Như Huy
tiểu sử &  tác phẩm 

Nguyễn Như Huy tốt nghiệp Đại học Mỹ Thuật tp. HCM vào năm 1997. Anh có vài triển lãm cá nhân và nhóm tại Việt Nam và 1 triển lãm cá nhân tại Pháp trước khi nhận học bổng cư trú hạng nhất tại Vermont Studio Center, USA, vào năm 2003. Các thực hành của Như Huy quan tâm tới mối liên hệ giữa hiện tại và quá khứ, cùng sự đan xen của các chiều kích không thời gian khác biệt. Như Huy làm việc với rất nhiều chất liệu, sắp đặt, hội hoạ, nhiếp ảnh và nghệ thuật công cộng. Như Huy còn là một giám tuyển độc lập cũng như viết và dịch khá nhiều về nghệ thuật và lý thuyết. Từ 2003 tới 2005, anh là đồng sáng lập và biên tập viên của website nghệ thuật: www.vnvisualart.com. Vào năm 2004, anh cùng hai nghệ sỹ Motoko Uda và Sue Hajdu thành lập nhóm hoạt động nghệ thuật do nghệ sỹ điều hành (initiated artists-run space), “Ba hoa chích choè” (a little Blah Blah) tại tp. HCM. Vào đầu năm 2006, Như Huy được mời tham dự cuộc gặp mặt của các biên tập viên và những người viết phê bình nghệ thuật thuộc khu vực Đông Nam Á tại không gian phá cách Tiềm Trạm (Substation), Singapore. Cuộc gặp gỡ được tài trợ bởi dự án Tạp chí Documenta 12, thuộc triển lãm Documenta 12, trước khi anh tham dự kỳ cư trú làm việc 3 tháng tại Cao ốc Văn hóa Cheongju, Hàn quốc do chính phủ Hàn quốc tài trợ.

Email: [email protected]

Homepage: www.nhuhuy.com

tác phẩm

Cuộc đối thoại | Những | Dị bản của Ki-Tô  (thơ) 
... Thưa ngài yêu mến, chẳng phải sợ-hãi-khổ-đau cũng chỉ là dị bản của một-nỗi-yêu thương-sâu-xa-thăm-thẳm-đó-ư? ... | “Những” là một chữ, nhìn theo chức năng, thuộc kiểu hệ thống tính đếm. Song, cái tính đếm của chữ “những” ở đây, dường như mang mầu sắc phiếm chỉ mà thôi... | Đó là một con người già yếu và bệnh tật. Cả thân hình hắn chảy nhão, tay chân khẳng khiu phủ đầy những mảng da đồi mồi cùng chiếc bụng ỏng càng nhấn thêm vẻ nghịch dị cho cơ thể...

Sự già nua  (thơ) 
Như thể một chiếc bút chì chưa gọt, buổi sáng đến, và trong sự lặng lẽ, rời xa mọi băn khoăn cùng thói hư hỏng của các thiên tài trẻ, anh ý thức về nỗi già nua của tình-yêu-thương chúng ta...

Sống-vào-những-thời-mỏi-mệt  (thơ) 
[VIẾT CHO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA] Quả vậy, thi sỹ, nhiệm vụ của anh chỉ là: sống-vào-những-thời-mỏi-mệt / Thời của những độ chênh kinh hoảng / Độ chênh kinh hoảng của các định nghĩa khác nhau về không gian và lịch sử ...

Ngôn ngữ của anh vẽ ra tổ quốc  (thơ) 
[VIẾT CHO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA] Nó có thể vẽ ra những lá cờ khác nhau, vẽ ra những họng súng hướng vào nhau từ khác phía, vẽ ra nỗi căm giận của những thế hệ đã quên mất nhu-cầu-yêu-thương và nói-ra-yêu-thương...

Slogan  (thơ) 
... Em thấy không, Aungmin, đặc trưng lớn nhất của các slogans là việc chúng không bao giờ có khả năng hài hước. Có lẽ nguyên nhân của tình trạng này nằm ở chỗ: ngay trong quá-trình-nỗ-lực-để-được-vang-lên-to-nhất, các slogans đã buộc phải triệt tiêu toàn bộ khía cạnh phản tư và tự phê...

Đùa-Cợt-Nổi-Một-Câu-Cho-Ra-Hồn  (thơ) 
Trong sâu thẳm tâm hồn hắn luôn tồn tại một nỗi khổ đau và nhục nhã thầm kín lớn lao. Đó là việc: Dẫu có tìm cách cố gắng đến thế nào đi chăng nữa, chưa khi nào hắn có thể...

5 bài thơ tình yêu  (thơ) 
Thế đấy, thế đấy, dáng ngồi đó cứa vào anh, và linh cảm của anh, và những đại dương xa, và nỗi nhớ hiện thực, và những trò đùa ngày càng nhạt nhẽo của các cô bé và cậu bé, và sự lơi buông của những rèm mờ chia số phận chúng ta làm nhiều chặng, và sự dịu dàng mệt mỏi...

