tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Nhận xét về bản dịch truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (M.Kundera) của Cao Việt Dũng (phần IV)  [đối thoại]

 

Tôi tiếp tục nhận xét về bản dịch của Cao Việt Dũng (xem phần I, phần IIphần III). Vì vậy, trong phần IV này, các trích đoạn sẽ được đánh số từ 31 đến 52.

 

31.

«Ce jour-là il s’assura de mes progrès. – Et c’est la classe de qui?» (tr.72)

Không phải là: «Ngày hôm đó anh chắc chắn được về bước tiến bộ của tôi. - Thế ở mức độ nào?» (Cao Việt Dũng)

Mà là: «Ngày hôm đó anh kiểm tra xem tôi có tiến bộ – Thế cô ấy cùng đẳng cấp với ai?»

 

32.

«Il y a bien une piscine, mais voilà un mois qu’elle est vide» (tr.73).

Không phải là: «Có một bể bơi, nhưng đóng cửa một tháng rồi» (Cao Việt Dũng)

Mà là: «Đúng là có một bể bơi, nhưng nó cạn nước một tháng nay rồi».

 

33.

«Nous la regardions s’éloigner, balançant joliment les fesses…» (tr.73)

Không phải là: «Chúng tôi nhìn cô đi khỏi, vui vẻ nhún nhảy đôi mông…»

Mà là: «Chúng tôi nhìn cô đi khỏi, đung đưa đôi mông một cách duyên dáng…»

 

34.

«Et je suis très fier que nous ne laissions jamais ni au hasard ni à la compétition le soin de décider à notre place» (tr.74)

Không phải là: «Và tớ rất tự hào là chúng ta đã không bao giờ để cho sự tình cờ hay tranh đấu quyết định chỗ đứng của chúng ta» (Cao Việt Dũng)

Mà là: «Và tớ rất tự hào rằng chúng ta đã không bao giờ để sự tình cờ hay tranh chấp quyết định hộ chúng ta».

 

35.

«Entre nous le choix est toujours une question de courtoisie. Chacun propose à l’autre la plus jolie fille, et nous ressemblons en cela à deux messieurs vieux jeu…» (tr.74)

Không phải là: «Giữa chúng ta sự lựa chọn bao giờ cũng là một vấn đề lịch sự. Mỗi người đề nghị người kia lấy cô gái xinh đẹp hơn, ở điểm này chúng ta giống với hai quý ông thân thiết …» (Cao Việt Dũng)

Mà là: «Cậu và tớ, chúng ta bao giờ cũng chọn cách cư xử với nhau sao cho thật nhã nhặn. Mỗi người đề nghị người kia lấy cô gái xinh đẹp hơn, ở điểm này chúng ta giống hai quí ông cổ lỗ …».

 

36.

«La petite jeune fille en blanc» (tr.75)

Không phải là: «Cô gái mặc đồ trắng» (Cao Việt Dũng)

Mà là: «Cô gái bé nhỏ mặc đồ trắng».

 

37.

«l’allée solitaire du parc» (tr.75)

Không phải là: «lối đi nhỏ của công viên»

Mà là «lối đi vắng vẻ của công viên»

 

38.

«… avançait une jeune fille en robe blanche» (tr.75)

Không phải là: «…một cô gái mặc đồ trắng đang tiến đến»

Mà là: «…một cô gái mặc váy trắng đang tiến đến».

 

39.

«j’ai un diagnostic psychologique plus sûr que Martin» (tr.77)

Không phải là: «tôi có cảm giác tâm lý chắc chắn hơn Martin»

Mà là: «tôi chẩn đoán tâm lý chắc chắn hơn Martin».

 

40.

«un filet à provisions où il y avait deux laitues» (tr.77)

Không phải là: «một chiếc túi lưới đựng rau» (Cao Việt Dũng)

Mà là: «một chiếc túi lưới đựng hai cây rau xà lách»

 

41.

«Et alors, tu voulais peut-être qu’elle ne nous ait pas crus?» (tr.78)

Không phải là: «Thế thì sao? Cậu muốn nói là có lẽ con bé không tin chúng ta à?» (Cao Việt Dũng)

Mà là: «Thế có lẽ cậu muốn con bé không tin chúng ta à?».

 

42.

«elle a voulu bien se conduire, en enfant bien élevée» (tr.79)

Không phải là «cô bé muốn cư xử tốt, đúng kiểu một cô bé có học» (Cao Việt Dũng)

Mà là «cô bé muốn cư xử tốt, đúng kiểu con nhà có giáo dục».

