tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Lại chuyện dịch thuật – Bàn về những bản dịch gần đây của ông Cao Việt Dũng (phần III)  [đối thoại]

 

Để tiếp tục hai bài viết mới đây trên Tiền Vệ (III), tôi xin gởi tới quí độc giả những nhận xét của tôi về bản dịch bài phỏng vấn Philippe Sollers của ông Cao Việt Dũng, trích trong cuốn của Vincent Kaufmann, La Faute à Mallarmé. L’aventure de la théorie littéraire [Lỗi của Mallarmé. Cuộc phiêu lưu của lý thuyết văn học], Seuil, 2011.

Bản tiếng Việt đã được đăng trên báo Văn Nghệ Trẻ số 46 và các trang web sau:

http://lyluanvanhoc.com/?p=7069

http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=14109

 

1.

 

«Définiriez-vous votre intérêt pour la théorie, soit pour une littérature qui pense, comme étant de nature politique?» (tr.297)

«Ông có định nghĩa mối quan tâm dành cho lý thuyết của mình, hoặc một thứ văn chương suy nghĩ, là có bản tính chính trị không?» (Cao Việt Dũng)

Chết thiệt, vừa nhìn thấy từ «soit», ông Cao Việt Dũng dịch liền thành «hoặc». Xin nhắc ông bài học sơ khai Pháp văn: «soit» có nghĩa là «hoặc» khi nằm trong cụm «soit... soit», ở đây có một «soit» thôi. Ông cũng chẳng thèm suy nghĩ một giây để thấy là câu tiếng Việt của ông vô nghĩa. Mặt khác, «une littérature qui pense» mà dịch là «một thứ văn chương suy nghĩ» thì thật dớ dẩn. Có thứ văn chương nào không suy nghĩ? Conditionnel présent («Définiriez-vous») hóa ra vẫn là ẩn số với ông?

Câu trên phải được dịch như vầy:

«Liệu ông có định nghĩa mối quan tâm của ông dành cho lý thuyết, cụ thể là dành cho một thứ văn chương suy-tư-về-chính-nó, [1] là có bản tính chính trị hay không?»

 

2.

 

«C’est la pratique qui conduit à la politique...» (tr.297)

«Thực hành là cái dẫn dắt chính trị...» (Cao Việt Dũng)

«Conduire ໫dẫn đến» chứ không phải «dẫn dắt», khác nhau nhiều lắm. Ông Cao Việt Dũng không phân biệt được, kể cũng lạ.

Câu trên phải được dịch như vầy: «Chính thực hành dẫn đến chính trị...».

 

3.

 

«On sait très bien où sont les ennemis, par définition, et où peuvent être les éventuels alliés, qui seront eux-mêmes débordés selon le moment» (tr.297)

«Ta biết rất rõ kẻ thù ở đâu, theo định nghĩa, các đồng minh có thể ở đâu, chính họ cũng sẽ bị tập hậu tùy thời điểm» (Cao Việt Dũng)

Ông Cao Việt Dũng dịch rất máy móc («définition» = «định nghĩa», «par définition» = «theo định nghĩa»). Ông không biết rằng cụm từ «par définition» chẳng liên quan gì đến «định nghĩa» hết. Ông cũng không biết dịch từ «éventuels» như thế nào. Mà "bị tập hậu" là cái chi?

Câu trên phải được dịch như vầy:

«Ta biết rất rõ kẻ thù ở đâu, theo lẽ thông thường, và những người có khả năng là đồng minh có thể ở đâu, rồi tùy thời điểm chính những người này cũng sẽ bị tụt lại thôi»

 

4.

 

«D’où la tactique et la stratégie à ce moment-là, notamment par rapport au Parti communiste: Aragon par exemple a l’air de vouloir se souvenir de Lautréamont avec prudence, donc ce n’est pas si négligeable que ça, son texte est d’ailleurs très étonnant» (tr.298)

«Từ đó mà có chiến thuật và chiến lược của hồi đó, đặc biệt là trong quan hệ với đảng cộng sản: chẳng hạn Aragon có vẻ muốn nhớ đến Lautréamont một cách thận trọng, không phải là đáng bỏ qua đâu, mặt khác tác phẩm của ông ấy rất đáng kinh ngạc.» (Cao Việt Dũng)

