tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Mạn đàm về ngày Tết Nguyên Đán và nghệ thuật hội họa tạo hình về bức tranh “Ngựa và thiếu nữ tinh sương”...  [đối thoại]

 

Mục Đối Thoại của Tiền Vệ nhận được bài viết dưới đây của Quỳnh Thi vào ngày 14 tháng 2 năm 2014. Bài viết có quá nhiều lỗi chính tả, lỗi trong cách dùng từ, trong cú pháp, và khá nhiều điều sai lầm về kiến thức. Ban đầu, chúng tôi nghĩ bài viết này không đủ chất lượng để đăng trên Tiền Vệ nếu không được biên tập. Tuy nhiên, cuối cùng, chúng tôi quyết định đăng nguyên văn, không biên tập, vì đây là bài viết nhằm đối thoại với bài “Khi một nhà thơ xem tranh” của hoạ sĩ Trịnh Cung. Tác giả phải tự chịu trách nhiệm về những khuyết điểm trong bài viết của mình.
 
Tiền Vệ

____________

 

MẠN ĐÀM VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN

VÀ NGHỆ THUẬT HỘI HỌA TẠO HÌNH VỀ BỨC TRANH

“NGỰA VÀ THIẾU NỮ TINH SƯƠNG” CỦA HỌA SĨ ĐINH CƯỜNG

NĂM GIÁP NGỌ 2014

Quỳnh Thi

 

1- Mạn đàm về ngày Tết Nguyên Đán

Đầu năm Giáp Ngọ, hôm nay đã là mùng 9 Tết, người Việt ta trong nước cũng như ở hải ngoại vẫn còn ăn Tết. Vì không khí Tết vẫn còn bao trùm lên mọi người, mọi nhà. Theo thông lệ ở Việt Nam, người Việt ăn Tết hết tháng Giêng, câu ca dao từ xưa “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”.

Ở trong nước đã đành, vì đó là quê hương yêu dấu, nơi chôn nhau cắt rốn của đa số người Việt Nam chúng ta. Còn ở hải ngoại, một bộ phận người Việt khoảng hơn 3 triệu người đang lưu vong cũng vẫn còn Tết. Trong đó có những người anh em đang sống ở Việt Nam phải chạy chọt mối lái, bôn ba đi làm công nhân cho các công ty nước ngoài, với số lương ít ỏi, vì bị bớt xén ăn đầu ăn đuôi của các viên chức đảng viên Cộng sản có quyền thế.

Những người muốn xin đi làm công nhân ở ngoại quốc, trước đó họ đã phải đi vay công mượn nợ để lo lót với cán bộ có thẩm quyền quyết định để được đi làm hay không. Chưa hết. Không ít người đã bị tiền mất tật mang sau khi đi vay mượn, cầm cố tài sản, thậm chí có những phụ nữ đã phải hối lộ thân xác của họ cho những tên ma cô có chức có quyền, nhưng chuyện ra đi làm ăn ở nước ngoài không thành, đành ngậm đắng nuốt cay, muôn vàn thống khổ, vì tiền vay mượn lấy đâu ra trả! Có người đã phải quyên sinh để khỏi bị nhục nhã và cũng để trốn thoát nợ nần.

Các cô gái trẻ đẹp sống ở trong nước vì hoàn cảnh nghèo khó, phải kết hôn với người nước ngoài. May mắn thì được trao thân vào nơi tử tế, (số này rất ít) còn không thì lại trao thân cho bọn bất lương côn đồ, chuyên lường gạt buôn bán phụ nữ. Một số người bị chúng gạ gẫm đi làm cho các công ty ngoại quốc để có lương cao, nhưng kỳ thực họ đã bị đem bán vào các động mãi dâm quốc tế ở các thành phố lớn như Hồng Kông, ở Singapore, Manila Philippine, Thái lan, Campuchia, v.v...

