z
tiểu sử &  tác phẩm 

tác phẩm

Lụt trăng mưa sao  (tiểu luận / nhận định) 
... Bị trăng vây bủa mà bên mình có anh thơ Quách Tấn, em thơ Chế Lan Viên, bạn thơ Yến Lan v.v. thì còn chịu được. Nhưng suốt thời kỳ Hàn Mặc Tử trốn lánh để khỏi bị bắt vào trại Quy Hoà, đâu phải đêm nào anh em bè bạn cũng cùng đi ngủ biển với thi sĩ bất hạnh được. Bao nhiêu đêm trăng lụt sao mưa Hàn Mặc Tử phải đắm đuối một mình trên cát? Một người cùi đơn độc, thui thủi, giữa bao la trăng... (...)

Một miền, ba dấu  (tiểu luận / nhận định) 
... Tâm hồn, nhất là tâm hồn nghệ sĩ, vẫn có nhiều khuynh hướng. Ví mỗi khuynh hướng như một sợi chỉ màu. Ðặt những sợi ấy cạnh nhau. Trong một sự nghiệp sáng tác, sợi xanh có lúc đè lên sợi đỏ, sợi tím có lúc lẩn xuống bên dưới sợi vàng... Nhưng xuất lộ nhiều hay ít, tất cả các sợi đều dài như nhau, dài như sự nghiệp của tác gia, như chính cuộc đời của tác gia... (...)

Đất nào văn nấy  (tiểu luận / nhận định) 
... Văn chương là hoa của tiếng nói. Bảo đất nào văn nấy, bảo văn Bắc văn Trung văn Nam không giống nhau là bảo một cây mà nở ra ba thứ hoa chăng? Không. Ðất béo đất gầy, đất sông đất núi, sông có đê sông không đê, nước chảy tăm tắp nước chảy tèm lem, tư duy hướng ra hướng vào, hướng xuôi hướng ngược v.v., bất quá chỉ quy thành hương, sắc, chứ không định nổi hẳn một dáng hoa. Ba mùi, ba màu, nhưng vẫn đúng một dáng, độc đáo cái văn học Việt Nam một thời!... (...)

Như mây đầu non  (truyện / tuỳ bút) 
... Có cần gì phải lang thang mới là nghệ sĩ. Người ta rất có thể cứ ở yên trong nhà mình mà say sưa theo đuổi những lý tưởng nghệ thuật nào đó chứ. Như cầm một cái máy ảnh, ngửa mặt lên trời, kiên nhẫn đợi chụp hết đám mây này đến đám mây khác. Như cầm một cái máy quay phim, ngồi bệt xuống đất, kiên nhẫn quay sự thay đổi liên tục trong độ sáng của một cái lá đang bị mặt trời chiếu vào từ phía sau... (...)

Chỉ được cái to  (truyện / tuỳ bút) 
... Hết thuốc chữa. Nền rừng sạch ông chê, rồi nền sa mạc “bẩn” ông cũng chê! Cứ đà này, có nhắc biển, chắc chắn ông sẽ quở biển gì mà, trừ vài chỗ, nước quanh năm xám xịt còn bờ thì trụi lủi không một bóng cây!... (...)

Biến  (truyện / tuỳ bút) 
... Bước xuống cùng những khách chót, y hơi lảo đảo. Không phải say xe, mà đang tức điên người vì suốt tiếng đồng hồ phải chịu trận thứ nhạc quái quỉ tên lơ lờ đờ kia bắt nghe. Cứ giọng nữ thì tớn lên, giọng nam thì oặt xuống, còn ca từ chỉ là lảm nhảm vô nghĩa!... (...)

 (truyện / tuỳ bút) 
... Ngắm rùa đá him mắt phơi mai dưới nắng vàng một lúc, tha thẩn bước trở lại sân chùa. Chợt thấy cái lúc nẫy không thấy, là dưới một gốc cây có bát nhang sờ sờ một tượng chim nghẻo đầu, không biết bằng gỗ hay đá. Tượng tạc đơn sơ mà linh động, chim có dáng đang tập trung ngẫm nghĩ điều gì... (...)

Cầu  (truyện / tuỳ bút) 
... Làm chi, không biết, mà ai nấy đều thỉnh thoảng “lén” về thăm cái chỗ “ngàn lau” kỷ niệm của mình. Ðây về đấy cách một dòng sông đã bao nhiêu nước chảy. Muốn qua sông, phải bắc cầu. Cầu là gì, hãy nhắm mắt lại mà nhìn, cho dễ thấy... (...)

