Huỳnh Văn Nhơn
tiểu sử &  tác phẩm 

tác phẩm

Từ Cù Huy Hà Vũ đến Ngô Bảo Châu: đâu là “sự can đảm của trí thức”?  (đối thoại) 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Bài viết của Bùi Văn Phú, “Từ Cù Huy Hà Vũ đến Ngô Bảo Châu: sự can đảm của trí thức”, có đưa ra một số nhận dịnh đúng đắn, nhưng cũng có những lập luận khá vụng về và mâu thuẫn. Riêng cái đầu bài là một cú ghép rất khiên cưỡng của hai mẫu người khác hẳn nhau vào cùng một định nghĩa về “sự can đảm của trí thức”...

Tài “thôi xao” chữ nghĩa “đặc biệt” của ông Ngô Bảo Châu  (đối thoại) 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Tôi không thấy Ngô Bảo Châu “ngây thơ về mặt chính trị” chút xíu nào hết. Một người ngây thơ chính trị thì nghĩ sao nói vậy chớ không có cái khéo léo lòng vòng, lấp la lấp lửng như trong bài viết của ông Châu. Ông Châu đặc biệt có tài “thôi xao” chữ nghĩa. Ông dùng cái tài này phải nói là cực khéo trong bài viết...

Ai mà lại đấu tranh giai cấp với một quán cà phê và mấy ông thi sĩ!  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... Bài “Givral” của Đào Đào / thiệt là man mác một màu... đấu tranh! Đấu tranh giai cấp! Chỉ tiếc là Đào Đào đấu tranh giai cấp trật lất. Ai mà lại đi đấu tranh giai cấp với một quán cà phê và mấy ông nhà thơ tay không tấc sắt! Nếu muốn đấu tranh giai cấp vì “Lúc ông Tây ngồi nhâm nhi ly cà phê trong Givral / Người nông dân xứ tôi bì bõm bì bõm tìm cái sống”, thì sao lại không đấu tranh vì những lý do lớn lao hơn?...

Khi trí thức táng tận lương tâm  (đối thoại) 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Từ năm 1978 tới năm 1979, trong khi Jean-Paul Sartre cùng hàng ngũ trí thức hàng đầu của nước Pháp, kể cả những người mang thẻ đảng Cộng Sản Pháp, đang ráo riết vận động đóng góp cho chiến dịch “Un bateau pour le Vietnam” (Một con tàu cho Việt Nam), một chiến dịch làm chấn động lương tâm nước Pháp, để vớt những người Việt Nam lênh đênh khốn cùng trên biển, thì ông Đặng Tiến như một kẻ điếc, ung dung mua vé tàu bay về Việt Nam để nghỉ hè 2 tháng, lương tâm yên ổn. Rồi khi trở về Paris, ông Đặng Tiến lại ra sức dùng những mỹ từ để bao biện, che đậy cho cái thực trạng tàn ác và đau khổ cùng cực của chế độ bao cấp ở Việt Nam, cái chế độ đã khiến cho hàng triệu người Việt Nam phải liều chết, bỏ nước ra đi...

“Thơ đến từ đâu” hay “mượn màu son phấn đánh lừa con đen”  (đối thoại) 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nằm trên talawas cho cả vạn người đọc thì cũng bình thường thôi, mà vác về Hà Nội, đút đầu vô tròng kiểm duyệt cho bị cắt tai gọt mũi xong thì thình lình lại biến thành một tác phẩm có “tình yêu nước Việt, hòa giải và khoan dung”? Mà ai hòa giải với ai, ai khoan dung với cái gì, thì mới được cho là “mong muốn có đổi mới thực sự trong văn học”? Chịu đút đầu vô tròng kiểm duyệt thì “hy sinh” cho cái gì? Bị cắt tai gọt mũi thì mới có “tình thơ, tình người” hay sao?...

Mong nhà văn Trần Hoài Thư lên tiếng  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Một người đã sống như vậy, đã trải qua những kinh nghiệm như vậy, đã suy nghĩ và phát biểu như vậy, thì không thể có cái hành động “tập kết” rẻ tiền như những kẻ lông bông háo danh nhẹ dạ. Tôi thiệt tình tin như vậy. Mong nhà văn Trần Hoài Thư lên tiếng minh bạch về sự kiện này...

Càng... ớn tới tận óc!  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... So sánh hai cuộc phỏng vấn, tôi lại càng thấy... ớn tới tận óc, vì càng nói thì nhà văn Nguyễn Đình Chính càng cho thấy ông chỉ nói... bậy...

Ớn tới tận óc!  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Nhơn tiện cũng nói thiệt luôn. Cái trò đưa phong bì để dựng phỏng vấn giả mà làm tiếp thị này thì quá phổ biến ở nước ta. Tự lăng-xê dỏm để tiếp thị. Nhan nhản ca sĩ ra CD, nhà thơ nhà văn ra sách mới, đều chơi cái trò này. Ớn tới tận óc!...


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021