Các cô bị bán vào các động mại dâm hay đi làm nô lệ tình dục cho cả gia đình, bạn bè của những tên lưu manh ngoại quốc không còn tính người ấy. Họ là những người Trung Quốc, Đài Loan và Đại Hàn đua nhau sang Việt Nam lấy vợ. Vì con gái Việt vừa đẹp vừa ngoan hiền lại dễ lấy, vì những cô gái nhỏ tuổi này gia đình quá nghèo khổ, lại có hiếu với cha mẹ mà không có điều kiện tài chánh để phụng dưỡng. Thôi thì nhắm mắt đưa chân cam chịu, miễn là có tiền để cha mẹ mình có phương tiện trả nợ hay chữa bệnh là vui rồi. Nhưng tiền được người ta trả đến tay họ, có được bao nhiêu đâu cho cam. Chừng năm bẩy trăm dollars Mỹ là cùng, vì bọn tú bà ma cô môi giới ăn chặn. Những điều nói trên, đó là những gì xác thực đau buồn do những người trong cuộc kể lại. Hay đã tố cáo trước dư luận từ nhiều năm trước đây.

Viết đến đây tôi cảm thấy lòng se thắt khi mùa Xuân đang về trên đất nước và cả ở nơi đây, mà gió và tuyết Đông thì vô cùng lạnh lẽo trên khắp các tiểu bang nước Mỹ và có lẽ trên khắp mặt hành tinh này. Những câu thơ se quặn buồn bã chợt vụt ra từ trái tim tôi, khi ngày hết Tết đến của một kẻ tha hương nơi đất lạ quê người. Vì vận nước buồn đau phải nhận đất nước của người làm quê hương thứ hai:

Ai đón xuân về với gió đông
Vân vi se thắt chuyện trong lòng
Nhớ thương sao những ngày quê cũ
Quyện hoài bóng mẹ với buồn đau
 
Ai đón xuân về với tái tê
Giao Thừa tẻ lạnh rượu quên sầu
Cũng bánh chưng xanh hoa đào đỏ
Mặn nồng cay đắng sóng trùng dâng.
 
(Ngày Tết Giáp Ngọ ở Houston Texas)

Sống ở nước ngoài, làm sao không khỏi bồi hồi và se thắt cõi lòng nhớ thương quê cũ, khi năm hết, rồi Tết đến. Nên ở các thành phố lớn khắp thế giới như Paris, Canada, Úc Đại Lợi và nhất là ở Hoa Kỳ có đông người tỵ nạn cộng sản và nhập cư nhất. Họ tổ chức ăn Tết rất háo hức và nhộn nhịp.

Người Việt ở đây, vùng Houston Texas chợ búa đông đúc, càng gần đến ngày Tết càng đông vui tấp nập. Chợ nào cũng đầy đủ bánh mứt hoa quả, nhà nào cũng mua về để cúng kiến Tổ tiên, hay biếu tết ông bà cha mẹ anh em bạn hữu. Những ngôi chùa, nhà thờ vào đêm Ba mươi chật ních tín đồ đến hành hương dâng lễ đón mừng năm Mới. Tất cả đều khấn nguyện Trời Phật năm Mới cho đất nước được an bình, mang no ấm hạnh phúc về với mọi nhà và phước lộc đến cho bản thân và gia đình mình.

Đêm Giao Thừa đúng vào nửa đêm, đất Trời giao hòa linh thiêng. Ở hải ngoại cũng vẫn còn mỹ tục đến chùa hái lộc, xin xâm đầu năm. Những cặp trai tài gái sắc đến tuổi yêu nhau, lòng náo nức đến những nơi linh thiêng để thề nguyền thủy chung, hay đến đây vừa cầu phước vừa vui chơi. Nét văn hóa cổ truyền rất đẹp, rất Việt Nam vẫn còn lưu giữ, cũng làm nao lòng để chúng ta quên đi một năm làm việc khó nhọc vất vả mưu sinh.

Những chợ hoa đâu đó, nào có thua kém gì ở Việt Nam. Hoa Đào, Vạn Thọ rồi Mai Lan Cúc Trúc tươi thắm tràn ngập đó đây. Những Hội chợ tưng bừng Múa Lân đốt pháo náo nhiệt. Những tiệc tất niên của các hội đoàn, của các hội đồng hương các tỉnh vào những ngày cuối tuần ấm áp. Cũng ủi an phần nào những kẻ xa quê.

Năm nay Tết Nguyên Đán trúng vào ngày thứ Sáu, mọi người vẫn phải đi làm vì ở Mỹ chỉ ăn Tết vào Mùng Một tháng Giêng Dương lịch. Do vậy mà Cộng đồng Việt Nam thường tổ chức mừng Xuân vào thứ bẩy và Chủ nhật.

