Ngự Thuyết
tiểu sử &  tác phẩm 

tác phẩm

Đêm Qua Bắc Vàm Cống  (tiểu luận / nhận định) 
[TƯỞNG NIỆM TÔ THUỲ YÊN (1938-2019)] ... Những bài thơ về sau của Tô Thuỳ Yên, cũng thế, không ít thì nhiều mang dáng dấp khó phai mờ của một trong những bài thơ đầu đời, Đêm Qua Bắc Vàm Cống. Nói cách khác, Đêm Qua Bắc Vàm Cống là khúc nhạc dạo đầu cho bản trường ca thiên thu của Tô Thuỳ Yên... (...)

Rừng  (truyện / tuỳ bút) 
... Cảnh tượng vừa rồi vẫn thường xảy ra sau khi Miền Nam thất thủ. Như giữa sói và cừu. Trên một cánh đồng êm đềm, một đàn cừu ngoan ngoãn gặm cỏ. Bỗng một con chó sói xuất hiện. Đàn cừu hoảng hốt chạy tán loạn. Con sói rượt theo vồ được một con cừu, cắn vào cổ, vật ngã, rồi ngồi xuống từ từ nhai ngấu nghiến con mồi. Đàn cừu thấy yên yên dừng lại quay nhìn... (...)

Về đâu  (truyện / tuỳ bút) 
... “Cậu nói đúng,” Cảo tiếp lời. “Tụi nó đã có kế hoạch đó, đã nối mấy đoạn rồi. Chốc nữa tui lái xe đưa các bạn đi một vòng, sẽ thấy tụi nó còn làm nhiều chuyện ngang ngược hơn nữa. Nó chận ngang con đường ven biển, trước kia là công lộ chạy dọc theo những bãi cát thật đẹp. Và treo tấm bảng: Nguy hiểm. Khu vực cấm vào.” Mấy người cùng la lên: “Vô lý, vô lý. Sao lại có chuyện đó được! Chủ quyền đất nước ở đâu?”... (...)

Nhớ Bùi Bảo Trúc (1944-2016)  (ký sự / tường thuật) 
... Tất cả đành bỏ lại sau lưng. Có lần anh nói khó có ngày để có thể tìm lại kỷ niệm cũ. Mình sẽ không còn ở cõi đời này mà đất nước vẫn cứ như thế chăng? Anh yêu cuộc sống vô cùng, tha thiết với cuộc sống vô cùng. Anh cám ơn tất cả những gì đã mang lại cho anh niềm vui, hạnh phúc, hay ngay cả những tiện nghi hàng ngày... (...)

Võ Phiến đã vĩnh viễn ra đi  (ký sự / tường thuật) 
[TƯỞNG NIỆM VÕ PHIẾN (1925-2015)] ... Thế là Võ Phiến đã vĩnh viễn ra đi, nhưng sự nghiệp văn chương ông để lại sẽ sống lâu dài với hậu thế, thì cũng xem ông như đang còn sống với ta – tôi lặp đi lặp lại câu nói đó nhiều lần. Cũng thế, có người bảo nhà văn chỉ sống với tác phẩm. Bỗng nhiên tôi thấy hụt hẫng khi chiếc quan tài từ từ được đưa vào lò thiêu. Và bỗng dưng trời đổ cơn mưa thật nhẹ. Mấy hạt mưa chạm khẽ vào mặt, vào tóc của những người đưa tiễn... (...)

Thu về, chuyện trò với thơ  (tiểu luận / nhận định) 
... Thi ca Việt Nam biến chuyển nhiều từ trước đến giờ. Có người xem những dòng thơ đi trước họp lại làm thành những bệ phóng nhờ đó thơ hôm nay cùng với những thử nghiệm đầy gian nan sẽ có ngày đạt được thành quả rực rỡ hơn. Nhưng cũng có người cho rằng thơ truyền thống là những gông cùm cần phải đập tan thì thơ của ta mới có thể vươn lên ngang tầm thế giới. Đó là chọn lựa của những nhà phê bình thơ, những người làm thơ. Riêng giới độc giả thì tha hồ tìm kiếm cái hay, cái đẹp mà thưởng ngoạn... (...)

Nghe Sài Gòn trôi  (truyện / tuỳ bút) 
... Phải chăng mình đang sống trong giấc mộng! Phải chăng, phải không em, mình hãy cứ như ngày nào cùng mùa hè qua nhiều lần Sài Gòn vẫn còn đó, chúng mình vẫn có nhau, buổi chiều vẫn êm đềm trở về sau cơn mưa bay nhiều nơi trong thành phố, rồi ra ngoại ô, rồi hẹn hò tái ngộ. Để mọi chuyện lại tái diễn, để dòng nước cũ trở lại trôi dưới cầu... (...)

