Mai Anh Vũ
tiểu sử &  tác phẩm 

tác phẩm

Tượng Nữ Thần Tự Do ở Hà Nội  (đối thoại) 
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Sáng kiến của Nguyễn Đăng Thường và Phạm Vui về việc tôn vinh Nữ Thần Tự Do ở Việt Nam là rất thú vị và thiết thực. Tuy nhiên, có một thực tế cũng rất đỗi ngộ nghĩnh là: Việt Nam đã từng là một trong ba nước trên thế giới có đặt tượng đài Nữ Thần Tự Do, mà dân gian quen gọi là Bà Đầm Xoè...

Chưa hết “huyền thoại”  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Chỉ riêng hai chữ này thôi cũng gây thật nhiều phiền phức. Thấy đây là một đề tài khá thú vị nên tôi cũng xin mạo muội góp vài ý nhỏ. Trong tiếng Việt, hiện tượng ngữ nghĩa của từ thay đổi theo thời gian và địa phương là chuyện không phải hiếm. Nếu chỉ giải thích từ theo nghĩa đen nguyên gốc hoặc phân tích theo kiểu chiết tự từng âm lẻ thì khó lòng phản ánh đúng ý nghĩa của từ đó trong từng ngữ cảnh cụ thể...

Huyền thoại sến  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Để trở thành huyền thoại của một dân tộc ưa sến, Hồ Chí Minh đã biết tận dụng tối đa những yếu tố sến như mang dép cao su mòn vẹt, “áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường”, để râu dài cho giống tiên ông, dựng nhà sàn đơn sơ ở giữa Phủ chủ tịch, nhớ tên tuổi và gia cảnh những người chỉ gặp một đôi lần, hơi tí là rút khăn mùi xoa ra lau nước mắt v.v... Và những tuồng sến đó đã phát huy tác dụng không nhỏ...

Một giấc mơ  (đối thoại) 
[ÂM NHẠC] ... Hưởng ứng tác phẩm truyện cực ngắn của Nguyễn Tôn Hiệt, tôi xin kể lại giấc mơ của mình đêm qua: Tôi nằm mơ thấy một người đàn ông gầy gò, nhỏ bé đến trước mặt mình, hổn hển nói với tôi bằng một giọng miền Trung trọ trẹ những điều mà tôi không hiểu lắm...

Lạm bàn về “tình người”  (đối thoại) 
[ÂM NHẠC] ... Đối với người nghệ sĩ, với thiên chức nghệ thuật của mình, họ có thể bộc lộ tình người bằng cách dùng tác phẩm của mình để: 1. Phản đối cái ác, bênh vực những người bất hạnh, phản ánh hiện thực để giúp mọi người nâng cao nhận thức, từ đó cải tạo xã hội tốt đẹp hơn. 2. Ca ngợi cái đẹp, gợi lên những tình cảm cao quí của con người, khiến mọi người cư xử với nhau nhân ái hơn, gần gũi hơn...

Vẫn Trịnh Công Sơn (góp ý với Nguyễn Tôn Hiệt) [II]  (đối thoại) 
[ÂM NHẠC] ... Thần tượng ai, đánh giá thế nào là quyền riêng của mỗi người. Con người và tác phẩm của Trịnh Công Sơn đâu có xa lạ gì. Mỗi người không tự cảm nhận và đánh giá được hay sao mà phải nghe người khác xúi giục. Tôi biết rất nhiều người không thể nghe nổi một nửa nốt nhạc của Trịnh Công Sơn. Điều đó là chuyện hết sức thường tình...

Sự thiếu tình người của Trịnh Công Sơn (góp ý với Nguyễn Tôn Hiệt)  (đối thoại) 
[ÂM NHẠC] ... Trong bối cảnh như vậy, anh đòi hỏi Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ nổi tiếng trong “chế độ cũ”, phải có thái độ phản kháng lại chính quyền ư? Anh muốn ông phải công khai xót thương những người phải bỏ xứ, bị lùa đi kinh tế mới, bị đói khổ, bất công ư?...

Tác phẩm văn học lớn thì phải đơn giản? — Vài ý kiến nhỏ  (thảo luận) 
[THẢO LUẬN - THÁNG 8/2007] ... Các tác phẩm văn chương “có tầm vóc” tự cổ chí kim từ đông sang tây đều không thể đánh giá là simple được, dù hiểu theo cách nào... (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021