tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Luận về cái gọi là “đạo đức dịch thuật” của ông Nguyễn Gia Thức, cùng phê phán của các ông Vi Văn Tuyên và Hà Thúc Lang  [đối thoại]

 

Ngay khi bài Lại chuyện dịch thuật – Bàn về những bản dịch gần đây của ông Cao Việt Dũng của ông Vi văn Tuyên trình làng trên Tiền Vệ, tôi thấy nó bất ổn ngay ở cả cách luận lí cũng như lối dịch của ông, có vẻ ông chỉ nhăm nhăm dò đôi mắt không mệt mỏi của mình vào từng câu từng cú, ít có sự suy xét nó trong tính tổng thể của văn bản. Tôi cứ lặng lặng chờ dư ấm tiếp theo của cuộc tranh luận này trên Tiền Vệ. Ai dè, ngày 29/11 ông Hà Thúc Lang lại trình làng tiếp bài Dịch loạn! Về bản dịch “Những kẻ thiện tâm” của Cao Việt Dũng, cũng vẫn lối viết có thể nói là rập khuôn, không chệch vào đâu so với bài viết của ông Vi Văn Tuyên, phê thì ít mà tỏ thái độ thiếu thiện cảm thì nhiều. Ngày hôm nay 30/11, tôi lại đọc ngay bài của ông Nguyễn Gia Thức tỏ rõ thái độ cải lương của mình. Thật hết chỗ nói!!

Chắc độc giả trên Tiền Vệ chưa thể quên ngay bài Cái trác việt, cái bình phàm và cái nửa vời mà ông Cao Dao dùng để phê phán lối dịch thuật của ông Nguyễn Quỳnh về Tractatus Logico-Philosophicus — Luận khảo Luận lý-Triết học - L. Wittgenstein. Cách phê phán của ông Cao Dao thể hiện tầm nhìn cao, khẳng khái của một người làm dịch thuật nghiêm túc, vậy mà cũng chẳng thể thoát khỏi sự sa lầy vào ý thức chủ quan, quy chụp lối truy luận của mình cho người khác. So với hai ông Vi Văn Tuyên và Hà Thúc Lang (chẳng rõ có phải 2 trong 1 không??), thì hẳn rằng vượt xa hơn về tầm nhìn, cách đánh giá. Nếu, trước đây, tôi nín thở và buồn nản về lối phê phán dịch thuật nửa mùa của Cao Dao bao nhiêu, thì, bây giờ, tôi lại buồn nản gấp nhiều lần như thế. Vì, tôi biết chắc rằng một sự phê phán chẻ nhỏ văn bản, nhăm nhăm nhìn vào đống chi tiết, thì không thể xem là phê phán về dịch thuật một cách thuyết phục. Y rằng, sau đó không lâu, ông Nguyễn Quỳnh đã giải toả sự buồn bã của tôi, bằng, những luận chứng thuyết phục đối với Cao Dao trong bài “Triết-học & zịch-thuật”. Giờ, tôi xin trích lại những hồi đáp của ông Nguyễn Quỳnh về bài viết của Cao Dao như một cách thức gián tiếp đặt lại vấn đề với hai ông Vi văn Tuyên, Hà Thúc Lang, và về cái “gọi là đạo đức trí thức” mà ông Nguyễn Gia Thức tỏ vẻ cao đạo trên Tiền Vệ.

 

Thứ nhất:

“Trong Tractatus, Wittgenstein có bàn đến chuyện zịch (translation) trong câu sau đây:
 
4.025 Khi zịch từ một ngôn-ngữ này sang ngôn-ngữ khác chúng ta không zịch từng mệnh-đề. Chúng ta zịch cơ-cấu thiết-iếu của mệnh-đề (Satzbestandteile).
 
