tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Ông Cao Việt Dũng có một trình độ tiếng Việt thảm hại   [đối thoại]

 

(Góp ý với công ty sách Nhã Nam)

 

Đọc loạt bài của ông Hà Thúc Lang, không thể không công nhận ông Cao Việt Dũng là một chú Tễu trong ngành dịch thuật. “Photos” thì tếu táo thành “euros”, “hú họa” thì tếu táo thành “trong niềm sung sướng nhỏ mọn”, “dương vật” thì tếu táo thành “thân hoa”, “cọ vẽ” thì tếu táo thành “bàn chải”, “bến thuyền” thì tếu táo thành “bồn nước”, “cây trúc đào” thì tếu táo thành “nguyệt quế-hoa hồng”, “Thư viện Quốc gia François Mitterrand” thì tếu táo thành “cái Thư Viện Rất Lớn”, “tầng áp mái” thì tếu táo thành “cái vựa”, không rõ vựa lúa hay vựa ngô? Các bác đang ở Ba Lê làm ơn cho biết dân Pà-ri-diêng làm ruộng ở quảng trường Con Cóc hay chân Khải Hoàn Môn?

Đọc bài của bà Trần Thị Mỹ Lệ càng thêm tin vào tài hài hước của chú Tễu họ Cao. “Bố em chết cách đây một tuần”, nàng nói. Ung thu tử cung”! Cái này mà trình ra thế giới, đặt cho một cái tên hoành tráng kiểu “Ung thư cổ tử cung ở nam giới - một phát hiện độc nhất vô nhị”, thì chú Tễu họ Cao không biết chừng đoạt giải Nobel y học năm nay!

Đọc chú Tễu họ Cao mắng người góp ý với mình: “Nhưng trong những gì nhà báo Thu Hồng nói cũng có chút nhầm lẫn (ngoài nhầm lẫn nho nhỏ khi viết “cour miễn phí”: đúng phải là “cours miễn phí”)”, ai cũng phải phục tài Tễu ta u ơ vậy nhưng tráo trở ra trò: hàng ngàn lỗi trong Bản đồ và vùng đất mà Nhã Nam đang rao bán, chú lờ tít, vì chú còn bận dạy dỗ Pháp văn cho bà Thu Hồng!

Nhưng phải đọc vào chính bản dịch “Bản đồ và vùng đất” mới thấy hết cái tài của chú Tễu họ Cao. Bảo đảm cười mệt nghỉ. Ấm ớ, tù mù, ngu ngu mà lại tỏ vẻ nghiêm trọng hàn lâm, có lẽ thế gian này chú diễn chuẩn nhất. Mời bà con thưởng thức. Chú ý phải đọc kỹ từng từ thì cười mới sướng!

 

Thí dụ 1:

“nghệ sĩ - một người còn rất trẻ - tách mình ra, ngay từ tác phẩm mở đầu anh ta dùng để dẫn chúng ta bước vào thế giới của mình, khỏi viễn tưởng tự nhiên chủ nghĩa và tân thế tục thông qua đó những người đồng thời với chúng ta miệt mài đi tìm lại hình ảnh của Người Vắng Mặt” (trang 90)

 

Thí dụ 2:

“Bên dưới dáng điệu người ngạt mũi kinh niên của cô, người phụ nữ trẻ tuổi này là một nữ chiến binh, một chuyên gia các hoạt động du kích: điều khiến người cô rung bần bật là khởi động chiến dịch, mang về bài báo lớn đầu tiên; sau đó, khi mọi sự đã bắt đầu tự xoay chuyển lấy, thì cô rơi trở lại về trạng thái lãnh đạm theo dạng buồn nôn của mình” (trang 95)

 

Thí dụ 3:

“Sự tương phản thật mạnh: trong khi bức ảnh vệ tinh chỉ để xuất hiện một thứ nước xúp màu xanh ít nhiều giống hệt nhau xen kẽ những vệt xanh dương mơ hồ, thì tấm bản đồ phát triển một mạng lưới rất hấp dẫn những đường tỉnh lộ, những con đường đẹp như tranh, các điểm nhìn, những khu rừng, hồ và đồi núi” (trang 88)

 

Thí dụ 4:

