tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Trông người mà ngẫm đến ta  [đối thoại]

 

Xem hình ảnh trên các đài truyền hình ghi lại buổi lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ của Obama hôm nay, tôi cảm thấy choáng ngợp vì xúc động, dù tôi không là người da đen, không là người Mỹ.

 

 

Khoảng 2 triệu người dân từ khắp nơi trên nước Mỹ đã kéo đến Washington, trong đó có những người đến từ các tiểu bang xa xôi như Alaska, có những cụ già gần đất xa trời, có đủ mọi màu da, mọi thành phần xã hội, từ những người dân thường cho đến những siêu minh tinh, những nhà văn, những nhà khoa học đoạt giải Nobel... Có những người đã ngồi xe bus 25 tiếng đồng hồ từ tiểu bang Louisiana, có những người đã thức giấc từ 2 giờ sáng, đi bộ giữa đêm đông lạnh dưới 0 độ để đến đợi trước điện Capitol, và họ chen chúc nhau, đám đông khổng lồ lan dần, dài dần ra đến nhiều cây số...

 

 

Họ đứng đợi để được chứng kiến giây phút vị Tổng Thống thứ 44 đặt tay lên cuốn Kinh Thánh và thốt lên lời tuyên thệ, và họ đứng đợi để được lắng nghe bài diễn văn đầu tiên của vị Tổng Thống.

 

 

Cả thủ đô Washington trở thành một lễ hội vĩ đại. Cả đất nước Hoa Kỳ dâng trào niềm vui, và biết bao người đã nhỏ lệ vì xúc động...

 

 

Thế nhưng, trông người mà ngẫm đến ta. Cũng là President, nhưng các ông President (Chủ tịch nước) của ta đã thay nhau nhậm chức, mà không một người dân nào thèm lưu ý đến. Chẳng hạn, lần đầu ông Nguyễn Minh Triết làm Chủ tịch nước, các báo ở Việt Nam đưa tin:

Tại phiên họp Quốc hội khóa XI sáng 27/6/2006, ông Nguyễn Minh Triết đã được bầu làm Chủ tịch nước.

Thế thôi. Ông Triết, hay bất cứ ông nào khác thì cũng thế thôi. Chẳng người dân nào cần biết, vì họ đâu có bầu cho các ông bằng lá phiếu của họ. Các ông đâu phải là President của họ. Cái Quốc hội bù nhìn đã bầu các ông vào ghế nọ, ghế kia, theo chỉ thị của một quyền lực khác. Và các ông sẽ phục vụ cho cái quyền lực đó để duy trì những lợi lộc cho bản thân các ông, chứ các ông đâu cần biết người dân khốn khổ chết sống ra sao.

Thế thôi. Chỉ thế thôi...

Nền “dân chủ” của đất nước ta là thế đấy. Cho đến một ngày nào...

 

 

-------------------

Các bài liên hệ:

17.01.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng mọi giới khắp nơi. Để kiếm sống, và nhất là ở nước ta, nghề nào cũng quí báu kể cả nghề tham nhũng của cấp lãnh đạo... (...)
 
15.01.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đã bắt đầu tiến trình tan rã của những nỗ lực giáo dục của cả gia đình và xã hội. Và thủ phạm chính, ai cũng có thể chỉ ra, là những “tấm gương” nhũng lạm tài sản tinh thần và vật chất công cộng, chính những kẻ núp bóng dưới danh từ “đầy tớ nhân dân” đang công khai thụ hưởng vinh hoa phú quí từ vô số những nguồn của cải bất minh... (...)
 
12.01.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Có đôi khi tôi thấy không có đất nước nào quái dị hơn Việt Nam, một đất nước hơn 85 triệu dân, trong đó có ít nhất cũng 81% xóa mù chữ, và đội ngũ trí thức chiếm 21% - một con số không quá nhỏ! Vậy mà tất cả bị thao túng, bị điều khiển một cách mù mờ, lọ mọ bởi khoảng 4%... (...)
 
02.01.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Khi được chọn làm Tổng biên tập, một người phải đứng giữa hai chọn lựa mâu thuẫn (nghe có vẻ rất hiện sinh): Một, là làm một công cụ trung thành tuyệt đối. Hai, làm một con người bình thường với những luân thường đạo lý của nó. Không ai có thể cùng lúc làm tốt hai việc này. Bởi vậy, những kẻ còn chút lương tri phải “dung hoà” được để tồn tại... (...)
 
01.01.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi tin là không có người nào có chút lương tri mà không thấy ngậm ngùi. Trong khi thế giới càng ngày càng tự do, riêng Việt Nam, quyền tự do — vốn đã ít ỏi — càng ngày lại càng bị bóp nghẹt... (...)
 
29.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... “Tanaka Masao - một cảnh sát viên của tỉnh Gunma đang tham gia điều tra vụ hàng không Việt Nam, có cha từng là cố vấn quân sự cao cấp của Việt Minh, nói như thế này với báo chí Nhật: Tôi không thể tưởng tượng và hiểu được, tại sao một dân tộc có 4,000 năm văn hiến, dũng cảm, lại để thế hệ con cháu phải đi làm nô lệ ở xứ người như vậy”... (...)
 
28.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Những ngày cuối năm 2008 đang từ từ trôi qua mái nhà, những người dân nghèo vẫn đang héo ruột vì chuyện cơm áo gạo tiền mùa giáp tết, và câu chuyện vẫn phải bỏ dở như một công trình đang được thi công nằm chình ình giữa phố trước bao con mắt cam chịu và hoài nghi... (...)
 
27.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] Mời bạn đọc xem một bản tin của VIETNAMNET ngày 26/12/2008 để biết cách hành xử của chính quyền vì dân và do dân... (...)
 
22.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] Cứ sau mỗi trận bão, người dân quê rơi vào khó khăn, nhà cửa, tài sản hư hại, người chết..., thì chính quyền địa phương từ cấp xã đến cấp tỉnh tưng bừng như mở hội, cờ đỏ sao vàng bay phất phới... Vì sao?... (...)
 
09.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi mới đọc bài báo “Cam kết với dân (ODA)” dưới đây của nhà báo Huy Đức, một nhà báo nhạy bén và rất can đảm ở Việt Nam hiện nay. Huy Đức viết về một số sự kiện chung quanh việc nhà tài trợ ODA của Nhật đình chỉ việc cho Việt Nam vay nhẹ lãi trong các công trình phát triển và xây dựng đất nước... (...)
 
05.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Lịch sử dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 đến nay có thể tóm tắt vào một chữ: Nhục. [...] Nhục quá đi chứ? Chỉ có những kẻ vô liêm sỉ mới không thấy nhục... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] (phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh) ... Nếu Thượng Ðế ban cho tôi ba điều ước, tôi chỉ ước một điều: làm ơn bứng Ðảng Cộng sản khỏi Việt Nam và hốt giùm 3 triệu đảng viên bỏ lên sao Hoả!... (...)
 
03.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Một dân tộc vốn tự hào là ra ngõ gặp anh hùng, thế nhưng 80 triệu người Việt Nam đã câm lặng chịu nhục hoặc thờ ơ vô cảm. Chính quyền hiện hữu đã thành công trong việc triệt tiêu sức đề kháng của dân tộc... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Giai cấp hiện nay chúng ta cần thể hiện tình thương yêu là giai cấp nào? Tại sao giai cấp ấy lại cần thương yêu mà không phải là toàn thể nhân dân?... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021