tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Dịch loạn! Về bản dịch tiểu thuyết BẢN ĐỒ VÀ VÙNG ĐẤT (phần V)  [đối thoại]

 

Từ phần này trở đi, tôi sẽ lần lượt đưa ra các lỗi dịch cụ thể của Cao Việt Dũng. Xin nhắc lại, phần tiếng Pháp, trích từ La carte et le territoire (Flammarion, Paris, 2010) Phần tiếng Việt, trích từ Bản đồ và vùng đất (Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam & Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2011).

Trước hết, tôi xin nhấn mạnh ý kiến đã nêu ra trong những bài «Nhận xét về bản dịch truyện ngắn ‘Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu’ (M.Kundera) của Cao Việt Dũng» (xem phần I, IIIII): trong dịch thuật, không nên có khái niệm “lỗi sai ít” và “lỗi sai nhiều”. Đã sai là sai, nhất là với những nhà văn như Kundera hay Houellebecq, mỗi từ viết ra đều có dụng ý.

 

Sau đây là 20 câu dịch sai trong 5 trang đầu bản Pháp văn (tr.9 – tr.13)

 

1.

«Jeff Koons venait de se lever de son siège»

Không phải: «Jeff Koons đứng bật dậy khỏi ghế»

Mà là: «Jeff Koons vừa đứng lên khỏi ghế»

Bình luận: Đây là câu đầu tiên của tiểu thuyết. Houellebecq tả một bức tranh mang tên "Damien Hirst và Jeff Koons chia nhau thị trường nghệ thuật", do nhân vật chính Jed Martin đang vẽ dở. «Venait de se lever» là động từ «se lever» («đứng lên»), chia ở quá khứ gần (rất thông dụng trong tiếng Pháp), vì vậy phải dịch là «vừa đứng lên». Nhưng vì anh Cao Việt Dũng không nhận thấy điều này, nên dịch ẩu là «đứng bật dậy».

 

2.

«son visage était rougeaud, morose»

Không phải: «Khuôn mặt ông ửng đỏ, sầu muộn»

Mà là: «Khuôn mặt ông đỏ sậm, sầu muộn».

Bình luận: Đây vẫn là đoạn Houellebcq tả bức tranh. Trong hội họa, thiết tưởng màu sắc phải được dịch rất chính xác. «Ửng đỏ» chỉ là hơi đỏ, trong khi «rougeaud» chỉ màu «đỏ sậm».

 

3.

«une corbeille de fruits confits»

Không phải:  «một giỏ đựng những thứ trái cây dầm»

Mà là: «một giỏ mứt trái cây»

Bình luận: «đựng những thứ trái cây dầm» không những không chính xác, mà còn vô lý vì "trái cây dầm" không thể đựng trong "giỏ".

 

4.

«un enchevêtrement babylonien de polygones gigantesques»

Không phải: «khối chằng chịt kiểu Babylon những hình đa diện khổng lồ»

Mà là: «một khối nhằng nhịt kiểu Babylon những hình đa giác khổng lồ»

 

5.

«la décoration de la chambre était en réalité inspirée par une photographie publicitaire, tirée d'une publication de luxe allemande, de l'hôtel Emirates d'Abu Dhabi»

Không phải: «cách bài trí của căn phòng trên thực tế lấy cảm hứng từ bức ảnh rút ra từ một quảng cáo Đức rất xa xỉ, khách sạn Emirates ở Abu Dhabi»

Mà là: «cách trang trí của căn phòng trên thực tế lấy cảm hứng từ một bức ảnh quảng cáo khách sạn Emirates của Abu Dhabi in trong một tạp chí xa xỉ của Đức».

Bình luận: đây cũng là một cách dịch thiếu chính xác. Bức ảnh rút ra từ một tạp chí quảng cáo (trong đó có nhiều quảng cáo khác nhau) chứ không phải rút ra từ một quảng cáo duy nhất cho khách sạn này. Ngoài ra cách dịch gò ép từng từ một, nô lệ cho cách chấm câu trong nguyên bản, khiến câu tiếng Việt bị tối nghĩa (trong khi câu tiếng Pháp rất sáng sủa).

 

6.

«Le front de Jeff Koons était légèrement luisant; Jed l'estompa à la brosse».

