tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Một lối viết “nhất dĩ quán chi”  [đối thoại]

 

Trong bài “Về yêu xứ Quảng”, Trần Vũ đã viết những đoạn văn rất bốc, tưởng như đang xoáy sâu vào trọng điểm, vào yếu tính của đối tượng cần mô tả, thế nhưng đọc kỹ thì chỉ thấy những câu văn rất nhiều hình ảnh, màu sắc, mà nội dung lại rất chung chung. Nhà văn viết với cảm xúc mạnh mẽ về xứ Quảng, về miền Trung, thế nhưng nếu độc giả thử thay thế các địa danh thành những xứ, những miền khác thì đọc lên vẫn sướng tai như thường. Ví dụ, Trần Vũ viết:

Mỗi lần ra miền Trung, tôi đều say mê giọng nói của người Trung, đặc biệt từ Quy Nhơn đến Đông Hà. Nghe giọng nói của họ, tôi thấy đặc chất Việt, đậm đà trong hơi thở, đặc sệt âm Việt, tính Việt, đến kẹo lại như món mắm xưa.

Ta hãy thử thay thế địa danh:

Mỗi lần ra miền Bắc, tôi đều say mê giọng nói của người Bắc, đặc biệt từ Thanh Hóa đến Thái Bình. Nghe giọng nói của họ, tôi thấy đặc chất Việt, đậm đà trong hơi thở, đặc sệt âm Việt, tính Việt, đến kẹo lại như món mắm xưa.

Vẫn rất sướng tai!

Thử thêm một đoạn khác:

... chất Việt hừng hực trong người Trung, dưới lớp da khá dầy, chất Việt nén đến cứng ngắt. Chất Việt ép đến quánh đặc. Có trông thấy những nghĩa trang lộng lẫy trên đất Quảng mới hiểu thấu hết chất kiên nhẫn âm thầm đến chừng nào. Những ngôi mả trên tỷ bạc, nêm chặt giấc mơ “dinh cơ âm phần”. Sống để dạ nhưng chết không đem theo mà phải được thiên hạ nể vì. Thà cực khổ, một đời, nhưng chết phải huy hoàng... Kiên nhẫn đến miệt mài.

Hãy thử thay thế địa danh:

... chất Việt hừng hực trong người Bắc, dưới lớp da khá dầy, chất Việt nén đến cứng ngắt. Chất Việt ép đến quánh đặc. Có trông thấy những nghĩa trang lộng lẫy trên đất Thái Bình mới hiểu thấu hết chất kiên nhẫn âm thầm đến chừng nào. Những ngôi mả trên tỷ bạc, nêm chặt giấc mơ “dinh cơ âm phần”. Sống để dạ nhưng chết không đem theo mà phải được thiên hạ nể vì. Thà cực khổ, một đời, nhưng chết phải huy hoàng... Kiên nhẫn đến miệt mài.
(Xin đọc thêm loạt bài “Những ngôi mộ bạc tỉ” của Phạm Ngọc Dương)

Đó, có khác gì đâu?

Cảm xúc về xứ Quảng, về miền Trung, mà chỉ cần thay đổi địa danh thì có thể áp dụng cho bất cứ xứ nào, miền nào. Lối viết này ta thấy nhan nhản trên báo chí Việt Nam bây giờ. Đại loại như một bài báo nào đó tán tụng một nhà thơ X, nhưng nếu ta thử đổi tên nhà thơ X thành ra tên nhà thơ Y, thì đọc cũng lọt lỗ tai như thường. Đúng là “nhất dĩ quán chi”.

 

 

--------------

Bài liên hệ:

17.07.2009
[VĂN HỌC] ... Đọc bài của độc giả Trần Nguyễn, tôi thấy có nhiều chỗ rất là lúng túng. Khen bài “Về yêu xứ Quảng” của nhà văn Trần Vũ là một bài “thật hay” và “thành công”, độc giả Trần Nguyễn lại đưa ra những luận điểm không có sức thuyết phục chút nào cả... (...)
 
16.07.2009
[VĂN HỌC] ... Bài viết thể hiện tính chủ quan đầy cảm xúc của tác giả, chính đây là nét riêng của mỗi nhà văn, cách cảm của mỗi người về một vùng đất, từ giọng nói, đến tính cách, đến phong vị ẩm thực. Người đọc không cần biết đúng hay sai, chỉ thấy bài viết lôi cuốn, hấp dẫn người đọc từ ngôn ngữ đến hình ảnh là thành công... (...)
 
15.07.2009
[VĂN HỌC] ... Trần Vũ, sau khi tán sai về giọng Quảng, tán nhảm về bia Sông Hàn, tán trật về rượu Bầu Đá, thì kết thúc bằng câu nhắn nhủ: “Viết blog, cũng giống chế rượu Bầu Đá, cái cay phải lan tỏa. Phải làm ghiền.” Nhắn nhủ như vậy thì cũng thiệt là... rởm... (...)
 
14.07.2009
[VĂN HỌC] ... Mỗi lần ra miền Trung, tôi đều say mê giọng nói của người Trung, đặc biệt từ Quy Nhơn đến Đông Hà. Nghe giọng nói của họ, tôi thấy đặc chất Việt, đậm đà trong hơi thở, đặc sệt âm Việt, tính Việt, đến kẹo lại như món mắm xưa. Nếu giọng Huế thanh, trong như bát chè mạn và ngọt như bát chè sen, thì giọng Quảng nghe mới thật đã. Những Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi... (...)
 
13.07.2009
[VĂN HỌC] ... Nhiều người tiên đoán chính các blog sẽ là tên sát thủ của tất cả các tờ báo. Không phải ai cũng đồng ý. Nhưng có một sự thật: gần đây, số lượng các tờ báo phải bị đóng cửa hoặc đang sống ngắc ngoải khá nhiều. Kẻ thù chính là internet. Trong internet, kẻ thù chính là các blog... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021