 

43.

«sur les toits de la ville» (tr.80)

Không phải là: «trên mái ngói các ngôi nhà»

Mà là: «trên mái các ngôi nhà trong thành phố».

 

44.

«Nous nous prenions soudain pour deux hommes bannis d’une ville étrangère et de ses joies…» (tr.80).

Không phải là: «Đột nhiên chúng tôi trở thành hai kẻ bị một thành phố lạ từ chối khỏi những niềm vui thú của nó» (Cao Việt Dũng)

Mà là «Đột nhiên chúng tôi thấy mình như hai kẻ bị đuổi ra khỏi một thành phố lạ và những niềm vui thú của nó».

 

45.

«notre voiture qui semblait jouir ici du privilège d’exterritorialité» (t.80)

Không phải là: «ở đây nó có sự ưu tiên là kẻ đứng ở bên ngoài» (Cao Việt Dũng)

Mà là: «ở đây nó có vẻ được hưởng đặc quyền trị ngoại»

 

46.

«Je me disais que dans cette poursuite des femmes, à mesure que passent des années, il s’agit de moins en moins des femmes et de plus en plus de la poursuite en tant quelle telle» (tr.81)

Không phải là: «Tôi tự nhủ trong cuộc theo đuổi phụ nữ đó, trong chừng mực thời gian trôi qua, ngày càng ít phụ nữ và ngày càng nhiều những cuộc theo đuổi thuần túy» (Cao Việt Dũng)

Mà là: «Tôi tự nhủ trong cuộc theo đuổi phụ nữ đó, năm tháng càng trôi đi, thì càng ít phụ nữ và càng nhiều những cuộc theo đuổi thuần túy»

 

47.

«Moi, qui sais que tout cela n’est qu’un leurre?» (tr.82)

Không phải là: «Tôi, người biết rõ đó chỉ là một trò lừa đảo?» (Cao Việt Dũng)

Mà là: «Tôi, người biết rằng tất cả điều ấy chỉ là một sự phỉnh phờ».

 

48.

«Même à cette distance, on distinguait l’éclat de la poudre et du rouge sur leur visage, elles étaient vêtues avec une élégance tapageuse» (t.82-83)

Không phải là: «Ngay cả ở khoảng cách này, vẫn có thể nhìn rõ ánh phản chiếu của phấn son trên mặt họ, họ mặc đồ thanh lịch hết cỡ» (Cao Việt Dũng)

Mà là: «Ngay cả ở khoảng cách này, vẫn có thể nhìn rõ ánh chói chang của phấn son trên mặt họ, họ ăn mặc theo một kiểu thanh lịch lòe loẹt».

 

49.

«…il avait transféré (comme tant de fois !) cette aventure dans le domaine du jeu illusoire» (tr.82).

Không phải là: «…anh đã - như bao nhiêu lần khác! - chuyển cuộc phiêu lưu này vào địa hạt của trò chơi hài hước» (Cao Việt Dũng)

Mà là: «…anh đã - như bao nhiêu lần khác! - chuyển cuộc phiêu lưu này vào địa hạt của trò chơi hão huyền».

 

50.

«j’ai cessé de croire en lui (et dans la puissance divine de sa course aux filles)» (tr.83)

Không phải là: «tôi đã không còn tin vào anh nữa (và về cái quyền lực siêu nhiên của trò tán gái của anh)» (Cao Việt Dũng)

Mà là: «tôi đã thôi tin vào anh (và vào sức mạnh thần diệu của cuộc chạy theo gái của anh)».

 

51.

«En effet serai-je capable, un jour, de renoncer moi-même à ces gestes qui signifient la jeunesse? Et que pourrai-je faire d’autre, sinon me contenter de les mimer , et tenter de trouver dans ma vie raisonnable un petit enclos pour cette activité déraisonnable?» (tr.84).

Không phải là: «Quả thật, liệu một ngày nào đó tôi có đủ khả năng tự mình chối những cử chỉ đồng nghĩa với tuổi trẻ đó không? Và tôi có thể làm gì khác, nếu không phải là tự hài lòng với việc bắt chước, và thử tìm thấy trong cuộc đời đầy biết điều của mình một chỗ nhỏ bé cho cái hoạt động không biết điều đó?» (Cao Việt Dũng)

Mà là: «Quả thật, liệu một ngày nào đó, tôi sẽ đủ khả năng tự từ chối những cử chỉ đồng nghĩa với tuổi trẻ đó không? Và tôi sẽ có thể làm gì khác, nếu không phải là đành bắt chước những cử chỉ đó và thử tìm thấy trong cuộc đời đầy lý tính của mình một góc nhỏ kín đáo cho cái hoạt động thiếu lý tính đó?»