Không phải: «Trán Jeff Koons hơi sáng bóng lên; Jed dùng bàn chải đánh mờ đi»

Mà là: «Trán Jeff Koons hơi bóng; Jed làm mờ đi bằng cọ vẽ».

(Xem phần bình luận ở phần IV)

 

7.

«on pouvait le faire brutal, cynique»

Không phải: «có thể làm ông trở nên tàn bạo, vô sỉ»

Mà là: «có thể vẽ ông tàn bạo, vô sỉ».

Bình luận: anh Cao Việt Dũng không hiểu Houellebecq đang mô tả công việc của một họa sĩ. Nên cứ thấy động từ «faire», anh dịch thành «làm» như người mới học Pháp văn! Như vậy, sau khi cho Jed Martin vẽ với «bàn chải» ở câu trên, ở câu này anh Cao Việt Dũng cho anh ta «làm» nhân vật trong tranh «tàn bạo, vô sỉ»!

 

8.

«il y avait enfin dans son visage quelque chose de sanguin et de lourd, typiquement anglais, qui le rapprochait d'un fan de base d'Arsenal»

Không phải: «rồi thì ở khuôn mặt ông có cái gì đó như tứa máu và nặng nề, điển hình kiểu Anh, trông rất giống một người hâm mộ cuồng nhiệt của câu lạc bộ Arsenal»

Mà là: «tóm lại, ở khuôn mặt ông có cái gì đó hung hăng và nặng nề, điển hình kiểu Anh, khiến ông trông giống một fan cơ bản của câu lạc bộ Arsenal».

Bình luận: "enfin" không thể dịch là "rồi thì". Jed Martin, sau khi đưa ra hai khả năng vẽ nhân vật Hirst, muốn đi đến một kết luận, thì từ "enfin" phải dịch là "tóm lại" mới đúng. Ngoài ra, "ở khuôn mặt ông có cái gì đó như tứa máu" là một câu vô nghĩa, còn "fan de base" mà dịch là "người hâm mộ cuồng nhiệt" thì thiếu mất 2 chữ "de base" (có nghĩa là "cơ bản", "chủ lực")

 

9.

«En somme il y avait différents aspects, mais que l'on pouvait combiner dans le portrait cohérent , représentable, d'un artiste britannique typique de sa génération»

Không phải: «Nhìn chung là nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng có thể kết hợp được trong bức chân dung thuần nhất , khả dĩ tái hiện, về một nghệ sĩ Anh điển hình của thế hệ ông»

Mà là: «Rốt cuộc tuy có nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng có thể kết hợp chúng lại trong bức chân dung hài hòa , có thể hình dung được, của một nghệ sĩ Anh điển hình của thế hệ ông».

Bình luận: «bức chân dung thuần nhất, khả dĩ tái hiện» là gì?

 

10.

«Alors que Koons semblait porter en lui quelque chose de double, comme une contradiction insurmontable entre la rouerie ordinaire du technico-commercial et l'exaltation de l'ascète»

Không phải: «Còn Koons thì như thể mang trong mình cái gì đó như tính chất kép, giống như một điều mâu thuẫn không thể vượt qua giữa sự mưu mô thông thường của địa hạt kỹ thuật thương mại và trạng thái xuất thần của người khổ hạnh»

Mà là: «Còn Koons dường như mang trong mình một cái gì đó có tính kép, giống như một mâu thuẫn không thể khắc phục được giữa tính mưu mẹo vẫn thấy của anh bán đồ kỹ thuật và trạng thái thoát trần của kẻ tu hành khổ hạnh».

Bình luận: «technico-commercial» mà dịch là «địa hạt kỹ thuật thương mại», thì sai bét nhè! Vì dịch sai, nên anh Cao Việt Dũng đã làm mất tính cân đối văn phong mà Houellebecq cố tình sử dụng: «mâu thuẫn (…) giữa tính mưu mẹo vẫn thấy của anh bán đồ kỹ thuật và trạng thái thoát trần của kẻ tu hành khổ hạnh». Qua câu này, tác giả muốn nói rằng Koons là sự kết hợp đặc điểm của hai loại người rất khác nhau này. Hơn nữa, câu gốc được tác giả viết ngắn gọn, sắc nét. Sao anh Cao Việt Dũng dịch lòng thòng  với những «điều», «sự» rồi lại «như tính chất»?

 

11.