Ông Cao Việt Dũng dịch sai «d’ailleurs» («vả lại») thành «mặt khác», làm trái hẳn ý người nói. Chắc ông lầm «d’ailleurs» với «par ailleurs». «Son texte», ông dịch là «tác phẩm của ông ấy» cũng trật lất! Ông Cao Việt Dũng không tra cứu để biết là năm 1967, Aragon đã in trong tờ báo của đảng cộng sản Pháp (Les lettres françaises) do chính ông phụ trách, một bài viết của ông về Lautréamont, có tên là "Lautréamont et nous" (tạm dịch là «Lautréamont và chúng tôi»). Vì vậy, ở đây «son texte» phải dịch là «bài viết của ông ấy về Lautréamont».

Nói chung, nếu là một dịch giả nghiêm túc, ông Cao Việt Dũng lẽ ra phải tìm hiểu và chú thích ở phần này để giải thích vì sao lúc đó «chiến thuật và chiến lược» của Tel Quel với đảng cộng sản Pháp lại liên quan đến Aragon và Lautréamont. Thực ra, lúc đó (khoảng 1960-1970), tác phẩm của Lautréamont (nhà thơ Pháp thế kỷ 19, tài năng nhưng yểu mệnh), đã được rất nhiều người (với những quan điểm ý hệ khác nhau) nghiên cứu – từ Debord và Vaneigem thuộc nhóm cánh tả Quốc tế tình thế chủ nghĩa (Internationale situationniste), qua Playnet, Sollers và Kristeva thuộc nhóm Tel Quel bắt đầu có khuynh hướng Maoïste, đến Aragon, đảng viên đảng cộng sản Pháp.[2] Thông tin này rất quan trọng cho độc giả Việt Nam hiểu Sollers định nói gì (đoạn này cũng như đoạn ông ta nói đến Guy Debord, Raoul Vaneigem, Marcelin Playnet với công trình về Lautréamont «được coi như là sợi chỉ đỏ dẫn đường»).

Tóm lại, câu này nên được dịch như vầy:

«Từ đó chúng tôi đã có chiến thuật và chiến lược, đặc biệt là với đảng cộng sản: Aragon chẳng hạn có vẻ muốn nói đến Lautréamont một cách cẩn trọng, vì thế không thể bỏ qua được đâu, vả lại bài viết của ông ấy về Lautréamont rất kỳ lạ»

 

5.

 

«Interrogation permanente du langage et de l’écriture» (tr.299).

«Tra vấn thường hằng về ngôn ngữ và sự viết» (Cao Việt Dũng)

Ông Cao Việt Dũng hiểu sai chữ «de» đứng sau «interrogation», nên dịch trái nghĩa hoàn toàn. Mà sao cẩu thả quá trời: ngay trong đoạn sau, Sollers có nói tới quan niệm của Heidegger về ngôn ngữ, nhưng ông Cao Việt Dũng cũng không tra cứu để biết rằng với Heidegger, tra vấn ngôn ngữ, chính là tra vấn con người trong cái được coi là bản thể nhất của nó.

Mấy chữ này nếu thấu hiểu thì đơn giản như vầy: «Tra vấn thường xuyên ngôn ngữ và sự viết».

 

6.

 

«Donc, même sur des thèmes comme par exemple celui de la mort de l’auteur, vous persistez, vous signez?» (tr.300)

«Vậy là, ngay cả về các chủ đề chẳng hạn như cái chết của tác giả, ông vẫn khăng khăng, vẫn ký tên mình vào?» (Cao Việt Dũng)

Chết thiệt, ông Cao Việt Dũng dịch chi mà chỉ dừng lại ở nghĩa đầu tiên của từ: vừa nhìn thấy động từ «signer», ông vội vã dịch «vẫn ký tên mình vào». Ông không biết là có cụm từ «persister et signer» sao? Cụm từ này thông dụng lắm mà, có nghĩa là «một mực không thay đổi ý kiến», chớ không phải «ký tên mình vào».

Tóm lại, câu này nên được dịch như vầy:

«Như vậy, ngay cả về các chủ đề chẳng hạn như cái chết của tác giả, ông vẫn một mực không thay đổi ý kiến à

 

7.

