Nguyễn Đình Đăng
tiểu sử &  tác phẩm 

tác phẩm

Hiểu hội hoạ siêu thực thế nào cho đúng?  (nhận định mỹ thuật) 
... Nếu như thẩm mỹ cổ điển đã bị bóp chết trong hiện đại và hậu hiện đại, các ý tưởng và phương pháp của siêu thực vẫn có đất sống và tiếp tục sinh sôi trong hậu hiện đại, bởi siêu thực đã cho thấy sự ràng buộc giữa trật tự (order) và hỗn độn (chaos): trật tự sinh ra hỗn độn và trật tự cũng sinh ra từ hỗn độn. Trật tự hiện hữu cả bên ngoài địa hạt của logic thông thường, nơi các các quan niệm của ý thức không còn đất sống. Cả hai thứ trật tự thông thường và trật tự bất thường đều có thể được khám phá nhờ trực giác của vô thức... (...)

Reflection  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên linen canvas, thực hiện vào năm 2012. Bức tranh này sẽ được trưng bày tại Triển lãm Mỹ thuật Chủ Thể lần thứ 48, ở Bảo tàng Mỹ thuật Tokyo từ 1/9 tới 15/9/2012...

Tiếng đàn của Ivo Pogorelich  (nhận định âm nhạc) 
... Nếu thiên nhiên chỉ là cái cớ để Rembrandt, Picasso sáng tạo nên các kiệt tác hội họa của mình, thì Mozart, Beethoven, Chopin, Liszt, Ravel, Rachmaninov, Balakirev, v.v có lẽ chỉ là nguồn mạch để từ đó Pogorelich rút ra tiếng đàn và cách biểu hiện của riêng ông. Đó là tác phẩm nghệ thuật, nhân cách nghệ sĩ của ông, vô tiền khoáng hậu... (...)

Tại sao dồn sự chú ý vào chương đầu của bản dịch “Lolita”?  (đối thoại) 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Lập luận một cách đơn giản, có thể nói, nếu một bản dịch có lỗi hoặc tối nghĩa ngay từ những dòng đầu, nó khiến một độc giả bình thường hoài nghi về những phần còn lại. Cảm giác này cũng từa tựa như khi ta đi nghe một concerto mà soloist chơi sai một trong những hợp âm đầu tiên...

“Trên dòng kẻ chấm, em là Dolores” trong tiếng Việt có nghĩa gì?  (đối thoại) 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Vladimir Nabokov giỏi tiếng Anh và tiếng Nga như nhau (Tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ của ông). Tôi đồ rằng trình độ tiếng Anh và tiếng Nga của Nabokov chắc không thua trình độ tiếng Anh và tiếng Việt của dịch giả Dương Tường là mấy. Vậy mà, khi đích thân dịch Lolita sang tiếng Nga (ông viết tiểu thuyết này bằng tiếng Anh), Nabokov đã phải dịch câu: “She was Dolores on the dotted line.” Thành “Она была Долорес на пунктире бланков”...

Tài năng và thiên tài  (tiểu luận / nhận định) 
“Tài năng” (才能) và “thiên tài” (天才) là phiên âm Hán-Việt của hai từ Hán, đều có chung một chữ “tài” (才). Có lẽ vì vậy mà khái niệm “tài năng” và “thiên tài” đôi khi bị sử dụng lẫn lộn, ít nhất là trong tiếng Việt. Hậu quả là thỉnh thoảng tài năng lại được bơm lên thành thiên tài. Thực ra “tài năng” và “thiên tài” là hai khái niệm khác nhau về bản chất... (...)

Trí thức  (tiểu luận / nhận định) 
... Phải nói thẳng một cách sòng phẳng như thế này. Trong lịch sử nhân loại chưa có một chế độ độc tài nào lại tôn trọng trí thức. Độc tài và trí thức không khác gì lửa và nước. Tần Thủy Hoàng từng ra lệnh đốt Kinh Thi và Kinh Thư, chôn sống hơn 460 Nho sĩ. Sa Hoàng Nikolai Đệ Nhị từng căm ghét trí thức đến nỗi muốn loại bỏ từ “trí thức” khỏi từ vựng của tiếng Nga: “Trí thức là một từ ghê tởm,” ông ta nói. Nhà độc tài kế tiếp ông, lãnh tụ cộng sản Lenin còn tiến một bước xa hơn khi đã không ngần ngại sử dụng một trong những từ thiếu sạch sẽ nhất để gán cho trí thức: Lenin gọi trí thức là cứt ... (...)

Amami, Amami! ("Hãy yêu tôi, Amami!")  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, thực hiện vào đầu năm 2012...

“Amami, Amami!”  (ký sự / tường thuật) 
... Tôi đặt tên bức tranh là Amami, Amami!, trong đó từ “Amami” đầu tiên trong tiếng Ý có nghĩa là “Hãy yêu tôi”, còn từ thứ hai “Amami” (奄美) là tên quần đảo quê hương những người bạn của tôi, nơi lần đầu tiên tôi đã được nghe shimauta qua giọng ca của một cô bé 15 tuổi... (...)

Nhà xuất bản Thời đại và nhóm tác giả du học sinh đã vi phạm quyền tác giả  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Việc NXB Thời Đại và nhóm du học sinh Trương Quang Đức, Nguyễn Thị Phương Dung, Bùi Phi Anh đăng lại các bài viết của tôi, hơn nữa lại đăng trong một cuốn sách để đem bán trên thị trường, mà chưa được tôi cho phép, là một việc làm tự tiện, rõ ràng đã vi phạm quyền tác giả, bất kể động cơ của việc xuất bản cuốn sách này nhằm mục đích gì...

