tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Dịch loạn! Đôi lời về bản dịch «Vô Tri» của Cao Việt Dũng  [đối thoại]

 

Như đã hẹn, lần này tôi xin góp ý về đoạn đầu tiên bản dịch «Vô tri» (L’Ignorance) của anh Cao Việt Dũng.

Để tiện theo dõi, độc giả có thể tham khảo bản tiếng Việt trên mạng http://nhasachtritue.com/book/inside/?pid=16377&pos=3

Bản tiếng Pháp, tôi dẫn theo Milan Kundera, L’Ignorance, Gallimard, Paris, 2003. Vì đoạn này cũng ngắn, có một trang, nên tôi sẽ chép lại ở cuối bài, trong phần tham khảo.

 

1.

 

«Qu’est ce que tu fais encore ici!» Sa voix n’était pas méchante, mais elle n’était pas gentille non plus; Sylvie se fâchait.

«Et où devrais-je être?» demanda Irena.

- Chez toi !

- Tu veux dire qu’ici je ne suis plus chez moi ?

Mấy câu trên được anh Cao Việt Dũng dịch là:

«Cậu vẫn còn ở đây được cơ à?» Giọng cô không độc ác, nhưng cũng không hề thân thiện. Sylvie đang bực bội.

«Thế tớ phải ở đâu?»

« Nhà cậu

«Cậu muốn nói là tớ đang không ở nhà tớ

Rõ ràng là anh Cao Việt Dũng dịch nhưng không hiểu nội dung. «Chez toi», «chez moi» ở đây mà dịch thành «nhà cậu», «nhà tớ» là sai hoàn toàn, sai hãi hùng!

Bất kỳ ai biết đọc tiếng Tây đều có thể hiểu rằng, trong trang đầu, nhân vật Sylvie (người Pháp) đang thuyết phục nhân vật Irena (gốc Séc, sống ở Pháp từ hai mươi năm) quay về «nước của mình» (cô ta dùng hẳn cụm từ «rentrer dans ton pays») vì Tiệp Khắc lúc đó đang có «cách mạng» (xem câu: «c’est la révolution chez vous») và theo cô ta, điều đó «rất quyến rũ» (xem câu: «ce qui se passe chez vous est tellement fascinant»). Càng đọc càng rõ «trở lại cố hương» là một trong mấy chủ đề chính của tác phẩm «Vô tri». Nhưng anh Cao Việt Dũng có đọc mà không thông. Hay anh không có khả năng đọc tiểu thuyết? Hay anh không đọc toàn bộ tác phẩm trước khi cầm bút dịch?

Tóm lại, «chez toi», «chez moi» ở đây không thể dịch là «nhà cậu», «nhà tớ» mà phải dịch là «nước cậu», «nước tớ».

«Cậu vẫn còn ở đây được cơ à?» Giọng cô không độc ác, nhưng cũng không hề thân thiện. Sylvie đang bực bội.

«Thế tớ phải ở đâu?»

« Nước cậu

«Cậu muốn nói là tớ đang không ở nước tớ

 

2.

 

«Bien sûr, elle ne voulait pas la chasser de France, ni lui donner à penser qu’elle était une étrangère indésirable...»

«Tất nhiên cô không muốn đuổi bạn ra khỏi nước Pháp, cũng không muốn làm bạn nghĩ rằng mình là một kẻ ngoại cuộc không được mong đợi ở đây» (CVD).

Chính vì hiểu sai những câu trước đó, nên trong câu này anh Cao Việt Dũng đã dịch «une étrangère» thành «một kẻ ngoại cuộc», trong khi phải dịch là «một người ngoại quốc», «một người nước ngoài».

Khổ thế, vẫn cái trò «nhìn cây mà không thấy rừng», dịch mà không hiểu mình đang dịch gì, dịch từng từ chứ không dịch cả câu, dịch từng câu chứ không dịch toàn bộ tác phẩm. Từ «étrangère» nằm trong văn cảnh rõ đến mức này mà vẫn không hiểu, vẫn dịch sai. Loạn thật!

