Phùng Thành Chủng
tiểu sử &  tác phẩm 

Sinh ngày 10/10/1950 (Canh Dần).
Quê quán: Khu Du Nghệ, thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội).
Hội viên hội nhà văn Hà Nội.

Tác phẩm:
Hai đầu thương nhớ (thơ)
Truyện ngụ ngôn
Vọng núi (tập truyện ngắn)
Chuyện ở làng (tập truyện ngắn)
Gọi hồn (tập truyện ngắn)
Ngụ ngôn mới (tục bổ)
Sử học với giáo dục (tạp bút, phê bình, biên khảo)
Thành ngữ, tục ngữ, đồng dao, ca dao và truyện tiếu lâm Việt Nam hiện đại (sưu tầm, biên soạn)
Những cuốn sách, những con mọt và... tôi ( thơ)
Thuỷ sơn kiến (tiểu thuyết)

tác phẩm

Chuyện Lang Liêu  (đối thoại) 
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Nghìn năm chạnh nhớ vua Hùng / bánh dầy mấy cặp, bánh chưng mấy đòn? / Trời tròn chẳng biết có tròn / không vuông sao ép đất vuông với đời?...

Ông thánh, nhà phê bình văn học và người hướng đạo...  (tiểu luận / nhận định) 
... Trước khi chết, Khổng Tử đã phải thốt lên với học trò mình là Tử Cống: “Thiên hạ không có đạo đã lâu rồi, không ai biết theo ta...”, rồi khóc mà hát rằng: “Núi Thái Sơn sắp đổ, cột trụ nhà sắp gãy, kẻ triết nhân sắp tàn...” Ai đó đã nói: “Vai trò hướng đạo của người trí thức có quan hệ đến sự thịnh suy hay hưng vong của vận mệnh đất nước”. Quả đúng vậy thay!... (...)

Lan man chuyện: “Mèo lại hoàn mèo”  (đối thoại) 
[NGỤ NGÔN] ... Quan hệ sinh, khắc, chế, hoá trong giới tự nhiên là một tất yếu để tồn tại. Với ý nghĩa ấy, mọi vật đều bình đẳng, không cái gì có thể đứng ngoài, đứng trên (mà không chịu) sự “điều chỉnh” của nó; kể cả đó là... Trời!...

Chùm thơ ngắn  (thơ) 
... Chiêu tuyết cho em những năm dài chờ đợi / Đêm tân hôn / tôi đội bình tro đựng hài cốt em / lên chùa... | Trên trang in / không ai nghe / bài thơ nói! // Xin được / trên trang viết / bài thơ câm...

Về hai từ “Ăn chữ”  (đối thoại) 
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... nhà thơ Inrasara cho rằng “Ăn chữ” là từ đặc biệt của dân tộc Chăm... vậy tôi không biết phải thưa lại với anh như thế nào, khi trước anh và Trà Vigia ít nhất là 6 năm, tôi đã sử dụng cụm từ: “Ăn chữ” làm “tít” cho một truyện ngụ ngôn của mình...

Nhân cuộc tranh luận “Thơ đến từ đâu?”  (đối thoại) 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Từ có anh / em trở thành trang viết. / Em cứ nghĩ đời em sẽ khác / Anh cũng nghĩ rằng em hạnh phúc? / Nào ngờ bao đêm thao thức chờ nhau / để đến hôm nay em thành giấy lộn!...

Từ truyền thuyết đến tín ngưỡng: tính nhân văn của ngày Tết ông Táo  (tư liệu / biên khảo) 
... Táo quân không phải là một danh từ riêng chỉ ai đó, mà là danh từ chung cho cả 3 ngôi: Thổ công, Thổ địa và Thổ kỳ. Khác với xã hội loài người: “một nước không thể có hai vua”, thế giới tâm linh có vẻ thoáng hơn trong việc chấp nhận mô hình “ba vua một bếp”. Về vị trí của mỗi ngôi, ở giữa là Vua bà, bên trái là Thổ công, bên phải là Thổ địa... (...)

“Nhuận bút” ngày xưa!  (tư liệu / biên khảo) 
Viết lách ngày xưa không có chế độ nhuận bút như bây giờ. Tác giả, tác phẩm nào may mắn được “con trời” (vua / Thiên tử) để mắt đến thì được thưởng (có trường hợp, không những không được thưởng mà lại còn bị phạt nữa); còn thưởng (hoặc phạt) nhiều hay ít thì... tuỳ hứng! Song, dù là chuyện “dăm thì mười hoạ”, quanh việc này cũng khối chuyện để nói: Vui có, buồn có, mà sau đây chỉ là vài chuyện điển hình... (...)

Ngày không nhập mộ  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đàn ông bảy vía / Đàn bà chín vía / Phương bùa trừ tà / Vỏ ốc bò xuôi. // ... Không trùng tang / Vẫn chưa nhập mộ! / Đất nước hơn ba mươi năm sau ngày thống nhất / Máu chảy ruột mềm/ nhức nhối thiên di...


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021