Suzuki Setsuko 鈴木節子 (chủ biên)
tiểu sử &  tác phẩm 

tác phẩm

Thực vật trong văn hoá Nhật Bản  (tư liệu / biên khảo) 
... Đối với người Nhật, tự nhiên vừa là một đối tượng để thưởng ngoạn vừa là suối nguồn khơi gợi những cảm hứng thi ca mạnh mẽ. Người Nhật yêu hoa bởi dáng vẻ và những cảm xúc gợi ra hơn là màu sắc và mùi hương của nó. Trong thơ ca, người Nhật coi trọng đặc biệt đến bốn mùa, đó là thể hiện sự yêu quý đến thực vật và sự quan sát tỉ mỉ chi tiết của các loài thực vật như là một ấn chứng của tự nhiên vừa dễ thay đổi lại vừa bất biến. Việc thấu hiểu được thái độ này của người Nhật đối với tự nhiên là điều không thể thiếu trong giám thưởng văn học Nhật Bản truyền thống... [Bản dịch của Hoàng Long] (...)

Những thuật ngữ triết học tư tưởng Nhật Bản  (tư liệu / biên khảo) 
... Luân lý học Đông Phương nghiên cứu về gián chủ quan tính 間主観性, tức là nghiên cứu về cộng đồng thể 共同体, nhưng luân lý học Tây Phương lại xuất phát từ nghiên cứu về tính chủ quan, tức là tính cá thể vì thế mà quan điểm về luân lý hai bên khác nhau. Ví dụ chúng ta có thể nhìn thấy sự khác biệt này trong khái niệm về trách nhiệm xã hội... [Bản dịch của Hoàng Long] (...)

Những khái niệm then chốt của mỹ học Nhật Bản  (tư liệu / biên khảo) 
Đặc trưng lớn trong mỹ học truyền thống Nhật Bản là xem trọng lối biểu hiện tượng trưng hơn là lối miêu tả tả thực. Một đặc trưng khác của nghệ thuật chân chính là sự biểu hiện có chọn lọc những cái gì đẹp đẽ và loại bỏ những cái gì thô mạt và hạ phẩm như là chuyện đương nhiên. Vì vậy mà các hoạ sĩ thường lựa chọn chủ đề tự nhiên, hơn là miêu tả cuộc sống sinh hoạt đời thường của chúng dân. Sự ưu nhã của tầng lớp quý tộc thời Heian 平安 cùng với những thú vui tinh tế đã ảnh hưởng đến truyền thống văn hoá của những đời sau... [Bản dịch của Hoàng Long] (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021