Ánh mắt  (truyện / tuỳ bút) 
... Bỗng từ đằng trước, một đứa bé khoảng bảy, tám tuổi chạy ngược về phía đoàn tù, tay cầm hòn đá lớn. Khi chạy đến gần ông, nó vung tay ném mạnh, hòn đá trúng ngay vào mặt ông. Ông choáng váng trong vài giây, lấy tay ém vào vết thương, máu trào ra những kẽ ngón tay chảy xuống bàn tay, cổ tay. Người tù đi trước khựng lại, người tù đi sau nhảy chồm tới, hai người lính bộ đội lập tức chĩa súng, lên đạn... (...)

30/4/1975  (ký sự / tường thuật) 
[1975-2015: BỐN MƯƠI NĂM, NHÌN LẠI] ... Bỗng mọi âm thanh, tiếng động, đều ngưng bặt. Cái im lặng đột ngột làm tôi tỉnh giấc trở mình mở mắt ngó dáo dác. Rồi tôi kín đáo nhìn. Hai chị em đang ngồi xệp trên sàn nhà đối diện nhau qua một chiếc va-ly, tần ngần. Bốn bàn tay đang cầm bốn góc lá cờ, nước mắt cả hai người ràn rụa. Tôi vờ ngủ tiếp nhưng cũng kịp nhìn thấy lá cờ sau đó được xếp làm hai, rồi làm bốn. Vợ tôi lấy ra hết các thứ trong chiếc va-li nằm trước mặt, rồi đặt lá cờ vào đáy va-li, xong cho các thứ vào lại... (...)

Thăm mộ ngài  (truyện / tuỳ bút) 
... Nhiều năm trước ông đã bỏ nước mà đi. Ông nhớ một nhà văn người Đức, Bernhard Schlink thì phải, viết đại khái đào thoát không chỉ là bỏ đi mà còn đến một nơi nào đó. Nay ông lại trở về chốn cũ nhưng không phải để ở. Homecoming! Odysseus!... (...)

Thanh Tâm Tuyền, nhà thơ tiên phong  (tiểu luận / nhận định) 
[HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975] ... Cho đến nay, nói như báo mạng Tiền Vệ khi ông vừa qua đời (22-3-2006), thơ Thanh Tâm Tuyền “vẫn còn là một nguồn cảm hứng lớn đối với nhiều nhà thơ có khát vọng đổi mới”. Trong thời kỳ cực thịnh của văn học Việt Nam, Thanh Tâm Tuyền vượt lên như một trong những đỉnh cao nhất. Có thể nói rằng Thanh Tâm Tuyền là một trong một số ít nhà thơ lớn nhất không phải chỉ riêng đối với Miền Nam mà cho cả nước... (...)

Mối tình đầu, hay thử nhìn lại “Đây thôn Vỹ” của Hàn Mặc Tử  (tiểu luận / nhận định) 
Mối tình đầu? Đó là câu chuyện trữ tình, lãng mạn của một vài trăm năm về trước? Mà ngay vào thời kỳ ấy nó cũng chỉ áp dụng cho một số trường hợp. Là vì nếu có người tha thiết, trân trọng và ôm mãi trong lòng “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”, thì cũng có kẻ xem đấy như một kỷ niệm bé nhỏ, êm đềm, một biến cố trong vô vàn biến cố khác tất nhiên phải xẩy ra trong đời người... (...)

Đêm trước trận cuối  (thơ) 
Anh ngó lên tháp canh / khi bóng đêm vừa đổ / phòng tuyến đứng lặng thinh / hoả châu rừng rực lửa. // Địch điệp điệp trùng trùng / hàng ngàn đàn kiến cỏ / giẫm nát hết ruộng đồng / ta không hề khiếp sợ...

Ngàn thông  (truyện / tuỳ bút) 
... Con mắt nhìn mông lung, còn đâu mắt cừu nhìn xa, chiều mùa đông vùng Cambria, không thấy đằng sau những nhánh thông có những gì, có còn là khung trời xanh thăm thẳm, hay mây vờn như dải lụa, hay mây nổi vảy tê tê, hay mây vàng rực rỡ chuyển dần qua đỏ. Hay mây cuồn cuộn trời xưa đổ? Chỉ còn mây trắng một màu. Hình như câu nguyên vẹn của nó là “Bốn phương mây trắng một màu”... (...)

