Phanxipăng
tiểu sử &  tác phẩm 

tác phẩm

Và thầy và trò và mùa hè  (truyện / tuỳ bút) 
... Đi đi. Đi uống cà phê. Đi uống âm nhạc. Đi uống sự thú vị. Đi để ngắm ánh mắt xoe tròn buồn ơi xa vắng, để nhìn cánh tay hồng măng lông sữa, để tiếp chuyện Huế mộng, Huế mơ. Cánh cửa thiên đàng đã hé mở, sao không đẩy mà vào?... (...)

Thăm Cần Giuộc  (ký sự / tường thuật) 
Cần Giuộc là địa danh được bao thế hệ người Việt Nam hay, chủ yếu nhờ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Tiếc thay, dẫu chỉ cách quãng ngắn, song biết bao cư dân Sài Gòn còn chưa trực tiếp trông thấy quang cảnh Cần Giuộc. Đông đảo bạn đọc ở các tỉnh thành khác càng chẳng rõ Cần Giuộc thế nào, vì thông tin về vùng đất này lâu nay ít phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng... (...)

Trần Vàng Sao: nhà thơ mê vẽ  (phỏng vấn) 
Trần Vàng Sao là một trong những trường hợp đặc biệt của văn nghệ Việt Nam hiện đại. Với giọng điệu đầy cá tính, một số tác phẩm của anh đã tạo lắm hiệu quả đáng nhớ: Bài thơ của một người yêu nước mình (1967), Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình (1984), Buổi trưa giữa đường tôi ngồi núp mưa (1990) đem lại cho tác giả niềm vinh quang lẫn nỗi hệ luỵ. Bao năm nay, dưới mái nhà ở Vỹ Dạ, cố đô Huế, Trần Vàng Sao còn say sưa vẽ tranh bằng nhiều chất liệu... (...)

Thử xét lại từ nguyên địa danh HUẾ  (tư liệu / biên khảo) 
Hầu hết sách báo bấy lâu nay đều cho rằng Huế là do đọc trại chữ Hoá tiếng Hán trong tên gọi Thuận Hoá. Đúng thế chăng? Điều có thể khiến nhiều người ngạc nhiên: địa danh Huế xuất xứ từ tiếng Chăm... (...)

Tìm mộ Nhất Linh ở Hội An  (ký sự / tường thuật) 
Nhà văn kiêm nhà báo tài năng Nhất Linh (1905-1963) hiện được an táng nơi đâu? Những tư liệu khả tín cho biết: năm 2001, di cốt Nhất Linh đã được chuyển từ Sài Gòn về chôn ở Hội An. Kỳ lạ thay, từ ấy tới nay, tôi bao phen ghé phố cổ bên bờ sông Hoài, hỏi thăm nhiều người địa phương, kể cả các cán bộ ngành văn hoá, thì họ đều trả lời: - Hội An không có mộ Nhất Linh!... (...)

Người trồng mầm nhiếp ảnh ở Việt Nam  (tư liệu / biên khảo) 
Đặng Huy Trứ 鄧輝著 (1825-1874) từng được Phan Bội Châu tôn vinh qua bộ sách Việt Nam quốc sử khảo biên soạn năm Mậu Thân 1908: đó là một trong những “người trồng mầm khai hóa” cho nước nhà. Mầm do Đặng Huy Trứ ươm gieo mang tên nhiếp ảnh... (...)

Tiếng lóng trong Việt ngữ hiện đại  (tư liệu / biên khảo) 
... Trong Việt ngữ hiện đại, tiếng lóng ngày càng có xu hướng phát triển mạnh, nhất là với giới trẻ ở các đô thị. Điều đó tạo hiện tượng được các nhà nghiên cứu đặt tên là ngôn ngữ đường phố (street languages). Hiểu biết và vận dụng tiếng lóng đạt mức độ cần thiết có thể tạo nên những tác phẩm văn chương lẫn báo chí giá trị, hấp dẫn... (...)

Giải ảo tình khúc áo bông  (tư liệu / biên khảo) 
[Kỷ niệm 140 năm sinh nhà thơ Trần Tế Xương (1870-2010)] ... Ai hoá ra kẻ. Ai hoá ra mình. Tuy hai mà một. Tuy một mà hai... Được giải ảo thoả đáng, tình khúc áo bông càng khiến bao lớp tri âm thuộc muôn thế hệ thêm bồi hồi xao xuyến khi thưởng thức... (...)

Người mẫu  (thơ) 
Trút bỏ mảnh vải cuối cùng / Em trở thành tù-nhân-bất-động / Bị biệt giam giữa đề-lao-lằn-phấn. // Anh – gã thực dân / Xâm lược dần dần em – thuộc địa / Khai thác kiệt cùng những đường cong...

Với sông Hương  (thơ) 
... Lâu quá rồi, sao đành lần lữa mãi / Một mối tình say đắm đã bao năm / Ngày mai / tôi tưng bừng đại tiệc / cưới dòng sông...

Hà Nội thầm hương  (thơ) 
... Nhiều màu những đoá cúc đồng tiền đơn lẫn kép / Chúm chím đào phai, đào bích / Quyến luyến huệ ta, huệ tây / Tuyệt diệu phong lan, địa lan / Đừng chóng úa tàn bởi thói tham lam man trá!...

