tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Hãy trả lại cho Nguyễn Hưng Quốc...  [đối thoại]

 

Ăn trái nhớ kẻ trồng cây... Ăn khế trả vàng... Cảo thơm lần giở... Trước đèn xem truyện Tây Minh... Ngươi sẽ không ăn trộm, ăn cắp... Cái gì của Xêda hãy trả lại cho Xêda...

Ôi, biết bao câu tục ngữ, câu thơ đã hiện về trong đầu tôi khi tôi đọc xong bài “Ngô Hương Giang, hành động đạo văn & những phản ứng kỳ lạ” của tác giả Hoàng Ngọc-Tuấn.

Tại sao lại thế nhỉ? Tại sao không hối cải? Vì tự ái? Vì tự cao? Vì mải lo noi gương sáng của Bác Hồ vĩ đại mà quên hết những đạo đức căn bản của một con người nhỏ bé nhưng lương thiện? Hay do mặc cảm? Hay do cá nhân mình thực sự chỉ là một tên ăn cắp đáng bị độc giả và dư luận khinh khi?

Chỉ cần vỏn vẹn một lời xin lỗi thôi — như nhà thơ Chân Phương đã làm đối với độc giả Da Màu — là có thể thay đổi tình thế và để tự xếp mình vào hàng cây quý thay vì cỏ dại, một trí thức chân chính có lương tri thay vì một tiến sĩ hay một thạc sĩ đạo văn mang tiếng xấu đời đời.

Hay đây chính là “con ngưới mới” mà Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản đã vun trồng? Con đẻ của cái chủ nghĩa “cứu cánh biện minh cho phương tiện”? Khó hiểu, khó lý giải khi ta sử dụng cái thước đo của đạo đức cổ truyền?

Luận án, tiểu luận, có phải chăng là sự tham cứu các lý thuyết, suy nghĩ, nhận định, phê bình khác nhau rồi đúc kết lại, do vậy mà không được che giấu xuất xứ, trình bày càng minh bạch, ghi chú càng cẩn thận và rõ ràng thì càng tốt, càng chứng tỏ người viết học rộng hiểu nhiều?

Sao anh sinh viên có cái tên xinh đẹp như thế kia lại cứ khăng khăng mà buộc lấy mình vào trong, không chịu “trả lại cho Nguyễn Hưng Quốc những cái gì thuộc về Nguyễn Hưng Quốc”?

Thôi, xin để độc giả tuỳ nghi tự tìm lấy câu trả lời thoả đáng.

 

 

---------------

Bài liên hệ:

13.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Bài “Bàn thêm về cái gọi là ‘đạo văn’ của Nguyễn Hưng Quốc” trên Da Màu ngày 10/02/2010 là một trong một loạt những phản ứng kỳ lạ của Ngô Hương Giang, kẻ đã đạo văn của Nguyễn Hưng Quốc. Đầu đuôi câu chuyện như sau... (...)
 
17.01.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Theo tôi, điều đáng lo ngại nhất chính là ở chỗ “bất chấp liêm sỉ” ấy. Ăn cắp thì ở đâu cũng có. Nhưng, bình thường, bọn ăn cắp thường bị xã hội khinh miệt, do đó, ít nhiều cảm thấy xấu hổ; cũng do đó, bao giờ cũng có vẻ lén lén lút lút. Ở đây, ngược lại, những người ăn cắp lại không có vẻ gì thẹn thùng cả. Nó cho thấy có sự xói mòn về phương diện đạo đức, đặc biệt, đạo đức trí thức... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021