tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
“Biên tập” và “kiểm duyệt”  [đối thoại]

 

xin chia sẻ với độc giả Tiền Vệ)

 

Người biên tập thật đúng nghĩa phải là người bảo vệ cho tác phẩm, góp phần làm tác phẩm hoàn hảo hơn, và dũng cảm chống lại sự kiểm duyệt của chính quyền độc tài, chứ không để chính mình biến thành công cụ của hệ thống kiểm duyệt. Tối thiểu ở Trung Quốc gần đây đã có những tấm gương đáng suy gẫm.

Đầu tháng 11/2009, bà Hu Shuli (tổng biên tập của tạp chí Caijing) đã từ chức cùng với hầu hết biên tập viên, sau khi ông Wang Boming (sáng lập viên và người hỗ trợ chủ lực của tạp chí này) không chịu đứng về phía của bà để kháng cự lại áp lực của chính quyền Trung Quốc trong việc kiểm duyệt.

Bốn tháng trước đó, khi Ủy ban Chính trị và Luật pháp, do trùm công an Zhou Yongkang đứng đầu, đã ra lệnh cho tạp chí Caijing phải “cải tổ” vì ban biên tập không làm việc đúng theo chỉ thị khi cho đăng những bài liên quan đến các cuộc nổi loạn ở Tân Cương trong thời điểm đó. Lệnh “cải tổ” này đã khiến bà Hu Shuli và đa số biên tập viên bất bình. Sau bốn tháng tranh đấu bất thành, vì đa số người trong ban quản trị tờ báo không có đủ can đảm để hỗ trợ, bà Hu Shuli cùng với hầu hết biên tập viên quyết định từ chức. Tạp chí Caijing vẫn tiếp tục hoạt động với một ban biên tập có thành phần nhân sự khác, dĩ nhiên sẵn sàng làm công cụ cho hệ thống kiểm duyệt của chính quyền.

Hiện nay, bà Hu Shuli đã có việc làm mới là chức vụ trưởng khoa báo chí tại trường đại học Tôn Dật Tiên ở Quảng Châu, và bà đang tìm cách tổ chức một tạp chí mới có tên là Caixin.

Đại đa số những biên tập viên đã từ chức cùng bà Hu Shuli hy vọng sẽ tham gia vào tờ tạp chí mới. Một biên tập viên nói: “Chúng tôi hy vọng sẽ bắt đầu tờ tạp chí mới trước cuối năm nay. Đó là một thử thách. Nhưng chúng tôi không có cách chọn lựa nào khác. Ở lại với tờ báo cũ, chúng tôi chắc chắn phải từ bỏ sự độc lập tư tưởng của mình.” Tuy nhiên tờ tạp chí mới này có được giấy phép hoạt động hay không lại là một vấn đề hết sức khó khăn.

Ông Wu Si, người tổng biên tập khả kính của tờ Yanhuang Chungqiu, một tạp chí trí thức đã liên tục vượt qua những sự cấm kỵ để đưa ra những thông tin trung thực về lịch sử Đảng Cộng sản Trung quốc, nói rằng ông vẫn còn lạc quan sau một loạt hành động đàn áp tự do báo chí ở Trung Quốc gần đây. Ông nói: “Tôi bi quan trong một thời gian ngắn nhưng tôi lại là một người lạc quan về lâu về dài.”

Tờ Yanhuang Chungqiu vẫn chưa bị đàn áp vì nhờ có tổng giám đốc xuất bản là ông Du Daozheng, một người được che chở bởi một nhóm những anh hùng cách mạng lão thành, nhưng các nguồn tin thân cận với tờ báo cho thấy sự may mắn này sẽ không thể kéo dài.

Nếu ông Du Daozheng bị thay thế, tờ Yanhuang Chungqiu sẽ nhanh chóng trở thành một tờ báo lề phải và ban biên tập của nó sẽ trở thành công cụ của chế độ kiểm duyệt.

 

 

---------------

Bài liên hệ:

07.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Thơ tôi đến từ đâu thì tôi đã nói sơ qua trong bài trả lời phỏng vấn của tôi do nhà thơ Nguyễn Đức Tùng thực hiện, đăng trên Talawas bộ cũ ngày 1.8.2006. Thơ hải ngoại đến từ đâu thì xin thưa tôi thực tình không biết vì tôi ít giao thiệp. Còn thơ trong nước? Có thể một phần lớn (xịn, ngầu nhất?) đến từ bàn tiệc rượu (và mâm thịt chó?)... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021