 

2– Mạn đàm về nghệ thuật hội họa tạo hình về bức tranh “Ngựa và thiếu nữ tinh sương” của họa sĩ Đinh Cường

Năm nay là năm con Ngựa tức là năm Giáp Ngọ. Trên trang mạng internet, Tạp chí Văn học Nghệ thuật Damau vào đầu năm Âm lịch, ngày 28-02–2014, cũng có in một tác phẩm Nghệ Thuật Hội Họa Tạo Hình có tên là “Ngựa Và Thiếu Nữ Tinh Sương” của họa sĩ Đinh Cường.

Nội dung của bức tranh là một con ngựa đang sải nước kiệu trong sớm mai tinh sương. Trên lưng ngựa là một thiếu nữ xinh đẹp, thân hình thon dài khỏa thân đang cỡi. Con ngựa không mang yên cương. Khi con ngựa dừng lại ngoái đầu ra sau. Đôi mắt đen của ngựa cũng chạm vào một màu đen ở giữa hai đùi cô gái như để chiêm ngưỡng hay thèm muốn dung nhan người đẹp, thiếu nữ thì đang ngả người hết ra phía sau, để lộ toàn bộ thân xác, như để khoe hương sắc mĩ miều hay như đang tránh cái nhìn “thô bạo” của con ngựa vào chỗ bí mật kín đáo của mình.

Bức tranh vẽ theo lối Hiện thực có hình thể (Figurative Art). Khuynh hướng hiện thực có hình thể này rất khó vẽ, tuy nhiên nó cũng chưa khó bằng người họa sĩ vẽ tranh Lập Thể hay tranh Trừu tượng “Abstract Art” nếu người họa sĩ không có căn bản vững chắc về hình họa. (Họa sĩ Trịnh Cung thì cho đây là bức tranh mang khuynh hướng Tượng Trưng, đồng thời cho tôi là người không hiểu về hình tượng “Form” và không nắm bắt được linh hồn bức tranh trong một bài viết phê bình về ý kiến nhận xét của tôi trên Tạp chí Văn học Nghệ Thuật internet Damau.)

Toàn bộ bức tranh toàn không gian đa phần là mầu hồng. Ngựa mầu hồng, thiếu nữ mầu hồng cái matier nền phông cũng mầu hồng duy ánh trăng và nền cỏ dưới chân ngựa thì là màu xanh đậm. Có thể nói màu xanh đậm lạnh ngắt này là sở trường, nó cũng là cá tính riêng biệt của hội họa Đinh Cường như có không ít nhà phê bình nghệ thuật đã nhận xét. Còn đường nét của bức tranh vẽ theo lối Hiện thực hữu thể (Representational – Painting hay tiếng Pháp gọi là Peinture figurative Art) như đã nói. Hay cũng có thể nói ông vẽ bán hiện thực (Semi Figurative).

Khi vẽ tranh hay tạc tượng, cái khuynh hướng và trường phái này hay trường phái nọ tuy cần thiết nhưng, không quan trọng. Quan trọng là làm sao người họa sĩ thể hiện được cái đẹp. Cái thẩm mỹ khi người xem tranh cảm nhận được. Vì người họa sĩ tạo hình là một ‘chuyên gia’ tìm và làm ra cái Đẹp cho mình và cho con người.

Chủ nghĩa Hiện thực hữu hình trong hội họa thì đa dạng. Có họa sĩ thích vẽ sự vật có hình thể Tả Chân và hình thể biểu hiện hay tượng trưng. Rất đa dạng và phong phú. Nhưng điều quan trọng là lối vẽ hiện thực hữu hình không nhất thiết là phải vẽ sự vật giống như trong thực tại (như khi ta ngắm một tấm hình chụp của máy ảnh ‘ Photography’ ) hiện hình, mà họa sĩ phải vẽ sao để lột tả được cái Đẹp, nghĩa là người họa sĩ phải nắm bắt được cái hình tượng ‘Form’ trong tâm thức nội tại sự vật. Cũng có nghĩa là họa sĩ vẽ tranh có hình thể, đường nét vẽ làm sao mô tả được cái chiều sâu, lột tả được tâm hồn con người nếu vẽ chân dung một người hay một nhân vật nào đó...

