|
Đôi dòng với anh Đinh Bá Anh
[đối thoại]
|
![]() |
Anh Đinh Bá Anh mến, Trước tiên tôi gởi lời cám ơn về những góp ý của anh. Tôi không phải là người-chữ-nghĩa (chữ này tôi mới học được từ những bài viết mới đây của anh Cao Việt Dũng Như đã nói, tôi không phải là dân chuyên về ngôn ngữ, mà đã học một ngành khô khan hơn nhiều. Trước đây vài năm, tôi có thử dịch dăm bài viết có tính thời sự (mà thực ra cũng chẳng đáng để anh nhắc đến với những lời ưu ái như vậy) cũng là do một người-chữ-nghĩa... chữ-nghĩa-đầy-người Hôm vừa rồi, đọc bản dịch bài thơ GG của anh Đinh Phương, tự nhiên ngứa mồm phát biểu ý kiến, và nó dẫn đến việc hôm nay tôi ngồi “đối thoại” với anh, người mà tôi chỉ biết qua “eVăn bộ cũ” và một số truyện ngắn, bản dịch. Bây giờ báo chí trong nước (lại) đang xôn xao về chuyện “dịch loạn”, có người bảo chuyện này cũng chỉ là một sản phẩm “tất nhiên” của cái xã hội chụp giật đạo đức suy đồi nước Việt đầu thế kỷ 21. Có thể nói thế là (do giận mà) nói quá, nhưng quả thật những chuyện làm ăn cẩu thả này đã không góp phần làm đẹp hơn bộ mặt của những người làm văn hóa trong cái quang cảnh đầy bát nháo của đất nước. Bát nháo, suy đồi và bất công trên nhiều mặt: thầy hiếp trò, trò đánh thầy, vợ thiêu chồng, đại gia khoe xe, chân dài khoe “của”, quan tham cướp đất, lạm phát làm cho dân nghèo tơi tả, đại biểu quốc hội khai man, tham nhũng như rươi, bằng cấp giả, công an đánh chết dân lành, tù “cải tạo” không xét xử, ngồi tù nhiều năm chỉ vì những phát biểu và đòi hỏi bất bạo động... Nhưng thôi, tôi lại lạc đề mất rồi, và chức năng của Tiền Vệ... hình như cũng hơi khác với trang... “Dân Làm Báo”ϑ. Điều tôi muốn nói với anh – và không biết có được anh chia sẻ - là bất kể những bi quan về dịch thuật mà báo chí nêu ra, hình như vẫn còn nhiều dịch giả làm việc âm thầm và đầy trách nhiệm, dù chẳng được đền bù tương xứng về mặt vật chất. Riêng về cái mảng tiếng Đức, không biết tôi có nhìn nhầm hay không (vì do không sống trong nước), tôi có cảm tưởng đây là một ngoại lệ may mắn. Ngoài những cái tên của thế hệ trước như Trần Đương, Quang Chiến, những dịch giả tiếng Đức sau này mà tôi có đọc qua như: Bùi Văn Nam Sơn, Phạm Thị Hoài, Lê Kim (Lê Chu Cầu), Lê Quang, Trương Hồng Quang, Đinh Bá Anh, Nguyễn Tường Bách... đều cho ra những sản phẩm tốt, người đọc có thể nhận ra tính nghiêm túc trong việc dịch thuật của họ, dù đấy chỉ là một cuốn sách dịch cho các đấng nhi đồng (như của Lê Kim) hay là những tác phẩm kinh điển của các triết gia (chủ yếu do Bùi Văn Nam Sơn dịch, mà mấy cuốn sách dịch của ông này thì ta không nên nằm mà đọc, không phải vì sợ thất kính với Kant, Hegel... mà vì sách của ông cuốn nào cũng nặng cả mấy cân, lỡ thiếp ngủ chúng rơi xuống đầu thì chắc phải kêu xe cấp cứu ϑ). Có thể nói các tác phẩm dịch của Bùi Văn Nam Sơn là những tác phẩm “để đời”, và tôi nghĩ cung cách làm việc cũng như tinh thần trách nhiệm của ông là một tấm gương tốt để các dịch giả trẻ noi theo... Thì trong trong cái quang cảnh chung u ám, ta phải tự tìm ra những tia sáng (dù còn yếu ớt) để còn yêu đời mà sống vậy. Chỉ muốn viết vài dòng cám ơn cho cái góp ý. Rốt cuộc, lại lan man ra mấy chuyện “thời sự”. Chúc anh luôn mạnh khỏe. Trần Kh.
P.S. Viết trả lời anh xong, vào trang Ba Sàm thì đọc được cái tin liên quan đến ông Bùi Văn Nam Sơn mà tôi vừa mới nhắc ở trên:
Cũng là một chuyện “thời sự”, anh vào đọc để biết thêm một chuyện hài hước của cái chế độ ưu việt này.
Trần Kh.
----------------- Bài liên quan:
18.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Lâu nay tôi là người rất thích đọc các bản dịch sáng sủa mẫu mực của anh. Nhìn chung tôi thấy bản dịch bài thơ G.G. của anh là chính xác, bởi vậy chỉ xin có một góp ý nhỏ:.. (...)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đọc bài phản hồi của anh Đinh Phương, tôi cứ đắn đo không biết có nên “phát biểu” tiếp nữa hay không. Đơn giản vì tôi ngại phải tranh luận với anh về kiến thức ngôn ngữ Đức trước đông đảo độc giả của Tiền Vệ... Nhưng nghĩ lại, tôi nhủ mình vẫn nên tiếp tục “đối thoại” với anh Đinh Phương chứ không lại bị hiểu lầm... (...)
17.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Từng câu từng chữ thì khác. Trọn bài lại khác. Theo tui, mỗi bài có cái “hơi” riêng. Bài dịch của Đinh Phương gần Đức hơn (có lẽ). Bài của Trần Kh. nghe Việt hơn.... (...)
16.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Mục đích của tôi trong bài đối thoại này là phản biện lại lời tựa của anh Trần Kh. cho rằng bài dịch của tôi đánh đố người đọc và “hơi ...ép cụ Grass”. (Ở đây tôi hiểu là “nhét chữ vào mồm cụ Grass”)... (...)
14.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đọc bài thơ của Günter Grass được dịch bởi Đinh Phương vừa mới đăng trên Tiền Vệ, tôi thấy có nhiều chỗ không chính xác và (vì thế) khó hiểu, nếu không nói là dịch kiểu này thì quả là đánh đố người đọc và hơi... ép cụ Grass... (...)
[NHÀ VĂN & LƯƠNG TÂM] ... Chẳng biết Do Thái hay Iran có sắp dùng bom nguyên tử hay không nhưng Günter Grass đã vượt qua bằng cách dùng bom nguyên tử lương tâm của nhân loại để phá vỡ vô minh tập thể được truyền bá ở Âu Mỹ từ thời Do Thái lập quốc (1948)... (...)
12.04.2012
Điều phải được nói ra (thơ) - Grass, Günter
... Nhưng tại sao tôi lại im lặng đến lúc này? / Ấy là vì tôi đã cho rằng gốc gác của tôi / luôn dính liền với một vết nhơ không bao giờ được yên tịch / giam hãm, không chấp nhận sự việc này như một sự thật phải được nói ra... [Bản dịch của Đinh Phương]
|