tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Hiểu sao cũng được  [đối thoại]

 

Cuộc mạn đàm về Gatsby đã đến lúc nóng bỏng và unproductive và đưa đến những lời lẽ không đẹp. Xin phép không trả lời những câu hỏi của các ông Phạm Chí DiệpNguyễn Đăng Thường (sự thực, hầu hết những câu tôi thấy cần trả lời đều đã nằm trong các thư trước của tôi) mà kết thúc bằng lời của người khác. Đây là một study guide (sách hướng dẫn học, người xấu miệng gọi là sách... gà bài) của hãng Sparknotes,[1] dùng cho học sinh trung học để làm luận văn. Vì là study guide, nên nó phải nói đủ khía cạnh, nhưng cũng không nói gì thực sự controversial, để vừa lòng các thầy cô. Có thể nói là nó tóm tắt những kiến thức và ý kiến phổ thông, bình thường. Bài hướng dẫn về The Great Gatsby của Sparknotes đăng ở http://emile.uni-graz.at/pub/05W/2005-12-0043.pdf và đoạn này ở trang 29.

Discuss Gatsby's character as Nick perceives him throughout the novel. What makes Gatsby “great”?
 
In one sense, the title of the novel is ironic; the title character is neither “great” nor named Gatsby. He is a criminal whose real name is James Gatz, and the life he has created for himself is an illusion. By the same token, the title of the novel refers to the theatrical skill with which Gatsby makes this illusion seem real: the moniker “the Great Gatsby” suggests the sort of vaudeville billing that would have been given to an acrobat, an escape artist, or a magician.
 
Nick is particularly taken with Gatsby and considers him a great figure. He sees both the extraordinary quality of hope that Gatsby possesses and his idealistic dream of loving Daisy in a perfect world. Though Nick recognizes Gatsby's flaws the first time he meets him, he cannot help but admire Gatsby's brilliant smile, his romantic idealization of Daisy, and his yearning for the future. The private Gatsby who stretches his arms out toward the green light on Daisy's dock seems somehow more real than the vulgar, social Gatsby who wears a pink suit to his party and calls everyone “old sport.” Nick alone among the novel's characters recognizes that Gatsby's love for Daisy has less to do with Daisy's inner qualities than with Gatsby's own. That is, Gatsby makes Daisy his dream because his heart demands a dream, not because Daisy truly deserves the passion that Gatsby feels for her. Further, Gatsby impresses Nick with his power to make his dreams come true—as a child he dreamed of wealth and luxury, and he has attained them, albeit through criminal means. As a man, he dreams of Daisy, and for a while he wins her, too. In a world without a moral center, in which attempting to fulfill one's dreams is like rowing a boat against the current, Gatsby's power to dream lifts him above the meaningless and amoral pleasure-seeking of New York society. In Nick's view, Gatsby's capacity to dream makes him “great” despite his flaws and eventual undoing.
 

Tạm dịch:

Bàn về con người Gatsby dưới con mắt của Nick suốt trong truyện. Cái gì làm anh “great”?
 
Theo một nghĩa, tên cuốn truyện có tính châm biếm; vai chính không “great” mà cũng không phải tên là Gatsby. Anh ta là một kẻ tội phạm tên thật là James Gatz, và cuộc sống mà anh tự tạo là một ảo ảnh. Tên cuốn tiểu thuyết nói về cái tài năng dựng kịch (hay đóng kịch) mà Gatsby dùng để làm ảo ảnh có vẻ thật: biệt hiệu “the Great Gatsby” làm liên tưởng đến cái kiểu biệt hiệu vaudeville[2] thường dành cho những nhà biểu diễn nhào lộn, thoát trói hay ảo thuật.
 
