tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Dạ, em không dám!  [đối thoại]

 

Thưa bác Nguyễn Tôn Hiệt, đọc bài viết Ông Hoàng Ngọc Hiến giảng “hậu hiện đại”, ông Nguyễn Đình Chính viết “hậu hiện đại” của bác, em xin được thưa mấy lời sau:

 

1- Nguyễn Tôn Hiệt viết:

Xét về mặt thẩm mỹ, cô Giang đánh đòn cái kiến thức nhếch nhác của ông Chính về “hậu hiện đại” thì... oan cho ông ta, vì ông ta là người sáng tác, đâu có điều kiện tự nghiên cứu mỹ học “hậu hiện đại”.

Thưa bác Hiệt, em tuổi chưa đủ già, sức không đủ khỏe, kiến thức thì tậm tịt, ngay trong bài viết trước, em cũng mới chỉ nói rằng em nghĩ, em tưởng,… vậy sao dám đánh đòn ai? Và vì kiến thức của em chắc cũng “nhếch nhác” nên em mới mong các nhà báo, các nghệ sỹ viết cái gì đó “ra hồn” cho em hiểu hơn “Hậu hiện đại” là cái gì (đúng tinh thần cầu thị, ham học hỏi bác nhé!), như em đã đề xuất trong bài viết trước đấy ạ! Em đã kết luận rồi, đó chỉ là vài ý nghĩ vụn vặt của em mà thôi.

 

2- Nguyễn Tôn Hiệt lại viết:

Vậy nên cô Giang phàn nàn, chê trách, mỉa mai như thế này cũng bằng thừa:
- Ơ, hoá ra Hậu hiện đại vẫn cũ, cũ kinh khủng. Từ cấu trúc truyện, tuyến nhân vật đến đề tài, tình tiết,...
- Hậu hiện đại sáo và sến kinh khủng...
- Hậu hiện đại là làm tình, và làm bằng nhiều cách = ấu dâm, quần dâm, mộng dâm,... (Tóm lại là dâm mọi lúc mọi nơi)
Cô Giang ơi, ông Nguyễn Đình Chính đã làm đúng phóc theo tinh thần “hậu hiện đại” do ông Hoàng Ngọc Hiến truyền giảng đấy!

Bác nói vậy thì em mới biết đấy ạ! Thú thực với bác, kiến thức “Hậu hiện đại” của em chỉ tròm trèm thu lượm từ Internet, cũng có thấy mấy đầu sách của ông Hoàng Ngọc Hiến viết về Hậu hiện đại được giới thiệu qua Google, mà chưa có mua, nên chưa có đọc. May có bài này của bác viết, lần theo đường link kia, mới hay “Ôi, Hậu hiện đại hóa ra là thế à!”

 

3- Nguyễn Tôn Hiệt viết tiếp:

Vậy mà cô Giang lại chê trách ông Chính là “cũ kinh khủng”, “sáo và sến kinh khủng”, “dâm mọi lúc mọi nơi”, thì tội nghiệp cho ông Chính quá đi chứ.”

Không, thưa bác Hiệt! Em không chê trách tác giả Nguyễn Đình Chính, em chỉ nói đến tác phẩm, ở đây là Online… Balô thôi ạ! Quan điểm của em rất rõ ràng: không bao giờ lẫn lộn giữa đời sống của tác giả và đời sống của tác phẩm. Mỗi người, mỗi vật có đời sống riêng của nó.

 

4- Cuối cùng, Nguyễn Tôn Hiệt kết luận:

Con dại, thì cái mang. Nếu cô Giang thấy bực bội vì những trò nhảm nhí của ông Chính và các nhà văn, nhà thơ “hậu hiện đại” ở thủ đô, thì cô hãy nện cho nhừ xương cái ông thầy đã dạy cho họ thế nào là “hậu hiện đại”. Cô nhé.

Trời ơi, bác Hiệt dạy em sai rồi! Truyền thống dân tộc “Tôn sư trọng đạo” ngời sáng như thế, sao bác lại xui dại em? Hơn nữa, em lấy tư cách gì mà dám nện? Bản thân em còn chưa rõ “Hậu hiện đại” thế nào, kiến thức em cũng còn “nhếch nhác” lắm, nào dám lên mặt dạy dỗ gì ai, nói gì tới “nện nhừ xương” hả bác?