 

«L’auteur a des identités rapprochées-multiples comme je le dis...» (tr.300).

«Tác giả có những căn cước “xích lại gần nhau-số nhiều” như tôi vẫn nói» (Cao Việt Dũng).

Tiếng Việt của ông Cao Việt Dũng càng ngày càng khiến tôi phát hoảng. «Căn cước “xích lại gần nhau-số nhiều”» là cái chi vậy? Những ai am hiểu văn chương Pháp đều biết «identités rapprochées-multiples» là một cụm từ hay được P. Sollers sử dụng (một cách giễu) để chỉ những cái «tôi» khác nhau trong một tác giả. P. Sollers cũng giải thích là ông đã «phát kiến» ra cụm từ «lạ tai» này (viết tắt là IRM) từ một cụm từ khác («Imagerie par Résonance Magnétique», thuật ngữ y tế, có nghĩa là «kỹ thuật soi bằng cộng hưởng từ») không liên quan gì đến «căn cước» hay «văn học», nhưng cũng được viết tắt là IRM[3]. Vì vậy, để dịch cụm từ này, ta có thể sử dụng một cụm từ khác trong tiếng Việt cũng hơi hài hước như «đa-căn-cước» chẳng hạn.

Tóm lại, câu này nếu thấu hiểu thì đơn giản như vầy: «Tác giả thì ‘đa-căn-cước’ như tôi vẫn nói».

 

8.

 

«Costume académique» (tr.300) mà ông Cao Việt Dũng dịch là «thông lệ của giới hàn lâm» thì quả là tai hại. Đây là «le costume» (y phục) chứ không phải «la coutume» (tục lệ)! Lại nhìn gà hóa cuốc rồi!

«Costume académique» phải dịch là «lễ phục hàn lâm».

 

9.

 

«... c’est à travers la pratique que tout à coup on a eu des écrivains...» (tr.301).

«... thông qua thực hành mà đột nhiên ta có từ các nhà văn» (Cao Việt Dũng)

Trời đất, «des» ở đây là mạo từ không xác định (article indéfini) chứ không phải là giới từ «từ»! Cụm từ "c'est ... que" thông dụng vậy mà cũng không rành. Lạ thiệt, cứ viết mãi những câu tiếng Việt ngô nghê mà không giật mình.

Câu này nên được dịch như vầy:

«...chính qua thực hành đột nhiên ta có các nhà văn»

 

10.

 

«Le théorique est nécessaire, cela se ressentira au bout de l’aplatissement général et de la misère globale. Ce sera une question de survie mais, pour cela, il faut des créateurs, c’est-à-dire des gens pour qui c’est une question de vie ou de mort, enfin, une question de survie de pouvoir penser ce qu’ils font» (tr.301)

«Cái lý thuyết là điều cần thiết, điều đó người ta sẽ cảm nhận được ở chặng cuối sự tầm thường hóa chung và sự thảm hại toàn cầu. Đó sẽ là một vấn đề về sống sót nhưng, cho điều đó, có những người sáng tạo, tức là những người coi đó là vấn đề sống chết, tóm lại, một vấn đề về sống sót liên quan tới việc suy nghĩ những gì họ làm» (Cao Việt Dũng).

Ông Cao Việt Dũng dịch «question de survie»«vấn đề về sống sót» thì sai hẳn nghĩa. Rồi ông dịch câu tiếp theo - «một vấn đề về sống sót liên quan tới việc suy nghĩ những gì họ làm» - thiệt là lù mù, chứng tỏ ông không hiểu bản gốc. Động từ «penser» dùng ở «transitif direct», không có nghĩa là «nghĩ», mà là «hình dung», «quan niệm».

Câu này nên được dịch như vầy:

«Chất lý thuyết là điều cần thiết, khi đứng ở chặng cuối của sự tầm thường hóa chung và sự thảm hại toàn bộ, người ta sẽ cảm nhận được điều này. Đó sẽ là một vấn đề sống còn nhưng, để đạt được điều đó, phải có những người sáng tạo, tức là những người coi đó là vấn đề sinh tử, hay rõ hơn, với họ, có được khả năng hình dung ra những gì mình làm, chính là vấn đề sống còn».

 

11.