Về lối vẽ có khuynh hướng hình thể ‘tả chân’ giống như là thật trong thực tại, như ta thấy những bức tranh, tượng bên Roma, Itali. Những bức tranh Thánh của Leonardo De Vinci, Michellan, hay Vermeer . . . rất là đẹp. Nó thật đến mức kinh ngạc của mọi người, vì những người nghệ sĩ tài hoa này mô tả hiện thực đến nỗi không thể nào thật hơn. Nhưng trong lối vẽ tranh hữu hình này không vì thế mà có thể rập khuôn giống nhau. Mỗi họa sĩ hay điêu khắc gia phải có một bút pháp riêng biệt. Nó thể hiện cá tính hội họa của người nghệ sĩ. Chỉ có một cái chung là họ phải có tài năng bẩm sinh trước đã sau khi được trường lớp Mỹ thuật chuyên nghiệp đào tạo.

Ở Việt Nam ta, hội họa hiện thực tả chân, phải nói đến Họa sĩ Đỗ quang Em. Ông có thể được liệt vào danh sách là một danh họa có tầm cỡ quốc tế về khuynh hướng nghệ thuật năng khiếu này. Tranh của ông vẽ tỉ mỉ công phu, chi tiết sự vật sống động đẹp đến ‘vô ngôn’. Vẻ sang trọng trang trọng và chau chuốt từng lóng tre màu nâu thẫm, vật liệu để làm chiếc thang ở nhà quê, và màu đỏ của hai viên gạch thật đến làm mê hồn người. Tôi vẫn còn nhớ như in bức tranh vẽ chiếc thang để nằm, hai đầu cái thang kê trên hai viên gạch mầu đỏ đơn sơ, ở giữa cái thang có treo chiếc đèn bão xưa cũ như đã nói ở trên. Hiện ông đang sinh sống và làm việc ở Sài Gòn Việt Nam.

Người thứ hai vẽ hình thể tả chân cũng rất đẹp, được mọi người ưa thích. Nhất là những văn nghệ sĩ xuất bản sách, họ thường nhờ anh vẽ bìa, là họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi. Anh Khôi cũng vẽ tranh có hình thể và bán trừu tượng ‘Semi Abstract Art’. Tranh của anh vẽ hiện thực tả boNguyễn Trọng Khôi cũng đã trưng bầy tranh ở nhiều thành phố lớn của Mỹ như ở California, Washington DC, ở Boston và nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới, được người ngoại quốc và báo chí khen ngợi. Nguyễn Trọng Khôi là một nghệ sĩ đa tài, anh còn là một ca nhạc sĩ đến nhà thơ Trần Nghi Hoàng cũng phải khen ngợi (vì trước mặt bạn hữu tôi chưa hề nghe Hoàng khen ai, anh nổi tiếng rất khó tính nhận xét những tác phẩm trong bộ môn văn học nghệ thuật).

Một người họa sĩ nữa cũng phải kể đến là giáo sư Triết kiêm họa sĩ Nguyễn Quỳnh. Người họa sĩ này vừa vẽ tranh trừu tượng vừa vẽ tranh có hình tả chân. Ông vẽ những hình về bộ phận sinh dục nữ và chân dung rất nổi tiếng.

Ai cũng biết họa sĩ Đinh Cường là người có tài năng, ông nổi tiếng khi còn ở Việt Nam và vẽ theo khuynh hướng trừu tượng, bán trừu tượng. Tranh của ông rất đẹp và được nhiều người Việt mến mộ.

Thường thì một họa sĩ hay điêu khắc gia cũng giống như một thi sĩ. Cái trường phái này hay trường phái nọ có khi chỉ nhất thời. Không phải lúc nào cũng vẽ hay làm thơ hay vẽ một kiểu, mà nó tùy thuộc vào tâm cảnh. Cũng có khi làm thơ vần điệu có niêm luật như lục bát hay thất ngôn, hay ngũ ngôn, v.v... tuy người thi sĩ ấy sở trường là làm thơ Tự Do. Vẽ tranh cũng vậy, sở trường của người họa sĩ là vẽ tranh Lập Thể hay Trừu tượng nhưng rồi cũng có lúc họ lại vẽ tranh hữu hình. Như trường hợp bức tranh “Ngựa và thiếu nữ tinh sương” của Đinh Cường như đã nói.