Câu trên phải dịch như sau:

«Tất nhiên cô không muốn đuổi bạn ra khỏi nước Pháp, cũng không muốn làm bạn nghĩ rằng mình là một người nước ngoài không được mong đợi ở đây».

 

3.

 

«Il n’y a pas que les choses pratiques, l’emploi, l’appartement».

«Đó mới chỉ là những điều thực tiễn, công việc, căn hộ». (Cao Việt Dũng)

Anh Cao Việt Dũng dịch như vậy là ngược nghĩa hoàn toàn. Anh không hiểu nghĩa của cụm từ «ne ... pas que», hơi quá tế nhị với trình độ của anh.

Câu đó phải dịch là:

« Không chỉ có những điều thực tiễn, công việc, căn hộ».

 

Trên đây là những lỗi tôi nhìn thấy ngay trong trang đầu và trang tiếp theo của bản dịch «Vô tri». Tôi xin tạm dừng ở đây, nếu có thời gian sẽ quay lại. Của đáng tội, kiểm tra bản dịch kiểu này cũng cần nhiều kiên nhẫn.

Thưa độc giả, không hiểu Kundera sẽ phản ứng ra sao khi biết tác phẩm của mình mang một gương mặt méo mó như thế này ở Việt Nam?

 

____________
Tham khảo:
Milan Kundera, L’Ignorance, Gallimard, Paris, 2003. Trang 9-10.
 
«Qu’est ce que tu fais encore ici!» Sa voix n’était pas méchante, mais elle n’était pas gentille non plus ; Sylvie se fâchait.
 
«Et où devrais-je être?» demanda Irena.
 
- Chez toi!
 
- Tu veux dire qu’ici je ne suis plus chez moi?
 
Bien sûr, elle ne voulait pas la chasser de France, ni lui donner à penser qu’elle était une étrangère indésirable: «Tu sais ce que je veux dire!»
 
- Oui, je le sais, mais est-ce que tu oublies que j’ai ici mon travail? mon appartement? mes enfants?
 
- Écoute, je connais Gustaf. Il fera tout pour que tu puisses rentrer dans ton pays. Et tes filles, ne me raconte pas de blagues! Elles ont déjà leur propre vie! Mon Dieu, Irena, ce qui se passe chez vous est tellement fascinant! Dans une situation pareille, les choses s’arrangent toujours.
 
- Mais Sylvie! Il n’y a pas que les choses pratiques, l’emploi, l’appartement. Je vis ici depuis vingt ans. Ma vie est ici!
 
- C’est la révolution chez vous!» Elle le dit sur un ton qui ne supportait pas la contestation. Puis elle se tut. Par ce silence, elle voulait dire à Irena qu’il ne faut pas déserter quand de grandes choses se passent.

 

 

-----------------

Bài liên quan:

01.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trước khi phê phán, tôi nghĩ ông Vi Văn Tuyên và Hà Thúc Lang nên chứng tỏ mình trước bằng một bản dịch hoàn chỉnh hơn là bằng vài câu cắt xẻ so với tổng thể văn bản... Nói về Đạo đức A, đạo đức B, đạo đức dịch thuật thì ông Nguyễn Gia Thức nên chứng minh mình là người có phẩm tính dịch thuật trước khi ban bố rộng rãi trước bạn đọc... (...)
 
30.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chứ không lẽ “đạo đức dịch thuật” là thái độ “dịch vội”, đăng bừa để kiếm tiền nhuận bút, bất kể độc giả? Khi có ai vạch ra những chỗ sai của mình thì lại cố tình loay hoay lấp liếm chỉ để củng cố lòng tin của chỉ một nhóm “fan” gồm những kẻ thiếu cả trình độ và tư cách?... (...)
 
29.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Hôm trước, nhân đọc ý kiến của ông Vi Văn Tuyên về cách dịch của anh Cao Việt Dũng, tôi đã bỏ chút thời giờ lên mạng xem thực hư thì rơi phải mấy trang đầu tiên của “Những kẻ thiện tâm” (“Les Bienveillantes”), tiểu thuyết của Jonathan Littell do anh Cao Việt Dũng dịch, nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 2008. Đọc được mấy câu, tôi cũng “tá hỏa”... (...)
 