 

«Lévi-strauss a eu une créativité, Lacan aussi, Derrida aussi, Foucault aussi, Deleuze aussi, et donc forcément la littérature y était impliquée à un moment ou un autre; à leurs dépens d’ailleurs parce que se frotter à la littérature n’est pas forcément quelque chose qui réussit à des penseurs. Lacan est venu buter sur Joyce, il est passé de Gide à Joyce sans être vraiment compétent sur Joyce, mais c’était trop tard. Derrida à un moment donné a voulu refaire le parcours, il s’est intéressé à Genet, à Ponge, etc., mais c’était déjà trop tard» (302).

«[Claude] Lévi-Strauss đã có một khả năng sáng tạo, Lacan cũng vậy, Derrida cũng vậy, Foucault cũng vậy, [Gilles] Deleuze cũng vậy, và vậy nên nhất thiết văn chương đã liên can vào đó vào một thời điểm nào đó; mặt khác bằng kinh nghiệm xương máu của họ bởi cọ xát với văn chương không nhất thiết là điều gì đó các nhà tư tưởng đoái hoài. Lacan vấp phải [James] Joyce không vượt qua nổi, ông ấy đã chuyển từ [André] Gide sang Joyce mà không thực sự có đủ năng lực về Joyce, nhưng đã quá muộn rồi. Ở một thời điểm Derrida đã muốn đi lại chặng đường, ông quan tâm tới [Jean] Genet, tới Ponge, v.v..., nhưng đã quá muộn rồi» (Cao Việt Dũng).

Ông Cao Việt Dũng lại nhầm lẫn giữa «d’ailleurs» (vả lại) và «par ailleurs» (mặt khác), nên dịch trái hẳn nghĩa. «A un moment donné» có nghĩa là «một thời», chớ không phải «ở một thời điểm». Động từ «réussir à quelqu’un» ông cũng dịch sai nghĩa hoàn toàn. Thiệt kỳ là trong bản dịch của ông Cao Việt Dũng, câu sau đá câu trước như vậy – vế trên thì «văn chương không nhất thiết là điều gì đó các nhà tư tưởng đoái hoài», vế dưới lại cho Lacan viết về Gide và Joyce, Derrida quan tâm tới Genet và Ponge – nhưng ông cũng không động não để tự hỏi xem mình sai ở đâu.

Câu trên nên dịch như vầy:

«Lévi-Strauss đã có một năng lực sáng tạo, Lacan cũng vậy, Derrida cũng vậy, Foucault cũng vậy, Deleuze cũng vậy, và thế là đương nhiên một lúc nào đó, văn chương đã can dự vào; vả lại đó cũng là kinh nghiệm chua cay với họ bởi cọ xát với văn chương không nhất thiết là điều mà các nhà tư tưởng luôn thành công. Lacan viết về Joyce nhưng bị vấp, từ Gide ông ấy chuyển sang Joyce nhưng không thực sự có đủ năng lực về Joyce, nhưng quá muộn. Một thời, Derrida đã muốn đi lại hành trình của mình, ông quan tâm tới Genet, tới Ponge, v.v..., nhưng đã quá muộn».

 

12.

 

«Je pense qu’on peut tirer de tous mes anciens livres mais aussi des livres que j’ai publiés depuis quelque chose qui a une très grande portée théorique si on consent à les lire, ce qui n’est pas le cas dans les lieux où se distribuent les prix – les prix au sens de la marchandise ou tout simplement au sens de tableau d’honneur universitaire» (tr.302).

«Tôi nghĩ ta có thể rút ra từ mọi cuốn sách cũ mà tôi viết và cả những cuốn sách tôi đã xuất bản từ cái gì đó mang một tầm vóc lý thuyết lớn nếu chịu đọc, điều này không có tại những nơi trao giải thưởng - những giải thưởng theo định hướng hàng hóa hoặc chỉ đơn giản là theo hướng bảng danh dự trường đại học» (Cao Việt Dũng)

Câu này ông Cao Việt Dũng dịch sai hết trơn, vì ông không phân tích được vai trò và nghĩa của từ «depuis». Cụm từ «au sens de» mà ông dịch là «theo định hướng»«theo hướng» thì coi chừng phải học lại ABC tiếng Tây quá.