(Zịch bằng từ-điển là zịch theo tự-loại [Substantiva]. Trong từ-điển các tiếng (chữ) như động-từ, tính-từ và liên-từ chỉ là tự-loại mà thôi.)” (Nguyễn Quỳnh)

Việc ông Vi Văn Tuyên và Hà Thúc Lang phê phán Cao Việt Dũng, hẳn rằng là đang lấy “từng mệnh đề” để phê phán “cơ cấu thiết yếu của một mệnh đề” chăng ??? Vậy, Ai dịch có vấn đề ở đây?? Vi Văn Tuyên, Hà Thúc Lang hay Cao Việt Dũng?

 

Thứ hai:

“Theo tài-liệu của Hoàng Xuân-hãn, viết trong Chinh-fụ Ngâm Bị-khảo, thì Fan Huy-ích là zịch-jả của cuốn Chinh-fụ Ngâm-khúc quen thuộc với chúng ta. Đoàn thị Điểm có bản ziễn Nôm khác được Hoàng Xuân-hãn đưa ra làm bằng chứng. Fan Huy- Ích, sau khi ca-ngợi Đặng-Trần Côn có nói đại-lược thế này, “Cứ lấy chữ làm sao ziễn-tả hết được tình-í. Nhân khi thanh-nhàn ta fiên thành khúc mới.” Ông đã bỏ đi nhiều câu trong bản Hán-văn, mà vẫn jữ được nội-zung.” (Nguyễn Quỳnh)

Hẳn rằng, ông Vi Văn Tuyên đang lần tìm chữ chăng?? Hoặc thảng, Nguyễn Gia Thức đang ca tụng về cái đạo đức “mò chữ” chăng?

 

Thứ ba:

Đúng như Nguyễn Quỳnh nói “CÁI TÀI CHUYÊN-MÔN CẦN NHỮNG NHÀ CHUYÊN-MÔN ĐÁNH JÁ-TRỊ”. Đánh giá một dịch giả, cần thiết phải là người có chuyên môn về dịch. Vậy xin ông Vi Văn Tuyên, Hà Thúc Lang và cả “cái gọi là đạo đức dịch thuật”- Nguyễn Gia Thức cho tôi dài dòng liệt kê những nhà chuyên môn đánh giá về Cao Việt Dũng vậy, để bạn đọc xa gần cùng tỏ.

Dịch giả Phạm Xuân Nguyên nói: “Văn học dịch hiện nay rất đa dạng, có văn học nghiêm túc, giải trí, văn học tuổi teen, văn học nhiều suy ngẫm…

Công việc dịch bây giờ của lớp trẻ, người già chỉ còn Dương Tường, Lớp trẻ như Lương Việt Dũng, Cao Việt Dũng, Trần Tiễn Cao Đăng, Nguyễn Lệ Chi, Trang Hạ, Trịnh Lữ… đang khá nổi tiếng trong giới dịch thuật bởi những cuốn sách hay và bản dịch chất lượng.” (Văn học dịch: Đang "loạn" hay khởi sắc!)

Dịch giả Phạm Xuân Nguyên nói lần thứ hai: “Dương Tường, Cao Việt Dũng, một già một trẻ, là hai dịch giả đã có uy tín, có nhãn hiệu, bản dịch của họ luôn được đóng dấu chất lượng cao, có được sự tin cậy của độc giả.” (Chúng tôi chịu sức ép của chính mình)

Dịch giả Dương Tường nói: “Cao Việt Dũng là một dịch giả trẻ hiếm hoi có phông văn hóa rất đáng nể và với lòng yêu nghề đáng khâm phục (cứ căn cứ vào số lượng các tác phẩm mà Dũng dịch trong thơi gian qua cũng có thể thấy được điều đó” (Hạt cơ bản và ba người khác)

 

Thứ tư:

Để đánh giá một dịch giả, cần phải dựa vào sự đóng góp của người đó trong lĩnh vực dịch thuật. Và, phải có đánh giá của các nhà chuyên môn về tác phẩm dịch của dịch giả đó. Hãy xem các chuyên gia đánh giá về các tác phẩm dịch của Cao Việt Dũng như thế nào?

