tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Khi trí thức táng tận lương tâm  [đối thoại]

 

Bài viết của ông Vương Thế Lan về cái tài dối trá xu nịnh của ông Đặng Tiến với đầy đủ hình ảnh chụp các bằng chứng quả là rành rành không cách nào mà chối cãi. Ghê tởm nhứt là bài báo “Nhân một chuyến về thăm quê hương" mà ông Đặng Tiến viết cuối năm 1979.

Năm 1979 đúng là cái năm Kỷ Mùi mà dân Sài Gòn đã phải kêu thành năm “Củi Mì” vì năm đó không có gạo mà ăn, không có dầu mà đốt... Năm 1979, đói rách, đau đớn, khốn cùng, tù đày, áp bức, bút mực nào tả cho xiết! Cho nên hàng triệu người đã phải liều chết mà bỏ xứ ra đi...

Ở Paris, mà là một kẻ “trí thức”, thì chắc chắn ông Đặng Tiến đã biết, đã chứng kiến một sự kiện chấn động lương tâm nước Pháp là chiến dịch “Un bateau pour le Vietnam” (Một con tàu cho Việt Nam). Ngày 20 tháng 11, 1978, trên truyền hình Pháp, Yves Montand xuất hiện và kêu gọi: “... Aujourd’hui, des Vietnamiens se noient et nous devons les aider...” (Hôm nay, những người Việt Nam đang chết đuối và chúng ta phải cứu giúp). Sau rất nhiều cuộc vận động và đóng góp, kết quả là con tàu “L’île de lumière” tiến vô vùng biển Poulo Bidong ngày 17 tháng Tư, 1979. Mời ông Đặng Tiến coi lại đoạn phim trên đài truyền hình Pháp ngày 18 tháng Tư, 1979 (xin bấm vô hình để coi):

 

 

Ngay sau đó, có thêm một sự kiện lừng lẫy là triết gia Jean-Paul Satre già nua cùng với một nhóm trí thức hàng đầu của Pháp, ngày 20 tháng Sáu, 1979, đã kéo nhau tới điện Elysée để kêu gọi tổng thống Valéry Giscard d’Estaing và chánh phủ Pháp ra tay đón nhận và cứu trợ cho thuyền nhân tỵ nạn Cộng Sản từ Việt Nam. Nếu ông không nhớ, thì mời ông coi lại đoạn phim truyền hình này (xin bấm vô hình để coi):

 

 

Sau đó, cùng ngày, tại một cuộc họp báo ở Collège de France, bên cạnh Jean-Paul Sartre còn có Michel Foucault, Claude Mauriac, Raymond Aron, André Glucksmann, Yves Montand, Simone Signoret..., và Sartre đã nói những gì thì chắc chắn không riêng ông Đặng Tiến mà tất cả những người Việt ở Paris lúc đó đều đã được xem trên truyền hình. Nếu ông Đặng Tiến và ai mà quên thì làm ơn coi lại những đoạn phim ghi lại cuộc họp báo này (xin bấm vô hình để coi):

 

 

Từ năm 1978 tới năm 1979, trong khi Jean-Paul Sartre cùng hàng ngũ trí thức hàng đầu của nước Pháp, kể cả những người mang thẻ đảng Cộng Sản Pháp, đang ráo riết vận động đóng góp cho chiến dịch “Un bateau pour le Vietnam” (Một con tàu cho Việt Nam), một chiến dịch làm chấn động lương tâm nước Pháp, để vớt những người Việt Nam lênh đênh khốn cùng trên biển, thì ông Đặng Tiến như một kẻ điếc, ung dung mua vé tàu bay về Việt Nam để nghỉ hè 2 tháng, lương tâm yên ổn. Rồi khi trở về Paris, ông Đặng Tiến lại ra sức dùng những mỹ từ để bao biện, che đậy cho cái thực trạng tàn ác và đau khổ cùng cực của chế độ bao cấp ở Việt Nam, cái chế độ đã khiến cho hàng triệu người Việt Nam phải liều chết, bỏ nước ra đi.