“Anh còn nhớ rất rõ cái ngày anh quyết định mua căn hộ, chín năm về trước ; anh nhìn thấy lại cái tay môi giới bất động sản, tròn vo và đầy vẻ thỏa mãn, mặc dù tán tụng ánh sáng tuyệt vời, không che giấu là sẽ cần làm một số “chỉnh lý”. Khi ấy anh đã tự nhủ cái tay này hiển nhiên phải là môi giới bất động sản, hoặc bác sĩ phụ khoa” (trang 17)

 

Thí dụ 5:

“… Tôi vẫn luôn luôn tin tưởng!” ông kêu lên, cái đó, theo Olga, đã cảnh báo cho Jed trước cuộc gặp, là ở mức độ cực thiểu về quá lời” (trang 98)

 

Thí dụ 6:

“Gần như mọi bức tranh của Jed Martin, các sử gia nghệ thuật sẽ phải ghi nhận, đều trình bày những người đàn ông hoặc phụ nữ đang thực hiện công việc của mình trong một tinh thần thiện ý , nhưng cái hiện lên ở đó là một lòng tự nguyện vừa phải, nơi sự quy thuận trước các mệnh lệnh nghề nghiệp sẽ đảm bảo cho bạn để được đổi lại, theo những tỷ lệ khác nhau , một sự pha trộn của thỏa mãn về tài chính và sự hài lòng của lòng tự trọng” (trang 109).

 

Thí dụ 7:

“- Tôi đã nói chuyện rất lâu với cô Sheremoyova, với cô ấy, tôi nghĩ… (ông lại tìm từ, đây chính là điều bất tiện với những cựu sinh viên trường Bách Khoa, họ đã trở nên không cao bằng các cựu sinh viên ENA trên thị trường tuyển dụng, nhưng họ bỏ nhiều thời gian để tìm từ hơn…” (trang 99).

 

Thí dụ 8:

“Qua cuốn sách, nước Pháp hiện lên như một đất nước thần tiên, một tấm khảm những mảnh đất tuyệt vời chi chít lâu đài và danh thự, có sự đa dạng gây choáng váng nhưng là nơi, khắp nơi, sống rất dễ chịu” (trang 102).

 

Thí dụ 9:

Các món liên quan đến thịt lợn và các món pho mát giữ được các giá trị chắc chắn, nhưng đặc biệt là các món xoay quanh những loài thú vật kỳ quái, hàm ý không chỉ Pháp mà còn theo vùng, chẳng hạn như bồ câu rừng, ốc sên hay cá mút đá, đạt tới những thành tích xuất chúng” (trang 105).

 

Thí dụ 10:

“… đúng là người ta thấy một gã mơ hồ có dáng vẻ một guru lăng xăng trong bếp, trước lúc xong xuôi món ‘giao hưởng các loại rau và mùa màng’ thậm chí gã còn thân chinh đến mời bạn một điếu xì gà của đam mê của mình” (trang 111)

 

Thí dụ 11:

“Lúc họ sắp đến đoạn giao lộ Melun-Trung tâm, anh hiểu ra là mình đã trải qua, trong cái tuần này, một quãng ngoặc đơn yên bình.” (trang 65)

 

Thí dụ 12:

“Liên tục gật đầu trước những lời lẽ của cô cựu diễn viên hạng nặng, Beigbeder nhiều lần liếc nhìn Jed như thể để ra lệnh cho anh không được tan biến vào đám đông, ngày càng dày đặc hơn theo tỷ lệ thuận với tốc độ biến mất của những cái bánh ngọt nhỏ.” (trang 80)

 

Thí dụ 13:

“Rất gầy guộc, tác giả Cứu với xin lỗi thời ấy mang một bộ râu lởm chởm, chắc hẳn là với ý đồ làm mình giống với một nhân vật chính trong tiểu thuyết Nga.” (trang 80)

 

Thí dụ 14:

“Beigbeder quan tâm đến anh, anh ta muốn biết nhiều hơn về anh, bản thân việc này đã là lạ lắm rồi, Beigbeder là một trong các people được chiều chuộng nhất Paris và hẳn ở đây người ta đã bắt đầu ngạc nhiên rồi, có khả năng rút ra được kết luận riêng , hướng ánh mắt nhìn về phía họ.” (trang 81)

 

Thí dụ 15:

“Họ gặp nhau trong phòng làm việc của Olga và thật là khó nghĩ khi nhìn thấy ở bên cạnh nhau cái sinh thể chói lòa ấy, với những hình dạng đáng thèm muốn đến mức vô biên , và cái mẩu đàn bà tội nghiệp kia, mang cái âm đạo chưa được khai phá (trang 85)