Cái màu hồng tràn ngập của tranh NVTNTS rất thơ mộng và trữ tình, nếu ý tưởng bức tranh thuyết phục được người xem. Nguyên do cũng là vì con ngựa quay đầu lại. Nếu con ngựa không quay đầu lại và nhìn đúng vào chỗ “hiểm yếu” của cô thiếu nữ xinh đẹp, thì ý tưởng của người xem tranh sẽ thanh cao hơn đồng thời nó không gợi vào dục tính thấp hèn của con người. Cho nên tôi mới nói là nó phản cảm và rất ‘ngứa’. Cái phản cảm làm hỏng tâm thức bức tranh, nhẽ ra nó rất đẹp và trữ tình là ở chỗ đó.

Lại xem màu hồng của bức tranh, đó không phải là màu nóng sao? Nếu như khi ta hiểu chất liệu biểu cảm của màu sắc theo ngôn ngữ của hội họa. Thực ra nếu nói biểu cảm tỏa ra dữ dội thì họa sĩ thường dùng màu đỏ đậm nét tựa như những bức tranh trừu tượng của họa sĩ Khánh trường hay họa sĩ bậc thầy của thế giới hội họa đương đại Wilhem De Kooning người Mỹ gốc Hòa Lan. Mà ông đã qua đời ở Long Island New York , thọ 92 tuổi, khoảng hơn chục năm trước đây. Ở đây cái màu hồng cũng tỏa ra nhiệt độ cao theo một ý nghĩa khác.

Toàn bộ không gian, sương sớm người và vật phủ toàn một màu hồng gợi cảm trong ý nghĩa dục tính do màu hồng toát ra vì hai mắt con ngựa và sự lõa lồ của cô gái. Không phải vậy sao? Và người thưởng ngoạn không có quyền nghĩ đến hay sao? Mà Trịnh Cung dựa vào nhận xét thiếu suy luận của một nhà thơ lại cũng lại nói liều ‘May thay...’ ở cuối bài viết ‘Khi một nhà thơ xem tranh’.

Ông họa sĩ Trịnh Cung chưa hiểu hết ý nghĩa bức tranh hay có ý coi thường người thưởng ngoạn xem tranh, hay lại có dụng ý lừa người không hiểu về hội họa tạo hình khỏa thân, để dựa vào câu nhận xét không có cơ sở của một người góp ý nói “Bức tranh NVTNTS, màu hồng thơ mộng và trữ tình như gọi mặt trời lên!” khi chỉ nghe một người không suy nghĩ chín chắn về hội họa chỉ căn cứ vào màu sắc ‘Màu hồng’. Ngựa màu hồng, sương mai màu hồng, thiếu nữ màu hồng và nói bừa đó là bức tranh đẹp! Mà không nhận ra hình tượng toàn cảnh chủ yếu của bức tranh và ý nghĩa của nó khi người họa sĩ ‘gửi gấm’.

Vẽ tranh trừu tượng ngoài khả năng tưởng tượng phong phú, còn phải có kiến thức văn học và tư duy triết học, thì mới nói lên được ý tưởng muốn diễn đạt của người nghệ sĩ. Tranh lúc đó mới có sức sống. Đành rằng màu sắc là hoàng hậu của những họa sĩ tạo hình.

Tranh trừu tượng trước đây đôi khi là người xem bị gạt đã đành. Thí dụ như người vẽ quét màu loạn xạ, ném bừa bãi lên mặt bố, rồi vẽ vớ vẩn chẳng ra môn ra khoai gì. Ý tưởng thì nghèo nàn, điều gửi gấm nội tâm thì không có, chủ đích gì cũng không. Rất phi nghệ thuật. Nhưng “đức Chúa” lừa bịp phán rằng: đó là Tác phẩm hội họa nghệ thuật. Người mua bị tên đại bịp lừa đảo, họ không hiểu về hội họa mua về, sau mới vỡ lẽ là tranh trừu tượng dởm. Tiền mất tật mang. Trả giá cho sự trưởng giả học làm sang của mình.

Còn đây là bức tranh NVTNTS là bức tranh nghệ thuật có hình thể, rất dễ nhận xét, không nên nghĩ mình là họa sĩ, để nhận xét viết một cách trịnh trọng có dụng ý gạt gẫm bạn đọc và người thưởng ngoạn chưa hiểu nhiều về nghệ thuật tạo hình.