Đó là cuộc gặp gỡ giữa Agnes, Kundera và H  (thơ) 
... Đó là cuộc gặp gỡ giữa Agnes, Kundera và H. Như thường lệ, sự im lặng của H đã toả ra một vòm trong lạnh phủ che toàn bộ các động tác của H và thế là ở phía ngoài vòm trong lạnh ấy Kundera và Agnes — vì không còn trông thấy H nữa — đã bị cuốn vào một cuộc quyến rũ lẫn nhau...

Đời-đời-không-đổi…  (truyện / tuỳ bút) 
[TRUYỆN CỰC NGẮN] ... Cứ thế, biết bao năm trôi qua, bao thế kỷ trôi qua, bao thiên niên kỷ trôi qua, toàn bộ 351 con dân của ngôi làng nhỏ nằm xa thị tứ đó đã chỉ luôn sống với đúng một kiểu khuôn mặt, một kiểu giọng nói, một kiểu tư duy, một kiểu hành vi, một kiểu tốt bụng và ngốc... (...)

Hắn (2)  (thơ) 
Hắn là một kẻ cô đơn, không phải vì xung quanh hắn không có bạn bè, mà bởi dẫu trong căn phòng chung cư nhỏ bé hắn tạm trú luôn lèn chặt đồng bọn và họ hàng thân thích của hắn, nhiều đến mức những kẻ ấy đã phải luân phiên thay nhau gí mũi vào ô thông gió nhỏ xíu nơi góc cửa ra vào để khỏi chết ngạt...

Hắn  (thơ) 
Chính cơn đói của hắn đã làm nên hắn. Còn ước mơ ư? Ước mơ đã giết chết hắn...

Anan...  (thơ) 
Anh xuất hiện trong mắt chúng dưới lốt một kẻ xa lạ, Anan, dưới lốt một kẻ bị vứt vào một bể nước sâu và luôn buộc phải quẫy thoát khỏi tình huống, khỏi vị thế, khỏi vai trò của mình, thế nhưng càng quẫy dường như anh, Anan, lại càng cảm thấy thích thú trong hành vi ngày càng trở nên vô nghĩa vì chính sự ngày càng thiếu đi mục đích của hành vi ấy, Anan...

Dù lại đã có một ngày mới và...  (thơ) 
Nhưng giọng nói đã ngưng, và giới hạn sẽ... / Cú gieo xúc xắc bất thường, vụ thương lượng... / từ đâu tới. Không lẽ những con đường... / Ánh sáng cứ lấp lánh mãi thế. Cuộc vượt thoát...

Một bài thơ...  (thơ) 
Anh biết một bài thơ luôn chính là ngôn ngữ của bài thơ đó, luôn chính là bóng đổ của bài thơ đó, luôn chính là nhịp điệu của bài thơ đó, luôn chính là tác giả của bài thơ đó, luôn chính là phần còn lại của bài thơ đó, luôn chính là phác thảo của bài thơ đó, luôn chính là gương soi của bài thơ đó, luôn chính là kẻ đạo văn của bài thơ đó, luôn chính là...

Đôi khi, vâng, đôi khi…  (thơ) 
Ngôi nhà chúng ta luôn tiếc nuối chưa bao giờ có / Nó chỉ mơ hồ như một phép tính cộng ngày lớp ba / Nỗi tiếc nuối của chúng ta cũng không thực nốt / Đôi khi, vâng, đôi khi...

Đà lạt  (thơ) 
Có bóng cây ngả vai trên lá / Có con đường men men bước dựng / Ngôi nhà trắng có mắt cửa đèn / Những bậc thang lang thang có cát / Không có người chung quanh một mình / Không có ai bình minh đã lên / Chiếc lòng chảo quá chén ánh nước / Có vết than cỏ loang vàng đêm...

Ba sự ngu xuẩn tột cùng  (thơ) 
Sự ngu xuẩn tột cùng thứ nhất của ngôn ngữ chính là việc, ngay giữa lúc tưởng như nó đạt tới độ chuẩn xác nhất, khi năng biểu được chắp dính vào sở biểu, thì đó cũng là lúc nó phải đối mặt với một nỗi ngờ vực khủng khiếp...

Ngôn ngữ là...  (thơ) 
Ngôn ngữ là một đám mây tích điện, là những lát cắt chéo vào hiện thực, là khoảng lỏng loãng giữa hai quãng nước, là mầu nâu non đáy thớ thịt dầy, là trò cút bắt của hai vế trái nghịch nối với nhau bằng một dải ruột hồng, là mặt nhìn nghiêng của những phát ngôn, là khối mạch nha đặc quánh dính bết vào đầu lưỡi...

Và hắn biết...  (thơ) 
... Cuộc chạy trốn bắt đầu, và hắn biết... / Sự e dè bắt đầu, và hắn biết... / Những đối thoại luôn là đối thoại từ quá khứ, và hắn biết... / Mọi hoài nghi bắt đầu, và hắn biết... / Nỗi nhục nhã bắt đầu, và hắn biết...