 

Thí dụ 16:

Nhưng báo viết với anh như thể là một sự sống thừa kỳ quặc, có khả năng sắp bị kết án” (trang 86)

 

Thí dụ 17:

“Nhưng không hẳn là sửa chữa đúng nghĩa đâu mà đúng hơn đó là một sự vụ thao tác vụn vặt, chắc phải mất vài tháng, thậm chí vài năm nếu mọi chuyện thuận lợi” (trang 17)

 

Thí dụ 18:

“Ở giữa tỉnh Cantal pha trộn chất miền Nam, nơi truyền thống ăn vần với ưa sống và tự do ăn vần với tôn trọng…” (trang 104).

 

Kết luận: Theo dõi vụ chú Tễu họ Cao, cá nhân tôi ngạc nhiên là sự việc nghiêm trọng kéo dài gần tháng trời như vậy mà những người chịu trách nhiệm xuất bản bây giờ mới buồn lên tiếng. Trong suốt thời gian đó, bao nhiêu độc giả đã bị lừa, mất tiền mất thời gian vào một cuốn sách dịch dỏm? Tôi có ý kiến như sau:

1. Đây không phải là lần đầu tiên ông Cao Việt Dũng dịch và cũng không phải là lần đầu tiên Nhã Nam xuất bản dịch phẩm của ông Cao Việt Dũng. Lần giở ra thì hay hai bên đã hợp tác với nhau hàng chục lần. Vì vậy, nhân dịp này, Nhã Nam nên tiến hành kiểm tra chất lượng tất cả các dịch phẩm do ông Cao Việt Dũng thực hiện và sau đó, có lời công khai càng sớm càng tốt. Trong trường hợp dịch sai nghiệm trọng thì cũng nên tính đến việc đền bù những độc giả đã mua sách.

2. Những lỗi dịch của ông Cao Việt Dũng mà ông Hà Thúc Lang chỉ ra, theo thiển ý của một người có trình độ Pháp văn nhất định như tôi, nhìn chung là xác đáng. Tuy nhiên, tôi cho rằng, Bản đồ và vùng đất không chỉ có vấn đề dịch thuật mà còn có cả vấn đề Việt văn. Dịch tức là tìm cái tương đương trong ngôn ngữ khác. Một dịch giả kém Việt văn không thể dịch một nhà văn (đây lại là một nhà văn lớn) ra tiếng Việt. Những thí dụ tôi đưa ra ở trên chứng tỏ rằng ông Cao Việt Dũng có một trình độ tiếng Việt thảm hại. Thế nên tôi đề nghị, cùng lúc với việc xem xét các lỗi dịch, Nhã Nam nên chỉnh sửa tỉ mỉ phần Việt văn.

3. Tập hợp những dịch phẩm của ông Cao Việt Dũng thành một tủ sách riêng, gọi là Sách Tễu, coi như bảo tàng trưng bày một quá khứ dịch thuật lầm lạc của Nhã Nam, để làm gương cho các dịch giả khác.

 

 

------------------

Bài liên quan:

22.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tờ Thanh Niên ngày 21/03/2012 có bài báo rất ngắn “Sách, thương hiệu và uy tín” của Nguyễn Hữu Hồng Minh, viết về vụ nxb Nhã Nam thu hồi bản dịch của Cao Việt Dũng. Bài báo chỉ có một nhúm chữ mà đã chứa một loạt những chi tiết sai be bét... (...)
 
19.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Với tinh thần cầu thị và ý thức về trách nhiệm của mình đối với cuốn sách do mình xuất bản, Ban Giám đốc Nhã Nam quyết định dừng việc phát hành cuốn sách kể từ ngày 15/3/2012 để tiến hành kiểm định chất lượng bản dịch một cách toàn bộ. Nhã Nam đã gửi thư cảm ơn tới trang Tiền Vệ, mục Đối thoại, tác giả Hà Thúc Lang về những góp ý đó, và chân thành nhận lỗi với độc giả... (...)
 
17.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Một nhóm đưa ra ý kiến nghiêm túc, yêu cầu ông Cao Việt Dũng thành thật tiếp thu lời phê bình của ông Hà Thúc Lang. Một nhóm hăng hái đứng về phía ông Cao Việt Dũng, biến những bài phê bình mang tính học thuật của ông Hà Thúc Lang thành ra những lời đả kích cá nhân bên ngoài phạm vi học thuật, rồi xúi giục ông Cao Việt Dũng bất chấp những lời phê bình của ông Hà Thúc Lang... (...)
 