Thôi, bác Hiệt vừa đủ kiến thức để biết đâu đúng đâu sai, vừa là “nam nhi đại trượng phu, thân dài vai rộng”, em trả lại vụ “nện nhừ xương” ai đó cho bác. Còn thật thà, em không dám ạ!

 

 

--------------

Bài liên hệ:

02.03.2009
[VĂN HỌC] ... Không biết ông Hiến đã tổng hợp bao nhiêu sách vở, bài viết, nghiên cứu, thảo luận... về “hậu hiện đại” để nặn ra một công thức cô đọng đến thế! Theo công thức đó, ta có thể đi ngược thời gian và tìm thấy từ nhiều thế kỷ trước đây đã có vô số tác phẩm mang khí vị hay hơi hướng “hậu hiện đại”... (...)
 
[VĂN HỌC] ... So sánh hai cuộc phỏng vấn, tôi lại càng thấy... ớn tới tận óc, vì càng nói thì nhà văn Nguyễn Đình Chính càng cho thấy ông chỉ nói... bậy... (...)
 
01.03.2009
[VĂN HỌC] ... Về kỹ thuật và hình thức cấu trúc, văn phong của Online... ba lô không tuân thủ theo một khuôn mẫu bất biến. Nó chưa định hình. Nó còn đang ở dạng bào thai. Có thể nó sẽ là một đứa trẻ xinh xắn nhưng cũng có thể là quái thai. Về nội dung, Online... ba lô đang cố gắng dò tìm những đại giá trị mới. Có thể những đại giá trị này không có hoặc có mà chưa có tên gọi. Đó là những yếu tố hậu hiện đại... (...)
 
28.02.2009
[VĂN HỌC] ... Nhơn tiện cũng nói thiệt luôn. Cái trò đưa phong bì để dựng phỏng vấn giả mà làm tiếp thị này thì quá phổ biến ở nước ta. Tự lăng-xê dỏm để tiếp thị. Nhan nhản ca sĩ ra CD, nhà thơ nhà văn ra sách mới, đều chơi cái trò này. Ớn tới tận óc!... (...)
 
27.02.2009
[VĂN HỌC] ... Trời ơi, bác Hiệt dạy em sai rồi! Truyền thống dân tộc “Tôn sư trọng đạo” ngời sáng như thế, sao bác lại xui dại em? Hơn nữa, em lấy tư cách gì mà dám nện? Bản thân em còn chưa rõ “Hậu hiện đại” thế nào, kiến thức em cũng còn “nhếch nhác” lắm, nào dám lên mặt dạy dỗ gì ai, nói gì tới “nện nhừ xương” hả bác?... (...)
 
[VĂN HỌC] ... Thiển nghĩ, nếu tác phẩm của Alessandro Baricco được dịch trên 30 thứ tiếng vì có một giọt cà cuống, tác phẩm của Nguyễn Đình Chính được nữ thi sĩ Phạm Thị Điệp Giang đọc và phê bình trên mục Đối Thoại vì có nửa lọ cà cuống, thì thơ Nở Ngày có “hơi hướng hậu nhảm đại” của bần sĩ chỉ có... xác cà cuống mà thôi... (...)
 
26.02.2009
[VĂN HỌC] ... Cô Giang ơi, ông Nguyễn Đình Chính đã làm đúng phóc theo tinh thần “hậu hiện đại” do ông Hoàng Ngọc Hiến truyền giảng đấy! Ông Chính còn triển khai tối đa cho thật đậm đà chất “hậu hiện đại”... Vậy mà cô Giang lại chê trách ông Chính là “cũ kinh khủng”, “sáo và sến kinh khủng”, “dâm mọi lúc mọi nơi”, thì tội nghiệp cho ông Chính quá đi chứ. Con dại, thì cái mang... (...)
 
24.02.2009
[VĂN HỌC] ... Bìa sách được in rõ “tiểu thuyết Hậu hiện đại”... đọng lại cả cuốn truyện Online... Balô chỉ là cái sự nhảm ba lăng nhăng của một lão nghệ sỹ nửa mùa, đại nhảm. Cũng có phần nào văng mạng như tác giả đã cho biết (mà văng chưa tới nơi). Nhưng, xét về khía cạnh nào đó, sự nhảm ấy, sự cố gắng nhảm ấy, lại càng làm tăng thêm sự bất lực của một lớp người, càng cố tỏ lại hóa ra chỉ là càng cố tưởng (mình còn ngon lắm!)... (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021