tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Khi nữ sĩ diễn tuồng đội mũ ngược  [đối thoại]

 

Trong bài “Gió thoảng trên quê hương tôi” của nữ sĩ Nguyễn Thị Hoàng Bắc, cái câu choáng nhất là câu: “Cứt đái, phân, lồn cặc, liếm giày, fuck, và fuck rồi đạp khỏi giường...v.v” (in chữ nghiêng!). Vừa liếc ngang bài viết thì cái câu này nhảy dựng lên một cú đầy ấn tượng! Nhưng nữ sĩ viết ra câu này để làm gì? Thì rõ ràng là để ném ngược vô mồm những kẻ phát ngôn chứ làm gì nữa! Nhưng mà... ai phát ngôn?

Theo nữ sĩ, đó là những chữ mà người ta đã dùng để “mạ lỵ, tố cáo, chụp mũ”, đó là “những từ ngữ khá mạnh mẽ lẫn thô bỉ, tục tằn, vượt qua nhiều lằn ranh tưởng tượng”, đó là những chữ “thật ra không nhắm vào nội dung sách mà chỉ đánh thẳng vào vụ việc tác giả tập sách, người chủ trương phỏng vấn- Nguyễn Đức Tùng và các tác giả liên quan trả lời phỏng vấn, nhất là các tác giả đang sống ở nước ngoài, chịu chấp nhận sự kiểm duyệt và biên tập để sách được ra đời từ trong nước.”

Vốn là một độc giả hàng ngày của talawas và thường xuyên tham gia góp ý kiến, tôi đã theo dõi đầu đuôi và có copy lại vụ tranh cãi về Thơ đến từ đâu nên mạn phép có vài nhận xét.

Trong số những chữ mà nữ sĩ Nguyễn Thị Hoàng Bắc bày ra trong cái câu rất choáng đó, chữ “đái” thì chắc là không “thô bỉ, tục tằn, vượt qua nhiều lằn ranh tưởng tượng”, vì chính nữ sĩ là người rất khoái dùng chữ này. Ngay trong bài phỏng vấn cho cuốn Thơ đến từ đâu, nữ sĩ đã nói tới cái sướng “đái qua ngọn cỏ”. Nữ sĩ cũng là tác giả của một bài thơ đắc ý có câu “tiếng nước đái nhỏ giọt trong bồn cầu tí tách”.

Chữ “fuck” là chữ của Nguyễn Viện trong bài “… Chắc là sướng tê tái”: Fuck với độc tài, chắc là sướng tê tái. (Dù có phải đeo bao cao su cũng chưa phải là mất hết sướng)”. Còn fuck rồi đạp khỏi giường” là của Nam Dao trong bài “Thơ không đến từ kiểm duyệt”: “Phần tôi, tê tái là chắc nhưng sướng hay không, tôi không dám tin. Duy một điều, làm xong thì thôi đạp nó ra khỏi giường mình nằm. Để còn ngủ yên chứ!”

Cả Nguyễn Viện (trong nước) và Nam Dao (ngoài nước) đều là những người tham gia trong cuốn Thơ đến từ đâu. Họ dùng chữ này để nói lên cái bức xúc đối với kiểm duyệt chứ không phải để “đánh thẳng vào vụ việc tác giả tập sách, người chủ trương phỏng vấn- Nguyễn Đức Tùng và các tác giả liên quan trả lời phỏng vấn, nhất là các tác giả đang sống ở nước ngoài, chịu chấp nhận sự kiểm duyệt và biên tập để sách được ra đời từ trong nước” như nữ sĩ Nguyễn Thị Hoàng Bắc cố tình đội mũ ngược.

Chữ “lồn cặc” là chữ trong bài “Đũng quần” của Phan Bá Thọ trên talawas ngày 09/12/2009, mà trong bài đó thì không có chỗ nào nói tới vụ “Thơ đến từ đâu” nên nữ sĩ đem vô danh sách này là chơi ép quá.

