tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
“Đại gia Gatsby” hay Gatsby vĩ đại?  [đối thoại]

 

Sáng ngày 23.1.09 khi lang thang trên internet tôi tình cờ lọt vào lưới “eVan” và thấy cái tin giựt gân này: “Xuất bản 'Đại gia Gatsby' ở Việt Nam”.

Úi trùi đất ui, thấy hai chữ “đại gia” tui tá hoả nên ráng đọc hết bài viết, được thấy B.T. tác giả bài viết giảng mo ran về “giấc mơ Mỹ”“một thứ xã hội tôn sùng vật chất mà coi nhẹ tinh thần”; rồi lại được nghe dịch giả Trịnh Lữ giải thích về sự lựa chọn từ “đại gia”.

Tôi đọc cuốn truyện này đã khá lâu, qua bản tiếng Pháp của Victor Liona với nhan đề Gatsby le magnifique (“Gatsby tuyệt vời”), đã tuyệt bản. Hiện đang có một bản mới do Jacques Tournier dịch.

Nếu tôi nhớ không sai thì Gatsby không hề là một “đại gia”, vì chàng còn độc thân và xuất thân từ một gia đình có thể gọi tạm là “nghèo”, nếu so với các bậc “đại gia” cũ. Sự giàu có / giàu sang nhất thời về sau của Gatsby với tiền buôn rượu lậu trong thời “cấm chỉ” (prohibition) cũng chẳng đồ sộ là bao, bởi lẽ chàng chỉ là một anh nhà giàu mới, chưa được giới “nhà giàu cũ” — vẫn còn giàu sụ sau thế chiến thứ nhứt đã khiến nhiều gia đình bị phá sản, và trong sự bùng phát kinh tế và văn hoá Mỹ trong thập niên 20 mà Fitzgerald gọi là “the Jazz Age” (thời đại của nhạc jazz) — chấp nhận.

The Great Gatsby của Francis Scott Fitzgerald, qua nhân vật kể chuyện Nick Carraway, vừa kết án vừa ca tụng thời kỳ này, đúng như bài viết trong tờ The New York Times mà dịch giả Trịnh Lữ đã phê phán vội là “rất vô trách nhiệm”. The Great Gatsby, qua hình tượng nhân vật chánh Jay Gatsby, không chỉ đề cập về “sự rỗng tuếch của Giấc mơ Mỹ” (chữ của Trịnh Lữ nhìn qua nhãn quan xã hội chủ nghĩa chống tư bản Mỹ một cách nông cạn), mà còn chứa đựng nhiều “giấc mơ khác”, những giấc mơ có thể bảo là “căn bản” và luôn luôn “tiềm ẩn” trong mọi độc giả / trong mỗi chúng ta. Chẳng hạn: giấc mơ làm sống lại quá khứ, giấc mơ tiếp tục lại một cuộc tình cũ và xây dựng lại tương lai từ đấy, khi chính người tình ấy và cái xã hội, đời sống chung quanh ta đã thay đổi quá nhanh.

Nếu chưa thực hiện được “giấc mơ Mỹ”, dù có hiểu với nghĩa xấu là “vật chất, tiền bạc, hưởng thụ, vô luân, vô trách nhiệm”, thì chàng Jay Gatsby cũng không thể thực hiện được sự gặp gỡ lại người yêu cũ của chàng, Daisy Buchanan, đã bội ước, bỏ chàng để kết hôn với Tom Buchanan thuộc giới “đại gia” nhà giàu cũ, trong lúc chàng phài sang Âu châu chiến đấu trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhứt.