25.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đọc loạt bài phỏng vấn do ông Cao Việt Dũng dịch, tôi giựt mình dụi mắt hoài... Tìm đọc bản gốc (bằng Pháp văn) để kiểm tra độ chính xác trong bản dịch của ông Cao Việt Dũng, thì tôi tá hỏa. Có thể nói không quá là trang nào cũng đầy lỗi. Nhân đây, xin trình quí vị một số thí dụ thấy được trong hai bài phỏng vấn... (...)
 
19.09.2011
[CHUYỆN DỊCH “GIẢ”] ... Người dịch tác phẩm này ra tiếng Việt hẳn là không biết nghĩa tiếng Anh đã đành, cũng không biết “Windows On The World” là tên một tiệm ăn ở tầng 107 của Tháp Bắc – World Trade Center... Không biết gì ráo, nên dịch “giả” mới dám dịch là... Cửa sổ trên Tháp Đôi. Rùng rợn hơn cả chính biến cố 9.11... (...)
 
07.03.2011
[DỊCH THUẬT] ... Xin quý anh chị tienve.org vui lòng cho chúng tôi “công bố” sản phẩm dưới đây để “quần chúng nhân rân” có cơ hội thưởng lãm nghệ thuật dịch (thơ) của một người bạn mới quen của chúng tôi — “Dịch Giả Google Translate” (http://translate.google.com/#) — qua hai tác phẩm thơ Việt đương đại (một của Lý Đợi và một của Bùi Chát)... (...)
 
06.03.2011
[DỊCH THUẬT & BÁO CHÍ] ... Vietnamnet đã tự ý đổi đầu đề, không đề tên tác giả bài viết. Điều này thể hiện thái độ không tôn trọng nhân vật được nói đến trong bài là bà Thái Thị Liên và tác giả của bài viết, chưa nói tới vi phạm quyền tác giả. Ngoài những từ dùng sai, bản dịch đã dịch sai thậm chí cố tình xuyên tạc nhiều chỗ của bản gốc... (...)
 
01.03.2011
[DỊCH VĂN] ... Ngoài một câu tiếng Việt chính xác, thì từ hôm nay, thay cho 38, chúng ta đã có 39 địa chỉ trên internet có nguyên văn chính xác của bản dịch tiếng Anh cho một câu nói của Milan Kundera... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Nhà văn Đặng Thân nói các bản dịch ra Anh văn đều dùng từ “historical”. Nói thế là không xác đáng, vì ông chưa tra cứu đến nơi. Cái kết quả 2.950 do ông tìm thấy trên internet chỉ là hậu quả tai hại của sự copy đi copy lại của những websites chuyên sưu tầm các “quotes” một cách vô tội vạ. Một nơi chép sai chữ, 2.949 nơi khác cứ cắm đầu chép lại, thành ra 2.950 nơi chép sai đấy thôi... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Xin cảm ơn Xyz đã nhặt sạn cho bài viết Đoàn tầu “thống nhất” (hay là “quân tử dĩ hậu đức tải vật” [1] đăng trên Da Màu của tôi. Các lỗi mà Xyz đã chỉ ra đều xác đáng. Thực trạng chuyện “bếp núc” thì cụ thể thế này... (...)
 
26.02.2011
[DỊCH VĂN] ... Tôi dè chừng câu tiếng Anh là do tác giả tự dịch, nên có sai sót đáng kể, chứ nếu mà ông “làm biếng” hơn một chút, dùng ngay “dịch vụ chùa” Google dịch (http://translate.google.com.vn/#), thì “kết quả (tự động)” đã tốt hơn (cũng đáng kể) ... (...)
 
25.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Dù sao, thật may, chúng ta vẫn còn (dù không nhiều) những người dịch đàng hoàng khác, bằng không, tôi e... (...)
 