Câu trên phải dịch như vầy:

«Tôi nghĩ, từ mọi cuốn sách tôi viết ngày xưa và cả những cuốn tôi xuất bản từ đó tới giờ, người ta có thể rút ra điều gì đó mang một tầm vóc lý thuyết lớn nếu chịu đọc, nhưng điều này lại không có ở những nơi trao giải thưởng - những giải thưởng theo nghĩa hàng hóa hoặc đơn giản là theo nghĩa bảng danh dự trường đại học».

 

_________________________

[1]Về vấn đề dịch khái niệm này, xem thêm bài viết đầu tiên của tôi: "Lại chuyện dịch thuật – Bàn về những bản dịch gần đây của ông Cao Việt Dũng".

[2]Xem http://www.pileface.com/sollers/article.php3?id_article=461. Xem Le surréalisme en héritage: les avant-gardes après 1945. Colloque de Cerisy-La-Salle 2-12 août 2006, Mélusine t.28, Âge d'Homme, 2008.

[3]Xem http://www.pileface.com/sollers/article.php3?id_article=304.

 

 

------------------

Bài liên quan:

06.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... - Chez toi là nhà cậu. Tui đánh máy sai chez toi thành chez moi. - Tui chưa đọc “Ignorance”, tui chỉ góp ý trong giới hạn đoạn văn mà các độc giả khác trích lại. Điều này tui có nói rõ... (...)
 
05.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... - Một, Ông Black Raccoon nói tiểu thuyết L’ignorance của Kundera là “bản tiếng Pháp”. Sao lại nói là “bản tiếng Pháp”! Kundera viết cuốn L’ignorance trực tiếp bằng tiếng Pháp thì phải nói đó là nguyên tác chứ!... (...)
 
04.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chữ Home trong Anh Ngữ vừa có nghĩa là nhà, tổ ấm vừa có nghĩa là quê hương quê nhà. Welcome home là câu chào đón về lại nhà hay hồi hương, tùy theo sự việc sự tình... (...)
 
03.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Để tiếp tục bài viết trên Tiền Vệ mới rồi, tôi xin gởi tới quí độc giả những nhận xét về bản dịch của ông Cao Việt Dũng - bài phỏng vấn Karlheinz Stierle - trích trong cuốn sách của Vincent Kaufmann... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Cuốn L’Ignorance của Milan Kundera, bản tiếng Anh - Ignorance - do Linda Asher dịch... Ở đây Linda Asher chỉ dùng chữ “home” rất gọn rồi sau đó dùng tiếp “my home” cũng trong ngữ cảnh đó. Đọc bản tiếng Anh thì hiểu ngay... (...)
 
02.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Nói tóm lại, tất cả những “luận điểm” đầy ngụy biện và khôi hài mà Nguyễn Thuận đưa ra để bênh vực cho những chỗ sai của Cao Việt Dũng đều hết sức vô dụng, không giúp gì được cho Cao Việt Dũng, mà còn tiếp sức thêm cho nạn “dịch loạn”... (...)
 
02.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Khổ thế, vẫn cái trò «nhìn cây mà không thấy rừng», dịch mà không hiểu mình đang dịch gì, dịch từng từ chứ không dịch cả câu, dịch từng câu chứ không dịch toàn bộ tác phẩm... (...)
 
01.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trước khi phê phán, tôi nghĩ ông Vi Văn Tuyên và Hà Thúc Lang nên chứng tỏ mình trước bằng một bản dịch hoàn chỉnh hơn là bằng vài câu cắt xẻ so với tổng thể văn bản... Nói về Đạo đức A, đạo đức B, đạo đức dịch thuật thì ông Nguyễn Gia Thức nên chứng minh mình là người có phẩm tính dịch thuật trước khi ban bố rộng rãi trước bạn đọc... (...)
 
30.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chứ không lẽ “đạo đức dịch thuật” là thái độ “dịch vội”, đăng bừa để kiếm tiền nhuận bút, bất kể độc giả? Khi có ai vạch ra những chỗ sai của mình thì lại cố tình loay hoay lấp liếm chỉ để củng cố lòng tin của chỉ một nhóm “fan” gồm những kẻ thiếu cả trình độ và tư cách?... (...)
 
