tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Gậy ông đập lưng ông!!  [đối thoại]

 

Gần cả tháng nay, dân chúng trên mạng xôn xao với với hiện tượng quyển sách Ma Chiến Hữu của nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn kể về cuộc chiến tranh xâm lăng của Trung Quốc ở biên giới Việt Nam vào năm 1979. Xôn xao là vì có một ông dịch giả người Việt Nam dịch quyển sách nầy, và một nhà xuất bản tên tuổi ở Việt Nam đã biên tập,[*] thông qua luôn khâu kiểm duyệt để cuốn sách được tung ra thị trường Việt Nam và ngoại quốc, bất chấp cuộc chiến tranh đó đã được nhà văn Mạc Ngôn kể lại như là cuộc chiến đấu chính nghĩa của các binh lính Trung Quốc anh dũng chống lại địch quân Việt Nam phản bội!

Thấy “thời sự” quá tôi bèn ra thư viện của Mỹ tìm mượn quyển sách nầy về đọc một lèo, để nhận ra...

Mạc Ngôn viết cuốn Ma chiến hữu nầy, nếu nói là cổ xuý cho một tinh thần anh hùng mới nào đó thì tôi chưa tìm ra, nhưng khi đọc nó thì tôi lưu ý nhất đến các đoạn ông diễn tả cảnh tượng cuộc sống lầm than khổ sở thảm thương của người dân thấp cổ bé miệng sống trong chế độ cộng sản của Trung Quốc.

Ông kể về người lính (một trong ba nhân vật chính của Ma chiến hữu) nghỉ phép về quê nhà, nhìn thấy thực trạng gia đình mình (một gia đình nông dân điển hình sống trong một xã hội cộng sản chủ trương “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”). Vậy đó, mà cảnh nhà người lính nầy thảm hại quá sức: vợ đói, con ốm, cha mẹ già khổ sở. Vợ thì vất vả sớm hôm ở đồng ruộng kiếm không đủ miếng ăn, người tiều tuỵ xanh xao đói khổ, nhìn thấy chồng ở xa về thăm mà nở không nổi nụ cười chào đón. Con thì còn nhỏ mà ốm quắt queo suy dinh dưỡng vì đói. Bé đang được bà nội già yếu ốm đau ở nhà chăm sóc, nhưng bà bất lực kiếm không ra sữa cho cháu uống đành phải chờ đến chiều tối, khi con dâu đi làm ngoài đồng ruộng về, cháu bé mới đươc mẹ cho bú. Cha thì ốm đói mang thân già đi chăn gia súc ngoài đồng. Ông cụ ốm yếu tả tơi đến nỗi, khi người lính về thăm nhà, đến chỗ cánh đồng tìm cha, thì nhìn không ra cha mình lẫn vào đâu giữa đám súc vật gầy gò thảm thương đó. Bức tranh tang thương nầy diễn ra trước sự bất lực khổ sở của người con không tìm ra nổi phương cách gì để cứu vãn.

Dù một người đồng hương có lòng tốt chỉ cho người cha cái cách “hy sinh đời bố, củng cố đời con”: bán máu kiếm tiền đút lót cho những tay chỉ huy của trung đoàn nơi con trai ông đang đóng quân, để con trai ông sẽ được rời bỏ chiến trường về lại quê nhà làm cán bộ cơ sở địa phương — một khi có chức vụ như vậy tha hồ tham nhũng vơ vét lại, không mấy chốc con trai của ông sẽ trở nên giàu có — nhưng ông cụ đành bất lực vì đói rách thảm hại, thân thể gầy còm quá thì máu ở đâu để bán.(Đó là nghĩa đen, chứ nghĩa bóng là cuộc sống cùng cực rồi, còn có gì nữa đâu để khả dĩ đem ra đầu tư). Đó là cảnh tượng thực tế của đời sống dân lành thấp cổ bé miệng, suốt ngày chỉ quanh quẩn chật vật với lo toan chuyện sinh kế vất vả khó nhọc, không còn sức lực hay thời gian để đấu tranh hay đòi hỏi chuyện thay đổi gì cho cuộc sống của mình.(Chính sách cai quản dân bằng sự kềm kẹp bao tử). Cảnh tượng của các cấp lãnh đạo cán bộ địa phương hay trung ương ăn trên ngồi trước, chỉ lo tham nhũng vơ vét đầy túi chả thương xót dân tình. Ở đây, Mạc Ngôn đưa ra hình tượng oai hùng của người chiến sĩ anh dũng hy sinh trên chiến trường chắc để loè ban kiểm duyệt của cục thông tin văn hoá Trung Quốc hầu quyển sách nầy được phát hành.