Nick mê thích Gatsby và cho rằng anh ta là một người tuyệt vời. Nick thấy tính hy vọng lạ thường của Gatsby và giấc mơ lý tưởng của anh được sống với Daisy trong một thế giới hoàn hảo. Tuy Nick thấy những khuyết điểm của Gatsby khi gặp lần đầu, anh không thể không ngưỡng mộ nụ cười rất tươi của Gatsby, sự lãng mạn lý tưởng hóa Daisy, và sự mong ước tương lai. Gatsby riêng tư đưa tay về phía ánh đèn xanh bên bến phía nhà Daisy dường như thật hơn là Gatsby thiếu tao nhã, ưa giao thiệp, mặc bộ suit hồng đi party và gọi mọi người là “old sport”. Trong các nhân vật trong truyện chỉ có Nick thấy rằng tình yêu của Gatsby với Daisy không phải do phẩm chất của Daisy mà là của Gatsby. Nghĩa là, Daisy là giấc mơ của Gatsby vì trái tim của anh đòi hỏi giấc mơ chứ không phải tại vì Daisy xứng đáng với sự say mê của anh. Hơn nữa, Gatsby làm Nick thán phục với khả năng làm những giấc mơ trở thành sự thật – khi còn bé anh mơ giàu sang, và anh đã thực hiện được, dù bằng phương tiện bất chính.[3] Lớn lên, anh mơ được Daisy, và đã có lúc chiếm được nàng. Trong một thế giới không có trung điểm luân lý, trong đó việc cố gắng thực hiện giấc mơ giống như chèo thuyền ngược dòng, khả năng mơ ước của Gatsby đưa anh lên cao hơn xã hội vô nghĩa và tìm thú vui của New York. Trong con mắt của Nick, khả năng mơ ước của Gatsby làm cho anh “great” dù rằng anh có những khuyết điểm và cuối cùng bị tai họa.
 

Cách hiểu thứ nhất được 87 chữ, còn cách hiểu thứ hai được 250 chữ. Người thích dài dòng sẽ nghĩ rằng điều đó chứng tỏ cách giải thích trước kém chính xác, còn người thích ngắn gọn sẽ nghĩ rằng điều đó chứng tỏ cách giải thích sau không thuyết phục lắm nên phải diễn giải vòng vo. Thôi thì tạm coi là cả hai bên đều đúng.

Riêng tôi, xin phép gọi cái ước mơ của Gatsby là “dễ thương” và “đáng thương” chứ không “tuyệt vời” hay “vĩ đại”, và người dễ/đáng thương không phải là đại gia Gatsby mà là chàng thanh niên James Gatz. Có lẽ vì vậy mà chữ “great” trong câu trả lời đặt trong ngoặc kép chăng?

 

 

_________________________

[1]Để tìm hiểu về hãng Sparknotes, đọc http://en.wikipedia.org/wiki/SparkNotes

[2]Vaudeville: kiểu giải trí hài hước pha trộn đủ trò hổ lốn

[3]Điểm này thì giống “đại gia” thật!

 

 

--------------

Bài liên hệ:

--------------

Bài liên hệ:

 
06.02.2009
[DỊCH THUẬT] ... Trong một bản thảo cũ của cuốn tiểu thuyết, có câu sau đây: ‘Jay Gatsby!’ anh kêu lên bằng một giọng sang sảng, ‘Coi kìa great Jay Gatsby! Thiên hạ sẽ nói vậy, đợi mà coi. Ta chỉ mới ba mươi hai tuổi thôi mà.’ Câu này bị xóa đi khỏi bản cuối nhưng hẳn tác giả đã nghĩ đến nó khi đặt tên cho cuốn truyện. Không hiểu Gatsby có ý gì?... (...)
 
05.02.2009
[DỊCH THUẬT] ... Trong cuộc đối thoại này, tất cả những lối lý luận loanh quanh để bênh vực cho cái nhan đề “Đại gia Gatsby” đều không chịu hiểu một điều đơn giản nhất, căn bản nhất, và cần lưu ý nhất, là sự nhất quán giữa nội dung và nhan đề tác phẩm... (...)
 
04.02.2009
[DỊCH THUẬT] ... Nhan đề The Great Gatsby được Fitzgerald đặt ra để phản ảnh cái nhìn ngưỡng mộ của Nick Carraway đối với Jay Gatsby. Khi dịch sang tiếng Việt, thì phải dịch sao cho trung thành với ý định của tác giả. Chứ không phải dịch để thoả mãn một ý đồ nào đó của riêng mình, một thứ cảm tính của riêng mình, bất chấp tác giả, phản bội tác giả... (...)
 