«Cela faisait déjà trois semaines que Jed retouchait l'expression de Koons se levant de son siège»

Không phải: «Đã ba tuần nay Jed bỏ công sửa sang biểu hiện của Koons đang đứng bật dậy khỏi ghế»

Mà là: «Từ ba tuần nay, Jed chỉnh sửa nét mặt mà Koons thể hiện khi đang đứng lên khỏi ghế»

Bình luận: Cao Việt Dũng không hiểu bịa đâu ra chữ «bật dậy». Vả lại, về mặt logique, khó có thể tưởng tượng bức tranh nào lại diễn tả được nhân vật «đang đứng bật dậy khỏi ghế»?

 

12.

«ils se contentaient de se placer devant vous et de déclencher le moteur de leur appareil pour prendre des centaines de clichés au petit bonheur»

Không phải: «họ chỉ làm mỗi một việc là đứng ra trước mặt bạn và nhấn nút kích hoạt động cơ chiếc máy của họ để chụp lấy hàng trăm bức ảnh trong niềm sung sướng nhỏ mọn…»

Mà là: «họ chỉ làm mỗi việc là đứng trước mặt bạn và bấm máy để chụp hú họa hàng trăm tấm ảnh…»

Bình luận: đây cũng là một câu điển hình cho cách dịch cẩu thả và sai thảm hại của Cao Việt Dũng. «Déclencher le moteur de leur appareil» chỉ đơn giản là «bấm máy», được Cao Việt Dũng biến thành một mớ bùng nhùng «nhấn nút kích hoạt động cơ chiếc máy của họ». «Au petit bonheur» là một cụm từ rất hay dùng, có nghĩa là «hú họa», nhưng anh Cao Việt Dũng không biết, nên anh dịch ú ớ là «trong niềm sung sướng nhỏ mọn». Chẳng là anh dịch từng từ theo nghĩa sơ đẳng: «bonheur» là «vui sướng», «petit» là «nhỏ mọn». Nếu chỉ cần dịch như vậy, thì bất cứ ai học vỡ lòng tiếng Pháp sáu tháng, đều có thể kiếm được chân dịch giả ở Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam!

 

13.

«tous ces soi-disant grands photographes…»

Không phải: «tất cả những tay tự cho mình là nhiếp ảnh gia lớn ấy»

Mà là: «tất cả những tay được coi là nhiếp ảnh gia lớn ấy»

 

14.

«le chauffe-eau»

Không là: «hệ thống sưởi»

Mà là: «máy làm nước nóng»

 

15.

«Il avait réussi à dormir un peu, à s'assoupir plutôt, par brèves périodes»

Không phải: «Anh cũng cố ngủ được một chút, đúng hơn là lịm đi từng quãng ngắn»

Mà là: «Anh cũng cố ngủ được một chút, đúng hơn là thiu thiu từng quãng ngắn».

Bình luận: "cố ngủ" mà cũng "lịm đi" được thì đã là tài, lại còn "lịm đi từng quãng ngắn" thì đại tài!!!

 

16.

«faire entrer la plomberie dans le troisième millénaire»

Không phải: «đưa nghề sửa đường ống bước vào thiên niên kỷ thứ ba»

Mà là: «đưa nghề đường ống vào thiên niên kỷ thứ ba».

Bình luận: «la plomberie» mà dịch là «nghề sửa đường ống» thì không chính xác. Nó còn bao gồm cả việc đặt ống dẫn nước và ga.

 

17.

«… ils pourraient commencer par honorer leurs rendez-vous, maugréa Jed…»

Không phải: «…họ nên bắt đầu bằng việc đúng giờ hẹn, Jed cáu kỉnh nghĩ…»

Mà là: «…họ nên bắt đầu bằng việc đúng giờ hẹn, Jed lầm bầm gắt…»

Bình luận: động từ «maugréer» chỉ sự cáu kỉnh, nhưng không phải là «nghĩ», mà phải phát ra những câu gắt gỏng nho nhỏ.

 

18.

