Ngô Huy Liễn
tiểu sử &  tác phẩm 

tác phẩm

Tiếp nối Thơ Đến Từ Đâu, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác...  (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... Trần Nhuận Minh là nhà thơ “quan trọng” như thế nào và có tầm nhận thức văn chương cao đến cỡ nào mà ông Nguyễn Đức Tùng đã phải dày công bỏ ra cả năm trời để phỏng vấn và viết thành cuốn sách Đối Thoại Văn Chương?...

Thắc mắc về câu thơ của Karl Marx do ông Đỗ Quyên trích  (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ]... Tôi thắc mắc liệu có phải câu thơ trích là của Marx, hay là của ai khác, hay là do ông Đỗ Quyên bịa ra? Vì tôi chép câu đó lên Google để tìm thì không thấy một kết quả nào khác ngoài câu trích trong chính hai chùm thơ của ông Đỗ Quyên...

Ông Trần Tiễn Cao Ðăng nghĩ gì về THẢM HỌA DỊCH THUẬT trong những cuốn sách do Nhã Nam xuất bản?  (đối thoại) 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Phải chăng, theo ông Trần Tiễn Cao Đăng, hai bản dịch thảm hại của Cao Việt Dũng không phải là những THẢM HỌA DỊCH THUẬT? Hay phải chăng vì hai bản dịch đó do Nhã Nam xuất bản, nên dù chúng có thảm hại đến mức nào đi nữa, chúng vẫn không là những THẢM HỌA DỊCH THUẬT?...

Nhà thơ Bùi Chát đoạt Giải thưởng Tự Do Xuất Bản IPA 2011, nhưng báo chí Việt Nam im thin thít  (đối thoại) 
[TỰ DO XUẤT BẢN] ... Điều này ai cũng hiểu tại sao. Họ không đưa tin vì đối với họ bất cứ sự kiện nào dù có gây tiếng vang trên thế giới nhưng không làm cho Đảng và Nhà nước hài lòng thì không phải là tin tức. Ngược lại, những chuyện đời tư vặt vãnh giữa các đào kép cũng trở thành tin tức trên trang nhất trên báo chí Việt Nam vì Đảng và Nhà nước muốn nhân dân đầu tư thì giờ nhìn qua lỗ khóa để tiêu khiển cho quên đi những vấn đề nhức nhối của chính trị và xã hội...

“Nhà phê bình văn học” Nguyễn Thanh Sơn, hay là kẻ ba hoa không biết ngượng  (đối thoại) 
[CHUYỆN VĂN CHƯƠNG] ... Văn học Việt Nam lại còn có cả những người, dù chẳng có tài năng văn chương (như Nguyễn Thanh Sơn, chẳng hạn), nhưng lại có những thứ “tài năng” khác. Họ có tài làm tiền, tài mua danh, tài ăn nói ba hoa không biết ngượng...

Nhà thơ Trần Vàng Sao mà lại dính tới “doanh nhân” ư?  (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... Từ trước đến giờ tôi vẫn yêu nhà thơ Trần Vàng Sao nhưng hôm nay trong bài phỏng vấn “Trần Vàng Sao: nhà thơ mê vẽ” của Phanxipăng, có một câu nói của nhà thơ làm tôi thấy khá... chưng hửng...

Phải chăng bản sắc của Hà Nội là cái thói ba hoa để “tự sướng”?  (đối thoại) 
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Nói tóm lại, phần lớn các nhà “trí thức Hà Nội” ở cái “Hội thảo về Bản sắc Văn hóa Hà Nội trong Văn học Nghệ thuật thế kỷ XX”đều cong đít lên mà nói những điều như thế. Khách dự thính nghe xong chỉ có thể kết luận thế này: nếu bản sắc của Hà Nội có thể biểu lộ qua lối suy nghĩ, qua lời ăn tiếng nói của các “trí thức Hà Nội”, thì bản sắc đó chính là cái thói ba hoa, ưa ăn nói sáo rỗng du dương, chỉ để “tự sướng”...

Kịch bản chính trị quanh vụ “vinh danh Ngô Bảo Châu” đã có thay đổi  (đối thoại) 
[VINH QUANG & CẠM BẪY CHÍNH TRỊ] ... Sau khi đọc bài “Ngô Bảo Châu, từ huân chương toán học đến ‘kịch bản’ chính trị” của ông Đỗ Đình Bổn, tôi xin đóng góp vài thông tin. Ngoài sự thay đổi kịch bản trong việc đón tiếp GS Ngô Bảo Châu tại sân bay Nội Bài như ông Đỗ Đình Bổn đã ghi nhận, còn có một số thay đổi khác sau đó...

Đã bị ăn đòn mà vẫn ca tụng cái roi!  (thảo luận) 
[HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM] ... Hai bài phỏng vấn Nguyễn Viện và Liêu Thái về chuyện Đại hội Nhà văn lần thứ 8 rất là hay. Cả hai nhà văn đều ăn ngay nói thẳng dù đang sống ngay trên đất Việt Nam này. Rất đáng khâm phục. Qua đó mới thấy đâu là cái tư cách, cái bản lĩnh của nhà văn... (...)

Góp ý với Hoàng Vũ Thuật  (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... Rồi ông bạn già của tôi thao thao nói: “Bây giờ có còn nhà thơ nào khá mà lại muốn gửi đăng bài trên cái báo Văn Nghệ lá cải ấy? Cái báo chết tiệt ấy lâu nay người đọc trong cả nước có còn mấy ai biết cái mặt mũi của nó nữa! Vậy mà ông Hoàng Vũ Thuật lại nói ‘bạn đọc trong và ngoài nước đang đọc báo Văn Nghệ với niềm tin xem đấy là gương mặt văn học nước nhà’! Nói vậy là thế nào?...”

Hội Nhà văn nào ăn bám? Giải thưởng nào tồi tệ?  (đối thoại) 
[VĂN CHƯƠNG & GIẢI THƯỞNG] ... Đọc bài “Giải thưởng cao quí?” có lẽ nhiều người đã phát hiện ông Phêrô Bùi đã nhầm lẫn là Hội Nhà văn Việt Nam đã trao giải thưởng cho tập thơ “Hành trình” của Hoàng Hưng năm 2006. Đúng ra, Hoàng Hưng đã nhận giải thưởng văn học 2006 cho tập thơ ấy từ Hội Nhà văn Hà Nội. Đề nghị ông Phêrô Bùi lần sau nên cẩn thận hơn khi phê phán người khác. Dẫu sao ngoài việc nện nhầm đối tượng thì ông Phêrô Bùi cũng đã tung ra những quả trúng đích vào Hội Nhà văn Việt Nam...

Tránh né, tránh né nữa, tránh né mãi!  (đối thoại) 
[VĂN HỌC NƯỚC TA] ... Nơi đào tạo thế hệ nhà văn trẻ mà lại truyền bá trò tránh né vòng vo như thế thì thái độ ấy có “đang trở thành tiêu chuẩn đạo đức của nhà văn nước ta” hay không? Xin quí ông nhận xét giùm. Lời tôi nói có thể làm nhiều người mất vui nhưng không phải là tôi nói sai sự thật đâu...

Tránh né và nói láo đang trở thành tiêu chuẩn đạo đức của nhà văn nước ta  (đối thoại) 
[VĂN HỌC NƯỚC TA] ... Tôi có cảm tưởng cái sinh hoạt văn chương ở thủ đô Hà Nội ta càng ngày càng thối tha vì những trò tránh né, xiên xẹo càng ngày càng trở thành những hành vi bình thường, không còn khiến các nhà văn ta cảm thấy xấu hổ chút nào nữa...


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021