Gần đây, năm 2006, chánh quyền Cộng Sản, để chứng tỏ cái Đổi Mới có tiến bộ, đã công khai tổ chức cuộc triển lãm “Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp 1975–1986” tại Bảo tàng Dân tộc học. Một số hình ảnh khốn khổ được bày ra công khai để trút hết “sai lầm” cho cái gọi là “thời bao cấp”, để rồi Đảng phủi tay, coi như không chịu trách nhiệm gì về cái thời ác ôn khốn nạn đó. Làm như cái “thời bao cấp” đó từ đâu đâu trên trời rớt xuống đè dập xương cả dân tộc, chớ Đảng thì đâu có bao giờ sai lầm! Mà ngay cái trò triển lãm này cũng láo khoét, với cái tiêu đề: “Bao cấp”, đó là một thời bi tráng, cũng là một bài học đắt giá về quy luật phát triển của xã hội.

 

 

“Bi” thì cũng chưa đủ nói hết khốn cùng. Mà “tráng” thì quá láo! Phải sửa lại là “thảm” mới đúng. “Bao cấp”, đó là một thời tột cùng bi thảm!

Còn cái “bài học đắt giá” đó thì ai học? Đảng thì luôn luôn đúng tuyệt đối, thì còn “học” gì nữa? Đổ hết những tội ác tày trời đó cho “quy luật phát triển của xã hội”, thì còn “học” cái nỗi gì?

Mà những hình ảnh đó thì lẽ dĩ nhiên đã được “duyệt” kỹ càng trước khi cho triển lãm. Toàn là hình đói rách về kinh tế, chớ đâu có cái hình nào về tội ác của Đảng! Vả lại đó cũng chỉ là “Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp 1975–1986” chớ chưa phải là cuộc sống ở miền Trung và miền Nam thời bao cấp, khốn nạn hơn ở Hà Nội gấp trăm lần!

Năm 1979 ông Đặng Tiến về Việt Nam nghỉ hè 2 tháng. Quê ông ở Quảng Nam, miền Trung. Vậy mà khi trở về Paris, (theo tài liệu có chụp hình do ông Vương Thế Lan công bố), ông Đặng Tiến đã mô tả trên báo Đoàn Kết về đời sống Việt Nam năm 1979 một cách láo khoét như sau:

-không khốn khổ
-không bức bách
-không có áp chế
-không có khuôn mặt nào hốc hác
-không ai rách rưới
-ăn no
-toàn quốc không còn người đói
-ai nấy đều rắn rỏi, khoẻ mạnh
-ai nấy đều có công ăn việc làm, kể cả những anh em đi học tập mới về
-có người không chịu đi làm vì chê lương ít, việc làm vất vả, phải đi xa; nếu thật sự muốn đi làm thì không ai bị từ chối
-sự lao động khôi phục cho họ tư cách công dân và thành viên của một xã hội mới
{ông Đặng Tiến thuộc lòng cái khẩu hiệu đểu giả “Lao động là vinh quang”!}
-nhất định phải tiến lên
{ông Đặng Tiến mới về chơi 2 tháng mà đã nhập tâm cái khẩu hiệu “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa Xã hội” rất ư lố bịch của thời đó!}
-đảng viên, cán bộ, hay là tư nhân, đều no đói có nhau
{nhưng nhà cửa của dân thì cán bộ giành ở, thưa ông Đặng Tiến!}
-chính trị trong xã hội Việt Nam năm 1979 thì nhẹ nhàng lắm
{vậy mà ông Đặng Tiến không chịu ở lại Việt Nam để hưởng cái “nhẹ nhàng lắm” đó, thiệt là uổng!}

Rồi ông Đặng Tiến kết luận: “Đó là điều làm tôi thoải mái nhất, và hy vọng nhất, trong hai tháng mùa hè tại quê nhà.”