Và không phải họa sĩ nào nổi tiếng thì bức tranh nào cũng phải đẹp, tác phẩm nào cũng phải hay. Quy luật này áp dụng cho hầu hết các văn nghệ sĩ làm công việc sáng tác. Cái lương thiện của một nghệ sĩ thật thà và trung thực với chính mình trước là ở chỗ, nhận ra cái khuyết điểm để sửa chữa hay rút kinh nghiệm, khi bạn đọc hay người xem nhận ra và góp ý .

Ngay cả thi ca cũng vậy. Tác phẩm Kim Vân Kiều là một danh tác bất hủ. Nội dung rất dễ hiểu, nhưng đã trải qua mấy trăm năm truyền tụng lưu truyền, nhưng nếu ai ít kiến thức cũng khó mà lãnh hội. Tại sao vậy? Vì nhà thơ khi xử dụng ngôn ngữ họ thường hay dùng từ ngữ ẩn dụ, có khi dùng nghĩa bóng, như thực, hư, có, không. Cũng có khi họ dùng những khoảng cách im lặng, vô ngôn để diễn tả ý tưởng. Và trên hết thơ rất ‘kiệm’ lời, không giống như văn xuôi. Người đọc phải dụng tâm thức để xoáy vào những điểm vô ngôn của ngôn từ. Xem tranh cũng vậy.

Cũng lại cần phải nói thêm, thơ bây giờ có một số người làm, ngôn ngữ lại cố ý dùng chữ rất bí hiểm, ngầm ý cho người đọc biết là thơ của ta rất “cao siêu”. Thực ra sự dốt nát và lập dị không đúng chỗ cốt để lòe bịp thiên hạ vì sự uyên bác của “nhà thơ”. Đến ngay người viết ra nó cũng đành bó tay, chẳng hiểu là y viết gì nữa. Mục đích cũng là để hù dọa lừa bịp bạn đọc! Nó cũng giống như tình huống “hội họa” trừu tượng bậy bạ như đã nói ở trên.

Khi xem một bức tranh hay bức tượng nghệ thuật, người thưởng ngoạn đặt cả cảm xúc vui buồn giận nghét (hỉ nộ ái ố) phẫn nộ vào bức tranh hay bức tượng đang được trưng bầy. Nhưng nếu người xem phát hiện ra ý không trùng hợp với ý tưởng của người sáng tác. Tại sao người nhận xét có ý tưởng không trùng hợp, lại bị đồng bọn xuyên tạc và bóp méo sự thật? Đó là thái độ thiếu lòng tự trọng và đạo đức sáng tạo.

Thật buồn cười, có người vì muốn bênh vực một họa sĩ đã thành danh. Lại post lên mấy trang mạng những bức hình phụ nữ khỏa thân đang cưỡi ngựa. Xin nói rõ. Tranh nghệ thuật (Painting Art) khác với hình chụp bằng máy ảnh (Photography). Đưa những tấm ảnh ngựa và phụ nữ khỏa thân dẫy đầy trên những trang mạng và báo khiêu dâm rồi bôi bác người viết. Thật là hết biết.

Tuần lễ từ 3-9 tháng 2 - 2014 trên trang mạng internet văn học nghệ thuật DAMAU cũng có một bức ảnh về ngựa, của David Heald. Chụp bức tượng có tên là Langelo Della Citta (Vị thần thành phố) của điêu khắc gia Marino Marini.

Tôi nghĩ hình chụp bức tượng post lên Damau cũng do người gửi bức tranh NVTNTS chọn cho Damau trước đó. Bức tượng của Marino Marini cũng tạc theo lối hiện thực pha một chút siêu thực về con ngựa và người đàn ông khỏa thân đang cỡi, nét điêu khắc quyết liệt và phẫn nộ khi vị thần dang hai tay ra lúc con ngựa phóng về phía trước, cái làm cho ta chú ý là dáng vẻ hùng dũng mạnh mẽ của người cỡi ngựa, khi điêu khắc gia cố ý phô bày cái dương vật của vị thần cương cứng như một vũ khí giống như một lưỡi đao cũng đang phóng về phía trước. Ngựa và người cỡi không yên cương toàn một màu xám đen vẻ uy nghi lẫm liệt, cái thô xám và hiên ngang như một vị anh hùng. Rất đẹp. Bức tượng toát ra một hùng khí khiến người xem không có một cảm giác nào là thô tục hay khiêu kích về dục tính.