«Il travaillait alors à un tableau de son père, qu'il devait intituler ‘L'architecte Jean-Pierre Martin quittant la direction de son entreprise’»

Không phải: «Khi ấy anh đang làm việc với bức tranh vẽ bố anh, mà hẳn anh sẽ đặt tên là "Kiến trúc sư Jean-Pierre Martin rời chức vụ quản lý hãng của mình

Mà là: «Khi ấy anh đang vẽ một bức tranh về cha anh, mà chắc anh sẽ đặt tên là "Kiến trúc sư Jean-Pierre Martin rời chức lãnh đạo hãng

Bình luận: Vẫn như ở ví dụ 6 và 7, anh Cao Việt Dũng không hiểu Houellebecq đang mô tả công việc của một họa sĩ. Nên vừa thấy động từ «travailler», anh dịch thành «làm việc», và cho ra một câu dớ dẩn: « anh đang làm việc với bức tranh vẽ bố anh », trong khi nó đơn giản là: « anh đang vẽ một bức tranh về cha anh ».

«La direction de son entreprise» là «lãnh đạo hãng» hẳn hoi chứ không phải «quản lý hãng». Còn hai chữ «của mình», là cách dịch của người mới học: vừa thấy tính từ sở hữu «son» là dịch ngay thành «của mình»! Người Pháp thường hay dùng từ sở hữu mà không bị coi là lạm dụng, nhưng trong Việt văn mà chỗ nào cũng «của mình», «của họ»,… nghe rất phản cảm. «Jean-Pierre Martin rời chức vụ quản lý hãng của mình » rõ ràng là không ổn. Cũng như vậy, ở thí dụ 12, hai chữ «của họ» trong câu «họ chỉ làm mỗi một việc là đứng ra trước mặt bạn và nhấn nút kích hoạt động cơ chiếc máy của họ » cũng không thoát chút nào, rất rườm rà, ảnh hưởng đến văn phong của tác giả. Vả lại, nếu «chiếc máy» không là «của họ» thì của ai?

 

19.

«Il avait accepté comme chaque année de dîner avec son père le soir de Noël»

Không phải: «Như mọi năm, anh nhận lời ăn tối với bố vào tối Giáng Sinh»

Mà là: «Như mọi năm, anh chấp nhận việc ăn với cha vào tối Giáng Sinh»

Bình luận: không hiểu anh Cao Việt Dũng bịa đâu ra chữ "lời" mà dịch thành "nhận lời". Động từ "accepter" (chấp nhận) ở đây góp phần lột tả chính xác mối quan hệ cha-con không lấy gì làm mặn mà của nhân vật chính: với anh ta, dường như việc ăn Giáng Sinh với cha chỉ là một nghĩa vụ phải làm.

Trong tác phẩm, Houellebecq luôn tả Jean-Pierre Martin như một người cha lạnh lùng, xa vắng, và Jed Martin suốt đời âm thầm đau đớn về điều đó. Ông đã nhiều lần tìm cách "vứt" con trai ra khỏi nhà : lúc nhỏ, cho vào trường nội trú và lúc lớn mua cho một căn hộ. Có thể nói, sự bỏ rơi của cha và mẹ (bà tự tử) là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tính cách khác thường của Jed Martin : khả năng không biết yêu, hay nói rõ hơn, không có khả năng đem lại hạnh phúc cho những người đàn bà yêu mình. Jed Martin vì vậy sẽ lần lượt rời Geneviève và Olga, là những người phụ nữ yêu anh hết mình, để sau đó sống trong cô đơn và nuối tiếc. Đó cũng là đề tài một tiểu thuyết khác của Houellebecq, Hạt cơ bản : cũng vì thiếu vắng tình yêu của cha mẹ trong thời thơ ấu, nên hai anh em Michel và Bruno sẽ mãi mãi phải sống trong đau khổ và hối hận đã không đền đắp được cho những người phụ nữ yêu họ. Qua đó, Houellebecq dường như muốn nói với chúng ta rằng, bi kịch thế hệ của ông, trước hết là bi kịch của những kẻ lúc nhỏ không được yêu và vì vậy sẽ mãi mãi không biết yêu.

 

20.

«Il était décidément à bout de nerfs en ce moment, il travaillait trop, il avait commencé six tableaux en même temps»

Không phải: «Nhất định lúc đó anh căng thẳng quá, anh làm việc quá nhiều, anh bắt tay vẽ sáu bức tranh cùng một lúc»

Mà là: «Rõ ràng là lúc đó anh cực kỳ căng thẳng, anh làm việc quá nhiều, trước đó anh đã bắt tay vẽ sáu bức tranh cùng một lúc».