Tại sao?  (thơ) 
Tại sao khát vọng khởi nguyên của chúng ta luôn là áp đặt bản thân chúng ta lên họ, bắt họ nhận thức về bản thân mình thông qua hình ảnh chúng ta? / Tại sao mọi đối diện đều có tính chất phản tư, và do đó, hình ảnh họ hiện lên trong mắt chúng ta luôn chỉ là ý tưởng của chính chúng ta về họ mà thôi?...

Đùa  (thơ) 
Sự không chắc chắn của cái nhìn, chính là niềm hy vọng của lời. / Sự bất lực của lời, chính là lối ra cho các hành vi. / Những hành vi không đạt tới nhau là bởi các đối tượng tuyệt đối biệt lập. / Và rồi, nguồn mạch cho những diễn giải sai lầm sau này luôn bắt nguồn từ khoảng rỗng đã tạo nên sự biệt lập giữa các đối tượng ấy...

Để làm gì?  (thơ) 
Chúng ta chẳng ngu xuẩn lắm sao, cuối con đường, chúng ta tìm gì? Và nếu ngôi nhà thờ không còn ở đó, chúng ta tìm làm gì, và con đường có để làm gì? / Chúng ta chẳng phải là một lũ ngu dốt lắm sao? Những bài thơ của chúng ta, những hình ảnh của chúng ta...

Chúng ta...  (thơ) 
Những con đường là để đi xa khỏi nhau, và chính chúng ta — bằng những bước chân của kẻ lãm du — đã tạo nên những con đường, những con đường được làm nên bằng rất nhiều trạm dừng, mỗi trạm dừng của chúng ta...

Hồi ức  (thơ) 
Anh biết rằng hồi chuông thực chất chỉ là một tiếng chuông mà thôi — tiếng chuông ấy tạo ra hồi ức, và hồi ức lại tạo ra hồi ức, tạo ra hồi ức, tạo ra hồi ức…

Cuối con đường là cơn điên  (thơ) 
Cuối con đường là cơn điên / Và chúng ta buộc phải nhìn nhau đi khuất vào đó // Cuối con đường là cơn điên / Cô gái ngoái lại lần cuối, xanh xao, đầu trọc, mất ngủ...

...  (thơ) 
Là khoảng giữa / Anh là khoảng giữa // Giữa văn bản được dịch và văn bản gốc / Giữa văn bản gốc và văn bản trích dẫn / Giữa văn bản trích dẫn và văn bản bị giễu nhại / Giữa văn bản bị giễu nhại và những lời nói bị quên đi...

Thêm hai cách đọc bài thơ/kệ "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác Thiền Sư  (tiểu luận / nhận định) 
Bằng đồ hình và lời dẫn gải, Như Huy giới thiệu hai cách đọc bài thơ/kệ nổi tiếng của Mãn Giác Thiền Sư. (...)

Trần Trọng Vũ: «...Tôi thuộc về những người hoạt động riêng lẻ, vô danh...»  (nhận định mỹ thuật) 
... Tôi mong rằng nghệ thuật sẽ là chiếc cầu nối tôi với thế hệ trẻ mà tôi không mấy quen thuộc. Tôi tin rằng họ có nhiều điều kiện hơn chúng tôi để không phải mất quá nhiều thời gian luẩn quẩn trong các xó xỉnh của nền hội hoạ nước nhà, như chúng tôi đã làm. Tôi chỉ có một vài đề nghị với họ, đừng đi cùng đường với thế hệ trước, và phải tránh xa càng xa càng tốt những tên tuổi đang gặt hát quá nhiều những thành tích tài chính... (...)

Bức thư của người đàn ông không quen biết  (thảo luận âm nhạc) 
[...] ngay lúc đó, tôi đã đau đớn nhận ra rằng bấy lâu nay, tôi, và tất cả công chúng mông muội ở Việt Nam đã bị lừa...

Hoan hô thế hệ đó  (thơ) 
Kiến thức và lòng tự trọng của mày chỉ đủ giúp mày nuôi nấng nỗi đớn hèn dai dẳng / Kỹ năng của mày chỉ đủ để giúp mày trốn tránh câu trả lời đã rõ...

Góp ý với Trần Hải Minh  (nhận định mỹ thuật) 
Bài viết này được viết với mục đích chỉ ra một số sai lầm về mặt học thuật cũng như nhằm phê phán cái thái độ trịch thượng “múa gậy vườn hoang” của họa sĩ Trần Hải Minh trong cuộc phỏng vấn do nhà báo Tường Vân thực hiện. (...)

Lại Mùa Sạch của Trần Dần  (tiểu luận / nhận định) 
... Mỗi cấu trúc đoạn thơ của Trần Dần trong bài thơ này chính là một sự copy của cấu trúc trước đó. (...)

Tác phẩm Mùa Sạch của Trần Dần qua góc nhìn của nghệ thuật khái niệm  (tiểu luận / nhận định) 
Có thể nói tác phẩm Mùa sạch của Trần Dần chính là một tác phẩm trọn vẹn nhất của nghệ thuật khái niệm (conceptual art). Trần Dần chính là nhà khái niệm (conceptualist) đầu tiên của văn nghệ Việt Nam. (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021