 

52.

«Permettez que j’appelle cette pomme, avec une certaine emphase, la pomme d’or de l’éternel désir»

Không phải là: «Cho phép tôi gọi quả táo đó, với một ít nhấn mạnh, là quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (Cao Việt Dũng)

Mà là: «Cho phép tôi gọi quả táo đó, với ít nhiều cường điệu, là quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu».

 

Vài lời kết:

70 lỗi dịch trong một truyện ngắn là hậu quả tất yếu của một phong cách làm việc cẩu thả và một trình độ chuyên môn quá hạn chế. Không thể tưởng tượng nổi dịch giả tiếng Pháp chuyên nghiệp mà dịch từng chữ rời rạc như học trò phổ thông, không nắm được những qui luật ngữ pháp thông dụng, những kiến thức văn hóa tối thiểu… Nhưng tất cả những điều đó có lẽ chưa đáng sợ bằng việc những lỗi dịch kiểu này có nguy cơ lặp đi lặp lại chẳng bao giờ dứt. Có lý do để e ngại như thế không? Xin thưa là có:

1/ cách đây 6 năm, trên diễn đàn Talawas, một số độc giả đã tìm ra khá nhiều lỗi trong các bản dịch của anh Cao Việt Dũng[*], và xét về bản chất, những lỗi này chẳng khác những lỗi mà tôi và ông Vi Văn Tuyên vừa chỉ ra trong các bản dịch gần đây của anh Cao Việt Dũng;

2/ anh Cao Việt Dũng không hề chỉnh sửa những lỗi này, mặc dù đó là điều hoàn toàn có thể làm được và chắc hẳn sẽ được ban biên tập Talawas ủng hộ.

3/ trong những lời «phàn nàn» của anh Cao Việt Dũng mà Tiền Vệ đăng lại hôm trước, tuyệt nhiên chỉ thấy thái độ phẫn nộ của một dịch giả đang «tự sướng» bất ngờ bị độc giả đem ra mổ xẻ, một thái độ hống hách cửa quyền của một viên chức nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Về hiện tượng dịch thuật Cao Việt Dũng, tôi có cảm giác có tìm thêm cả nghìn lỗi nữa cũng khó mà thay đổi điều gì, thôi đành dùng lại mấy từ «dịch loạn»! Nước ta bây giờ sao lắm cái loạn.

Trong tinh thần học thuật bình đẳng, tôi sẵn lòng hầu chuyện tất cả những độc giả và học giả có ý định trao đổi với tôi về các nhận xét vừa rồi.

Một văn tài như Milan Kundera lẽ ra phải được tiếp đón trân trọng hơn rất nhiều. Thật đáng tiếc!

 

_________________________

[*]Margaret Nguyen, Đôi điều về bản dịch một bài báo trên Nouvel Observateur về Christian Bourgois của ông Cao Việt Dũng (talawas, 30.11.2005). Trần Khải, Một số nhận xét về bản dịch “Hạt cơ bản” của Cao Việt Dũng (talawas, 19.10.2006). Cổ Ngư, Góp ý thêm về các bản dịch tác phẩm “Hạt cơ bản” (talawas, 19.10.2006).

 

 

------------------

Bài liên quan:

20.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi tiếp tục nhận xét về bản dịch của Cao Việt Dũng (xem phần I và phần II). Vì vậy, trong phần III này, các trích đoạn sẽ được đánh số từ 16 đến 30... (...)
 
18.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi tiếp tục nhận xét về bản dịch của Cao Việt Dũng (xem phần I). Vì vậy, trong phần II này, các trích đoạn sẽ được đánh số từ 2 đến 15... (...)
 
16.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ông viết: «ý kiến của Vi Văn Tuyên có nhiều chỗ sai, không hợp lý… có thể gây ảnh hưởng đến uy tín cá nhân của người khác». Xin hỏi: ý kiến của tôi sai và không hợp lý ở những chỗ nào? Tôi có vu khống ông không? Những vấn đề tôi nêu ra, đều có dẫn chứng cụ thể... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Về vấn đề dịch tiểu thuyết «Vô tri», tôi sẽ quay lại vào một dịp khác. Hôm nay, xin gửi tới Tiền Vệ những nhận xét về dịch thuật truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (nguyên tác «La pomme d’or de l’éternel desir») của Milan Kundera do anh Cao Việt Dũng dịch và xuất bản... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đến giờ thì mình thấy, lời “phỏng đoán” của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường rằng “Chí Phèo & Thị Nở cũng có thể là mỗi chúng ta”, càng ngày càng... đúng! Hehe, nhưng trước khi chứng minh lời “phỏng đoán” của bác Thường là càng ngày càng đúng, mình muốn đi... vòng sang vài câu chuyện khác một chút, nhá, ngắn thôi mà!... (...)
 