24.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Vừa qua người đọc “online” có dịp đọc hai bài thơ “Voyelles” và “Le Bateau Ivre” của Arthur Rimbaud (1854-1891) được ông Huỳnh Phan Anh dịch ra tiếng Việt... Rất tiếc là bản dịch tiếng Việt này không giúp độc giả thấy được tại sao hai bài thơ đó lại nổi tiếng là tuyệt tác cũng như tại sao tác giả của nó lại được ca ngợi là thiên tài thi ca (không chỉ của Pháp mà của cả thế giới)... (...)
 
26.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đến màn cô ca sỹ Mỹ Tâm hát bản nhạc “Bang Bang (My Baby Shot Me Down)” của cặp vợ chồng ca nhạc sĩ người Mỹ lừng danh Cher & Sonny Bono... mà lời Việt do nhạc sỹ Phạm Duy dịch, tôi lại thấy Đài Truyền Hình Việt Nam ghi là “Nhạc Pháp”!... (...)
 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Dịch kiểu gì mà Peter Gray lại biến thành David Hicks, chuyện nhà tù Guantanamo Bay thì biến thành chiến tranh Iraq! Dịch hay là phịa! Cho ông Võ Giang này đi một cặp với Lại Văn Sâm là vừa! “Xanh kiu vé ry mật!”... (...)
 
25.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đặc biệt lạ lùng là trong cả nước không có một bài báo nào thử đứng ở vị trí của Ngô Ngạn Tổ và người nước để xét vấn đề. Là một diễn viên quốc tế được mời phát biểu trong một liên hoan phim quốc tế trước ống kính truyền hình trực tiếp, nhưng toàn bộ những lời phát biểu của Ngô Ngạn Tổ vừa nói ra thì lập tức bị thay thế bằng những lời bịa đặt hoàn toàn khác do ông Lại Văn Sâm công khai tọng vào mồm anh. Nếu Ngô Ngạn Tổ và người nước ngoài biết được điều này, họ sẽ suy nghĩ thế nào về đất nước và con người Việt Nam? ... (...)
 
24.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Triệu chứng thiếu lòng tự trọng, xem thường công chúng, sẵn sàng loè bịp công chúng bất cứ giá nào, đang có nguy cơ lan rộng trong đời sống văn hóa của người Việt nam hôm nay. Từ bản thân một ông Chủ tịch nước cho đến một cô ca sĩ nghiệp dư, từ một ông MC văn nghệ cho tới giới “học giả”, triệu chứng này đang liên tục biểu hiện ra đến mức thậm lố bịch... (...)
 
24.10.2010
... Hiện nay tình trạng dịch và giới thiệu mảng thơ của nền văn học cổ đã cho thấy nhiều bất cập. Nhiều dịch giả dịch mảng thơ này bản thân không phải là nhà thơ, thiếu những kiến thức nhất định về văn học, thậm chí chưa nắm vững ý nghĩa trong văn bản ngôn ngữ nguồn và xuệch xoạc với ngôn ngữ đích... (...)
 
12.09.2010
... Nhưng điều kỳ lạ hơn hết là dịch giả không hiểu chút gì trong nội dung bài thơ Đường luật “tám câu năm vần” rất nổi tiếng này của bà Huyện Thanh Quan. Dịch và giới thiệu ra văn học thế giới một tác phẩm của cổ nhân mà người dịch không có chút hiểu biết mảy may nào cả về hình thức lẫn nội dung của nó là một chuyện thật hiếm có... (...)
 
08.10.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Sự kiện “Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long” khai mạc vào ngày 1/10/2010 (nhằm ngày quốc khách nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc) và kết thúc vào ngày 10/10/2010 (nhằm ngày quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên và nước Trung Hoa Dân Quốc) là một chuỗi vô số những trò nhếch nhác rất ư là hoàng tráng. Đã có quá nhiều người nói về những trò này trong những ngày qua. Hôm nay, gần đến ngày cao trào của “đại lễ”, tôi vào xem internet thì tình cờ phát hiện một sản phẩm văn hóa cực kỳ ngu xuẩn, điên rồ, nhưng rất ư mang “tính quốc tế”. Vậy nên tôi xin tường thuật lại ở đây cho mọi người cùng thưởng lãm... (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021