Vì đã thực hiện được giấc mơ Mỹ vật chất, Jay Gatsby mới có dịp gặp lại người xưa và sống lại cuộc tình cũ trong một mùa hè quá ngắn ngủi, ở Long Island và New York. Nói tóm lại, “giấc mơ Mỹ” dù mang một cái tên đặc thù, dù đã bị hoen ố do sự cố tình bôi nhọ, tóm tắt vẫn là “giấc mơ chung” của con người, giấc mơ về sự thành dạt, vinh hiển, chẳng khác gì hơn “giấc mơ Tàu” hay “giấc mơ Việt”. Vả lại, không phải “giấc mơ Mỹ” nào cũng “rỗng tuếch”. Những ngày vừa qua thế giới đã được chứng kiến sự thể hiện của một “giấc mơ Mỹ” quá ư tuyệt vời: một người Mỹ da đen đã lên ngôi tổng thống Mỹ.

Tôi xin miễn đi sâu vào chi tiết cốt truyện vì điều đã khiến tôi sững sờ là cái nhan đề tiếng Việt “Đại gia Gatsby”. Như đã nói trên đây và xin nói thêm rằng dịch từ “great” thành “đại gia” là hoàn toàn sai bậy, vì nó không cho độc giả thấy ngay mẫu người khác đám đông, vượt trội của Gatsby, chí ít là qua cái nhìn rất “đáng tin cậy” của Nick Carraway, người kể chuyện, cũng như qua nhan đề tiếng Anh, tiếng Pháp.

Sử dụng bản dịch để kết án tư bản Mỹ và răn đe giới trẻ về hậu quả của tiền bạc, khi bản dịch tự bản thân lại mang nặng tính thương mại. Và bài viết lại đăng trên một website “văn chương / văn hoá” thương mại, cái website đã bôi xoá hết các đóng góp của những người cầm bút hải ngoại để “trả thù” (?) một cách vô cớ, vô lối, thì tôi không dám bảo là... đạo đức giả.

“Đại gia Gatsby” hay Gatsby vĩ đại?

 

 

-----------------
The Great Gatsby, cuốn tiểu thuyết của Francis Scott Fitzgerald, đã được đưa lên màn bạc tất thảy bốn lần và một lần trên ti vi: 1926 (phim câm, tuyệt bản); 1949 (phim đen trắng); 1974 (phim màu); 2000 (ti vi).

 

 

 

--------------

Bài liên hệ:

 
06.02.2009
[DỊCH THUẬT] ... Trong một bản thảo cũ của cuốn tiểu thuyết, có câu sau đây: ‘Jay Gatsby!’ anh kêu lên bằng một giọng sang sảng, ‘Coi kìa great Jay Gatsby! Thiên hạ sẽ nói vậy, đợi mà coi. Ta chỉ mới ba mươi hai tuổi thôi mà.’ Câu này bị xóa đi khỏi bản cuối nhưng hẳn tác giả đã nghĩ đến nó khi đặt tên cho cuốn truyện. Không hiểu Gatsby có ý gì?... (...)
 
05.02.2009
[DỊCH THUẬT] ... Trong cuộc đối thoại này, tất cả những lối lý luận loanh quanh để bênh vực cho cái nhan đề “Đại gia Gatsby” đều không chịu hiểu một điều đơn giản nhất, căn bản nhất, và cần lưu ý nhất, là sự nhất quán giữa nội dung và nhan đề tác phẩm... (...)
 
04.02.2009
[DỊCH THUẬT] ... Nhan đề The Great Gatsby được Fitzgerald đặt ra để phản ảnh cái nhìn ngưỡng mộ của Nick Carraway đối với Jay Gatsby. Khi dịch sang tiếng Việt, thì phải dịch sao cho trung thành với ý định của tác giả. Chứ không phải dịch để thoả mãn một ý đồ nào đó của riêng mình, một thứ cảm tính của riêng mình, bất chấp tác giả, phản bội tác giả... (...)
 
[DỊCH THUẬT] ... Tôi luôn luôn cho rằng dịch thuật là việc làm hết sức chủ quan, hết sức tương đối, đối với một số độc giả, cách dịch này là hay, với người khác các dịch ấy lại là dở, do cách cảm nhận của từng cá nhân là rất... cá nhân. Tuy vậy nói thế không có nghĩa cào bằng tất cả... (...)
 