29.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Hôm trước, nhân đọc ý kiến của ông Vi Văn Tuyên về cách dịch của anh Cao Việt Dũng, tôi đã bỏ chút thời giờ lên mạng xem thực hư thì rơi phải mấy trang đầu tiên của “Những kẻ thiện tâm” (“Les Bienveillantes”), tiểu thuyết của Jonathan Littell do anh Cao Việt Dũng dịch, nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 2008. Đọc được mấy câu, tôi cũng “tá hỏa”... (...)
 
25.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đọc loạt bài phỏng vấn do ông Cao Việt Dũng dịch, tôi giựt mình dụi mắt hoài... Tìm đọc bản gốc (bằng Pháp văn) để kiểm tra độ chính xác trong bản dịch của ông Cao Việt Dũng, thì tôi tá hỏa. Có thể nói không quá là trang nào cũng đầy lỗi. Nhân đây, xin trình quí vị một số thí dụ thấy được trong hai bài phỏng vấn... (...)
 
19.09.2011
[CHUYỆN DỊCH “GIẢ”] ... Người dịch tác phẩm này ra tiếng Việt hẳn là không biết nghĩa tiếng Anh đã đành, cũng không biết “Windows On The World” là tên một tiệm ăn ở tầng 107 của Tháp Bắc – World Trade Center... Không biết gì ráo, nên dịch “giả” mới dám dịch là... Cửa sổ trên Tháp Đôi. Rùng rợn hơn cả chính biến cố 9.11... (...)
 
07.03.2011
[DỊCH THUẬT] ... Xin quý anh chị tienve.org vui lòng cho chúng tôi “công bố” sản phẩm dưới đây để “quần chúng nhân rân” có cơ hội thưởng lãm nghệ thuật dịch (thơ) của một người bạn mới quen của chúng tôi — “Dịch Giả Google Translate” (http://translate.google.com/#) — qua hai tác phẩm thơ Việt đương đại (một của Lý Đợi và một của Bùi Chát)... (...)
 
06.03.2011
[DỊCH THUẬT & BÁO CHÍ] ... Vietnamnet đã tự ý đổi đầu đề, không đề tên tác giả bài viết. Điều này thể hiện thái độ không tôn trọng nhân vật được nói đến trong bài là bà Thái Thị Liên và tác giả của bài viết, chưa nói tới vi phạm quyền tác giả. Ngoài những từ dùng sai, bản dịch đã dịch sai thậm chí cố tình xuyên tạc nhiều chỗ của bản gốc... (...)
 
01.03.2011
[DỊCH VĂN] ... Ngoài một câu tiếng Việt chính xác, thì từ hôm nay, thay cho 38, chúng ta đã có 39 địa chỉ trên internet có nguyên văn chính xác của bản dịch tiếng Anh cho một câu nói của Milan Kundera... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Nhà văn Đặng Thân nói các bản dịch ra Anh văn đều dùng từ “historical”. Nói thế là không xác đáng, vì ông chưa tra cứu đến nơi. Cái kết quả 2.950 do ông tìm thấy trên internet chỉ là hậu quả tai hại của sự copy đi copy lại của những websites chuyên sưu tầm các “quotes” một cách vô tội vạ. Một nơi chép sai chữ, 2.949 nơi khác cứ cắm đầu chép lại, thành ra 2.950 nơi chép sai đấy thôi... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Xin cảm ơn Xyz đã nhặt sạn cho bài viết Đoàn tầu “thống nhất” (hay là “quân tử dĩ hậu đức tải vật” [1] đăng trên Da Màu của tôi. Các lỗi mà Xyz đã chỉ ra đều xác đáng. Thực trạng chuyện “bếp núc” thì cụ thể thế này... (...)
 
26.02.2011
[DỊCH VĂN] ... Tôi dè chừng câu tiếng Anh là do tác giả tự dịch, nên có sai sót đáng kể, chứ nếu mà ông “làm biếng” hơn một chút, dùng ngay “dịch vụ chùa” Google dịch (http://translate.google.com.vn/#), thì “kết quả (tự động)” đã tốt hơn (cũng đáng kể) ... (...)
 
25.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Dù sao, thật may, chúng ta vẫn còn (dù không nhiều) những người dịch đàng hoàng khác, bằng không, tôi e... (...)
 