15.12.2011
[THƯ TOÀ SOẠN] ... Tiền Vệ không biên tập những bài đối thoại, không chịu trách nhiệm về ý kiến của những người đối thoại, và chỉ từ chối đăng những bài xúc phạm đến đời tư của người khác. Tiền Vệ đòi hỏi và tôn trọng tinh thần tự chịu trách nhiệm của những người tham gia đối thoại, và do đó, Tiền Vệ không cần, và không thể, sử dụng các chuyên gia để biên tập hay sửa đổi ý kiến của những người tham gia đối thoại... (...)
 
12.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Dịch giả trẻ Cao Việt Dũng vậy là một anh tuyên truyền thiên tài! Tư bản đang giãy chết, kinh tế tư bản đang khủng hoảng, nay văn chương tư bản lại lâm nguy, mỗi nước Việt ta ngày càng tấn tới, năm ngoái đã giật cái mề đay Phiu, năm nay tiện tay chộp luôn Nobel văn chương, để lên “đỉnh cao trí tuệ” một thể!... (...)
 
07.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Để tiếp tục hai bài viết mới đây trên Tiền Vệ (I và II), tôi xin gởi tới quí độc giả những nhận xét của tôi về bản dịch bài phỏng vấn Philippe Sollers của ông Cao Việt Dũng, trích trong cuốn của Vincent Kaufmann... (...)
 
06.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... - Chez toi là nhà cậu. Tui đánh máy sai chez toi thành chez moi. - Tui chưa đọc “Ignorance”, tui chỉ góp ý trong giới hạn đoạn văn mà các độc giả khác trích lại. Điều này tui có nói rõ... (...)
 
05.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... - Một, Ông Black Raccoon nói tiểu thuyết L’ignorance của Kundera là “bản tiếng Pháp”. Sao lại nói là “bản tiếng Pháp”! Kundera viết cuốn L’ignorance trực tiếp bằng tiếng Pháp thì phải nói đó là nguyên tác chứ!... (...)
 
04.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chữ Home trong Anh Ngữ vừa có nghĩa là nhà, tổ ấm vừa có nghĩa là quê hương quê nhà. Welcome home là câu chào đón về lại nhà hay hồi hương, tùy theo sự việc sự tình... (...)
 
03.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Để tiếp tục bài viết trên Tiền Vệ mới rồi, tôi xin gởi tới quí độc giả những nhận xét về bản dịch của ông Cao Việt Dũng - bài phỏng vấn Karlheinz Stierle - trích trong cuốn sách của Vincent Kaufmann... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Cuốn L’Ignorance của Milan Kundera, bản tiếng Anh - Ignorance - do Linda Asher dịch... Ở đây Linda Asher chỉ dùng chữ “home” rất gọn rồi sau đó dùng tiếp “my home” cũng trong ngữ cảnh đó. Đọc bản tiếng Anh thì hiểu ngay... (...)
 
02.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Nói tóm lại, tất cả những “luận điểm” đầy ngụy biện và khôi hài mà Nguyễn Thuận đưa ra để bênh vực cho những chỗ sai của Cao Việt Dũng đều hết sức vô dụng, không giúp gì được cho Cao Việt Dũng, mà còn tiếp sức thêm cho nạn “dịch loạn”... (...)
 
02.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Khổ thế, vẫn cái trò «nhìn cây mà không thấy rừng», dịch mà không hiểu mình đang dịch gì, dịch từng từ chứ không dịch cả câu, dịch từng câu chứ không dịch toàn bộ tác phẩm... (...)
 
01.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trước khi phê phán, tôi nghĩ ông Vi Văn Tuyên và Hà Thúc Lang nên chứng tỏ mình trước bằng một bản dịch hoàn chỉnh hơn là bằng vài câu cắt xẻ so với tổng thể văn bản... Nói về Đạo đức A, đạo đức B, đạo đức dịch thuật thì ông Nguyễn Gia Thức nên chứng minh mình là người có phẩm tính dịch thuật trước khi ban bố rộng rãi trước bạn đọc... (...)
 