U Tình Lục, đứa con đầu lòng của Hồ Biểu Chánh  (tiểu luận / nhận định) 
... Thế ra Hồ Biểu Chánh (1885-1958) đã khởi đầu sự nghiêp văn chương của mình bằng thơ — U Tình Lục được viết trước cuốn tiểu thuyết văn xuôi đầu tay Ai Làm Được xuất bản năm 1912. Tiếp theo đấy, trong gần nửa thế kỷ, ông cho in thêm một tập thơ, và trên 60 tiểu thuyết... (...)

Khăn tương tư  (truyện / tuỳ bút) 
Nhớ — thương nhớ — là một trong những bản tính đặc thù của con người. Và của cả một số động vật khác nữa. Chẳng hạn kẻ tha hương lữ thứ nhớ quê nhà, người chinh phụ nhớ chồng, cô gái nhớ người tình. Mà nỗi nhớ nó có cứ đeo đẳng trong lòng người suốt ngày suốt buổi? Có lẽ nào như thế. Vậy khi nào thì nhớ?... (...)

Thu vàng  (truyện / tuỳ bút) 
... Nhưng có phải mùa thu chỉ muốn về với rừng phong, rừng ngô đồng mênh mông, bát ngát? Hoặc chỉ ở những nơi ấy mùa thu mới chịu phô bày dung nhan làm ngơ ngẩn cả thế gian? Không hẳn thế. Cái to lớn không nhất thiết gây xúc cảm hơn cái nhỏ bé. Tảng đá không nhất thiết đắt giá hơn viên ngọc... (...)

Tố Phong  (tư liệu / biên khảo) 
... Người phụ trách ở Nhà Thương cho biết một hôm ông theo xe lãnh thực phẩm ra thành phố Biên Hoà, ông thuộc vào loại “điên hiền” nên thỉnh thoảng được theo xe để làm những công việc lặt vặt, thì ông trốn mất. Vài ba ngày sau, Bệnh Viện nhận được tin ông đã nằm chết bên lề đường gần rạp chiếu bóng Biên Hùng, kiến lửa bu đầy người... (...)

Vô xứ [kỳ 2]  (truyện / tuỳ bút) 
... Trên đồi cao, trên trời cao, trong gió, trong mây vang lừng tiếng nhạc thúc quân. Dưới dòng nước, dưới dòng suối, dưới dòng sông rần rật tiếng sóng giục giã lên đường. Chất men lạ lùng ấy không phải chỉ làm say lòng những bậc đàn anh, những bậc cha mẹ, mà cũng làm mê mẩn tâm hồn của bọn con nít ngây thơ. Thời gian say sưa ấy chỉ kéo dài được mấy năm... (...)

Vô xứ [kỳ 1]  (truyện / tuỳ bút) 
Biển mênh mông. Không bờ bến, không một hòn đảo, không một mỏm đá, không một bãi san hô. Chỉ có nước và sóng. Trên mặt sóng trôi giạt một con thuyền nhỏ, quá nhỏ. Như con sâu cái kiến trên sa mạc hoang. Nhưng kiến bò từng đàn, quẩn quanh đâu đấy, rồi quay về tổ không xa mấy. Con thuyền thì một mình, trôi giạt mãi... (...)

Đảm nhận vai trò lịch sử...  (tiểu luận / nhận định) 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Tiền Vệ với một Ban Biên Tập chuyên nghiệp, với số cộng tác viên hùng hậu, và với hai người chủ biên đa năng, đa hiệu, và đầy tâm huyết, sẽ xứng đáng đảm nhận vai trò lịch sử của nó... (...)

Người thơ ấy  (truyện / tuỳ bút) 
... Nhà thơ sục sạo tìm kiếm. Tìm cái gì? Lý tưởng? Lẽ sống? Tìm ra được chưa, hay dù phiêu lưu đến đâu cũng không thoát khỏi cái nhà tù với dãy tường câm chuyển động đuổi theo vây hãm: Phiêu lưu mãi là một nhà tù / Dãy tường câm chuyển động / Trên một triền vực sâu... (...)

Bọn người lao đao [kỳ 3]  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi ráng đi gần đến sự thật bằng cách hư cấu thêm. Thật ra khi kể lại một câu chuyện, ai mà không hư cấu, không ít thì nhiều. Bởi thế tôi không thể chịu nổi những thứ mà người ta đã bỏ bao nhiêu công sức để tạo nên như viết một cuốn truyện, dựng một cuốn phim, lại kèm theo cái quảng cáo ngây thơ ‘truyện này, phim này là sự thật, hoàn toàn không phải là sản phẩm của hư cấu’... (...)

