấp nhiều mặt, thực dụng bủa vây này ? Để tạo được nghệ thuật ấy, không thể cũ và giả, bất tài lại hay tham. Không thể đánh đồng, đánh tráo ánh sáng giá trị mới, kinh điển với cũ kỹ, lười nhác, ấu trĩ, ngụy tạo, giả hiệu; nghệ sĩ thực tài với thi sĩ vỏ và nghệ sĩ rởm. Dẫu đời sống là một sân khấu lớn, tôi không đến các vũ hội hoá trang.” Tức là “thị ta” cũng “nhận ra” cái xã hội Việt Nam hiện giờ là “cõi hiện sinh đang xuống cấp nhiều mặt, thực dụng bủa vây này , và tuy có nói rằng “Dẫu đời sống là một sân khấu lớn, tôi không đến các vũ hội hoá trang”, nhưng vẫn liên tục “mò” đến các “vũ hội hóa trang” đều đều...

Ừ, có thể, đối với những người “lớn lên dưới mái trường (định hướng) XHCN” như “làn da cẩm thạch” Vi Thùy Linh, hay “cơn gió đực” Đào Anh Khánh, hoặc ông Hoàng Ngọc Hiến, thì có thể như thế, nhưng ông Trịnh Lữ thì ổng từ Mỹ về cơ mà? Sao lại bảo ông là “quái”? Bậy nà...

Ấy, ấy, cũng thế cả thôi, ông Lữ tuy “lớn lên ở Mỹ” thật đấy, nhưng lại không “có một ngôn ngữ mới” là tiềm thức của chính ổng, và, có thể đã bị “ngôn ngữ XHCN”... “chặt đứt đầu” từ lâu rồi cũng nên! Có thể lắm!

Nói tóm lại, trong cái “quái trạng văn hóa Việt Nam” có rất nhiều “quái”, nhiều vô kể và... đủ loại, từ quái “nằm trong lăng” cho đến quái “làm tình một mình trên mái”, thế mới bỏ mẹ! Và, nói thật đấy, không biết cái “quái trạng văn hóa” Việt Nam ấy, sẽ đi về đâu?

 

 

-----------------

Bài liên quan:

28.10.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Nói thiệt, Sương tui đọc bài thơ của cụ Nguyễn Trãi thấy nó hơi bị... xoàng xĩnh nếu so với cái đẹp... mới của thơ trình diễn do cặp thi sĩ Vi Thùy Linh “làn da cẩm thạch” và nghệ sĩ Đào Anh Khánh “cơn gió đực” lúc “gió đợi chở nhau thơ thác”... (...)
 
05.10.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Ở đầu bài, ông nói độc giả Nguyễn Thị Sương là “khá xây dựng”, nhưng ông không hề cảm ơn một tiếng. Đã vậy, ở cuối bài thì ông kết luận bằng một câu xỏ xiên rất ư là bất nhã, sử dụng những từ “bép nhép”, “láp nháp” để đáp lại một phụ nữ đã bỏ công góp ý “khá xây dựng” cho ông!... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Còn cái sự dzụ là bú thét hay bú tháp thì tui nghĩ là bú thét. Tui không cho rằng bú tháp sai. Có thể đây thuộc về phương ngữ của từng miền chăng (?). Có một vài nơi họ viết là bú giúp. Tuỳ họ. Tui không có ý kiến. Tui chọn BÚ THÉT. Vì tui thích nó... (...)
 
04.10.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Đọc lời bình của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường xong, một thằng bạn mới hỏi mình như thế này: Này, hôm trước mày phán, nếu tự do thì gọi là thơ, thế bây giờ, cha nội có dám “ho he” thế nào thì gọi là... “bạt mạng” nữa không hè?... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Black Raccoon (BR) tự phong cho mình cái chức vị khiêm tốn rất cao cả “không phải là nhà thơ”. Nhưng BR “nhà tặng mũ” thì chăm phần chăm là cái chắc rồi... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Theo thiển ý của tôi thì trên đời có nhiều người không muốn nghe ý kiến góp ý của người khác, dù ý kiến góp ý là xác đáng. Những người này chắc họ nghĩ rằng họ là rất giỏi nên không cần phải nghe theo ý kiến của ai cả!?... (...)
 