30.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chứ không lẽ “đạo đức dịch thuật” là thái độ “dịch vội”, đăng bừa để kiếm tiền nhuận bút, bất kể độc giả? Khi có ai vạch ra những chỗ sai của mình thì lại cố tình loay hoay lấp liếm chỉ để củng cố lòng tin của chỉ một nhóm “fan” gồm những kẻ thiếu cả trình độ và tư cách?... (...)
 
29.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Hôm trước, nhân đọc ý kiến của ông Vi Văn Tuyên về cách dịch của anh Cao Việt Dũng, tôi đã bỏ chút thời giờ lên mạng xem thực hư thì rơi phải mấy trang đầu tiên của “Những kẻ thiện tâm” (“Les Bienveillantes”), tiểu thuyết của Jonathan Littell do anh Cao Việt Dũng dịch, nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 2008. Đọc được mấy câu, tôi cũng “tá hỏa”... (...)
 
25.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đọc loạt bài phỏng vấn do ông Cao Việt Dũng dịch, tôi giựt mình dụi mắt hoài... Tìm đọc bản gốc (bằng Pháp văn) để kiểm tra độ chính xác trong bản dịch của ông Cao Việt Dũng, thì tôi tá hỏa. Có thể nói không quá là trang nào cũng đầy lỗi. Nhân đây, xin trình quí vị một số thí dụ thấy được trong hai bài phỏng vấn... (...)
 
19.09.2011
[CHUYỆN DỊCH “GIẢ”] ... Người dịch tác phẩm này ra tiếng Việt hẳn là không biết nghĩa tiếng Anh đã đành, cũng không biết “Windows On The World” là tên một tiệm ăn ở tầng 107 của Tháp Bắc – World Trade Center... Không biết gì ráo, nên dịch “giả” mới dám dịch là... Cửa sổ trên Tháp Đôi. Rùng rợn hơn cả chính biến cố 9.11... (...)
 
07.03.2011
[DỊCH THUẬT] ... Xin quý anh chị tienve.org vui lòng cho chúng tôi “công bố” sản phẩm dưới đây để “quần chúng nhân rân” có cơ hội thưởng lãm nghệ thuật dịch (thơ) của một người bạn mới quen của chúng tôi — “Dịch Giả Google Translate” (http://translate.google.com/#) — qua hai tác phẩm thơ Việt đương đại (một của Lý Đợi và một của Bùi Chát)... (...)
 
06.03.2011
[DỊCH THUẬT & BÁO CHÍ] ... Vietnamnet đã tự ý đổi đầu đề, không đề tên tác giả bài viết. Điều này thể hiện thái độ không tôn trọng nhân vật được nói đến trong bài là bà Thái Thị Liên và tác giả của bài viết, chưa nói tới vi phạm quyền tác giả. Ngoài những từ dùng sai, bản dịch đã dịch sai thậm chí cố tình xuyên tạc nhiều chỗ của bản gốc... (...)
 
01.03.2011
[DỊCH VĂN] ... Ngoài một câu tiếng Việt chính xác, thì từ hôm nay, thay cho 38, chúng ta đã có 39 địa chỉ trên internet có nguyên văn chính xác của bản dịch tiếng Anh cho một câu nói của Milan Kundera... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Nhà văn Đặng Thân nói các bản dịch ra Anh văn đều dùng từ “historical”. Nói thế là không xác đáng, vì ông chưa tra cứu đến nơi. Cái kết quả 2.950 do ông tìm thấy trên internet chỉ là hậu quả tai hại của sự copy đi copy lại của những websites chuyên sưu tầm các “quotes” một cách vô tội vạ. Một nơi chép sai chữ, 2.949 nơi khác cứ cắm đầu chép lại, thành ra 2.950 nơi chép sai đấy thôi... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Xin cảm ơn Xyz đã nhặt sạn cho bài viết Đoàn tầu “thống nhất” (hay là “quân tử dĩ hậu đức tải vật” [1] đăng trên Da Màu của tôi. Các lỗi mà Xyz đã chỉ ra đều xác đáng. Thực trạng chuyện “bếp núc” thì cụ thể thế này... (...)
 
26.02.2011
[DỊCH VĂN] ... Tôi dè chừng câu tiếng Anh là do tác giả tự dịch, nên có sai sót đáng kể, chứ nếu mà ông “làm biếng” hơn một chút, dùng ngay “dịch vụ chùa” Google dịch (http://translate.google.com.vn/#), thì “kết quả (tự động)” đã tốt hơn (cũng đáng kể) ... (...)
 