Còn các ông dịch giả, biên tập, nhà xuất bản ở Việt Nam thì bất chấp cuốn sách truyền bá điều gì, chỉ biết thâu lợi nhuận. (Không kể phát hành bán được ở Việt Nam bao nhiêu quyển, nhưng ngó lượng sách được tung ra ở các thư viện của Mỹ đang có bây giờ cho cuốn Ma chiến hữu thì đủ biết các ông ẵm bạc khấm khá như thế nào rồi). Tung sách ra mà không cần biết đến sĩ diện liêm sỉ tối thiểu phải có của một con người còn chút lòng tự trọng, tiếp tay cho người Trung Quốc miệt thị dân tộc mình qua tác phẩm kể lại một cuộc chiến Trung Quốc xâm lăng đất đai biên giới của Việt Nam năm 1979, mà dân quân Việt Nam được Mạc Ngôn cho là địch.

Tôi lại chợt có một ý nghĩ: Hay là ông dịch giả, nhà xuất bản Việt Nam nầy chơi nước cờ cao tay thâm thuý khi tung quyển sách nầy ra thị trường? Họ cố chịu đấm ăn xôi để cùng Mạc Ngôn qua mắt chính sách kiểm duyệt của Trung Quốc lẫn Việt Nam, hầu đưa ra được một hình ảnh thực trạng cuộc sống lầm than của dân chúng trong chế độ cộng sản bây giờ. Ô hay! Nếu quả là đúng như mình nghĩ thì hai chế độ kiểm duyệt của Trung Quốc và Việt Nam mà xưa nay thường được người ta đặt tên là “cơ quan suy nghĩ dùm” này đã bị “gậy ông đập lưng ông “ rồi!!

_________________________

[*]Mạc Ngôn, Ma chiến hữu, Trần Trung Hỷ dịch, Hà Nội: Văn học, 2008.

 

 

--------------

Những bài đối thoại khác về các vấn đề văn học:

14.03.2009
[VĂN HỌC] ... Hai bài đối thoại ngắn về “vái cây đa” và “thờ cây... mít” rất thú vị. Hoan hô và cảm tạ Lưu Thế Hiệp và Hà Thanh Thuỷ đã lên tiếng thay độc giả... (...)
 
13.03.2009
[VĂN HỌC] ... Những thí dụ về lối phê bình “vẽ bùa” thì nhan nhản trên sách báo, và thỉnh thoảng độc giả có thể bắt gặp những thí dụ “đặc sắc”. Tôi xin đóng góp một vài thí dụ mà tôi tình cờ lượm được. Trong bài “Phạm Duy trên đăng trình đến vô cực”, Thụy Khuê bình bài “Thiền Ca số 1” của Phạm Duy như sau... (...)
 
12.03.2009
[VĂN HỌC] ... Còn nếu quả thật ông Đỗ Quyên không có í chê thơ Mai Văn Phấn, thì việc đem thơ Nguyễn Đình Thi ra để tán dương ngay trong câu kết của lời bình về thơ Mai Văn Phấn lại là việc nhảm nhí, lãng xẹt, giống như mượn cớ bình thơ Mai Văn Phấn để “vái cây đa” vậy... (...)
 
11.03.2009
[VĂN HỌC] ... Tình yêu và tình dục như hoà quyện lại với nhau, thành một. Người ta không yêu nhau như thần linh yêu nhau, ở đó, chỉ có tình cảm tinh ròng, thuần tuý, trừu tượng và mơ hồ. Ngược lại, người ta yêu nhau bằng tất cả thân thể của mình. Yêu với trái tim, với đầu óc, với môi, lưỡi, răng, với bộ phận sinh dục, với da, thịt, với toàn bộ con người của mình... (...)
 
07.03.2009
[VĂN HỌC] ... Cái nỗ lực “hiện đại” hoá thẩm mĩ thơ Tượng Trưng (như cái nỗ lực của ông Hoàng Ngọc Hiến), níu nó về thế kỉ 21 (để chê trách thơ của các thi sĩ trẻ hôm nay là “mơ hồ nhưng chưa chính xác” và “chính xác nhưng lại chẳng mơ hồ” [sic], và để dạy cho họ làm thứ thơ “phải có tính nhạc hiện đại” “kết hợp giữa cái mơ hồ và cái chính xác” [sic]) là một nỗ lực vô hiệu. Thậm chí vô nghĩa... (...)
 
