tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Chính Marx & Engels đã xác nhận rằng chủ nghĩa cộng sản là một bóng ma!  [đối thoại]

 

Đọc bài “Đường kách mệnh” hay Những tháng năm... “phản động” của anh Trương Đức, tôi thấy anh nói rất có lý về chuyện “bóng ma”.

Trương Đức viết:

Cho dù những người cộng sản Việt Nam có “tô son trét phấn” đến thế nào đi nữa, cái gọi là “Cách mạng Việt Nam”, chính là một thứ “Phản động”, chính là một thứ “Bóng ma” theo đúng ý nghĩa của những từ này!

Rồi anh viết thêm:

Từ những năm đầu của thế kỷ trước, có một “bóng ma” (mình nói là “bóng ma”, bởi vì nhân thân của nhân vật Hồ Chí Minh rất chi là mờ ám, thoắt ẩn, thoát hiện và làm những việc “không bình thường” như... bóng ma!) xuất hiện để đem vào Việt Nam cái gọi là “Đường Kách Mệnh”. Và, cũng từ đó “những bóng ma cộng sản” cũng hình thành, ngày càng đông đúc trên “mảnh đất lắm người nhiều ma” cong cong hình chữ S của chúng ta. “Những bóng ma” có thể thấy “hiển hiện” rõ nhất trong “Cuộc Cải Cách Ruộng Đất”. Hồi đó, những người cộng sản Việt Nam đã gây ra một sự “cuồng nộ” dã man nhất trong “lịch sử cách mạng” của họ đối với dân tộc Việt Nam. Hàng trăm ngàn người đã thiệt mạng, chết một cái chết vô nghĩa và oan ức, tiêu biểu là cái chết của bà Nguyễn Thị Năm. Và những “xác chết” đó, không phải mình mê tín dị đoan đâu, tạo thành vô số “những bóng ma” lởn vởn mãi trên bầu trời Việt Nam! Thật đó!

Quá chí lý.

Tôi chỉ xin bổ sung một chút xíu.

Thật ra, chính hai “cha đẻ” của chủ nghĩa cộng sản đã xác nhận rằng chủ nghĩa cộng sản là một bóng ma. Trong bản TUYÊN NGÔN ĐẢNG CỘNG SẢN năm 1848, ngay ở câu đầu tiên, Marx và Engels đã viết:

“Ein Gespenst geht um in Europa — das Gespenst des Kommunismus.”

[“Một bóng ma đang ám ảnh châu Âu — bóng ma của chủ nghĩa cộng sản.”]

Sau đó, bản Tuyên Ngôn đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và truyền bá khắp châu Âu. Chắc là người ở châu Âu thời đó ban đêm phải đóng cửa thật chặc vì sợ ma cà rồng chui vào nhà!

“A spectre is haunting Europe — the spectre of communism.”

“Un spectre hante l'Europe — le spectre du communisme.”

“Uno spettro ossessiona l’Europa — lo spettro del comunismo.”

“Un fantasma recorre Europa — el fantasma del comunismo.”

...

Nghe mà phát ớn!

Tất nhiên lối nhập đề của Marx và Engels như vậy chủ yếu là để gây sốc, gây tò mò về bản Tuyên Ngôn, nhưng ít ra thì họ cũng đã xác nhận rằng chủ nghĩa cộng sản là một bóng ma!

Bóng ma ấy đã chết tiệt ở châu Âu từ khuya, chẳng còn ám ảnh được ai nữa.

Nhưng ở nước ta... cho đến bây giờ… Than ôi!

 

 

-----------------

Bài liên quan:

23.11.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Từ những năm đầu của thế kỷ trước, có một “bóng ma” (mình nói là “bóng ma”, bởi vì nhân thân của nhân vật Hồ Chí Minh rất chi là mờ ám, thoắt ẩn, thoát hiện và làm những việc “không bình thường” như... bóng ma!) xuất hiện để đem vào Việt Nam cái gọi là “Đường Kách Mệnh”... (...)
 
21.11.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Bài tham luận “Thi ca dấn thân hay dấn thân vị thi ca” của nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Bình rất minh bạch và... hấp dẫn... Tui “vui vẻ” đọc từ chữ thứ nhứt tới chữ cuối cùng không bỏ sót một chữ, một câu... (...)
 
18.11.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... - cậu dựa vào tài liệu nào, hơn 30 bài của Nguyễn Trãi là bài nào? - tui có sách của DAS đây. - đâu? cho tớ mượn đỡ coi được không? - được chớ. mà tui tưởng ông có rồi chớ. sách bán đầy chợ đó... (...)
 