1. Những tác phẩm dịch sang Việt ngữ của Cao Việt Dũng gồm: Hạt cơ bản của Houellebecq, Sản nghiệp nhà Rougon, tập đầu của bộ sách lớn Gia đình Rougon - Macquart của Émile Zola, Những cuộc đời song hành của nhà văn Hi Lạp Plutarque, Cuộc sống không ở đây và Điệu valse giã từ, Vô Tri của Milan Kundera, Những kẻ thiện tâm của Littell… Với một dịch giả trẻ như Cao Việt Dũng, thì những tác phẩm dịch trên quả là quá trình lao động bền bỉ, nghiêm túc.

2. Đánh giá của chuyên gia về các bản dịch của Cao Việt Dũng

a. Hạt cơ bản
Dịch giả Dương Tường: “đánh giá cao cách làm việc, tri thức và tinh thần cầu tiến của dịch giả. Hạt cơ bản vẫn là "lòng yêu nghề", trân trọng bạn đọc, say mê ngôn ngữ, dám đương đầu với cái khó.” (Hạt cơ bản của dịch giả trẻ)
 
b. Điệu van giã từ
“bản dịch Điệu valse giã từ của dịch giả trẻ Cao Việt Dũng (sinh năm 1980) từ tiểu thuyết của Milan Kundera được các thành viên Ban chung khảo đánh giá cao bởi nó thực sự công phu và đạt đến độ khá nhuần nhuyễn trong tiếng Việt. Dịch giả chọn được cuốn sách đáng chú ý ở giai đoạn đầu của nhà văn quan trọng bậc nhất trên văn đàn thế giới hiện nay. Trong nhiều trang của bản dịch, độc giả có thể cảm nhận được sự đồng điệu giữa dịch giả với tác giả và đó cũng là một nỗ lực đáng ghi nhận.” (Bản tin văn học, trang tin điện tử Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
 
c. Những kẻ thiện tâm
Dịch giả Phạm Xuân Nguyên nói: "Những kẻ thiện tâm" của Jonathan Littell do Cao Việt Dũng dịch từ nguyên bản tiếng Pháp là một công trình dịch thuật lớn.” (Chúng tôi chịu sức ép của chính mình)
 

Qua bốn luận điểm chính trên, tôi kết lại vài điều:

1. Trước khi phê phán, tôi nghĩ ông Vi Văn Tuyên và Hà Thúc Lang nên chứng tỏ mình trước bằng một bản dịch hoàn chỉnh hơn là bằng vài câu cắt xẻ so với tổng thể văn bản.

2. Dịch không phải là xem văn bản rồi chuyển dịch, mà là suy tưởng về văn bản, tìm ra trong đó một hệ hình tư duy phù hợp với “tầm văn hoá” của người đọc trước khi chuyển nghĩa ra văn bản.

3. Nói về Đạo đức A, đạo đức B, đạo đức dịch thuật thì ông Nguyễn Gia Thức nên chứng minh mình là người có phẩm tính dịch thuật trước khi ban bố rộng rãi trước bạn đọc.

4. Đích đến của phê phán, là sự thật, mong các ông kiềm ý thức chủ quan lại, vì ít nhiều sau các ông vẫn là người đọc.

 

Nguyễn Thuận

 

 

-----------------

Bài liên quan:

30.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chứ không lẽ “đạo đức dịch thuật” là thái độ “dịch vội”, đăng bừa để kiếm tiền nhuận bút, bất kể độc giả? Khi có ai vạch ra những chỗ sai của mình thì lại cố tình loay hoay lấp liếm chỉ để củng cố lòng tin của chỉ một nhóm “fan” gồm những kẻ thiếu cả trình độ và tư cách?... (...)
 
29.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Hôm trước, nhân đọc ý kiến của ông Vi Văn Tuyên về cách dịch của anh Cao Việt Dũng, tôi đã bỏ chút thời giờ lên mạng xem thực hư thì rơi phải mấy trang đầu tiên của “Những kẻ thiện tâm” (“Les Bienveillantes”), tiểu thuyết của Jonathan Littell do anh Cao Việt Dũng dịch, nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 2008. Đọc được mấy câu, tôi cũng “tá hỏa”... (...)
 