Bình luận: Đây là một câu có nhiều mệnh đề, hai mệnh đề đầu tiên có động từ đều chia ở thời imparfait (quá khứ không hoàn thành), đột nhiên, mệnh đề thứ ba có động từ chia ở thời plus-que-parfait (quá khứ của quá khứ). Sự thay đổi đột ngột đó, anh Cao Việt Dũng phải vô cảm lắm mới không nhận thấy và dịch bừa. Vả lại, về mặt logique, anh Cao Việt Dũng cũng không thấy là: nếu Jed Martin đã «căng thẳng quá», vì «làm việc quá nhiều», thì sao lại «bắt tay vẽ sáu bức tranh cùng một lúc»?

 

 

------------------

Bài liên quan:

11.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Lần đầu tiên trong sự nghiệp văn chương của mình, Houellebecq dám đề cập và phân tích cặn kẽ mối quan hệ không hề đơn giản giữa nghệ sĩ và sáng tác, giữa nghệ thuật và xã hội, thông qua nhân vật chính Jed Martin với hai niềm say mê lớn - hội họa và nhiếp ảnh. Để dịch Bản đồ và vùng đất, vì lẽ đó, không thể không trang bị một số từ vựng và kiến thức nhất định về hai lĩnh vực này. Đáng tiếc, anh Cao Việt Dũng đã không trang bị gì cả... (...)
 
07.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ngoài hạn chế về trình độ Pháp văn và lười động não, còn một nguyên nhân nữa dẫn đến những lỗi dịch của Cao Việt Dũng trong đó là sự thiếu hiểu biết của dịch giả về hiện thực Pháp... (...)
 
01.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong phần I, tôi đã nêu hạn chế về Pháp văn là nguyên nhân chính dẫn tới những lỗi dịch sai của Cao Việt Dũng trong tiểu thuyết Bản đồ và vùng đất. Trong phần này, tôi sẽ phân tích thêm một nguyên nhân nữa, đó là: lười suy nghĩ, được thể hiện qua những lỗi dịch hết sức ngớ ngẩn... (...)
 
27.02.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong dịch thuật, người ta có thể đôi khi sơ suất, nhưng dịch sai ở một tần suất chóng mặt và sai ngay từ câu đầu tiên của tác phẩm như trường hợp Cao Việt Dũng thì quả là hiếm... (...)
 
22.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... 70 lỗi dịch trong một truyện ngắn là hậu quả tất yếu của một phong cách làm việc cẩu thả và một trình độ chuyên môn quá hạn chế. Không thể tưởng tượng nổi dịch giả tiếng Pháp chuyên nghiệp mà dịch từng chữ rời rạc như học trò phổ thông, không nắm được những qui luật ngữ pháp thông dụng, những kiến thức văn hóa tối thiểu... (...)
 
20.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi tiếp tục nhận xét về bản dịch của Cao Việt Dũng (xem phần I và phần II). Vì vậy, trong phần III này, các trích đoạn sẽ được đánh số từ 16 đến 30... (...)
 
18.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi tiếp tục nhận xét về bản dịch của Cao Việt Dũng (xem phần I). Vì vậy, trong phần II này, các trích đoạn sẽ được đánh số từ 2 đến 15... (...)
 
16.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ông viết: «ý kiến của Vi Văn Tuyên có nhiều chỗ sai, không hợp lý… có thể gây ảnh hưởng đến uy tín cá nhân của người khác». Xin hỏi: ý kiến của tôi sai và không hợp lý ở những chỗ nào? Tôi có vu khống ông không? Những vấn đề tôi nêu ra, đều có dẫn chứng cụ thể... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Về vấn đề dịch tiểu thuyết «Vô tri», tôi sẽ quay lại vào một dịp khác. Hôm nay, xin gửi tới Tiền Vệ những nhận xét về dịch thuật truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (nguyên tác «La pomme d’or de l’éternel desir») của Milan Kundera do anh Cao Việt Dũng dịch và xuất bản... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đến giờ thì mình thấy, lời “phỏng đoán” của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường rằng “Chí Phèo & Thị Nở cũng có thể là mỗi chúng ta”, càng ngày càng... đúng! Hehe, nhưng trước khi chứng minh lời “phỏng đoán” của bác Thường là càng ngày càng đúng, mình muốn đi... vòng sang vài câu chuyện khác một chút, nhá, ngắn thôi mà!... (...)
 
