Lâm Quang Thăn
tiểu sử &  tác phẩm 

tác phẩm

Lại nói về phản tỉnh  (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... Nếu mà dừng ở đó thôi thì ông Trần Nhuận Minh cũng “chân thành phản tỉnh” lăm lắm, nỏ mất công Lâm tui truy cứu lí lịch. Nhưng ông chơi trò khôn lỏi, chơi tiếp màn hài kịch như vầy...

1 lần đọc – 3 lần phát hoảng  (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... Hôm qua, đọc cái bài “Đối thoại văn chương - Nguyễn Đức Tùng và Trần Nhuận Minh” đăng trên Damau.org, 7-1-2013, mà 3 lần phát hoảng. Hoảng vì mới đầu tuần, Lâm tui đụng phải cùng lúc 3 cái vĩ đại...

Ứng khẩu & đấu khẩu  (đối thoại) 
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Về bài tổng kết “Hội thảo Thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung - ứng khẩu tại hội trường và bế mạc”, trên trang của Hội Nhà văn Việt Nam, 09-10-2011...

Nỗi lòng biết tỏ cùng ai?  (đối thoại) 
[NGÀY THƠ VIỆT NAM] ... Vừa qua Ngày Thơ Việt Nam xảy ra lắm sự vụ tếu táo dzui dzẻ trẻ trung, cạnh đó còn có mấy nỗi nghiêm nghị như thế này...

Văn chương Việt đương đại, trên ngó xuống [tiếp theo]  (đối thoại) 
[CHUYỆN VĂN CHƯƠNG] ... Các trào lưu văn chương thế giới đương đại không được dạy trong Đại học, cùng với nó là các sáng tác phản biện [phản động, phản thùng...]. Rồi các thứ bị khép cái tội “phản” này không được báo chí chính thống [cả giấy lẫn mạng] đăng; nếu có lỡ đăng thì bị cào xuống và Ban biên tập bị kiểm điểm ngay tức thì...

Văn chương Việt đương đại, trên ngó xuống  (đối thoại) 
[CHUYỆN VĂN CHƯƠNG] ... Đầu năm đang dọn thế để đi ra ngoài lấy hên, ngó lên cao thấy ngay ông Nguyễn Thanh Sơn trên báo Thể thao - Văn hóa, số ra ngày 8-2-2011, trả lời cái phỏng vấn: “Văn học Việt Nam đang phải trả giá”. Trả giá đâu hổng biết, chí thấy phán mấy ý rất to này. Thăn tui xin trích hầu bà con...

Hồi thư chưa biết đặt tên  (đối thoại) 
[CHUYỆN TRÍ THỨC] ... Dù ông Chân Phương hổng thèm ngồi lại “trao đổi tương kính”, nhưng tui xin bịn rịn vin áo nằn nì ông ngồi lại, bởi ba cái dzụ không... lạc đề...

Khi ông Chân Phương khiêm tốn  (đối thoại) 
[CHUYỆN TRÍ THỨC] ... Chân Phương khi dịch một bài nào đó, khoái có thói quen “Lời người dịch” với “Chú thích của người dịch” rất đáng đồng tiền. Mấy nhời kia vừa lớn về kích cỡ, vừa nặng tính mô phạm, và nhất là cực to về... chất nổ...

Sự nịnh bợ... muộn màng  (thảo luận) 
[HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM] ... Người-làm-thơ-Tạ Văn Sỹ trong bài “Dư âm Đại hội” đã có những phát ngôn cực kì nghiêm túc đầy tinh thần trách nhiệm (xứng danh tư cách của Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam), “đánh động vào lương tâm thời đại” rất đáng ghi vào văn học sử... nước nhà!... (...)

Nhà văn xứ An Nam đã vĩ đại như thế như thế...  (thảo luận) 
[HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM] ... Nghĩa là, toàn xe hơi, nhà lầu với nhà hàng không hà! Và nghĩa là thêm, toàn anh Thỉnh, anh Khoa, anh Điềm (anh Điềm đứng chộp ảnh chung),... rồi là anh Phú, anh Tư Sang không hà! Vĩ đại như thế mà không biết... ngượng, mới kì!!!???... (...)

Phản biện phản biện Ngô Hương Giang  (đối thoại) 
[GIÁO DỤC] ... Ngô Hương Giang cứ nghe loáng thoáng “ngôn ngữ”, “tiếng nói” là hấp tấp ráp chúng với kiến thức lỗ mỗ của mình, rồi phát ngôn bừa. Không nhìn ra cái hố to đùng ngăn cách hai phạm trù kia thì càng “phản biện” càng chứng tỏ sự... lẩm cẩm “phi vật thể” của mình...