16.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Từ phần này trở đi, tôi sẽ lần lượt đưa ra các lỗi dịch cụ thể của Cao Việt Dũng... Trước hết, tôi xin nhấn mạnh ý kiến đã nêu ra trong những bài «Nhận xét về bản dịch truyện ngắn ‘Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu’ (M.Kundera) của Cao Việt Dũng» : trong dịch thuật, không nên có khái niệm “lỗi sai ít” và “lỗi sai nhiều”. Đã sai là sai, nhất là với những nhà văn như Kundera hay Houellebecq, mỗi từ viết ra đều có dụng ý... (...)
 
11.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Lần đầu tiên trong sự nghiệp văn chương của mình, Houellebecq dám đề cập và phân tích cặn kẽ mối quan hệ không hề đơn giản giữa nghệ sĩ và sáng tác, giữa nghệ thuật và xã hội, thông qua nhân vật chính Jed Martin với hai niềm say mê lớn - hội họa và nhiếp ảnh. Để dịch Bản đồ và vùng đất, vì lẽ đó, không thể không trang bị một số từ vựng và kiến thức nhất định về hai lĩnh vực này. Đáng tiếc, anh Cao Việt Dũng đã không trang bị gì cả... (...)
 
07.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ngoài hạn chế về trình độ Pháp văn và lười động não, còn một nguyên nhân nữa dẫn đến những lỗi dịch của Cao Việt Dũng trong đó là sự thiếu hiểu biết của dịch giả về hiện thực Pháp... (...)
 
01.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong phần I, tôi đã nêu hạn chế về Pháp văn là nguyên nhân chính dẫn tới những lỗi dịch sai của Cao Việt Dũng trong tiểu thuyết Bản đồ và vùng đất. Trong phần này, tôi sẽ phân tích thêm một nguyên nhân nữa, đó là: lười suy nghĩ, được thể hiện qua những lỗi dịch hết sức ngớ ngẩn... (...)
 
27.02.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong dịch thuật, người ta có thể đôi khi sơ suất, nhưng dịch sai ở một tần suất chóng mặt và sai ngay từ câu đầu tiên của tác phẩm như trường hợp Cao Việt Dũng thì quả là hiếm... (...)
 
22.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... 70 lỗi dịch trong một truyện ngắn là hậu quả tất yếu của một phong cách làm việc cẩu thả và một trình độ chuyên môn quá hạn chế. Không thể tưởng tượng nổi dịch giả tiếng Pháp chuyên nghiệp mà dịch từng chữ rời rạc như học trò phổ thông, không nắm được những qui luật ngữ pháp thông dụng, những kiến thức văn hóa tối thiểu... (...)
 
20.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi tiếp tục nhận xét về bản dịch của Cao Việt Dũng (xem phần I và phần II). Vì vậy, trong phần III này, các trích đoạn sẽ được đánh số từ 16 đến 30... (...)
 
18.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi tiếp tục nhận xét về bản dịch của Cao Việt Dũng (xem phần I). Vì vậy, trong phần II này, các trích đoạn sẽ được đánh số từ 2 đến 15... (...)
 
16.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ông viết: «ý kiến của Vi Văn Tuyên có nhiều chỗ sai, không hợp lý... có thể gây ảnh hưởng đến uy tín cá nhân của người khác». Xin hỏi: ý kiến của tôi sai và không hợp lý ở những chỗ nào? Tôi có vu khống ông không? Những vấn đề tôi nêu ra, đều có dẫn chứng cụ thể... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Về vấn đề dịch tiểu thuyết «Vô tri», tôi sẽ quay lại vào một dịp khác. Hôm nay, xin gửi tới Tiền Vệ những nhận xét về dịch thuật truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (nguyên tác «La pomme d’or de l’éternel desir») của Milan Kundera do anh Cao Việt Dũng dịch và xuất bản... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đến giờ thì mình thấy, lời “phỏng đoán” của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường rằng “Chí Phèo & Thị Nở cũng có thể là mỗi chúng ta”, càng ngày càng... đúng! Hehe, nhưng trước khi chứng minh lời “phỏng đoán” của bác Thường là càng ngày càng đúng, mình muốn đi... vòng sang vài câu chuyện khác một chút, nhá, ngắn thôi mà!... (...)
 