03.02.2009
[DỊCH THUẬT] ... Riêng tôi, xin phép gọi cái ước mơ của Gatsby là “dễ thương” và “đáng thương” chứ không “tuyệt vời” hay “vĩ đại”, và người dễ/đáng thương không phải là đại gia Gatsby mà là chàng thanh niên James Gatz... (...)
 
02.02.2009
[DỊCH THUẬT] ... So sánh Gatsby với “đại-gia-đô-la-đỏ-nhà-giàu-mới” bóc lột làm giàu trên xương máu dân nghèo trong nước hiện nay là một sự thoá mạ tôi không thể chấp nhận, vì thế mà tôi đã lên tiếng. Với tôi, nếu cần “ngưỡng phục thần thánh hóa” ai thì phải là “những người khốn khổ” trong nước bây giờ... (...)
 
[DỊCH THUẬT] ... Tôi đoán là ông Phạm Quang Tuấn đã ứng dụng những “chiến” thuật cực kỳ “ngoạn mục” này để tranh cãi chơi vui, chứ không có chủ ý gì nghiêm trọng. Vì cãi để tiêu khiển, thì mới vui như vậy, mới “ngoạn mục” như vậy. Chứ tranh luận nghiêm túc mà ứng dụng những “chiến” thuật như vậy thì chẳng có chút xíu nào... tuyệt vời... (...)
 
[DỊCH THUẬT] ... Nếu Trịnh Lữ có đủ thông minh để, qua bản dịch Việt ngữ, diễn tả chính xác diện mạo của nhân vật Gatsby trong nguyên tác, độc giả Việt Nam sẽ nhận ra tính chất mỉa mai (nếu có một sự mỉa mai như thế) trong chữ “great/vĩ đại”... (...)
 
01.02.2009
[DỊCH THUẬT] ... Còn nhiều nghĩa khác (kể cả đẹp, hay, tuyệt vời) nhưng hẳn ai cũng thấy nghĩa này (nghĩa nguyên thủy) tả lối sống xa hoa hào phóng của Gatsby và Trimalchio rất sát. Đúng nghĩa “đại gia”!... (...)
 
31.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Dù muốn hay không, Gatsby là một con người/nhân vật tuyệt vời/vĩ đại, The Great Gatsby là một cuốn tiểu thuyết vĩ đại, Scott Fitzgerald là một nhà văn vĩ đại, của Hoa kỳ và... thế giới... (...)
 
[DỊCH THUẬT] ... Có thể nói là trong cuộc đối thoại về The Great Gatsby có hai quan điểm đối nghịch, tạm gọi là A và B... Ý nghĩ của tôi là: dù là quan điểm A đúng hay quan điểm B đúng, thì dịch The Great Gatsby thành Gatsby vĩ đại cũng không ổn! Nếu A đúng, thì dịch vậy sẽ làm sự châm biếm trở thành sự sùng bái. Còn nếu B đúng thì ngược lại, khi đọc Gatsby vĩ đại người Việt Nam sẽ liên tưởng ngay đến “Bác Hồ vĩ đại” và sẽ “hiểu lầm” là tác giả mỉa mai Gatsby!... (...)
 
30.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Chúng tôi xin khẳng định rằng Tiền Vệ luôn luôn sẵn sàng đón nhận bất kỳ ý kiến phản hồi nào từ dịch giả Trịnh Lữ. Ngoài ra, mọi ý kiến đối thoại trong tinh thần học thuật từ bất kỳ khuynh hướng và quan điểm nào cũng đều được Tiền Vệ đăng tải công khai và kịp thời... (...)
 
[DỊCH THUẬT] ... Ngày hôm nay, thỉnh thoảng khi ta nghe người Việt nói “chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”, thì không chắc gì họ “nói với một thái độ kính cẩn, thậm chí thần thánh hóa”, mà ngược lại, họ có thể nói với ý mỉa mai. Trừ khi được đọc lên trong những bài diễn văn ở các dịp lễ, câu “Bác Hồ vĩ đại” khi được dùng trong những câu chuyện thường đàm của người Việt ở quốc nội cũng như quốc ngoại thì hầu như phần lớn là hàm ý mỉa mai, giễu cợt... (...)
 