Nếu thực trạng đời sống Việt Nam năm 1979 mà đúng như ông Đặng Tiến mô tả, thì làm quái gì mà có cái “thời bao cấp”! Thì làm quái gì mà có hàng triệu người liều chết bỏ nước ra đi! Thì té ra lúc đó Jean-Paul Sartre với giới trí thức hàng đầu của Pháp chỉ nằm chiêm bao mà thấy ác mộng! Thì té ra những con tàu như “L’île de lumière” của Pháp hay Cap Anamour của Đức... chỉ là những chiếc du thuyền lãng mạn cho khách du lịch giàu tưởng tượng!

Cả nước Pháp lúc đó rúng động lương tâm trước tình cảnh của người Việt Nam tỵ nạn, mà cái ông trí thức Việt kiều Đặng Tiến thì nhởn nhơ về nước nghỉ mát rồi viết bài nói láo để tô son trét phấn cho bạo quyền!

Mà đâu phải ông Đặng Tiến viết cái bài láo khoét, táng tận lương tâm đó cho báo trong nước! Ông viết cho báo Đoàn Kết ở Paris. Có ai kiểm duyệt ông đâu mà ông phải nói láo tới mức đó? Mà cũng chẳng ai kê súng vô đầu bắt ông phải viết. Nếu ông không dám nói thực, thì ông cứ im lặng, chớ sao lại nói láo ghê gớm vậy? Có phải ông viết vậy là để nịnh bợ chế độ, hòng được hưởng chút hồng phước sau này? Sao mà đớn hèn quá!

Năm 1979, ngay ở trong nước, ngoại trừ phường tay sai ăn lương của Đảng để viết, chớ còn nhà văn bình thường lương thiện thì chẳng có ai mà bán rẻ lương tâm để viết láo tới mức đó. Viết láo như vậy thì còn mặt mũi nào mà nhìn bà con bè bạn khốn khổ quanh mình?

Ông Đặng Tiến viết như vậy thì cán bộ kiểm duyệt của Đảng cũng phải cúi đầu đảnh lễ. Ở Việt Nam nếu ai mà cũng viết như ông thì cán bộ kiểm duyệt khoẻ re, ngồi chơi xơi nước! Vậy mà bây giờ, trên báo Da Màu, sau khi bị ông Tôn Thất Thái Dương phê phán về thái độ xu nịnh bao biện cho chế độ kiểm duyệt ở Việt Nam, ông Đặng Tiến còn dám mở miệng ú ớ mà không biết ngượng:

“Riêng tôi chống lại mọi chế độ và cách thức kiểm duyệt, bất cứ ở đâu.”

Thiệt tình, nghe ông Đặng Tiến thốt ra câu đó thì tôi rởn hết tóc gáy. Ông Đặng Tiến nói láo tới mức đó là tột bực.

 

Huỳnh Văn Nhơn
11.1.2010

 

 

---------------

Bài liên hệ:

12.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Cô giáo, nhà văn, nhà thơ Hoàng Bắc sáng chế tân ngữ “cắt bớt” để thay thế cho cựu ngữ “cắt bỏ”. Ối a, bớt hay bỏ, dù không có hân hạnh được tham gia phỏng vấn và trả lời như 25 nhà thơ “tiêu biểu” trong ngoài, kẻ hèn này cũng đã điếng cả hồn vía, sởn hết tóc gáy... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Ông Chánh Tổng Đặng chỉ làm “Chánh Tổng” ở đẩu ở đâu, chứ về Hà Nội thì ông đổi nghề. Mà nghề nào có sang trọng danh giá gì cho cam! Xách cái mõ đi đầu làng, cuối xóm... cốc... cốc... Thế mà cũng sợ bị... “ đào thải”!!! (...)
 