15.12.2011
[THƯ TOÀ SOẠN] ... Tiền Vệ không biên tập những bài đối thoại, không chịu trách nhiệm về ý kiến của những người đối thoại, và chỉ từ chối đăng những bài xúc phạm đến đời tư của người khác. Tiền Vệ đòi hỏi và tôn trọng tinh thần tự chịu trách nhiệm của những người tham gia đối thoại, và do đó, Tiền Vệ không cần, và không thể, sử dụng các chuyên gia để biên tập hay sửa đổi ý kiến của những người tham gia đối thoại... (...)
 
12.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Dịch giả trẻ Cao Việt Dũng vậy là một anh tuyên truyền thiên tài! Tư bản đang giãy chết, kinh tế tư bản đang khủng hoảng, nay văn chương tư bản lại lâm nguy, mỗi nước Việt ta ngày càng tấn tới, năm ngoái đã giật cái mề đay Phiu, năm nay tiện tay chộp luôn Nobel văn chương, để lên “đỉnh cao trí tuệ” một thể!... (...)
 
07.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Để tiếp tục hai bài viết mới đây trên Tiền Vệ (I và II), tôi xin gởi tới quí độc giả những nhận xét của tôi về bản dịch bài phỏng vấn Philippe Sollers của ông Cao Việt Dũng, trích trong cuốn của Vincent Kaufmann... (...)
 
06.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... - Chez toi là nhà cậu. Tui đánh máy sai chez toi thành chez moi. - Tui chưa đọc “Ignorance”, tui chỉ góp ý trong giới hạn đoạn văn mà các độc giả khác trích lại. Điều này tui có nói rõ... (...)
 
05.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... - Một, Ông Black Raccoon nói tiểu thuyết L’ignorance của Kundera là “bản tiếng Pháp”. Sao lại nói là “bản tiếng Pháp”! Kundera viết cuốn L’ignorance trực tiếp bằng tiếng Pháp thì phải nói đó là nguyên tác chứ!... (...)
 
04.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chữ Home trong Anh Ngữ vừa có nghĩa là nhà, tổ ấm vừa có nghĩa là quê hương quê nhà. Welcome home là câu chào đón về lại nhà hay hồi hương, tùy theo sự việc sự tình... (...)
 
03.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Để tiếp tục bài viết trên Tiền Vệ mới rồi, tôi xin gởi tới quí độc giả những nhận xét về bản dịch của ông Cao Việt Dũng - bài phỏng vấn Karlheinz Stierle - trích trong cuốn sách của Vincent Kaufmann... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Cuốn L’Ignorance của Milan Kundera, bản tiếng Anh - Ignorance - do Linda Asher dịch... Ở đây Linda Asher chỉ dùng chữ “home” rất gọn rồi sau đó dùng tiếp “my home” cũng trong ngữ cảnh đó. Đọc bản tiếng Anh thì hiểu ngay... (...)
 
02.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Nói tóm lại, tất cả những “luận điểm” đầy ngụy biện và khôi hài mà Nguyễn Thuận đưa ra để bênh vực cho những chỗ sai của Cao Việt Dũng đều hết sức vô dụng, không giúp gì được cho Cao Việt Dũng, mà còn tiếp sức thêm cho nạn “dịch loạn”... (...)
 
02.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Khổ thế, vẫn cái trò «nhìn cây mà không thấy rừng», dịch mà không hiểu mình đang dịch gì, dịch từng từ chứ không dịch cả câu, dịch từng câu chứ không dịch toàn bộ tác phẩm... (...)
 
01.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trước khi phê phán, tôi nghĩ ông Vi Văn Tuyên và Hà Thúc Lang nên chứng tỏ mình trước bằng một bản dịch hoàn chỉnh hơn là bằng vài câu cắt xẻ so với tổng thể văn bản... Nói về Đạo đức A, đạo đức B, đạo đức dịch thuật thì ông Nguyễn Gia Thức nên chứng minh mình là người có phẩm tính dịch thuật trước khi ban bố rộng rãi trước bạn đọc... (...)
 
30.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chứ không lẽ “đạo đức dịch thuật” là thái độ “dịch vội”, đăng bừa để kiếm tiền nhuận bút, bất kể độc giả? Khi có ai vạch ra những chỗ sai của mình thì lại cố tình loay hoay lấp liếm chỉ để củng cố lòng tin của chỉ một nhóm “fan” gồm những kẻ thiếu cả trình độ và tư cách?... (...)
 