24.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Vừa qua người đọc “online” có dịp đọc hai bài thơ “Voyelles” và “Le Bateau Ivre” của Arthur Rimbaud (1854-1891) được ông Huỳnh Phan Anh dịch ra tiếng Việt... Rất tiếc là bản dịch tiếng Việt này không giúp độc giả thấy được tại sao hai bài thơ đó lại nổi tiếng là tuyệt tác cũng như tại sao tác giả của nó lại được ca ngợi là thiên tài thi ca (không chỉ của Pháp mà của cả thế giới)... (...)
 
26.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đến màn cô ca sỹ Mỹ Tâm hát bản nhạc “Bang Bang (My Baby Shot Me Down)” của cặp vợ chồng ca nhạc sĩ người Mỹ lừng danh Cher & Sonny Bono... mà lời Việt do nhạc sỹ Phạm Duy dịch, tôi lại thấy Đài Truyền Hình Việt Nam ghi là “Nhạc Pháp”!... (...)
 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Dịch kiểu gì mà Peter Gray lại biến thành David Hicks, chuyện nhà tù Guantanamo Bay thì biến thành chiến tranh Iraq! Dịch hay là phịa! Cho ông Võ Giang này đi một cặp với Lại Văn Sâm là vừa! “Xanh kiu vé ry mật!”... (...)
 
25.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đặc biệt lạ lùng là trong cả nước không có một bài báo nào thử đứng ở vị trí của Ngô Ngạn Tổ và người nước để xét vấn đề. Là một diễn viên quốc tế được mời phát biểu trong một liên hoan phim quốc tế trước ống kính truyền hình trực tiếp, nhưng toàn bộ những lời phát biểu của Ngô Ngạn Tổ vừa nói ra thì lập tức bị thay thế bằng những lời bịa đặt hoàn toàn khác do ông Lại Văn Sâm công khai tọng vào mồm anh. Nếu Ngô Ngạn Tổ và người nước ngoài biết được điều này, họ sẽ suy nghĩ thế nào về đất nước và con người Việt Nam? ... (...)
 
24.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Triệu chứng thiếu lòng tự trọng, xem thường công chúng, sẵn sàng loè bịp công chúng bất cứ giá nào, đang có nguy cơ lan rộng trong đời sống văn hóa của người Việt nam hôm nay. Từ bản thân một ông Chủ tịch nước cho đến một cô ca sĩ nghiệp dư, từ một ông MC văn nghệ cho tới giới “học giả”, triệu chứng này đang liên tục biểu hiện ra đến mức thậm lố bịch... (...)
 
24.10.2010
... Hiện nay tình trạng dịch và giới thiệu mảng thơ của nền văn học cổ đã cho thấy nhiều bất cập. Nhiều dịch giả dịch mảng thơ này bản thân không phải là nhà thơ, thiếu những kiến thức nhất định về văn học, thậm chí chưa nắm vững ý nghĩa trong văn bản ngôn ngữ nguồn và xuệch xoạc với ngôn ngữ đích... (...)
 
12.09.2010
... Nhưng điều kỳ lạ hơn hết là dịch giả không hiểu chút gì trong nội dung bài thơ Đường luật “tám câu năm vần” rất nổi tiếng này của bà Huyện Thanh Quan. Dịch và giới thiệu ra văn học thế giới một tác phẩm của cổ nhân mà người dịch không có chút hiểu biết mảy may nào cả về hình thức lẫn nội dung của nó là một chuyện thật hiếm có... (...)
 
08.10.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Sự kiện “Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long” khai mạc vào ngày 1/10/2010 (nhằm ngày quốc khách nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc) và kết thúc vào ngày 10/10/2010 (nhằm ngày quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên và nước Trung Hoa Dân Quốc) là một chuỗi vô số những trò nhếch nhác rất ư là hoàng tráng. Đã có quá nhiều người nói về những trò này trong những ngày qua. Hôm nay, gần đến ngày cao trào của “đại lễ”, tôi vào xem internet thì tình cờ phát hiện một sản phẩm văn hóa cực kỳ ngu xuẩn, điên rồ, nhưng rất ư mang “tính quốc tế”. Vậy nên tôi xin tường thuật lại ở đây cho mọi người cùng thưởng lãm... (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021