Chữ “liếm giày” là chữ của một độc giả lấy nick là nguyen nguyenchi trong phần ý kiến ngày 16/12/2009 dưới bài “Sống chung với kiểm duyệt” của Dương Tường.

Các chữ “cứt” hay “phân” thì tôi không tìm ra là ai nói, chỉ thấy rất nhiều chữ “cứt” nằm trong bài do Nguyễn Đức Tùng phỏng vấn Lý Đợi trong bản gốc của cuốn Thơ đến từ đâu trên talawas.

Về chuyện thô bỉ thì tất cả những ai theo dõi talawas hàng ngày cũng đều có thể thấy người tranh cãi thô bỉ nhất trong vụ này chính là Khải Minh, cũng chính là một người tham gia trong cuốn Thơ đến từ đâu. Khải Minh mỗi ngày xuất hiện tới năm bảy lần với các mục đích chính là biện bạch cho sự kiểm duyệt, cố tình đánh tráo kiểm duyệt thành “biên tập”, tâng bốc cuốn Thơ đến từ đâu, bảo vệ cho Nguyễn Đức Tùng bằng mọi giá, và đánh phá bất kỳ ai không đồng tình.

Khải Minh liên tục thay đổi giọng điệu tùy tình thế khác nhau, khi thì bông lơn, trêu chọc, giỡn hớt, khi thì sử dụng những từ ngữ thô bạo, cố tình xuyên tạc, tung hỏa mù, gây hấn, chọc tức, bôi bác, mạ lị. Thoạt đầu anh ta dùng nick KM và những nick nào khác thì không ai biết được. Sau khi bị một độc giả phát hiện KM chính là Khải Minh thì anh ta mới ra mặt. Nhiều độc giả đã thẳng thắn phản đối thái độ của Khải Minh.

Tôi xin mạn phép copy lại đây vài ý kiến độc giả bên dưới bài “Thơ đến từ đâu: Biên tập hay kiểm duyệt?” của Thận Nhiên để làm ví dụ:

taolaowa nói:
15/12/2009 lúc 2:06 chiều
KM công khai danh tính đi. Cách Khải Minh nói chuyện, đi ngược lại với chủ trương của diễn đàn “văn nghệ vì văn nghệ” rồi, (loại văn nghệ đích thực). Bất cứ ai đọc comment của KM cũng đều nhận ra tính cách của KM rồi... Mục đích của KM ở đây là làm gì khác nữa? (ngoài chuyện gây rối, ăn nói lấc cấc khoa trương, đánh lạc hướng, nói chuyện vớ vẩn không đầu không đuôi, bốp chát, văn nghệ sĩ gì mà kỳ vậy, có phải KM là văn nghệ sĩ không?) KM định quậy tưng lên, làm cho anh em văn nghệ sĩ bị người ngoài đánh giá là “ôi văn nghệ sĩ cũng chỉ là cá mè một lứa với đám lộn xộn hả? Anh em văn nghệ sĩ nên cẩn thận.
 
Vũ Quang Khải nói:
15/12/2009 lúc 11:08 sáng
Mỗi lần bị dồn vào thế bí, Khải Minh lại vẽ mặt làm hề 
 
Lũy nói:
14/12/2009 lúc 8:58 chiều
... Cá nhân tôi vốn có nhiều cảm tình với Nguyễn Đức Tùng, nhưng bấy lây nay không thấy anh nói gì mà chỉ có Khải Minh ra mặt, nên hơi lo cho anh. Cứ cái kiểu này đến một lúc nào đó người ta lại nhầm Khải Minh là phát ngôn viên cho anh thì nguy to.
 
Tôn Thất Thái Dương nói:
14/12/2009 lúc 5:15 sáng
Câu “Thơ cần thiết cho chính trị gia để mê hoặc số quần chúng cả tin” bị ban biên tập sửa thành “Thơ cần thiết cho chính trị gia giúp quần chúng thêm tin tưởng”.
Ông Nay Cui gọi chỗ này một cách xác đáng là thái độ vô liêm sỉ.
Khải Minh thì khăng khăng nói sửa như vậy không phải là xuyên tạc. Lại còn đòi nhà thơ Thận Nhiên phải cảm ơn ban biên tập!
Thái độ của Khải Minh, nếu không phải là một dạng bệnh lý (còn có cơ may chữa được bằng thuốc), thì rõ ràng là một dạng tư cách (hết thuốc chữa).
 