[DỊCH THUẬT] ... Tôi luôn luôn cho rằng dịch thuật là việc làm hết sức chủ quan, hết sức tương đối, đối với một số độc giả, cách dịch này là hay, với người khác các dịch ấy lại là dở, do cách cảm nhận của từng cá nhân là rất... cá nhân. Tuy vậy nói thế không có nghĩa cào bằng tất cả... (...)
 
03.02.2009
[DỊCH THUẬT] ... Riêng tôi, xin phép gọi cái ước mơ của Gatsby là “dễ thương” và “đáng thương” chứ không “tuyệt vời” hay “vĩ đại”, và người dễ/đáng thương không phải là đại gia Gatsby mà là chàng thanh niên James Gatz... (...)
 
02.02.2009
[DỊCH THUẬT] ... So sánh Gatsby với “đại-gia-đô-la-đỏ-nhà-giàu-mới” bóc lột làm giàu trên xương máu dân nghèo trong nước hiện nay là một sự thoá mạ tôi không thể chấp nhận, vì thế mà tôi đã lên tiếng. Với tôi, nếu cần “ngưỡng phục thần thánh hóa” ai thì phải là “những người khốn khổ” trong nước bây giờ... (...)
 
[DỊCH THUẬT] ... Tôi đoán là ông Phạm Quang Tuấn đã ứng dụng những “chiến” thuật cực kỳ “ngoạn mục” này để tranh cãi chơi vui, chứ không có chủ ý gì nghiêm trọng. Vì cãi để tiêu khiển, thì mới vui như vậy, mới “ngoạn mục” như vậy. Chứ tranh luận nghiêm túc mà ứng dụng những “chiến” thuật như vậy thì chẳng có chút xíu nào... tuyệt vời... (...)
 
[DỊCH THUẬT] ... Nếu Trịnh Lữ có đủ thông minh để, qua bản dịch Việt ngữ, diễn tả chính xác diện mạo của nhân vật Gatsby trong nguyên tác, độc giả Việt Nam sẽ nhận ra tính chất mỉa mai (nếu có một sự mỉa mai như thế) trong chữ “great/vĩ đại”... (...)
 
01.02.2009
[DỊCH THUẬT] ... Còn nhiều nghĩa khác (kể cả đẹp, hay, tuyệt vời) nhưng hẳn ai cũng thấy nghĩa này (nghĩa nguyên thủy) tả lối sống xa hoa hào phóng của Gatsby và Trimalchio rất sát. Đúng nghĩa “đại gia”!... (...)
 
31.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Dù muốn hay không, Gatsby là một con người/nhân vật tuyệt vời/vĩ đại, The Great Gatsby là một cuốn tiểu thuyết vĩ đại, Scott Fitzgerald là một nhà văn vĩ đại, của Hoa kỳ và... thế giới... (...)
 
[DỊCH THUẬT] ... Có thể nói là trong cuộc đối thoại về The Great Gatsby có hai quan điểm đối nghịch, tạm gọi là A và B... Ý nghĩ của tôi là: dù là quan điểm A đúng hay quan điểm B đúng, thì dịch The Great Gatsby thành Gatsby vĩ đại cũng không ổn! Nếu A đúng, thì dịch vậy sẽ làm sự châm biếm trở thành sự sùng bái. Còn nếu B đúng thì ngược lại, khi đọc Gatsby vĩ đại người Việt Nam sẽ liên tưởng ngay đến “Bác Hồ vĩ đại” và sẽ “hiểu lầm” là tác giả mỉa mai Gatsby!... (...)
 
30.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Chúng tôi xin khẳng định rằng Tiền Vệ luôn luôn sẵn sàng đón nhận bất kỳ ý kiến phản hồi nào từ dịch giả Trịnh Lữ. Ngoài ra, mọi ý kiến đối thoại trong tinh thần học thuật từ bất kỳ khuynh hướng và quan điểm nào cũng đều được Tiền Vệ đăng tải công khai và kịp thời... (...)
 
[DỊCH THUẬT] ... Ngày hôm nay, thỉnh thoảng khi ta nghe người Việt nói “chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”, thì không chắc gì họ “nói với một thái độ kính cẩn, thậm chí thần thánh hóa”, mà ngược lại, họ có thể nói với ý mỉa mai. Trừ khi được đọc lên trong những bài diễn văn ở các dịp lễ, câu “Bác Hồ vĩ đại” khi được dùng trong những câu chuyện thường đàm của người Việt ở quốc nội cũng như quốc ngoại thì hầu như phần lớn là hàm ý mỉa mai, giễu cợt... (...)
 