15.12.2011
[THƯ TOÀ SOẠN] ... Tiền Vệ không biên tập những bài đối thoại, không chịu trách nhiệm về ý kiến của những người đối thoại, và chỉ từ chối đăng những bài xúc phạm đến đời tư của người khác. Tiền Vệ đòi hỏi và tôn trọng tinh thần tự chịu trách nhiệm của những người tham gia đối thoại, và do đó, Tiền Vệ không cần, và không thể, sử dụng các chuyên gia để biên tập hay sửa đổi ý kiến của những người tham gia đối thoại... (...)
 
12.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Dịch giả trẻ Cao Việt Dũng vậy là một anh tuyên truyền thiên tài! Tư bản đang giãy chết, kinh tế tư bản đang khủng hoảng, nay văn chương tư bản lại lâm nguy, mỗi nước Việt ta ngày càng tấn tới, năm ngoái đã giật cái mề đay Phiu, năm nay tiện tay chộp luôn Nobel văn chương, để lên “đỉnh cao trí tuệ” một thể!... (...)
 
07.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Để tiếp tục hai bài viết mới đây trên Tiền Vệ (I và II), tôi xin gởi tới quí độc giả những nhận xét của tôi về bản dịch bài phỏng vấn Philippe Sollers của ông Cao Việt Dũng, trích trong cuốn của Vincent Kaufmann... (...)
 
06.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... - Chez toi là nhà cậu. Tui đánh máy sai chez toi thành chez moi. - Tui chưa đọc “Ignorance”, tui chỉ góp ý trong giới hạn đoạn văn mà các độc giả khác trích lại. Điều này tui có nói rõ... (...)
 
05.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... - Một, Ông Black Raccoon nói tiểu thuyết L’ignorance của Kundera là “bản tiếng Pháp”. Sao lại nói là “bản tiếng Pháp”! Kundera viết cuốn L’ignorance trực tiếp bằng tiếng Pháp thì phải nói đó là nguyên tác chứ!... (...)
 
04.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chữ Home trong Anh Ngữ vừa có nghĩa là nhà, tổ ấm vừa có nghĩa là quê hương quê nhà. Welcome home là câu chào đón về lại nhà hay hồi hương, tùy theo sự việc sự tình... (...)
 
03.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Để tiếp tục bài viết trên Tiền Vệ mới rồi, tôi xin gởi tới quí độc giả những nhận xét về bản dịch của ông Cao Việt Dũng - bài phỏng vấn Karlheinz Stierle - trích trong cuốn sách của Vincent Kaufmann... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Cuốn L’Ignorance của Milan Kundera, bản tiếng Anh - Ignorance - do Linda Asher dịch... Ở đây Linda Asher chỉ dùng chữ “home” rất gọn rồi sau đó dùng tiếp “my home” cũng trong ngữ cảnh đó. Đọc bản tiếng Anh thì hiểu ngay... (...)
 
02.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Nói tóm lại, tất cả những “luận điểm” đầy ngụy biện và khôi hài mà Nguyễn Thuận đưa ra để bênh vực cho những chỗ sai của Cao Việt Dũng đều hết sức vô dụng, không giúp gì được cho Cao Việt Dũng, mà còn tiếp sức thêm cho nạn “dịch loạn”... (...)
 
02.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Khổ thế, vẫn cái trò «nhìn cây mà không thấy rừng», dịch mà không hiểu mình đang dịch gì, dịch từng từ chứ không dịch cả câu, dịch từng câu chứ không dịch toàn bộ tác phẩm... (...)
 
01.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trước khi phê phán, tôi nghĩ ông Vi Văn Tuyên và Hà Thúc Lang nên chứng tỏ mình trước bằng một bản dịch hoàn chỉnh hơn là bằng vài câu cắt xẻ so với tổng thể văn bản... Nói về Đạo đức A, đạo đức B, đạo đức dịch thuật thì ông Nguyễn Gia Thức nên chứng minh mình là người có phẩm tính dịch thuật trước khi ban bố rộng rãi trước bạn đọc... (...)
 