25.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đọc loạt bài phỏng vấn do ông Cao Việt Dũng dịch, tôi giựt mình dụi mắt hoài... Tìm đọc bản gốc (bằng Pháp văn) để kiểm tra độ chính xác trong bản dịch của ông Cao Việt Dũng, thì tôi tá hỏa. Có thể nói không quá là trang nào cũng đầy lỗi. Nhân đây, xin trình quí vị một số thí dụ thấy được trong hai bài phỏng vấn... (...)
 
19.09.2011
[CHUYỆN DỊCH “GIẢ”] ... Người dịch tác phẩm này ra tiếng Việt hẳn là không biết nghĩa tiếng Anh đã đành, cũng không biết “Windows On The World” là tên một tiệm ăn ở tầng 107 của Tháp Bắc – World Trade Center... Không biết gì ráo, nên dịch “giả” mới dám dịch là... Cửa sổ trên Tháp Đôi. Rùng rợn hơn cả chính biến cố 9.11... (...)
 
07.03.2011
[DỊCH THUẬT] ... Xin quý anh chị tienve.org vui lòng cho chúng tôi “công bố” sản phẩm dưới đây để “quần chúng nhân rân” có cơ hội thưởng lãm nghệ thuật dịch (thơ) của một người bạn mới quen của chúng tôi — “Dịch Giả Google Translate” (http://translate.google.com/#) — qua hai tác phẩm thơ Việt đương đại (một của Lý Đợi và một của Bùi Chát)... (...)
 
06.03.2011
[DỊCH THUẬT & BÁO CHÍ] ... Vietnamnet đã tự ý đổi đầu đề, không đề tên tác giả bài viết. Điều này thể hiện thái độ không tôn trọng nhân vật được nói đến trong bài là bà Thái Thị Liên và tác giả của bài viết, chưa nói tới vi phạm quyền tác giả. Ngoài những từ dùng sai, bản dịch đã dịch sai thậm chí cố tình xuyên tạc nhiều chỗ của bản gốc... (...)
 
01.03.2011
[DỊCH VĂN] ... Ngoài một câu tiếng Việt chính xác, thì từ hôm nay, thay cho 38, chúng ta đã có 39 địa chỉ trên internet có nguyên văn chính xác của bản dịch tiếng Anh cho một câu nói của Milan Kundera... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Nhà văn Đặng Thân nói các bản dịch ra Anh văn đều dùng từ “historical”. Nói thế là không xác đáng, vì ông chưa tra cứu đến nơi. Cái kết quả 2.950 do ông tìm thấy trên internet chỉ là hậu quả tai hại của sự copy đi copy lại của những websites chuyên sưu tầm các “quotes” một cách vô tội vạ. Một nơi chép sai chữ, 2.949 nơi khác cứ cắm đầu chép lại, thành ra 2.950 nơi chép sai đấy thôi... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Xin cảm ơn Xyz đã nhặt sạn cho bài viết Đoàn tầu “thống nhất” (hay là “quân tử dĩ hậu đức tải vật” [1] đăng trên Da Màu của tôi. Các lỗi mà Xyz đã chỉ ra đều xác đáng. Thực trạng chuyện “bếp núc” thì cụ thể thế này... (...)
 
26.02.2011
[DỊCH VĂN] ... Tôi dè chừng câu tiếng Anh là do tác giả tự dịch, nên có sai sót đáng kể, chứ nếu mà ông “làm biếng” hơn một chút, dùng ngay “dịch vụ chùa” Google dịch (http://translate.google.com.vn/#), thì “kết quả (tự động)” đã tốt hơn (cũng đáng kể) ... (...)
 
25.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Dù sao, thật may, chúng ta vẫn còn (dù không nhiều) những người dịch đàng hoàng khác, bằng không, tôi e... (...)
 