[DỊCH THUẬT] ... Từ điển dịch great là vĩ đại là chuyện ai cũng biết. Tuy nhiên, như tôi đã nói, muốn hiểu đúng không phải là chỉ cần tra từ điển mà còn phải hiểu rõ tư duy, văn hóa của người viết. Một chữ có thể có những hàm ý khác nhau tùy theo cách dùng, mà người mới bập bẹ học tiếng nước ngoài không nắm bắt được... (...)
 
29.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Dù không rành tiếng Anh, thiển nghĩ của tôi là từ great đứng trước hay sau đều có chung một nghĩa, là vĩ đại, lớn lao, to tát, tuyệt vời... trừ một, hai trường hợp rất hiếm hoi nhưng phải dựa vào ngữ cảnh, cách phát âm, để trong dấu nháy («...») hay nội dung... (...)
 
28.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Những từ thông dụng lại thường là những từ khó dịch và dễ lầm nhất. Chữ great mà ta hay dịch là vĩ đại thì cũng đúng, nhưng cách dùng chữ great/vĩ đại của người Việt và người Mỹ khác hẳn nhau, vì tư duy của hai dân tộc khác nhau... (...)
 
27.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Trong bài “Về [đại] dịch [ma] thuật” của Phong Vệ, có vài chi tiết hơi thiếu sót hay lệch một chút. Vì thế tôi xin góp ý để bổ khuyết... Đúng ra, chữ “chính” 政 trong “chính trị” 政治 thì viết khác với chữ “chính” 正 trong “chính tà” 正邪... (...)
 
26.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Thực tế dịch thuật ở Việt Nam có nhiều tai nạn và thảm họa... Việt Nam vốn là một nước bán thuộc địa, phần lớn mọi người xuất thân nông dân. Vì vậy tinh thần “phân gio” và những tiểu xảo kiểu “tam/tứ/... nông” (nông nghiệp, nông thôn, nông dân và nông... cạn) đã được phát huy cao độ trong học thuật và dịch thuật, đặc biệt là trong mấy chục năm qua... (...)
 
25.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Cũng như chữ GREAT, những chữ “Magnifique”, “Große”, “Gran”, “Grande”, và “Μέγας” đều có nghĩa là “tuyệt vời”, “vĩ đại”, “to tát”, “cao quý”... Từ những nghĩa đó biến thành “đại gia” theo nghĩa của Trịnh Lữ thì quả là... ngoài sức tưởng tượng... (...)
 
24.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... “Gatsby vĩ đại” ít nhứt là vì tim anh còn chứa đựng một tình yêu chân thật. Tiền bạc không quan trọng đối với anh. Tiền bạc chỉ là phương tiện vật chất có thể đưa anh vào xã hội thượng lưu của Daisy người tình cũ. “Gatsby vĩ đại” nên Nick Carraway, một láng giềng xa lạ, mới muốn xích gần để tìm hiểu con người và quá khứ của anh... (...)
 
23.01.2009
[DỊCH THUẬT] ... Quái đản thật! Lại thêm cái ý tưởng là “người Mỹ từng hình dung về chính F. Scott Fitzgerald và Gatsby” như những “đại gia”! Đã thế, dịch giả Trịnh Lữ và nhà xuất bản Nhã Nam còn dùng cái trò xuyên tạc ý nghĩa này như một phương tiện để “cảnh tỉnh” nhân dân Việt Nam... (...)
 
[DỊCH THUẬT] ... Điều đã khiến tôi sững sờ là cái nhan đề tiếng Việt “Đại gia Gatsby”... Dịch từ “great” thành “đại gia” là hoàn toàn sai bậy, vì nó không cho độc giả thấy ngay mẫu người khác đám đông, vượt trội của Gatsby, chí ít là qua cái nhìn rất “đáng tin cậy” của Nick Carraway, người kể chuyện, cũng như qua nhan đề tiếng Anh, tiếng Pháp... (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021