Công tử Bạc Liêu nói:
14/12/2009 lúc 1:56 sáng
Càng đọc bác Khải Minh càng lo lắng cho bác Nguyễn Đức Tùng, vì thương nhau như thế không bằng hại nhau. Càng đọc bác Khải Minh càng lo lắng cho chất lượng của cuốn sách “Thơ đến từ đâu”, vì bác Khải Minh góp mặt trong cuốn sách này. Gay quá các bác ạ!
 

Và đây là một ví dụ cho thấy Khải Minh chính là người văng tục sỗ sàng trong tranh luận. Ngay bên dưới bài “Lý Đợi trả lời phỏng vấn của talawas: Thơ phải đến từ sự tự do mà chúng ta đang tìm kiếm”, ngày 10/12/2009, Khải Minh dùng các chữ “cặc”, “thiến”“cu” để góp ý với Lý Đợi và mọi người:

 
Khải Minh nói:
11/12/2009 lúc 1:18 sáng
Xin lỗi mọi người cho tôi đùa với các quí vị coi thơ văn nghệ thuật là thiến được (nghĩa là thơ văn của quí vị chỉ ví như con cặc, quí vị diễn dở quá tui phải nói toạc ra cho nó chạy lên đầu).
 
Ai cũng biết là con người dù ngu đến đâu họ cũng có thể học vào được một vài điều. Còn kẻ gàn thì hết cách.
 
Tôi muốn vẽ biếm họa đặt tên là “Gậy Ông Đập Lưng Ông” với cảnh Lý Đợi cõng Nguyễn Hòa cõng Trương Đức cõng Thanh Huyền cõng Nam Phan cõng Nguyễn Đình Đăng cõng Hoàng Ngọc-Tuấn cõng Lang… chạy nhong nhong rồi loon coon đến độ con cu (cái gậy) của quí vị bị dập nát như cảnh bò bị thiến chung quanh quyển sách “Thơ Đến Từ Đâu”. Sau đó tôi đi xuất bản biếm họa này ở NBX Giấy Vụn xem quí vị có kiểm duyệt tui không?
Khải Minh
 

Theo thiển ý của tôi thì nữ sĩ Nguyễn Thị Hoàng Bắc cũng như những người trực tiếp liên hệ với cuốn Thơ đến từ đâu đều có theo dõi đầu đuôi vụ tranh cãi trên talawas và đều biết những chữ “Cứt đái, phân, lồn cặc, liếm giày, fuck, và fuck rồi đạp khỏi giường...” hầu hết xuất phát từ chính những người tham gia trong cuốn Thơ đến từ đâu chứ không phải xuất phát từ những người bên ngoài nhằm “đánh thẳng vào vụ việc tác giả tập sách, người chủ trương phỏng vấn- Nguyễn Đức Tùng và các tác giả liên quan trả lời phỏng vấn, nhất là các tác giả đang sống ở nước ngoài” như nữ sĩ đã kể lể trong bài tham luận.

Cho nên tôi rất khâm phục cái tài đội mũ ngược của nữ sĩ khi nữ sĩ từ hải ngoại cố nhét những chữ đó vô bài tham luận rồi gởi về Hà Nội để hạ nhục những tiếng nói không đồng tình ở hải ngoại.