24.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Vừa qua người đọc “online” có dịp đọc hai bài thơ “Voyelles” và “Le Bateau Ivre” của Arthur Rimbaud (1854-1891) được ông Huỳnh Phan Anh dịch ra tiếng Việt... Rất tiếc là bản dịch tiếng Việt này không giúp độc giả thấy được tại sao hai bài thơ đó lại nổi tiếng là tuyệt tác cũng như tại sao tác giả của nó lại được ca ngợi là thiên tài thi ca (không chỉ của Pháp mà của cả thế giới)... (...)
 
26.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đến màn cô ca sỹ Mỹ Tâm hát bản nhạc “Bang Bang (My Baby Shot Me Down)” của cặp vợ chồng ca nhạc sĩ người Mỹ lừng danh Cher & Sonny Bono... mà lời Việt do nhạc sỹ Phạm Duy dịch, tôi lại thấy Đài Truyền Hình Việt Nam ghi là “Nhạc Pháp”!... (...)
 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Dịch kiểu gì mà Peter Gray lại biến thành David Hicks, chuyện nhà tù Guantanamo Bay thì biến thành chiến tranh Iraq! Dịch hay là phịa! Cho ông Võ Giang này đi một cặp với Lại Văn Sâm là vừa! “Xanh kiu vé ry mật!”... (...)
 
25.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đặc biệt lạ lùng là trong cả nước không có một bài báo nào thử đứng ở vị trí của Ngô Ngạn Tổ và người nước để xét vấn đề. Là một diễn viên quốc tế được mời phát biểu trong một liên hoan phim quốc tế trước ống kính truyền hình trực tiếp, nhưng toàn bộ những lời phát biểu của Ngô Ngạn Tổ vừa nói ra thì lập tức bị thay thế bằng những lời bịa đặt hoàn toàn khác do ông Lại Văn Sâm công khai tọng vào mồm anh. Nếu Ngô Ngạn Tổ và người nước ngoài biết được điều này, họ sẽ suy nghĩ thế nào về đất nước và con người Việt Nam? ... (...)
 
24.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Triệu chứng thiếu lòng tự trọng, xem thường công chúng, sẵn sàng loè bịp công chúng bất cứ giá nào, đang có nguy cơ lan rộng trong đời sống văn hóa của người Việt nam hôm nay. Từ bản thân một ông Chủ tịch nước cho đến một cô ca sĩ nghiệp dư, từ một ông MC văn nghệ cho tới giới “học giả”, triệu chứng này đang liên tục biểu hiện ra đến mức thậm lố bịch... (...)
 
24.10.2010
... Hiện nay tình trạng dịch và giới thiệu mảng thơ của nền văn học cổ đã cho thấy nhiều bất cập. Nhiều dịch giả dịch mảng thơ này bản thân không phải là nhà thơ, thiếu những kiến thức nhất định về văn học, thậm chí chưa nắm vững ý nghĩa trong văn bản ngôn ngữ nguồn và xuệch xoạc với ngôn ngữ đích... (...)
 
12.09.2010
... Nhưng điều kỳ lạ hơn hết là dịch giả không hiểu chút gì trong nội dung bài thơ Đường luật “tám câu năm vần” rất nổi tiếng này của bà Huyện Thanh Quan. Dịch và giới thiệu ra văn học thế giới một tác phẩm của cổ nhân mà người dịch không có chút hiểu biết mảy may nào cả về hình thức lẫn nội dung của nó là một chuyện thật hiếm có... (...)
 
08.10.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Sự kiện “Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long” khai mạc vào ngày 1/10/2010 (nhằm ngày quốc khách nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc) và kết thúc vào ngày 10/10/2010 (nhằm ngày quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên và nước Trung Hoa Dân Quốc) là một chuỗi vô số những trò nhếch nhác rất ư là hoàng tráng. Đã có quá nhiều người nói về những trò này trong những ngày qua. Hôm nay, gần đến ngày cao trào của “đại lễ”, tôi vào xem internet thì tình cờ phát hiện một sản phẩm văn hóa cực kỳ ngu xuẩn, điên rồ, nhưng rất ư mang “tính quốc tế”. Vậy nên tôi xin tường thuật lại ở đây cho mọi người cùng thưởng lãm... (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021