Hội Nhà văn Việt Nam – SOS?  (thảo luận) 
[HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM] ... Nhà văn vào Hội để làm gì? Trước khi trả lời câu hỏi này, cần minh giải câu hỏi: Có phải tất cả nhà văn (trong Hội) đều viết theo? - Không!... Theo quan sát của riêng tôi, chỉ tính riêng nhà văn thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, có thể phân ra làm 4 nhóm... (...)

Thư gửi bác Hoàng Lan  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Nói khóc cho cả nền giáo dục Việt Nam, bởi chỉ có duy nhất cái nền ấy thôi mới đẻ ra mấy cụm từ “cái tôi bế tắc”, “cái tôi cực đoan” ấy để chụp lên đầu kẻ làm thơ không giống mình. Đẻ và nuôi dưỡng để nó sống nhăn răng đến tận hôm nay chưa chịu ngoẻo. Mấy cụm từ ấy sống dai được là nhờ đám văn nô xu phụ được đào tạo qua và trong nền giáo dục ấy...

Khóc Hoàng Lan  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Khóc Hoàng Lan là khóc cho cả nền giáo dục Việt Nam. Khóc tiễn đưa tang đầu óc trống rỗng mà ăn nói to tướng của các cây viết lách được đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa vô cùng thân yêu. Khóc cho sự đọc lỗ mỗ, hiểu lôm côm, còn ăn nói thì to đại cồ...

Đỉnh cao trí tuệ  (đối thoại) 
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Y chang! Mà người sao chép lại quên khuấy đi dấu ngoặc kép, hử đỉnh cao trí tuệ XHCN đã từng “nếu theo dõi sự chuyển động của văn học những năm qua”??? Nếu nói tư tưởng lớn đụng nhau, thì tang chứng rành rành đây: Inrasara đã viết nhầm Mùi thơm của im lặng thành Mùi hương của im lặng, Phong Điệp đã cắt dán lại hệt cái sai kia!!!...

Xả xui đầu năm Hổ giấy  (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... Chèng đéc toi đâm ôi! Năm con Hổ chưa xuất hành đã xui! Chiều cuối năm lướt cái mạng Tiền Vệ hải ngoại, đụng ngay sự cố va quẹt văn chương Ngô Hương Giang to đùng. Sợ xui xẻo năm cùng tháng tận, Lâm Quang Thăn tôi mới tính chuyện về quê đón Tết lấy hên. Ai dè sáng sớm, mở mắt đã thấy chình ình trên Văn chương Việt “bài thơ xông đất” của thi sĩ đầu não nhà văn trẻ Sài Gòn Trương Nam Hương...

Nhà thơ thì muôn năm bệnh chủ quan  (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... Trên website Văn chương Việt chấm Ọc, Trần Mạnh Hảo tuyên rất bự (xứng đáng cho vào văn học sử) rằng tập thơ Đừng múc cạn nỗi buồn của nhà thơ nữ Ánh Huỳnh là hay nhất của thơ Việt Nam từ 1975 đến nay! Tuyên vậy thôi, chứng minh và phân tích cho đời thấy thì NON, NO, NỌ. Cái bự này đã làm Ánh Huỳnh hiền lành, tài hoa liểng xiểng...

Mù, chột & sáng (mắt sáng lòng)  (đối thoại) 
[VĂN CHƯƠNG & HỌC THUẬT] ... Chuyện mù, chột & sáng ở đâu cũng đầy ra. Chuyện vua, thường dân & hay phó thường dân cũng vậy. Tây với Ta. Việt Nam không là ngoại lệ. Nam hay nữ, già hay trẻ, Bắc hay Nam, và... trong nước hay hải ngoại. Sáng thì cực hiếm (nên, và quý), chột thì in ít, còn mù thì vô số kể. Đồng bào tin tôi đi. Có nhân chứng vật chứng hẳn hoi nè...

Một góc nhìn về huyền thoại tác phẩm có vấn đề  (đối thoại) 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Tôi không ảo tưởng về kiểm duyệt của một chế độ toàn trị bất kì, nhưng cộng đồng chữ nghĩa Việt Nam hôm nay đang sống với vài huyền thoại rất vớ vẩn. Huyền thoại về hiện tượng inP là một. Vậy làm sao có thể nhận mặt ai là người kí sinh huyền thoại? Chỉ có kẻ trong cuộc mới có thể trả lời được câu hỏi này. Nếu họ không trả lời được — do tự huyễn hay ngoan cố hoặc ngu muội — thì người đọc có thể nhận ra bằng đọc lại căn cước họ hoặc nhìn vào tài năng hiện tại qua chính sáng tác của họ. Bởi đã từng xảy ra hiện tượng người viết ăn theo cái bóng của mình, tệ hơn nữa, ăn theo chính cái bóng của huyền thoại do mình tạo ra...


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021