Hoàng Ngọc Nguyên
tiểu sử &  tác phẩm 

tác phẩm

Hai anh em tôi  (ký sự / tường thuật) 
Bài viết này dành cho anh tôi, Hoàng Ngọc Biên, để chủ yếu kể lể cho anh nghe những chuyện xưa tích cũ của một thời 60-70 năm trước, rất xa xưa khó nhớ khi người ta đã đi vào tuổi để quên và dễ quên hết, quên tên con đường, quên tên bạn bè, quên nhan đề cuốn sách, bài hát, hay cuốn phim, quên tên ca sĩ hay diễn viên được ưa thích một thời… Thế nhưng, quên hết như thế, thì còn nghĩa gì nữa trong cuộc sống, nếu chẳng có ai nhắc lại... (...)

Phi thường và hữu hạn  (sổ tay) 
... Ông chỉ biết sống trong khi chờ đợi cái chết, và ông nhìn cái chết một cách nhân quả: “Cái Chết rất có thể là phát minh độc đáo nhất của Cuộc Sống. Nó là tác nhân tạo sự thay đổi cho Cuộc Sống. Nó dọn dẹp cái cũ để mở đường cho cái mới.” Ông đã nhắm mắt. Nhưng cám ơn ông, nhờ thế chúng ta đã mở mắt rõ hơn trước thân phận con người — sự phi thường và hữu hạn của mình... (...)

Từ đây đến miền vĩnh cửu  (tiểu luận / nhận định) 
[TƯỞNG NIỆM NGUYỄN ĐỨC QUANG (1944-2011)] ... Sau những “xuất diễn” của Nguyễn Đức Quang, người ta ra về mà như còn thấy ánh đèn sáng choang của sân khấu ở trước mặt mình. Bên tai người ta vẫn còn nghe tiếng ồn ào của đám đông kêu gọi lẫn nhau, và trong đầu vẫn là những lời nhạc có tác động cổ vũ mạnh mẽ... (...)

Diễm Châu và nỗi thao thức như một nhà báo  (tiểu luận / nhận định) 
[TƯỞNG NIỆM DIỄM CHÂU (1937-2006)] ... Có lẽ chúng ta đã thiếu sót khi không nhìn đến ông như một nhà báo, vì trước hết và trên hết ông vẫn là một nhà báo như một sự lựa chọn về con người và nghiệp dĩ... (...)

ORIANA FALLACI (1929-2006) — sự lương thiện trong giấc mơ tàn  (tiểu luận / nhận định) 
Hơn nhiều tác giả thời danh, Oriana đã viết lịch sử về cuộc chiến Việt Nam hàm súc, đầy đủ và lương thiện ở phần kết. Bà không còn nhìn thấy ở đó một cuộc chiến tranh giải phóng thần thoại. Bà cũng không nhìn thấy ở quân đội miền Nam một “lực lượng tay sai của đế quốc Mỹ”. Bà không thấy tội ác chiến tranh, bạo ngược với dân thường là độc quyền của chế độ nào. Mỹ Lai cũng như Mậu Thân ở Huế. Bà chỉ thấy chiến tranh kinh hoàng. Và chủ nghĩa anh hùng là giả tạo – nếu không phải là giả dối... (...)

MAREK HLASKO: Những gì không đến từ Ba Lan...  (tiểu luận / nhận định) 
Ngày thứ tám trong tuần là một câu chuyện về tuổi trẻ vong thân của Ba Lan, không tìm thấy ở chủ nghĩa xã hội của những người cộng sản cầm quyền một giải pháp cho những vấn đề mà họ phải giải quyết từ thực tế cuộc sống, kể cả những vấn đề phát sinh từ trong lòng của chế độ xã hội chủ nghĩa... (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021