29.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Hôm trước, nhân đọc ý kiến của ông Vi Văn Tuyên về cách dịch của anh Cao Việt Dũng, tôi đã bỏ chút thời giờ lên mạng xem thực hư thì rơi phải mấy trang đầu tiên của “Những kẻ thiện tâm” (“Les Bienveillantes”), tiểu thuyết của Jonathan Littell do anh Cao Việt Dũng dịch, nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 2008. Đọc được mấy câu, tôi cũng “tá hỏa”... (...)
 
25.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đọc loạt bài phỏng vấn do ông Cao Việt Dũng dịch, tôi giựt mình dụi mắt hoài... Tìm đọc bản gốc (bằng Pháp văn) để kiểm tra độ chính xác trong bản dịch của ông Cao Việt Dũng, thì tôi tá hỏa. Có thể nói không quá là trang nào cũng đầy lỗi. Nhân đây, xin trình quí vị một số thí dụ thấy được trong hai bài phỏng vấn... (...)
 
19.09.2011
[CHUYỆN DỊCH “GIẢ”] ... Người dịch tác phẩm này ra tiếng Việt hẳn là không biết nghĩa tiếng Anh đã đành, cũng không biết “Windows On The World” là tên một tiệm ăn ở tầng 107 của Tháp Bắc – World Trade Center... Không biết gì ráo, nên dịch “giả” mới dám dịch là... Cửa sổ trên Tháp Đôi. Rùng rợn hơn cả chính biến cố 9.11... (...)
 
07.03.2011
[DỊCH THUẬT] ... Xin quý anh chị tienve.org vui lòng cho chúng tôi “công bố” sản phẩm dưới đây để “quần chúng nhân rân” có cơ hội thưởng lãm nghệ thuật dịch (thơ) của một người bạn mới quen của chúng tôi — “Dịch Giả Google Translate” (http://translate.google.com/#) — qua hai tác phẩm thơ Việt đương đại (một của Lý Đợi và một của Bùi Chát)... (...)
 
06.03.2011
[DỊCH THUẬT & BÁO CHÍ] ... Vietnamnet đã tự ý đổi đầu đề, không đề tên tác giả bài viết. Điều này thể hiện thái độ không tôn trọng nhân vật được nói đến trong bài là bà Thái Thị Liên và tác giả của bài viết, chưa nói tới vi phạm quyền tác giả. Ngoài những từ dùng sai, bản dịch đã dịch sai thậm chí cố tình xuyên tạc nhiều chỗ của bản gốc... (...)
 
01.03.2011
[DỊCH VĂN] ... Ngoài một câu tiếng Việt chính xác, thì từ hôm nay, thay cho 38, chúng ta đã có 39 địa chỉ trên internet có nguyên văn chính xác của bản dịch tiếng Anh cho một câu nói của Milan Kundera... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Nhà văn Đặng Thân nói các bản dịch ra Anh văn đều dùng từ “historical”. Nói thế là không xác đáng, vì ông chưa tra cứu đến nơi. Cái kết quả 2.950 do ông tìm thấy trên internet chỉ là hậu quả tai hại của sự copy đi copy lại của những websites chuyên sưu tầm các “quotes” một cách vô tội vạ. Một nơi chép sai chữ, 2.949 nơi khác cứ cắm đầu chép lại, thành ra 2.950 nơi chép sai đấy thôi... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Xin cảm ơn Xyz đã nhặt sạn cho bài viết Đoàn tầu “thống nhất” (hay là “quân tử dĩ hậu đức tải vật” [1] đăng trên Da Màu của tôi. Các lỗi mà Xyz đã chỉ ra đều xác đáng. Thực trạng chuyện “bếp núc” thì cụ thể thế này... (...)
 
26.02.2011
[DỊCH VĂN] ... Tôi dè chừng câu tiếng Anh là do tác giả tự dịch, nên có sai sót đáng kể, chứ nếu mà ông “làm biếng” hơn một chút, dùng ngay “dịch vụ chùa” Google dịch (http://translate.google.com.vn/#), thì “kết quả (tự động)” đã tốt hơn (cũng đáng kể) ... (...)
 
25.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Dù sao, thật may, chúng ta vẫn còn (dù không nhiều) những người dịch đàng hoàng khác, bằng không, tôi e... (...)
 