Hoàng Cầm: diêu bông rụng xuống lòng sông Đuống  (tư liệu / biên khảo) 
[TƯỞNG NIỆM HOÀNG CẦM (1922-2010)] ... Hoàng Cầm ly trần, lưu lại nhiều văn nghệ phẩm thuộc các thể loại khác nhau: thơ, kịch thơ, kịch nói, văn xuôi. Ông cũng viết truyện ngắn, truyện vừa; lại còn phỏng dịch một số truyện của Alphonse de Lamartine, Hans Christian Andersen, Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, v.v. Tuy nhiên, thành công nổi bật của Hoàng Cầm là thơ và kịch thơ. Với thơ, Hoàng Cầm đã tạo lập 2 hình tượng nghệ thuật bất hủ: sông Đuống và lá diêu bông... Nếu đúng như Hoàng Cầm tường thuật, thì cách ông làm thơ hết sức kì bí. Bỗng dưng văng vẳng giọng đàn bà đọc hoặc ngâm một vài câu thơ trong tai, thế là ông chép ngay lên giấy, rồi chữ kêu gọi chữ, dòng lôi kéo dòng... (...)

Đám tang  (thơ) 
Khi trời đất giao thoa / Anh lặng lẽ đưa ma tình yêu đôi ta vào nghĩa trang thành phố / Đóng lên ngực mảnh băng đen làm bằng khói thuốc / Đi sau linh cữu, anh cười vu vơ / Mười ngón tay khô anh thong thả rải xuống vệ đường những thơ là thơ / (Như người ta đám tang rải giấy vàng giấy bạc) ...

Thầm lặng  (thơ) 
Thầm lặng đi / đứng / nằm / ngồi / Thầm lặng buồn / và thầm lặng vui / Thầm lặng luỹ thừa thành thầm lặng viết. // Ôi trang giấy cứ vẫy vùng oằn xiết...

Thẩm thơ  (thơ) 
Có những câu thơ thả neo / Vịnh tâm hồn biển động. // Có những câu thơ báo mộng / Điềm dữ lành cả thế kỷ sau. // Có những câu thơ găm lòng buốt đau / Đêm từng đêm rỉ máu. // Có những câu thơ gươm báu / Khí phách tôi ánh thép sáng ngời. // Có những câu thơ cả cười / Phiên chợ đời xẹp sộp. // Có những câu thơ đóng hộp / Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. // Có những câu thơ cung đình / Khúm núm vào luồn ra cúi...

Bìa tập thơ MÀU TÍM HOA SIM (1990) của Hữu Loan  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Tập thơ Màu tím hoa sim của Hữu Loan (NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội, 1990) với bìa do Ngọc Quỳ thiết kế đã kẻ chữ Màu thành Mầu. Ảnh: Phanxipăng.

Hữu Loan: ly kỳ & độc đáo  (tư liệu / biên khảo) 
[TƯỞNG NIỆM HỮU LOAN (1916-2010)] ... Bây giờ, Hữu Loan vĩnh viễn khuất bóng. Nhưng tác phẩm và cuộc đời ông vẫn triển chuyển mãi trong tâm trí bao người. Chắc chắn rằng thơ văn của Hữu Loan cùng những trang viết của tha nhân về ông sẽ được ấn hành rộng khắp... (...)

Tam Xuyên: thi sĩ “chịu chơi”  (tư liệu / biên khảo) 
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong văn giới nước ta, ai mà chả biết một tên tuổi lẫy lừng: Tam Xuyên Tôn Thất Mỹ (1860–1913). Đó là nhà thơ hoàng tộc xứ Huế giàu cá tính, tài ba, dí dỏm và tột độ đa tình. Tiếc thay, do thiếu tư liệu, ngày nay sách báo ít đề cập về cuộc đời lẫn tác phẩm của thi nhân độc đáo này... (...)

Chơi xuân cùng bà chúa thơ Nôm  (tiểu luận / nhận định) 
... Thoải mái chơi xuân cùng bà chúa thơ Nôm, càng thêm khoái chá nếu nhận chân rằng chính người Cổ Nguyệt là nguồn xuân phơi phới vô cùng vô tận... (...)

Cùng mùa xuân ghé Cần Giờ  (thơ) 
Bầy khỉ nhảy cà tưng bên luống sóng / Thoắt đã tót lên trên mấy đọt dừa / Biển cứ dập dồn điệu lambada phóng túng / Thiên nhiên rạo rực ngóng giao thừa...

Picasso  (thơ) 
Chim bồ câu cắt đường bay khát vọng / Vũ nữ rạc người sau tấm khăn voan / Gã nhạc công tay chân ngân dài theo điệu nhạc / Cuộc mưu sinh như những trận đấu bò tót dập dồn // Quán nước trữ tình và bãi biển thơ / Người nghệ sĩ suy tư trước khoả thân căng tròn lồ lộ / Kẻ hành khất lê bước vào ngóc ngách tối tăm xô lệch cả cảnh quan thành phố / Không gian tâm hồn đối thoại với Thế gian...

Nào ai chín suối...  (ký sự / tường thuật) 
Kìa ai chín suối xương không nát; / Có lẽ ngàn thu tiếng vẫn còn. Câu đối nổi tiếng ấy bấy nay được đông người thuộc và bảo rằng của Nguyễn Khuyến. Kỳ thực, tác giả là Đoàn Triển. Nguyên tác có khác mấy từ: Nào ai chín suối xương không nát, / Có nhẽ trăm năm miệng vẫn còn.... (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021