30.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chứ không lẽ “đạo đức dịch thuật” là thái độ “dịch vội”, đăng bừa để kiếm tiền nhuận bút, bất kể độc giả? Khi có ai vạch ra những chỗ sai của mình thì lại cố tình loay hoay lấp liếm chỉ để củng cố lòng tin của chỉ một nhóm “fan” gồm những kẻ thiếu cả trình độ và tư cách?... (...)
 
29.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Hôm trước, nhân đọc ý kiến của ông Vi Văn Tuyên về cách dịch của anh Cao Việt Dũng, tôi đã bỏ chút thời giờ lên mạng xem thực hư thì rơi phải mấy trang đầu tiên của “Những kẻ thiện tâm” (“Les Bienveillantes”), tiểu thuyết của Jonathan Littell do anh Cao Việt Dũng dịch, nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 2008. Đọc được mấy câu, tôi cũng “tá hỏa”... (...)
 
25.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đọc loạt bài phỏng vấn do ông Cao Việt Dũng dịch, tôi giựt mình dụi mắt hoài... Tìm đọc bản gốc (bằng Pháp văn) để kiểm tra độ chính xác trong bản dịch của ông Cao Việt Dũng, thì tôi tá hỏa. Có thể nói không quá là trang nào cũng đầy lỗi. Nhân đây, xin trình quí vị một số thí dụ thấy được trong hai bài phỏng vấn... (...)
 
19.09.2011
[CHUYỆN DỊCH “GIẢ”] ... Người dịch tác phẩm này ra tiếng Việt hẳn là không biết nghĩa tiếng Anh đã đành, cũng không biết “Windows On The World” là tên một tiệm ăn ở tầng 107 của Tháp Bắc – World Trade Center... Không biết gì ráo, nên dịch “giả” mới dám dịch là... Cửa sổ trên Tháp Đôi. Rùng rợn hơn cả chính biến cố 9.11... (...)
 
07.03.2011
[DỊCH THUẬT] ... Xin quý anh chị tienve.org vui lòng cho chúng tôi “công bố” sản phẩm dưới đây để “quần chúng nhân rân” có cơ hội thưởng lãm nghệ thuật dịch (thơ) của một người bạn mới quen của chúng tôi — “Dịch Giả Google Translate” (http://translate.google.com/#) — qua hai tác phẩm thơ Việt đương đại (một của Lý Đợi và một của Bùi Chát)... (...)
 
06.03.2011
[DỊCH THUẬT & BÁO CHÍ] ... Vietnamnet đã tự ý đổi đầu đề, không đề tên tác giả bài viết. Điều này thể hiện thái độ không tôn trọng nhân vật được nói đến trong bài là bà Thái Thị Liên và tác giả của bài viết, chưa nói tới vi phạm quyền tác giả. Ngoài những từ dùng sai, bản dịch đã dịch sai thậm chí cố tình xuyên tạc nhiều chỗ của bản gốc... (...)
 
01.03.2011
[DỊCH VĂN] ... Ngoài một câu tiếng Việt chính xác, thì từ hôm nay, thay cho 38, chúng ta đã có 39 địa chỉ trên internet có nguyên văn chính xác của bản dịch tiếng Anh cho một câu nói của Milan Kundera... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Nhà văn Đặng Thân nói các bản dịch ra Anh văn đều dùng từ “historical”. Nói thế là không xác đáng, vì ông chưa tra cứu đến nơi. Cái kết quả 2.950 do ông tìm thấy trên internet chỉ là hậu quả tai hại của sự copy đi copy lại của những websites chuyên sưu tầm các “quotes” một cách vô tội vạ. Một nơi chép sai chữ, 2.949 nơi khác cứ cắm đầu chép lại, thành ra 2.950 nơi chép sai đấy thôi... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Xin cảm ơn Xyz đã nhặt sạn cho bài viết Đoàn tầu “thống nhất” (hay là “quân tử dĩ hậu đức tải vật” [1] đăng trên Da Màu của tôi. Các lỗi mà Xyz đã chỉ ra đều xác đáng. Thực trạng chuyện “bếp núc” thì cụ thể thế này... (...)
 
26.02.2011
[DỊCH VĂN] ... Tôi dè chừng câu tiếng Anh là do tác giả tự dịch, nên có sai sót đáng kể, chứ nếu mà ông “làm biếng” hơn một chút, dùng ngay “dịch vụ chùa” Google dịch (http://translate.google.com.vn/#), thì “kết quả (tự động)” đã tốt hơn (cũng đáng kể) ... (...)
 