17.11.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... BH: Mấy người là những kẻ vô ơn. Nè ông Dương Anh Sơn, tui chưa thấy ông đem lễ vật ra hậu tạ công lao tui quảng cáo sách cho ông. Còn ông Nguyễn Trãi, ông nên biết rằng tui viết như vậy thì người ta càng cảm phục công ơn ông hơn... (...)
 
31.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Giang sơn gấm hoa nay đã/đang đỏ lòm, đen thối. Hãy lên chốn cao nguyên ngó máu bô xít trào lên đất mà đọc thơ Ức Trai. Hãy ra đứng trước biển nhìn xác ngư phủ trôi mà làm thơ Ực Gái... (...)
 
31.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong tay tui hiện có quyển Ức Trai Thi Tập, tác giả Dương Anh Sơn cựu giáo sư triết, nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn, năm 2009. Bài “Vọng Doanh” của Nguyễn Trãi là bài số 28, trang 81. Được xếp vào thời kỳ kháng Minh 1418-1429. Thời kỳ này, Nguyễn Trãi có 35 bài, từ bài 15 đến bài 49... (...)
 
30.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Không rõ ông Black Racoon đã dựa theo sự kiện hay tài liệu văn học nào để kết luận bài thơ “Vọng Doanh” được Nguyễn Trãi “làm trong thời kỳ chiến trận kháng Minh 1418-1429”? Và không rõ hơn 30 bài thơ viết trong thời kỳ đó là những bài nào? Chúng ta được biết là sau khi Nguyễn Trãi bị giết, các tác phẩm của ông bị thất lạc mãi đến khi... (...)
 
28.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nhà thơ vừa được giải Nobel vừa rồi Tomas Transtromer đã từng phát biểu dứt khoát: “Ngôn ngữ đi chung nhịp bước với đao phủ thủ. Do đó chúng ta phải có một ngữ ngôn tinh mới.” Tui nghĩ rằng đó là tuyên ngôn cô đọng về thái độ văn học và chính trị của ông. Ông không chấp nhận nói chung tiếng nói với ác... (...)
 
26.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nam Cao, vì “sống mòn” với “tư cách nhà văn” của mình, nên đã để lại cho đời “những tư cách công dân” bất diệt là “Chí Phèo & Thị Nở”!... (...)
 
25.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Bài viết của Phan Quỳnh Trâm đặt sai câu hỏi, sai vấn đề, dựa trên quan niệm cũ ‘nghệ thuật vị nghệ thuật’. Tác giả dị ứng chính trị trong văn chương ta nói riêng và truyện có nội dung chính trị nói chung vì sự liên kết với văn chương hiện thực Xã Hội Chủ Nghĩa. Tác giả đã hiểu từ “chính trị” theo nghĩa xấu, nghĩa hẹp nhứt. Loại văn chương này (VCXHCN) dở, không phải vì nó chính trị, mà vì nó là văn chương tuyên truyền, không đến từ đời sống thật, tình huống bịa đặt, nhân vật là những con rối để chứng minh nọ kia kia nọ... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nếu đọc kỹ bài của tôi, NĐT sẽ thấy là tôi không hề phủ nhận là trong chính trị thì người ta cần sự đóng góp của tất cả mọi người, kể cả một anh công nhân, một chị lao công hay một người không hề có nghề nghiệp gì. Hơn nữa, tôi còn cho có một số thành phần khác trong xã hội có thể đóng góp được cho chính trị nhiều hơn giới nhà văn... Tuy nhiên, tôi vẫn cho những sự tham gia ấy khác nhau về bản chất... (...)
 
23.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong tiểu luận “Văn học và chính trị” tác giả Phan Quỳnh Trâm tự đặt ra một câu hỏi rồi tự trả lời. Nhưng câu trả lời đã cho thấy ngay lập luận lỏng lẻo, mâu thuẫn... (...)
 
22.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong tư cách người đọc, tui nhận thấy, một chữ HAY được yêu cầu trong sáng tác phẩm, khả dĩ tóm lược và giải quyết được khá nhiều chuyện dài dòng... Vấn đề còn lại là làm sao biết được hay hay không. Cá nhân tui, tui biết được. Rất dễ. Và tui tin là mỗi một người đọc, cũng tự có thể đánh giá được tác phẩm nào đó. Tự mình thôi. Không ai có thể thay mình được... (...)
 
21.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Lâu nay, tôi thích Neruda, nhưng khi đọc bài của PQT, thấy nhận xét của Borges, tôi thất vọng về Neruda. Tôi không ngờ một nhà thơ lớn như ông mà để chính trị làm cho tha hoá đến không còn tư cách của một nhà trí thức như vậy... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021