[DỊCH THUẬT] ... Từ điển dịch great là vĩ đại là chuyện ai cũng biết. Tuy nhiên, như tôi đã nói, muốn hiểu đúng không phải là chỉ cần tra từ điển mà còn phải hiểu rõ tư duy, văn hóa của người viết. Một chữ có thể có những hàm ý khác nhau tùy theo cách dùng, mà người mới bập bẹ học tiếng nước ngoài không nắm bắt được... (...)
 
29.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Dù không rành tiếng Anh, thiển nghĩ của tôi là từ great đứng trước hay sau đều có chung một nghĩa, là vĩ đại, lớn lao, to tát, tuyệt vời... trừ một, hai trường hợp rất hiếm hoi nhưng phải dựa vào ngữ cảnh, cách phát âm, để trong dấu nháy («...») hay nội dung... (...)
 
28.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Những từ thông dụng lại thường là những từ khó dịch và dễ lầm nhất. Chữ great mà ta hay dịch là vĩ đại thì cũng đúng, nhưng cách dùng chữ great/vĩ đại của người Việt và người Mỹ khác hẳn nhau, vì tư duy của hai dân tộc khác nhau... (...)
 
27.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Trong bài “Về [đại] dịch [ma] thuật” của Phong Vệ, có vài chi tiết hơi thiếu sót hay lệch một chút. Vì thế tôi xin góp ý để bổ khuyết... Đúng ra, chữ “chính” 政 trong “chính trị” 政治 thì viết khác với chữ “chính” 正 trong “chính tà” 正邪... (...)
 
26.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Thực tế dịch thuật ở Việt Nam có nhiều tai nạn và thảm họa... Việt Nam vốn là một nước bán thuộc địa, phần lớn mọi người xuất thân nông dân. Vì vậy tinh thần “phân gio” và những tiểu xảo kiểu “tam/tứ/... nông” (nông nghiệp, nông thôn, nông dân và nông... cạn) đã được phát huy cao độ trong học thuật và dịch thuật, đặc biệt là trong mấy chục năm qua... (...)
 
25.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Cũng như chữ GREAT, những chữ “Magnifique”, “Große”, “Gran”, “Grande”, và “Μέγας” đều có nghĩa là “tuyệt vời”, “vĩ đại”, “to tát”, “cao quý”... Từ những nghĩa đó biến thành “đại gia” theo nghĩa của Trịnh Lữ thì quả là... ngoài sức tưởng tượng... (...)
 
24.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... “Gatsby vĩ đại” ít nhứt là vì tim anh còn chứa đựng một tình yêu chân thật. Tiền bạc không quan trọng đối với anh. Tiền bạc chỉ là phương tiện vật chất có thể đưa anh vào xã hội thượng lưu của Daisy người tình cũ. “Gatsby vĩ đại” nên Nick Carraway, một láng giềng xa lạ, mới muốn xích gần để tìm hiểu con người và quá khứ của anh... (...)
 
23.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Quái đản thật! Lại thêm cái ý tưởng là “người Mỹ từng hình dung về chính F. Scott Fitzgerald và Gatsby” như những “đại gia”! Đã thế, dịch giả Trịnh Lữ và nhà xuất bản Nhã Nam còn dùng cái trò xuyên tạc ý nghĩa này như một phương tiện để “cảnh tỉnh” nhân dân Việt Nam... (...)
 
[DỊCH THUẬT] ... Điều đã khiến tôi sững sờ là cái nhan đề tiếng Việt “Đại gia Gatsby”... Dịch từ “great” thành “đại gia” là hoàn toàn sai bậy, vì nó không cho độc giả thấy ngay mẫu người khác đám đông, vượt trội của Gatsby, chí ít là qua cái nhìn rất “đáng tin cậy” của Nick Carraway, người kể chuyện, cũng như qua nhan đề tiếng Anh, tiếng Pháp... (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021