06.03.2009
[VĂN HỌC] ... Ông Hiến thường có lối lý luận vơ đũa cả nắm, thích rút gọn mọi chi tiết phức tạp thành một vài câu phán đơn giản, ra vẻ là đã nắm được cái chìa khóa độc đáo, duy nhất của vấn đề. Nhưng kỳ thực những câu phán đơn giản ấy của ông Hiến lại chứa đầy những điểm tự mâu thuẫn hay lệch lạc một cách rất căn bản về phương pháp luận... (...)
 
02.03.2009
[VĂN HỌC] ... Không biết ông Hiến đã tổng hợp bao nhiêu sách vở, bài viết, nghiên cứu, thảo luận... về “hậu hiện đại” để nặn ra một công thức cô đọng đến thế! Theo công thức đó, ta có thể đi ngược thời gian và tìm thấy từ nhiều thế kỷ trước đây đã có vô số tác phẩm mang khí vị hay hơi hướng “hậu hiện đại”... (...)
 
[VĂN HỌC] ... So sánh hai cuộc phỏng vấn, tôi lại càng thấy... ớn tới tận óc, vì càng nói thì nhà văn Nguyễn Đình Chính càng cho thấy ông chỉ nói... bậy... (...)
 
01.03.2009
[VĂN HỌC] ... Về kỹ thuật và hình thức cấu trúc, văn phong của Online... ba lô không tuân thủ theo một khuôn mẫu bất biến. Nó chưa định hình. Nó còn đang ở dạng bào thai. Có thể nó sẽ là một đứa trẻ xinh xắn nhưng cũng có thể là quái thai. Về nội dung, Online... ba lô đang cố gắng dò tìm những đại giá trị mới. Có thể những đại giá trị này không có hoặc có mà chưa có tên gọi. Đó là những yếu tố hậu hiện đại... (...)
 
28.02.2009
[VĂN HỌC] ... Nhơn tiện cũng nói thiệt luôn. Cái trò đưa phong bì để dựng phỏng vấn giả mà làm tiếp thị này thì quá phổ biến ở nước ta. Tự lăng-xê dỏm để tiếp thị. Nhan nhản ca sĩ ra CD, nhà thơ nhà văn ra sách mới, đều chơi cái trò này. Ớn tới tận óc!... (...)
 
27.02.2009
[VĂN HỌC] ... Trời ơi, bác Hiệt dạy em sai rồi! Truyền thống dân tộc “Tôn sư trọng đạo” ngời sáng như thế, sao bác lại xui dại em? Hơn nữa, em lấy tư cách gì mà dám nện? Bản thân em còn chưa rõ “Hậu hiện đại” thế nào, kiến thức em cũng còn “nhếch nhác” lắm, nào dám lên mặt dạy dỗ gì ai, nói gì tới “nện nhừ xương” hả bác?... (...)
 
[VĂN HỌC] ... Thiển nghĩ, nếu tác phẩm của Alessandro Baricco được dịch trên 30 thứ tiếng vì có một giọt cà cuống, tác phẩm của Nguyễn Đình Chính được nữ thi sĩ Phạm Thị Điệp Giang đọc và phê bình trên mục Đối Thoại vì có nửa lọ cà cuống, thì thơ Nở Ngày có “hơi hướng hậu nhảm đại” của bần sĩ chỉ có... xác cà cuống mà thôi... (...)
 
26.02.2009
[VĂN HỌC] ... Cô Giang ơi, ông Nguyễn Đình Chính đã làm đúng phóc theo tinh thần “hậu hiện đại” do ông Hoàng Ngọc Hiến truyền giảng đấy! Ông Chính còn triển khai tối đa cho thật đậm đà chất “hậu hiện đại”... Vậy mà cô Giang lại chê trách ông Chính là “cũ kinh khủng”, “sáo và sến kinh khủng”, “dâm mọi lúc mọi nơi”, thì tội nghiệp cho ông Chính quá đi chứ. Con dại, thì cái mang... (...)
 
24.02.2009
[VĂN HỌC] ... Bìa sách được in rõ “tiểu thuyết Hậu hiện đại”... đọng lại cả cuốn truyện Online... Balô chỉ là cái sự nhảm ba lăng nhăng của một lão nghệ sỹ nửa mùa, đại nhảm. Cũng có phần nào văng mạng như tác giả đã cho biết (mà văng chưa tới nơi). Nhưng, xét về khía cạnh nào đó, sự nhảm ấy, sự cố gắng nhảm ấy, lại càng làm tăng thêm sự bất lực của một lớp người, càng cố tỏ lại hóa ra chỉ là càng cố tưởng (mình còn ngon lắm!)... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021