Sếu  (truyện / tuỳ bút) 
... Rét đã ngự trị, đường đã vắng, thế mà bên tai vẫn lặng như tờ, và ngửng lên nhìn kỹ vào sâu thẳm của đêm vẫn không thấy một đôi cánh lớn nhỏ nào cả. “Tìm chim như thể tìm em”. Sếu ơi, còn có bao giờ... (...)

Xanh  (truyện / tuỳ bút) 
... À, ra thế. Thứ bánh chưng được thi sĩ dùng “thi” để “ca” không phải “xanh vỏ trắng lòng” như thứ thường mà xanh “toàn nhiên” đến tận lòng, vỏ xanh lá lòng xanh cốm, xanh thiệt là xanh... (...)

 (truyện / tuỳ bút) 
... Hôm cháu gái theo chồng đi Mỹ, bà ngoại lên tiễn, đem cho nó ba chục trứng gà, mỗi trứng bọc trong giấy tập vở học trò rất cẩn thận. “Bà ơi, cháu qua bên ấy không cần trứng đâu, bà đem về mà ăn. Bà ăn nhiều, làm ít, lên chơi với mẹ cháu luôn, bà nhé.” Bà lão cười móm, nhưng rõ ràng không tin lời con bé, hừ, ở đâu mà trứng lại thừa!... (...)

Starbucks  (truyện / tuỳ bút) 
... Cà-phê tất nhiên chỉ là cái cớ. Không có cà-phê ta vẫn có thể “len lén” tự rút mình ra khỏi cuộc sống. Ra khỏi nó không phải để đi đâu, mà là để lắng kỹ, ngửi sâu, dòm rõ nó (nó, như ta đã trải)... (...)

Huế  (truyện / tuỳ bút) 
... Huế bây giờ có phố lên một chút, nhưng vẫn phảng phất “ngàn năm”, và có lẽ sẽ tiếp tục như thế khá lâu nữa. Cũng hay... (...)

Phố  (truyện / tuỳ bút) 
... Ðô thị phát triển tự nhiên bảo tồn kiến trúc cũ, ở đâu cũng thế. Ðang có nhà cửa đầy người ở thế kia thì thay đổi làm sao, chả lẽ cào hết cả đi mà xây lại! Phố cổ không ai lo tồn cổ thì nó cũng không sao thực mới được. Còn ở ngoại ô, ruộng hoá nhà ào ào, mắt hoa là phải... (...)

Sim  (truyện / tuỳ bút) 
... Y đã bước ra ngắm sim, mua sim, "mở" sim ra coi vì từ lâu quên mất sim rồi. Nhớ sim trừng trừng, rồi bỗng nhớ luôn câu thơ kỳ dị: "Ơ hay, sim tím tròng con mắt"!... (...)

Í ơ...  (truyện / tuỳ bút) 
Tình vốn nhiều loại, nhưng được “trữ” trong những câu thơ các liền anh liền chị ưa “í a” dĩ nhiên là loại tình yêu lãng mạn của trai gái lứa đôi. Thơ “Người ơi người ở đừng về” mà được hát lên lối con gái Bắc Ninh thì đố trai tỉnh nào dứt... ô ra về cho được... (...)

Nhạc  (truyện / tuỳ bút) 
Chả nhớ hỏi ai mà có số di động của người tổ chức. “Tối mai... ta có hát không ạ?” “Không có lịch hát, nhưng nếu đoàn của ông có nhu cầu...” Ðoàn gồm vỏn vẹn một đôi vợ chồng... (...)

Thơm  (truyện / tuỳ bút) 
Thơ nôm Nguyễn Trãi có câu: “Giậu thưa thưa, hai khóm cúc / Giường thấp thấp, một nồi hương.” Nồi hương đặt bên giường? Ðọc rồi thắc mắc, rồi thử tìm. Ngoài đời, không thấy. Trong sách ta, cũng không thấy... (...)

Sương  (truyện / tuỳ bút) 
... Thấy một cây đào bé con lộc xanh mởn thơ thẩn một mình trên sườn đồi đang rúm lại trước gió, rồi khoảnh khắc sau bị sương nuốt chửng. Tất nhiên đợi thì chẳng bao lâu sương lại nhả bé đào ra, nguyên vẹn hình hài, không bớt một chiếc lộc con... (...)

Thơ  (thơ) 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021