Thử tưởng tượng một màn diễn hấp dẫn: nữ sĩ Nguyễn Thị Hoàng Bắc khóc kể trước cử tọa cuộc hội thảo “Thơ đến từ đâu” ở Hà Nội: “Các anh chị ơi, ở nước ngoài chúng nó chửi bới bọn em là cứt đái, phân, lồn cặc, liếm giày, fuck, và fuck rồi đạp khỏi giường...” Nghe xong, nữ sĩ Trần Thị Trường bèn ôm chầm lấy nữ sĩ Nguyễn Thị Hoàng Bắc mà thút thít: “Em ơi, em chưa nói hết mà chị đã khóc. Và bây giờ nước mắt chị vẫn chảy. Có người sẽ bảo chị cải lương, mau nước mắt...”[*]

Ai bảo màn này là cải lương thì tôi không đồng ý. Màn này phải xứng đáng với tầm cỡ ôpêra, rất nên được dàn dựng công phu hoành tráng rồi đem diễn tại Nhà Hát lớn ở thủ đô Hà Nội. Chắc chắn sẽ được giải thưởng lớn cho công trạng dùng văn chương để hòa giải dân tộc!

 

 

_________________________

[*]Phỏng theo lời tâm sự của nữ sĩ Trần Thị Trường in kèm theo bài “Gió thoảng trên quê hương tôi” của nữ sĩ Nguyễn Thị Hoàng Bắc.

 

 

---------------

Bài liên hệ:

11.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Ha ha, cháy nhà lòi mặt sĩ phu! Cảm ơn, cảm ơn vô vàn bác Vương Thế Lan đã thực hiện một bức chân dung lập thể trung thực về tác giả Đặng Tiến. Bây giờ thì đã rõ trắng rệt đen rồi... (...)
 
10.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU sau khi ra đời đã gây ra một bối cảnh khá sôi nổi từ ý kiến, bình luận, tranh cãi từ các bạn văn và độc giả tiến đến mạ lỵ, tố cáo, chụp mũ với những từ ngữ khá mạnh mẽ lẫn thô bỉ, tục tằn, vượt qua nhiều lằn ranh tưởng tựơng của những người trước đó vẫn lạc quan tếu (tôi trong số những người này!) tin rằng thì là sự ồn ào trên tạp chí điện tử talawas có thể là một cách giúp PR tập sách tận tình... (...)
 
08.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Cái đọng lại lớn nhất trong tâm trí Đặng Thân sau khi đọc Thơ đến từ đâu không phải là tính thơ, không phải là tính văn chương. Đặng Thân dùng gần 5 ngàn chữ để quảng cáo cho một cuốn sách mà điểm đáng tiền nhất của nó là “tính giai thoại”... (...)
 
06.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Chắc rằng bác/chú cũng sẽ đồng ý với tôi là: khi mà hai người đối thoại “không cùng ngôn ngữ”, “không cùng tiếng nói” thì chắc chắn là phải dùng đến phiên dịch/thông ngôn. Không còn cách nào khác bác/chú ạ. Tôi đành phải chờ một người phiên dịch/thông ngôn, biết làm sao bây giờ... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nằm trên talawas cho cả vạn người đọc thì cũng bình thường thôi, mà vác về Hà Nội, đút đầu vô tròng kiểm duyệt cho bị cắt tai gọt mũi xong thì thình lình lại biến thành một tác phẩm có “tình yêu nước Việt, hòa giải và khoan dung”? Mà ai hòa giải với ai, ai khoan dung với cái gì, thì mới được cho là “mong muốn có đổi mới thực sự trong văn học”? Chịu đút đầu vô tròng kiểm duyệt thì “hy sinh” cho cái gì? Bị cắt tai gọt mũi thì mới có “tình thơ, tình người” hay sao?... (...)
 
05.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Cái đọng lại lớn nhất trong tâm trí tôi sau khi đọc Thơ đến từ đâu chính là tính giai thoại. [...] Tôi thấy những tác gia được nhớ tới thường đi kèm với những giai thoại khó quên về cuộc đời của họ, chứ không phải chỉ vì thơ. Ấy mà rồi qua bao năm tháng hầu như nhiều người hiếm khi nhớ được bài thơ hay đoạn văn của tác gia nổi tiếng nào, cái ăn sâu mãi vào tâm trí có chăng chỉ còn là những GIAI THOẠI về họ. [...] Với các giai thoại, các nhà thơ nhà văn đã trở nên “đáng yêu” và “dễ thương” hơn rất nhiều và càng làm cho họ được nhớ mãi... (...)
 