03.10.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Lẽ ra vấn đề này đã kết thúc, nhưng nếu không hồi âm cho ông Nguyễn Tôn Hiệt thì cũng hơi thất lễ. Thưa ông, xin lỗi ông trước vì tui sẽ không thể viết nhiều cho ông vì mấy lẽ chung riêng sau đây: - Tui không chủ trương tranh luận, phân tích thi ca... (...)
 
02.10.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Đọc các ý kiến của bạn Black Raccoon, tôi cảm thấy mình nên bỏ chút thì giờ để góp ý về lối lý luận và tranh biện của bạn, vì tôi e rằng lối ấy không khéo sẽ biến chuyện thơ thành chuyện... cù nhầy... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... 1. Thành thật cám ơn ông/anh Nguyễn Vũ Đam San. 2. Với ông/anh Black Raccoon xin chấm dứt ở đây. Thân ái. (...)
 
01.10.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Trong phần trả lời độc giả Black Raccoon của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường, tôi xin được đưa tay tán thành và ủng hộ các ý kiến của nhà thơ. Đặc biệt tôi rất đồng ý với điểm số 4 khi nhà thơ cho rằng ông họ Bùi đã bạt mạng khi ví đọc thơ như ăn phở... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Giữ nguyên ý nghĩ, đọc thơ như ăn phở. Thơ hay hay dở, đọc dzô biết liền... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Thưa ông/anh Black Raccoon, tôi đã nói khá đầy đủ trong đối thoại trước rồi. Tuy nhiên, tôi cũng ráng lập lại một lần nữa các điểm chính để tránh mọi ngộ nhận... (...)
 
30.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Bài thơ vừa ráo bàn phím sẽ luôn là bài thơ hay nhất, với tôi, vì nó nằm giữa một quá khứ đang trôi tuột đi vào hư rỗng và cái khoảnh khắc hiện tại ngắn ngủi mà người viết còn đang cảm thấy. Ngoài giây phút ấy là sự chết... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... bài thơ tôi viết nhất định không phải là tô phở ngon để kẻ vung tiền ăn sung mãn. cũng không phải là tô phở dở để trôi qua cuống họng người nghèo đói nào. bài thơ tôi viết là bãi phân... (...)
 
28.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Thật ra, chuyện ví thơ với phở, trước đây Bùi Giáng cũng có từng nói qua rồi. Và tui chỉ đồng ý với ông. Đại ý Bùi Giáng viết: “Khi ăn một bát phở ngon thì ta cứ biết là nó ngon, chứ bây giờ thắc mắc phân tích xem bát phở này từ đâu tới, hữu hay vô, xưa hay nay thì ăn làm sao còn thấy ngon được nữa đây?”... (...)
 
27.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Dù rất muốn, và dù cố gắng hết sức, tôi cũng không thể hình dung nổi một Rimbaud chủ quán phở và Một mùa địa ngục như một tô phở bò Kobe 50 đô. Và chắc chắn nhiều người cũng không đọc Rimbaud giông giống như ăn phở... (...)
 
25.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... “Trong thơ mọi sự đều được phép”! Nghĩa là, khi làm thơ, nhà thơ đích thực không cần chờ ai “cho phép” mình viết thơ cả, mà cứ viết, cứ để “dòng thơ” tuôn trào, ý nghĩ bay bổng! Vậy sự “không cần chờ ai cho phép viết thơ” chính là “sự rất tự nhiên” của ngôn ngữ? Đúng đấy, và chính xác hơn nữa, chính là “sự tự do”!... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Đọc thơ như ăn phở, không ai có thể làm thay thế mình được. Hay hay dở, ngon hay hay không, phải do chính anh. Chính anh/chị có câu trả lời lấy... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Muốn nhìn thấy cánh rừng thơ đa dạng, độc giả phải biết nhìn qua kẽ hở giữa các gốc “cổ thụ”, “cây đa”, “cây đề”. Ngoài ra, thiên nhiên — hay sa mạc — vẫn bát ngát và đẹp hơn trăm ngàn lần vườn Thượng Uyển, dù là một Thượng Uyển Thơ. Rimbaud đã biết rõ điều đó.... (...)
 