25.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Dù sao, thật may, chúng ta vẫn còn (dù không nhiều) những người dịch đàng hoàng khác, bằng không, tôi e... (...)
 
24.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Vừa qua người đọc “online” có dịp đọc hai bài thơ “Voyelles” và “Le Bateau Ivre” của Arthur Rimbaud (1854-1891) được ông Huỳnh Phan Anh dịch ra tiếng Việt... Rất tiếc là bản dịch tiếng Việt này không giúp độc giả thấy được tại sao hai bài thơ đó lại nổi tiếng là tuyệt tác cũng như tại sao tác giả của nó lại được ca ngợi là thiên tài thi ca (không chỉ của Pháp mà của cả thế giới)... (...)
 
26.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đến màn cô ca sỹ Mỹ Tâm hát bản nhạc “Bang Bang (My Baby Shot Me Down)” của cặp vợ chồng ca nhạc sĩ người Mỹ lừng danh Cher & Sonny Bono... mà lời Việt do nhạc sỹ Phạm Duy dịch, tôi lại thấy Đài Truyền Hình Việt Nam ghi là “Nhạc Pháp”!... (...)
 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Dịch kiểu gì mà Peter Gray lại biến thành David Hicks, chuyện nhà tù Guantanamo Bay thì biến thành chiến tranh Iraq! Dịch hay là phịa! Cho ông Võ Giang này đi một cặp với Lại Văn Sâm là vừa! “Xanh kiu vé ry mật!”... (...)
 
25.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đặc biệt lạ lùng là trong cả nước không có một bài báo nào thử đứng ở vị trí của Ngô Ngạn Tổ và người nước để xét vấn đề. Là một diễn viên quốc tế được mời phát biểu trong một liên hoan phim quốc tế trước ống kính truyền hình trực tiếp, nhưng toàn bộ những lời phát biểu của Ngô Ngạn Tổ vừa nói ra thì lập tức bị thay thế bằng những lời bịa đặt hoàn toàn khác do ông Lại Văn Sâm công khai tọng vào mồm anh. Nếu Ngô Ngạn Tổ và người nước ngoài biết được điều này, họ sẽ suy nghĩ thế nào về đất nước và con người Việt Nam? ... (...)
 
24.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Triệu chứng thiếu lòng tự trọng, xem thường công chúng, sẵn sàng loè bịp công chúng bất cứ giá nào, đang có nguy cơ lan rộng trong đời sống văn hóa của người Việt nam hôm nay. Từ bản thân một ông Chủ tịch nước cho đến một cô ca sĩ nghiệp dư, từ một ông MC văn nghệ cho tới giới “học giả”, triệu chứng này đang liên tục biểu hiện ra đến mức thậm lố bịch... (...)
 
24.10.2010
... Hiện nay tình trạng dịch và giới thiệu mảng thơ của nền văn học cổ đã cho thấy nhiều bất cập. Nhiều dịch giả dịch mảng thơ này bản thân không phải là nhà thơ, thiếu những kiến thức nhất định về văn học, thậm chí chưa nắm vững ý nghĩa trong văn bản ngôn ngữ nguồn và xuệch xoạc với ngôn ngữ đích... (...)
 
12.09.2010
... Nhưng điều kỳ lạ hơn hết là dịch giả không hiểu chút gì trong nội dung bài thơ Đường luật “tám câu năm vần” rất nổi tiếng này của bà Huyện Thanh Quan. Dịch và giới thiệu ra văn học thế giới một tác phẩm của cổ nhân mà người dịch không có chút hiểu biết mảy may nào cả về hình thức lẫn nội dung của nó là một chuyện thật hiếm có... (...)
 
08.10.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Sự kiện “Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long” khai mạc vào ngày 1/10/2010 (nhằm ngày quốc khách nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc) và kết thúc vào ngày 10/10/2010 (nhằm ngày quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên và nước Trung Hoa Dân Quốc) là một chuỗi vô số những trò nhếch nhác rất ư là hoàng tráng. Đã có quá nhiều người nói về những trò này trong những ngày qua. Hôm nay, gần đến ngày cao trào của “đại lễ”, tôi vào xem internet thì tình cờ phát hiện một sản phẩm văn hóa cực kỳ ngu xuẩn, điên rồ, nhưng rất ư mang “tính quốc tế”. Vậy nên tôi xin tường thuật lại ở đây cho mọi người cùng thưởng lãm... (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021