04.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Bất cứ một chính quyền nào, bất cứ một xã hội nào — bất cứ một viễn cảnh của một xã hội tương lai nào — mà có sự tôn trọng đối với các nhà văn thì cũng đều phải cho họ được tự do tối đa để họ viết theo những cách khác nhau của riêng họ, theo những sự chọn lựa của riêng họ về hình thức và ngôn ngữ, và theo cái sự thật mà riêng họ phát hiện... (...)
 
29.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Tôi không ảo tưởng về kiểm duyệt của một chế độ toàn trị bất kì, nhưng cộng đồng chữ nghĩa Việt Nam hôm nay đang sống với vài huyền thoại rất vớ vẩn. Huyền thoại về hiện tượng inP là một. Vậy làm sao có thể nhận mặt ai là người kí sinh huyền thoại? Chỉ có kẻ trong cuộc mới có thể trả lời được câu hỏi này. Nếu họ không trả lời được — do tự huyễn hay ngoan cố hoặc ngu muội — thì người đọc có thể nhận ra bằng đọc lại căn cước họ hoặc nhìn vào tài năng hiện tại qua chính sáng tác của họ. Bởi đã từng xảy ra hiện tượng người viết ăn theo cái bóng của mình, tệ hơn nữa, ăn theo chính cái bóng của huyền thoại do mình tạo ra... (...)
 
27.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Không bên lề / không trung tâm / tôi trú trên đường biên // Không ngoài luồng / không chánh lưu / sống như thể không đường biên // Cũng chẳng có gì trầm trọng cả / mỗi các ông cứ dựng chòi / mỗi các ông cứ có mặt như một biên giới... (...)
 
26.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong thời đại này, hình như một ý thức văn hoá cũng đồng thời là một ý thức về chính trị. Những ám ảnh về kiểm duyệt ở xã hội Việt Nam hiện tại một phần có thể do chính bản thân người viết, với nỗi sợ hãi lẫn hèn hạ tự thân... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Một khi quyền lực và quyền lợi thống nhất, như ở Việt Nam, thì quyền con người trở nên bấn loạn. Trong sự bấn loạn của quyền con người, tôi chỉ có một cách vớt vát là thể hiện tối đa quyền từ chối... (...)
 
19.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... đêm trước anh ngủ mơ / thấy những con chữ mình mẩy thương tích / bò chậm chạp lên người / chui vào thất khiếu vùng vẫy rên la / réo tên anh đòi mạng / anh thức giấc / sợ hãi kinh hoàng... (...)
 
15.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nadine Gordimer: “Tất cả những gì nhà văn có thể làm, như một nhà văn, là tiếp tục viết ra cái sự thật như chính anh ta nhìn thấy. Đó là cái mà tôi gọi là “quan điểm riêng” về những sự kiện, cho dù là những sự kiện lớn của đại chúng như những cuộc chiến tranh và những cuộc cách mạng, hay là những sự kiện cá nhân và thân mật của đời sống thường nhật.” ... (...)
 
08.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Người biên tập thật đúng nghĩa phải là người bảo vệ cho tác phẩm, góp phần làm tác phẩm hoàn hảo hơn, và dũng cảm chống lại sự kiểm duyệt của chính quyền độc tài, chứ không để chính mình biến thành công cụ của hệ thống kiểm duyệt... (...)
 
07.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Thơ tôi đến từ đâu thì tôi đã nói sơ qua trong bài trả lời phỏng vấn của tôi do nhà thơ Nguyễn Đức Tùng thực hiện, đăng trên Talawas bộ cũ ngày 1.8.2006. Thơ hải ngoại đến từ đâu thì xin thưa tôi thực tình không biết vì tôi ít giao thiệp. Còn thơ trong nước? Có thể một phần lớn (xịn, ngầu nhất?) đến từ bàn tiệc rượu (và mâm thịt chó?)... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021