Những tranh ảnh về vật thể Linhga mà trong dân gian của nhiều nước thờ cúng và họ cũng coi vật thể ấy như vị thần linh, vì nó biểu hiện sức mạnh của nam giới và đó cũng là sức sống của con người. Ngay phong tục bánh tét bánh dầy của người Việt Nam ta từ xưa cũng mang ý nghĩa đó, cho đến bây giờ những ngày Tết chúng ta cũng vẫn giữ phong tục gói bánh chưng bánh tét là vì thế.

Trong Thế Vận Hội mùa Đông 2014 hiện đang diễn ra ở bên Nga. Ngọn đuốc thắp sáng của thế vận hội cũng là hình một Linh vật đang vươn ra như muốn thắp sáng cả thế giới.

Bức tượng trên Damau có sức hấp dẫn người xem. Nhân năm con ngựa đất nước ta cũng cần một vị thần lẫm liệt và một chú ngựa chiến giống như con Xích Thố của Quan Vân Trường thời Tam Quốc để làm biểu tượng chống chống giặc ngoại xâm đang rình chờ xâm lăng toàn bộ Trường Sa Hoàng Sa trong vùng biển rộng lớn rất giàu tài nguyên và ở biên giới đất nước chúng ta.

Tranh và tượng về ngựa ở Đông phương từ xa xưa cũng nhiều người tạc như Hàn Cán đời Đường, Lý Long Miên đời Tống của Trung Hoa. Hay tranh khắc gỗ Hiệp sĩ Samurai của Okumura Nhật Bản. Vì con ngựa là một biểu tượng dũng mãnh và gần gũi với con người.

Ở Tây phương từ trước đến giờ cũng nhiều nghệ sĩ có tác phẩm về ngựa như Leonardo De Vinci của Ý, Gauguin của Pháp. Nhưng nổi tiếng nhất cho đến bây giờ khắp trên thế giới vẫn còn bàn luận là bức tranh mô tả về sự kinh hoàng của chiến tranh là bức tranh ngựa Guernica của nhà danh họa bậc thầy thế giới Picasso. Bức tranh vẽ vào năm 1937 thế kỷ trước, rất gần gũi với thời đương đại chúng ta.

Bức tranh Guernica vẽ theo lối siêu thực và lập thể. Có lẽ không một người xem tranh nào không kinh hãi khi bức tranh mô tả cảnh vật sau khi những chiếc máy bay của Đức tấn công vào thành phố Paris lúc đó. Bức tranh hoành tráng mô tả cảnh bom rơi những con người con vật lẫn, vật thể tan nát bay tứ phía mỗi nơi một mảnh. Ở giữa bức tranh là cái đầu của con ngựa vừa bị giết chết. Mắt trợn trừng răng nhe ra, đầu thì vểnh sang một bên, trông có vẻ đau đớn khôn cùng, còn thân ngựa thì bay tứ tung thành nhiều mảnh. Mô tả được sự kinh hoàng như vậy có lẽ không một họa sĩ nào vẽ được ngoài họa sư Picasso. Bức tranh theo thời giá hiện có lẽ hơn trăm triệu dollars Mỹ.

Nói về hội họa tạo hình là phải nói về màu sắc trong tranh. Có những họa sĩ cả đời cũng không tìm kiếm được một màu đặc trưng cho hội họa của mình. Đó là những họa sĩ ít tài năng. Những bức tranh của họ thường là bắt chước lập lại những gì mà người khác đã làm, đã vẽ. Không riêng gì môn hội họa điêu khắc mà những bộ môn khác như âm nhạc, văn thơ cũng vậy. Nếu người văn nghệ sĩ tự mãn , không chịu học hỏi , coi mình như là cái rốn của vũ trụ. Thì không sớm thì muộn cũng sẽ bị đào thải.

QUỲNH THI
(Eldrich view, Vọng Nguyệt Lầu 12–02–2014)

 

 

-------------------

Bài liên quan:

03.02.2014
[MỸ THUẬT] ... Bằng nhận xét của mình, nhà thơ Quỳnh Thi đã bộc lộ không chỉ sự yếu kém trong trình độ “đọc” tranh của mình, mà còn cho thấy sự yếu kém về văn hoá phê bình nghệ thuật khi dựa lưng hiện thực chủ nghĩa để nhìn nhận đầy thô tục về hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021