24.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Những câu bạn hỏi thật tình tôi không biết trả lời thế nào. Tôi không phải là người nghiên cứu chuyên sâu về thơ nên câu hỏi “Thế nào thì gọi là thơ” cũng là thắc mắc của tôi nữa. Trong những gì mà tôi đọc được người ta phân tích rất nhiều nhưng chung cuộc vẫn không ngã ngũ. Bởi vậy... (...)
 
23.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Thơ chỉ là những hình ảnh thôi sao? Ngoài hình ảnh, thơ không có gì khác nữa, như: âm điệu, tư tưởng và những vẻ đẹp thuần trí tuệ, lý tính...? Nếu thơ chỉ có hình ảnh và cảm xúc, vậy thơ khác gì với hội họa, nhiếp ảnh...? (...)
 
22.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Tiểu luận “Thế nào thì gọi là thơ?” của chị hoàn toàn thuyết phục đối với cá nhân tôi. Nhân tiện chỉ xin thưa lại vài dòng. Trước tiên, tôi khẳng định cá nhân mình ngay từ đầu khi đọc các anh Lý Đợi , Bùi Chát, tôi đã ngưỡng mộ những bài thơ của họ... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Tôi xin phép đưa ra một ý kiến nhỏ. Khi tôi hỏi thơ là gì, thì một người nói: “Có thể hiểu rất đơn giản. Thơ là những hình ảnh và những hình ảnh ấy tạo nên cảm xúc. Đó là thơ.” (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Hôm nay, đọc xong bài viết này trên Tiền Vệ, bài nói về “Thế nào thì gọi là thơ?” ấy mà, mình cứ ngẫm nghĩ mãi, ừ nhỉ, để xác định đâu là thơ, đâu là... thẩn, khó thật đấy! Thế rồi ngẫm nghĩ một hồi, mình mới “loé sáng” ra một “ý thơ thẩn” như thế này... (...)
 
21.09.2011
Thế nào thì gọi là thơ?  (tiểu luận / nhận định) - Phan Quỳnh Trâm
... Phân biệt thế nào là thơ, thế nào không phải là thơ là một điều cực kỳ phức tạp. Quan niệm về thơ thay đổi theo từng trường phái và thời đại. Ngay trong một trường phái và một thời đại thì chúng cũng có sự khác biệt lớn giữa người này và người kia. Không một ai dám đưa ra một danh sách những tiêu chí rõ ràng về thơ như một khuôn mẫu để chỉ cần đưa vào cái “khuôn” ấy một bài thơ vào là có thể khẳng định nó... lọt khuôn hay trật khuôn... (...)
 
20.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Suy cho cùng, cái thời gì mà ngộ, cái gì cũng khó. Mần thơ không hẳn là mần ra thơ. Làm sang cũng không hẳn là sẽ được sang. Còn, khóc cũng vậy, cũng không dễ chút nào, không phải cứ muốn rơi lệ là lệ rơi được đâu! Lại, thiệt là kẹt!... (...)
 
[CHUYỆN PHÊ BÌNH & CHUYỆN THƠ] ... Đây nhá, mình có thể nói như thế này, rởm hết, tất cả những gì mà những người cộng sản Việt Nam làm và nói từ trước đến nay đều rởm! Rởm từ trong ra ngoài! Rởm từ trên xuống dưới! Rởm tuốt tuột!... (...)
 
19.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Bài thơ của ông Nguyễn Khoa Điềm, rất tiếc phải nói thật lòng, xin ông đừng giận. Đấy chỉ là những dòng “cảm tưởng có vần”, thường thấy ghi trong những sổ cảm nghĩ đám ma hay đám cưới... (...)

 

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021