11.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Còn điều gì lãng mạn cho thơ, ngoài sự thật bị chối bỏ, ngoài những lời ca tụng? Về chia lũ cùng bạn bè? Hay mong đem tấm giẻ rách che lên con lũ dữ? Đau đớn thưa cùng chị, lũ là kẻ cướp, lũ là kẻ huỷ diệt, lũ là kẻ thù của lương dân. Tìm cách chống lại lũ hay ở chung với lũ cho vui hết biết? Hay nhởn nhơ thổi thêm cho lũ chút gió trên quê hương, để nó tiếp tục nhấn chìm khát vọng tự do của thế hệ đàn em?... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong bài “Gió thoảng trên quê hương tôi” của nữ sĩ Nguyễn Thị Hoàng Bắc, cái câu choáng nhất là câu: “Cứt đái, phân, lồn cặc, liếm giày, fuck, và fuck rồi đạp khỏi giường...v.v” (in chữ nghiêng!). Vừa liếc ngang bài viết thì cái câu này nhảy dựng lên một cú đầy ấn tượng! Nhưng nữ sĩ viết ra câu này để làm gì? Thì rõ ràng là để ném ngược vô mồm những kẻ phát ngôn chứ làm gì nữa! Nhưng mà... ai phát ngôn?... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Ha ha, cháy nhà lòi mặt sĩ phu! Cảm ơn, cảm ơn vô vàn bác Vương Thế Lan đã thực hiện một bức chân dung lập thể trung thực về tác giả Đặng Tiến. Bây giờ thì đã rõ trắng rệt đen rồi... (...)
 
10.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU sau khi ra đời đã gây ra một bối cảnh khá sôi nổi từ ý kiến, bình luận, tranh cãi từ các bạn văn và độc giả tiến đến mạ lỵ, tố cáo, chụp mũ với những từ ngữ khá mạnh mẽ lẫn thô bỉ, tục tằn, vượt qua nhiều lằn ranh tưởng tựơng của những người trước đó vẫn lạc quan tếu (tôi trong số những người này!) tin rằng thì là sự ồn ào trên tạp chí điện tử talawas có thể là một cách giúp PR tập sách tận tình... (...)
 
08.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Cái đọng lại lớn nhất trong tâm trí Đặng Thân sau khi đọc Thơ đến từ đâu không phải là tính thơ, không phải là tính văn chương. Đặng Thân dùng gần 5 ngàn chữ để quảng cáo cho một cuốn sách mà điểm đáng tiền nhất của nó là “tính giai thoại”... (...)
 
06.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Chắc rằng bác/chú cũng sẽ đồng ý với tôi là: khi mà hai người đối thoại “không cùng ngôn ngữ”, “không cùng tiếng nói” thì chắc chắn là phải dùng đến phiên dịch/thông ngôn. Không còn cách nào khác bác/chú ạ. Tôi đành phải chờ một người phiên dịch/thông ngôn, biết làm sao bây giờ... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nằm trên talawas cho cả vạn người đọc thì cũng bình thường thôi, mà vác về Hà Nội, đút đầu vô tròng kiểm duyệt cho bị cắt tai gọt mũi xong thì thình lình lại biến thành một tác phẩm có “tình yêu nước Việt, hòa giải và khoan dung”? Mà ai hòa giải với ai, ai khoan dung với cái gì, thì mới được cho là “mong muốn có đổi mới thực sự trong văn học”? Chịu đút đầu vô tròng kiểm duyệt thì “hy sinh” cho cái gì? Bị cắt tai gọt mũi thì mới có “tình thơ, tình người” hay sao?... (...)
 
05.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Cái đọng lại lớn nhất trong tâm trí tôi sau khi đọc Thơ đến từ đâu chính là tính giai thoại. [...] Tôi thấy những tác gia được nhớ tới thường đi kèm với những giai thoại khó quên về cuộc đời của họ, chứ không phải chỉ vì thơ. Ấy mà rồi qua bao năm tháng hầu như nhiều người hiếm khi nhớ được bài thơ hay đoạn văn của tác gia nổi tiếng nào, cái ăn sâu mãi vào tâm trí có chăng chỉ còn là những GIAI THOẠI về họ. [...] Với các giai thoại, các nhà thơ nhà văn đã trở nên “đáng yêu” và “dễ thương” hơn rất nhiều và càng làm cho họ được nhớ mãi... (...)
 