24.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Vừa qua người đọc “online” có dịp đọc hai bài thơ “Voyelles” và “Le Bateau Ivre” của Arthur Rimbaud (1854-1891) được ông Huỳnh Phan Anh dịch ra tiếng Việt... Rất tiếc là bản dịch tiếng Việt này không giúp độc giả thấy được tại sao hai bài thơ đó lại nổi tiếng là tuyệt tác cũng như tại sao tác giả của nó lại được ca ngợi là thiên tài thi ca (không chỉ của Pháp mà của cả thế giới)... (...)
 
26.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đến màn cô ca sỹ Mỹ Tâm hát bản nhạc “Bang Bang (My Baby Shot Me Down)” của cặp vợ chồng ca nhạc sĩ người Mỹ lừng danh Cher & Sonny Bono... mà lời Việt do nhạc sỹ Phạm Duy dịch, tôi lại thấy Đài Truyền Hình Việt Nam ghi là “Nhạc Pháp”!... (...)
 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Dịch kiểu gì mà Peter Gray lại biến thành David Hicks, chuyện nhà tù Guantanamo Bay thì biến thành chiến tranh Iraq! Dịch hay là phịa! Cho ông Võ Giang này đi một cặp với Lại Văn Sâm là vừa! “Xanh kiu vé ry mật!”... (...)
 
25.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đặc biệt lạ lùng là trong cả nước không có một bài báo nào thử đứng ở vị trí của Ngô Ngạn Tổ và người nước để xét vấn đề. Là một diễn viên quốc tế được mời phát biểu trong một liên hoan phim quốc tế trước ống kính truyền hình trực tiếp, nhưng toàn bộ những lời phát biểu của Ngô Ngạn Tổ vừa nói ra thì lập tức bị thay thế bằng những lời bịa đặt hoàn toàn khác do ông Lại Văn Sâm công khai tọng vào mồm anh. Nếu Ngô Ngạn Tổ và người nước ngoài biết được điều này, họ sẽ suy nghĩ thế nào về đất nước và con người Việt Nam? ... (...)
 
24.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Triệu chứng thiếu lòng tự trọng, xem thường công chúng, sẵn sàng loè bịp công chúng bất cứ giá nào, đang có nguy cơ lan rộng trong đời sống văn hóa của người Việt nam hôm nay. Từ bản thân một ông Chủ tịch nước cho đến một cô ca sĩ nghiệp dư, từ một ông MC văn nghệ cho tới giới “học giả”, triệu chứng này đang liên tục biểu hiện ra đến mức thậm lố bịch... (...)
 
24.10.2010
... Hiện nay tình trạng dịch và giới thiệu mảng thơ của nền văn học cổ đã cho thấy nhiều bất cập. Nhiều dịch giả dịch mảng thơ này bản thân không phải là nhà thơ, thiếu những kiến thức nhất định về văn học, thậm chí chưa nắm vững ý nghĩa trong văn bản ngôn ngữ nguồn và xuệch xoạc với ngôn ngữ đích... (...)
 
12.09.2010
... Nhưng điều kỳ lạ hơn hết là dịch giả không hiểu chút gì trong nội dung bài thơ Đường luật “tám câu năm vần” rất nổi tiếng này của bà Huyện Thanh Quan. Dịch và giới thiệu ra văn học thế giới một tác phẩm của cổ nhân mà người dịch không có chút hiểu biết mảy may nào cả về hình thức lẫn nội dung của nó là một chuyện thật hiếm có... (...)
 
08.10.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Sự kiện “Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long” khai mạc vào ngày 1/10/2010 (nhằm ngày quốc khách nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc) và kết thúc vào ngày 10/10/2010 (nhằm ngày quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên và nước Trung Hoa Dân Quốc) là một chuỗi vô số những trò nhếch nhác rất ư là hoàng tráng. Đã có quá nhiều người nói về những trò này trong những ngày qua. Hôm nay, gần đến ngày cao trào của “đại lễ”, tôi vào xem internet thì tình cờ phát hiện một sản phẩm văn hóa cực kỳ ngu xuẩn, điên rồ, nhưng rất ư mang “tính quốc tế”. Vậy nên tôi xin tường thuật lại ở đây cho mọi người cùng thưởng lãm... (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021