tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Càng... ớn tới tận óc!  [đối thoại]

 

Sau khi gởi đăng bài “Ớn tới tận óc!” để đưa ra vài nhận xét về bài phỏng vấn Nguyễn Đình Chính trên báo Thể thao & Văn hoá ngày 13/2/2009, thì tôi thấy bài phỏng vấn Nguyễn Đình Chính do Khôi Nguyên thực hiện đăng trên mục đối thoại của Tiền Vệ. Truy theo Google, tôi phát hiện bài phỏng vấn đó đã được đăng lần đầu trên báo Đất Việt ngày 18/1/2009.

So sánh hai cuộc phỏng vấn, tôi lại càng thấy... ớn tới tận óc, vì càng nói thì nhà văn Nguyễn Đình Chính càng cho thấy ông chỉ nói... bậy.

Ông Chính đã trả lời theo hai lối rất khác nhau cho hai câu hỏi rất tương tự.

Phỏng vấn ngày 18/1/2009:

* Ông tự nhận định đây là cuốn tiểu thuyết hậu hiện đại. Yếu tố hậu hiện đại thể hiện trong cuốn truyện này như thế nào?
 
- Văn học hậu hiện đại đang chầm chậm xây dựng gương mặt, mô hình, và độc giả của nó không những trên thế giới mà ở ngay cả trong nước.
 
- Về kỹ thuật và hình thức cấu trúc, văn phong của Online... ba lô không tuân thủ theo một khuôn mẫu bất biến. Nó chưa định hình. Nó còn đang ở dạng bào thai. Có thể nó sẽ là một đứa trẻ xinh xắn nhưng cũng có thể là quái thai. Về nội dung, Online... ba lô đang cố gắng dò tìm những đại giá trị mới. Có thể những đại giá trị này không có hoặc có mà chưa có tên gọi. Đó là những yếu tố hậu hiện đại.

Phỏng vấn ngày 13/2/2009:

* Tại sao ông lại gọi đây là một cuốn tiểu thuyết hậu hiện đại?
 
- Tôi viết Online... balô trong gần một năm ở tại khu nhà vườn của tôi trên thị xã Phúc Yên. Về nghệ thuật của Online... balô được viết theo phong cách văng mạng. Tôi gọi nó là tiểu thuyết hậu hiện đại vì một nhà phê bình nghệ thuật ở Mỹ khi đọc nó trên mạng đã email cho tôi gọi Online... balô là tiểu thuyết hậu hiện đại.

Về lối giải thích của ông Chính ngày 13/2/2009, tôi đã có bàn trong bài “Ớn tới tận óc!”

Lối giải thích của ông Chính ngày 18/1/2009 vẫn không có gì khá hơn, mà càng chứng tỏ ông Chính không hiểu “hậu hiện đại” là gì ráo.

Ông nói “Văn học hậu hiện đại đang chầm chậm xây dựng gương mặt, mô hình, và độc giả của nó không những trên thế giới mà ở ngay cả trong nước”, là ông nói... bá láp. Vì văn học hậu hiện đại ở những nước Âu Mĩ đã thành một trào lưu lớn từ những năm 70, đã có vô số tác giả và tác phẩm khẳng định giá trị lớn, và độc giả Âu Mĩ đã quá quen thuộc với văn học hậu hiện đại.

Ông nói: “Về kỹ thuật và hình thức cấu trúc, văn phong của Online... ba lô không tuân thủ theo một khuôn mẫu bất biến. Nó chưa định hình. Nó còn đang ở dạng bào thai. Có thể nó sẽ là một đứa trẻ xinh xắn nhưng cũng có thể là quái thai.” Ông nói vậy, thì Online... balô là tiểu thuyết experimental thời hiện đại, chớ không phải là tiểu thuyết hậu hiện đại.

Ông nói: “Về nội dung, Online... ba lô đang cố gắng dò tìm những đại giá trị mới. Có thể những đại giá trị này không có hoặc có mà chưa có tên gọi. Đó là những yếu tố hậu hiện đại.” Nói vậy là sai bét, vì con người và văn học hậu hiện đại không hề “cố gắng dò tìm những đại giá trị mới”. Cái cố gắng đó là cái cố gắng của con người và văn học hiện đại.