Phiên toà kangaroo  (đối thoại) 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Trong đoạn video phát trên truyền hình Hà Nội khi những người công an vội vã đưa ông Vũ, tay bị còng, ra xe sau khi phiên toà kết thúc, tôi còn thấy ông Vũ mỉm cười. Những vụ xử án kiểu cóc nhái, chuột túi như thế này diễn ra liên miên tại Việt Nam thường làm tôi tủi hổ. Vậy mà phiên toà kangaroo lần này lại khiến tôi cảm thấy tự hào, vì Việt Nam vẫn còn những người như ông Cù Huy Hà Vũ. Như thế có nghĩa là đất nước này sẽ có ngày được hưởng Dân Chủ - Tự Do thực sự. Phiên toà xử tiến sĩ luật khoa Cù Huy Hà Vũ dường như đã cho thấy cái ngày đó đang tới gần. “Những con sói sẽ ngừng hú và sẽ chỉ còn tiếng hát của vầng trăng”...

Nhật Bản – một đất nước thực sự vĩ đại  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Một đất nước mà người dân thực sự bình thản, lịch sự, giữ phẩm cách, rất trật tự, tử tế với nhau trong một thảm hoạ – có thể so với ngày tận thế – là một đất nước thực sự vĩ đại...

Thiên tai & Độc tài  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Một trận động đất như hôm qua tại Nhật khoảng 100 năm mới xảy ra một lần. Còn việc nhà cầm quyền hà hiếp nhân dân, công an đánh chết người, tự do ngôn luận bị bịt miệng đang xảy ra hàng ngày tại một số nơi, mà ai cũng hiểu đó là những nước nào...

Mona Lisa xứ Rumani / Romanian Mona Lisa  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, hoàn tất vào năm 2011...

Dịch sai hay xuyên tạc bản gốc?  (đối thoại) 
[DỊCH THUẬT & BÁO CHÍ] ... Vietnamnet đã tự ý đổi đầu đề, không đề tên tác giả bài viết. Điều này thể hiện thái độ không tôn trọng nhân vật được nói đến trong bài là bà Thái Thị Liên và tác giả của bài viết, chưa nói tới vi phạm quyền tác giả. Ngoài những từ dùng sai, bản dịch đã dịch sai thậm chí cố tình xuyên tạc nhiều chỗ của bản gốc...

Giá trị của nghệ thuật  (nhận định mỹ thuật) 
Tại sao hoạ sĩ vẽ? Vì sao có những người lao vào các hoạt động trừu tượng chẳng phải để kiếm tiền, cũng chẳng phải vì danh? Cái gì khiến nghệ thuật cuốn hút chúng ta? Giá trị của nghệ thuật nằm ở đâu? Hội hoạ ra đời trước khi loài người có chữ viết hàng chục ngàn năm. Người ta đã tìm thấy các bức hoạ được vẽ cách đây tới 35-40 ngàn năm trong các hang động tại châu Âu và Úc, trong khi chữ viết xuất hiện khoảng 3500–4000 năm về trước. Cho dù nghệ thuật đã trải qua bao cuộc bể dâu, luôn có một sợi dây vô hình nối liền các hoạ sĩ từ thời tiền sử, cổ đại, trung cố, Phục Hưng, tới hiện đại, và đương đại... (...)

Đi tìm một phong cách Hà Nội trong hội hoạ  (nhận định mỹ thuật) 
... Vì thế, nếu ta vẫn muốn nói tới một phong cách Hà Nội trong hội họa, tôi nghĩ tới phong cách trong sinh hoạt mỹ thuật của các hoạ sĩ sống tại Hà Nội nhiều hơn là một phong cách nghệ thuật trong các sáng tác của họ. Mà đã đụng đến phong cách này tức là động đến nhân cách, đến con người. Con người thì chẳng ai giống ai, nhân cách thì đa dạng. Có gì chung trong nhân cách các hoạ sĩ Hà Nội thứ thiệt?... (...)

Xe jeep ở Việt Nam  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Sự thật xe jeep đã được quân đội Pháp dùng tại Việt Nam trong chiến tranh Đông Dương. Bằng chứng là các bức hình nhiếp ảnh gia người Mỹ Howard Sochurek (1925 - 1994) chụp xe jeep của quân đội Pháp ở Việt Nam tại trang ảnh của báo LIFE...

Chú giải về lời Nhật của bài Diễm Xưa và nhạc enka  (đối thoại) 
[ÂM NHẠC] ... Dịch enka từ chữ Hán 演歌 thành “diễn ca” rồi bình luận theo từ đó e rằng tối nghĩa. Thực chất enka hiện đại là loại bài hát thể ballad, được phát triển từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Từ “enka” theo nghĩa hiện đại chỉ xuất hiện từ 1969...

Góp ý với Võ Văn Nam  (đối thoại) 
[ÂM NHẠC] ... Bản dịch “Diễm xưa” ra tiếng Nhật là do người Nhật thực hiện. Đây chỉ là phổ lời Nhật cho phù hợp với nhạc chứ không phải là bản dịch nguyên văn. Lời Nhật này được Khánh Ly hát lần đầu tiên tại Nhật năm 1970 tại hội trợ Osaka. Sau đó bài hát được phát vào năm 1978 trong một TV drama của đài NHK...


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021