Bọn người lao đao [kỳ 2]  (truyện / tuỳ bút) 
... Chúng ta thua trận phải lìa bỏ quê hương đã đành, thế mà vẫn còn may mắn đấy. Những người bị kẹt lại mới khốn đốn. Những người khốn đốn ấy, và cả dân tộc, hiện đang sống dưới một chế độ độc tài, tham ô, dã man, tàn bạo. Một thiểu số cầm quyền dựa vào những lý thuyết ngoại lai vớ vẩn, lỗi thời để thay đổi cuộc sống đến tận gốc, thẳng tay đàn áp những ai có ý khiến khác. Còn đối với ngoại bang thì khiếp nhược, đưa đất nước dần dần đến bờ vực thẳm... (...)

Bọn người lao đao [kỳ 1]  (truyện / tuỳ bút) 
“Sao hồi đó ở đây buồn quá hả chú...” Người đàn bà ngập ngừng. Cô còn trẻ. Cô ngồi trên một chiếc ghế đá nhìn xuống thung lũng, bên cạnh là một người đàn ông đứng tuổi. Buổi trưa cao nguyên nắng mênh mông. Gió lớn. Thông reo gần như gào thét, nhưng cũng có lúc nghe như tiếng suối chảy, hoặc thoang thoảng như tiếng sáo trúc. Trời nhiều mây... (...)

Những ngày Ấn Độ [IV]  (truyện / tuỳ bút) 
... “Những ngày trời trong, nắng tốt, đứng trên đỉnh Nagarkot, ta có thể thấy được đỉnh Everest nhỏ như ngón tay,” tôi nhớ câu nói ấy. Hôm nay ngày trắng đục nhờ nhờ, xin gởi lời chào Everest trong mơ ước của tôi nhé. Nhưng này, Everest là ngọn núi cao nhất, và cũng là một đứa con trong lòng mẹ Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ mà tôi đang đứng lặng người nhìn ngắm với tất cả ngưỡng mộ lẫn kinh hoàng... (...)

Những ngày Ấn Độ [III]  (truyện / tuỳ bút) 
... Thế còn tiếng tụng kinh của ta? Thật đa dạng, phong phú, tùy theo bài kinh. Nhưng nói chung, rất buồn. Người miền Bắc tụng kinh nghe có khi vui, ít thôi. Tiếng tụng kinh miền Trung, miền Nam thường rất bi thiết. Miền Trung thì có âm hưởng nhạc Chàm u sầu, miền Nam thì khiến tôi liên tưởng đến những bài ca vọng cổ ai oán. Có lẽ nước ta chịu quá nhiều tai ương trong suốt dòng lịch sử mấy ngàn năm nên có hiện tượng ấy ngay trong cả giọng tụng niệm chăng?... (...)

Về phim Hè Muộn  (đối thoại) 
[ĐIỆN ẢNH] ... Đúng như trong “Về Vĩnh Châu”, tôi chỉ nhớ rất lơ mơ về phim Hè Muộn. Chỉ nhớ pha “đá banh” và cái ấn tượng buồn buồn mà cuốn phim đã để lại rất lâu trong tôi. Cám ơn anh đã nhắc lại cho tôi...

Về Vĩnh Châu  (truyện / tuỳ bút) 
... Chữ vô cảm nay được sử dụng rất nhiều. Là vì con người bây giờ càng ngày càng ù lì như sỏi đá. Mấy tháng trước đây báo chí ở nhiều nơi trên thế giới loan tin và cực lực lên án một sự việc rất quái đản xẩy ra tại một thành phố ở Trung Quốc. Một em bé gái bị một xe tải cán lên người đến hai lần, bị thương nặng, sau đó chết. Nhiều người đi đường đã chứng kiến cảnh tượng ấy, ngoảnh mặt, tiếp tục đi. Vô cảm đến thế là cùng... (...)

Vua Duy Tân và bài thơ còn lại  (truyện / tuỳ bút) 
... Cho đến bây giờ, bài thơ cũ ấy vẫn để lại dấu ấn mạnh nơi tôi: Trang nghiêm, hào hùng, dũng cảm, và đầy xúc động. Như lời của người tôi trung bất lực nói với đấng minh quân thế cùng lực tận; như lời của người đồng chí nói với người đồng chí, của một người bạn với một người bạn, của người tình với người tình. Đó là những tình cảm, những tâm trạng rất đa dạng đan quyện vào nhau. Tôn kính, chăm chút, âu yếm, đau đớn, than van, sầu khổ. Hơn nữa, bài thơ tuy ngắn nhưng đã đưa người đọc đến những vùng không gian mênh mông, thời gian thăm thẳm, cùng với tính cách sử thi của nó. Cho nên nó mang dáng dấp của một bản anh hùng ca trữ tình, trầm buồn... (...)