Nghe ông càng nói, tôi lại càng... ớn tới tận óc!

 

 

--------------

Bài liên hệ:

02.03.2009
[VĂN HỌC] ... Không biết ông Hiến đã tổng hợp bao nhiêu sách vở, bài viết, nghiên cứu, thảo luận... về “hậu hiện đại” để nặn ra một công thức cô đọng đến thế! Theo công thức đó, ta có thể đi ngược thời gian và tìm thấy từ nhiều thế kỷ trước đây đã có vô số tác phẩm mang khí vị hay hơi hướng “hậu hiện đại”... (...)
 
[VĂN HỌC] ... So sánh hai cuộc phỏng vấn, tôi lại càng thấy... ớn tới tận óc, vì càng nói thì nhà văn Nguyễn Đình Chính càng cho thấy ông chỉ nói... bậy... (...)
 
01.03.2009
[VĂN HỌC] ... Về kỹ thuật và hình thức cấu trúc, văn phong của Online... ba lô không tuân thủ theo một khuôn mẫu bất biến. Nó chưa định hình. Nó còn đang ở dạng bào thai. Có thể nó sẽ là một đứa trẻ xinh xắn nhưng cũng có thể là quái thai. Về nội dung, Online... ba lô đang cố gắng dò tìm những đại giá trị mới. Có thể những đại giá trị này không có hoặc có mà chưa có tên gọi. Đó là những yếu tố hậu hiện đại... (...)
 
28.02.2009
[VĂN HỌC] ... Nhơn tiện cũng nói thiệt luôn. Cái trò đưa phong bì để dựng phỏng vấn giả mà làm tiếp thị này thì quá phổ biến ở nước ta. Tự lăng-xê dỏm để tiếp thị. Nhan nhản ca sĩ ra CD, nhà thơ nhà văn ra sách mới, đều chơi cái trò này. Ớn tới tận óc!... (...)
 
27.02.2009
[VĂN HỌC] ... Trời ơi, bác Hiệt dạy em sai rồi! Truyền thống dân tộc “Tôn sư trọng đạo” ngời sáng như thế, sao bác lại xui dại em? Hơn nữa, em lấy tư cách gì mà dám nện? Bản thân em còn chưa rõ “Hậu hiện đại” thế nào, kiến thức em cũng còn “nhếch nhác” lắm, nào dám lên mặt dạy dỗ gì ai, nói gì tới “nện nhừ xương” hả bác?... (...)
 
[VĂN HỌC] ... Thiển nghĩ, nếu tác phẩm của Alessandro Baricco được dịch trên 30 thứ tiếng vì có một giọt cà cuống, tác phẩm của Nguyễn Đình Chính được nữ thi sĩ Phạm Thị Điệp Giang đọc và phê bình trên mục Đối Thoại vì có nửa lọ cà cuống, thì thơ Nở Ngày có “hơi hướng hậu nhảm đại” của bần sĩ chỉ có... xác cà cuống mà thôi... (...)
 
26.02.2009
[VĂN HỌC] ... Cô Giang ơi, ông Nguyễn Đình Chính đã làm đúng phóc theo tinh thần “hậu hiện đại” do ông Hoàng Ngọc Hiến truyền giảng đấy! Ông Chính còn triển khai tối đa cho thật đậm đà chất “hậu hiện đại”... Vậy mà cô Giang lại chê trách ông Chính là “cũ kinh khủng”, “sáo và sến kinh khủng”, “dâm mọi lúc mọi nơi”, thì tội nghiệp cho ông Chính quá đi chứ. Con dại, thì cái mang... (...)
 
24.02.2009
[VĂN HỌC] ... Bìa sách được in rõ “tiểu thuyết Hậu hiện đại”... đọng lại cả cuốn truyện Online... Balô chỉ là cái sự nhảm ba lăng nhăng của một lão nghệ sỹ nửa mùa, đại nhảm. Cũng có phần nào văng mạng như tác giả đã cho biết (mà văng chưa tới nơi). Nhưng, xét về khía cạnh nào đó, sự nhảm ấy, sự cố gắng nhảm ấy, lại càng làm tăng thêm sự bất lực của một lớp người, càng cố tỏ lại hóa ra chỉ là càng cố tưởng (mình còn ngon lắm!)... (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021