04.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Bất cứ một chính quyền nào, bất cứ một xã hội nào — bất cứ một viễn cảnh của một xã hội tương lai nào — mà có sự tôn trọng đối với các nhà văn thì cũng đều phải cho họ được tự do tối đa để họ viết theo những cách khác nhau của riêng họ, theo những sự chọn lựa của riêng họ về hình thức và ngôn ngữ, và theo cái sự thật mà riêng họ phát hiện... (...)
 
29.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Tôi không ảo tưởng về kiểm duyệt của một chế độ toàn trị bất kì, nhưng cộng đồng chữ nghĩa Việt Nam hôm nay đang sống với vài huyền thoại rất vớ vẩn. Huyền thoại về hiện tượng inP là một. Vậy làm sao có thể nhận mặt ai là người kí sinh huyền thoại? Chỉ có kẻ trong cuộc mới có thể trả lời được câu hỏi này. Nếu họ không trả lời được — do tự huyễn hay ngoan cố hoặc ngu muội — thì người đọc có thể nhận ra bằng đọc lại căn cước họ hoặc nhìn vào tài năng hiện tại qua chính sáng tác của họ. Bởi đã từng xảy ra hiện tượng người viết ăn theo cái bóng của mình, tệ hơn nữa, ăn theo chính cái bóng của huyền thoại do mình tạo ra... (...)
 
27.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Không bên lề / không trung tâm / tôi trú trên đường biên // Không ngoài luồng / không chánh lưu / sống như thể không đường biên // Cũng chẳng có gì trầm trọng cả / mỗi các ông cứ dựng chòi / mỗi các ông cứ có mặt như một biên giới... (...)
 
26.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong thời đại này, hình như một ý thức văn hoá cũng đồng thời là một ý thức về chính trị. Những ám ảnh về kiểm duyệt ở xã hội Việt Nam hiện tại một phần có thể do chính bản thân người viết, với nỗi sợ hãi lẫn hèn hạ tự thân... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Một khi quyền lực và quyền lợi thống nhất, như ở Việt Nam, thì quyền con người trở nên bấn loạn. Trong sự bấn loạn của quyền con người, tôi chỉ có một cách vớt vát là thể hiện tối đa quyền từ chối... (...)
 
19.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... đêm trước anh ngủ mơ / thấy những con chữ mình mẩy thương tích / bò chậm chạp lên người / chui vào thất khiếu vùng vẫy rên la / réo tên anh đòi mạng / anh thức giấc / sợ hãi kinh hoàng... (...)
 
15.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nadine Gordimer: “Tất cả những gì nhà văn có thể làm, như một nhà văn, là tiếp tục viết ra cái sự thật như chính anh ta nhìn thấy. Đó là cái mà tôi gọi là “quan điểm riêng” về những sự kiện, cho dù là những sự kiện lớn của đại chúng như những cuộc chiến tranh và những cuộc cách mạng, hay là những sự kiện cá nhân và thân mật của đời sống thường nhật.” ... (...)
 
08.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Người biên tập thật đúng nghĩa phải là người bảo vệ cho tác phẩm, góp phần làm tác phẩm hoàn hảo hơn, và dũng cảm chống lại sự kiểm duyệt của chính quyền độc tài, chứ không để chính mình biến thành công cụ của hệ thống kiểm duyệt... (...)
 
07.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Thơ tôi đến từ đâu thì tôi đã nói sơ qua trong bài trả lời phỏng vấn của tôi do nhà thơ Nguyễn Đức Tùng thực hiện, đăng trên Talawas bộ cũ ngày 1.8.2006. Thơ hải ngoại đến từ đâu thì xin thưa tôi thực tình không biết vì tôi ít giao thiệp. Còn thơ trong nước? Có thể một phần lớn (xịn, ngầu nhất?) đến từ bàn tiệc rượu (và mâm thịt chó?)... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021