25.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Dù sao, thật may, chúng ta vẫn còn (dù không nhiều) những người dịch đàng hoàng khác, bằng không, tôi e... (...)
 
24.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Vừa qua người đọc “online” có dịp đọc hai bài thơ “Voyelles” và “Le Bateau Ivre” của Arthur Rimbaud (1854-1891) được ông Huỳnh Phan Anh dịch ra tiếng Việt... Rất tiếc là bản dịch tiếng Việt này không giúp độc giả thấy được tại sao hai bài thơ đó lại nổi tiếng là tuyệt tác cũng như tại sao tác giả của nó lại được ca ngợi là thiên tài thi ca (không chỉ của Pháp mà của cả thế giới)... (...)
 
26.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đến màn cô ca sỹ Mỹ Tâm hát bản nhạc “Bang Bang (My Baby Shot Me Down)” của cặp vợ chồng ca nhạc sĩ người Mỹ lừng danh Cher & Sonny Bono... mà lời Việt do nhạc sỹ Phạm Duy dịch, tôi lại thấy Đài Truyền Hình Việt Nam ghi là “Nhạc Pháp”!... (...)
 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Dịch kiểu gì mà Peter Gray lại biến thành David Hicks, chuyện nhà tù Guantanamo Bay thì biến thành chiến tranh Iraq! Dịch hay là phịa! Cho ông Võ Giang này đi một cặp với Lại Văn Sâm là vừa! “Xanh kiu vé ry mật!”... (...)
 
25.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đặc biệt lạ lùng là trong cả nước không có một bài báo nào thử đứng ở vị trí của Ngô Ngạn Tổ và người nước để xét vấn đề. Là một diễn viên quốc tế được mời phát biểu trong một liên hoan phim quốc tế trước ống kính truyền hình trực tiếp, nhưng toàn bộ những lời phát biểu của Ngô Ngạn Tổ vừa nói ra thì lập tức bị thay thế bằng những lời bịa đặt hoàn toàn khác do ông Lại Văn Sâm công khai tọng vào mồm anh. Nếu Ngô Ngạn Tổ và người nước ngoài biết được điều này, họ sẽ suy nghĩ thế nào về đất nước và con người Việt Nam? ... (...)
 
24.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Triệu chứng thiếu lòng tự trọng, xem thường công chúng, sẵn sàng loè bịp công chúng bất cứ giá nào, đang có nguy cơ lan rộng trong đời sống văn hóa của người Việt nam hôm nay. Từ bản thân một ông Chủ tịch nước cho đến một cô ca sĩ nghiệp dư, từ một ông MC văn nghệ cho tới giới “học giả”, triệu chứng này đang liên tục biểu hiện ra đến mức thậm lố bịch... (...)
 
24.10.2010
... Hiện nay tình trạng dịch và giới thiệu mảng thơ của nền văn học cổ đã cho thấy nhiều bất cập. Nhiều dịch giả dịch mảng thơ này bản thân không phải là nhà thơ, thiếu những kiến thức nhất định về văn học, thậm chí chưa nắm vững ý nghĩa trong văn bản ngôn ngữ nguồn và xuệch xoạc với ngôn ngữ đích... (...)
 
12.09.2010
... Nhưng điều kỳ lạ hơn hết là dịch giả không hiểu chút gì trong nội dung bài thơ Đường luật “tám câu năm vần” rất nổi tiếng này của bà Huyện Thanh Quan. Dịch và giới thiệu ra văn học thế giới một tác phẩm của cổ nhân mà người dịch không có chút hiểu biết mảy may nào cả về hình thức lẫn nội dung của nó là một chuyện thật hiếm có... (...)
 
08.10.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Sự kiện “Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long” khai mạc vào ngày 1/10/2010 (nhằm ngày quốc khách nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc) và kết thúc vào ngày 10/10/2010 (nhằm ngày quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên và nước Trung Hoa Dân Quốc) là một chuỗi vô số những trò nhếch nhác rất ư là hoàng tráng. Đã có quá nhiều người nói về những trò này trong những ngày qua. Hôm nay, gần đến ngày cao trào của “đại lễ”, tôi vào xem internet thì tình cờ phát hiện một sản phẩm văn hóa cực kỳ ngu xuẩn, điên rồ, nhưng rất ư mang “tính quốc tế”. Vậy nên tôi xin tường thuật lại ở đây cho mọi người cùng thưởng lãm... (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021