Những ngày Ấn Độ [II]  (truyện / tuỳ bút) 
... Ở một nước lạ lùng, trong đêm tối mịt mùng, nghe được tiếng chuông ấy, tiếng tụng kinh ấy, từ ngôi chùa Việt Nam ấy, quả là một niềm hạnh phúc lớn. Tôi quay nhìn vợ tôi muốn chia sẻ nỗi vui mừng. Cô ta không để ý đến tôi, lim dim mắt tụng kinh theo... (...)

Những ngày Ấn Độ [I]  (truyện / tuỳ bút) 
... Bỗng có tiếng chuông ngân nga. Càng về chiều chim từ đâu bay về Đại Tháp càng nhiều, vô số kể, kêu ríu rít một hồi lâu cho đến khi trời tối hẳn. Xa hơn, những người hành hương từng đoàn dài được hướng dẫn bởi những nhà sư áo vàng, hoặc áo đỏ thẫm, hoặc áo chàm, hoặc áo trắng, đổ về. Xa hơn nữa, nơi này đàn lạc đà đi hàng một trông giống như một vệt màu nâu nhạt... (...)

Taj Mahal  (tiểu luận / nhận định) 
... Lặng nhìn cái vòm cao lồng lộng giữa đêm trăng tháng ba đầu mùa xuân còn khá lạnh, trời sao lác đác, mờ mịt, xa xa những hàng cây đen, những ánh đèn leo lét không đủ sức xuyên thủng lớp sương mù không biết đã dâng lên từ lúc nào, dần dần tôi thấy Taj Mahal như đang rung động. Nó đang biến hình. Nó không còn là giọt nước mắt như lời thơ của Tagore nữa. Nó biến thành cái bầu vú, và đỉnh cao là núm vú... (...)

Quãng đường khuya  (truyện / tuỳ bút) 
... Một người cao lớn đứng trên xe hai tay vịn vào khung cửa xe cho vững, rồi co một chân đạp vào mặt một người biểu tình đang bị bốn người khác đứng cạnh xe nắm chặt lấy hai tay hai chân tạo thành cái võng người đu đưa. Chẳng khác gì cảnh tượng một con thú bị sập bẫy, bốn chân bị kéo banh ra bốn phía, để cho một tên đồ tể tiện bề đưa lưỡi dao rạch ngang bụng. Đấy là cách hành xử của một chính quyền đàng hoàng đối với người biểu tình chống xâm lăng chăng?... (...)

Một thoáng Chicago  (truyện / tuỳ bút) 
... Ngồi trên xe lửa đang tiến về Los Angeles, tôi nhớ đĩa cơm gà ở ga Quảng Ngãi đồng thời với gà rô-ti trên đường Saint Michel và cùng với gà ở Chicago tại tiệm Chicken Rotisserie mà tôi chưa được ăn. Tôi cũng mong trở thành hoạ sĩ để vẽ Hồ Michigan lồng lên trên vịnh Cam Ranh. Rồi vẽ luôn cơn gió Lào thổi qua Lao Bảo thổi về Quảng Trị quyện lấy những cơn gió của The Windy City... (...)

Cây Ớt Chim Két  (truyện / tuỳ bút) 
... “... Năm nay là năm con mèo, mà con mèo phải trèo lên cao, quý vị phải mua hột xoàn, mua xoàn sẽ mau giàu, từ đây cuộc sống hết lao đao. Thưa quý vị, mua xoàn năm ly trở lên được biếu thêm một xoàn ba ly...” ... (...)

Nghĩ về Võ Phiến  (tiểu luận / nhận định) 
... Nhà điêu khắc người Pháp, Auguste Rodin, vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 được người đời cho rằng có hai bàn tay phù thuỷ, đụng phải vật gì, cục đất, hòn đá, khúc cây, là rút ra được ngay cái bí ẩn sâu kín và đẹp đẽ của nó, là nắm bắt ngay cái thần thái của nó, để tạo nên những tác phẩm bất hủ. Võ Phiến cũng không khác. Những gì quanh ta dù lớn, dù nhỏ, hoặc có vẻ ù lì, tầm thường, khó nhận diện, qua cái nhìn đầy khám phá của Võ Phiến, sẽ có ngay một linh hồn, một sức sống. Đó là ngoại cảnh. Ông lại không ngừng đi dò tìm thăm thẳm vào nội tâm con người... (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021