Nguyễn Hưng Quốc
tiểu sử &  tác phẩm 

Nhà phê bình văn học; chủ bút tạp chí Việt (1998-2001), đồng chủ bút trang Tiền Vệ (2002~). Dạy các môn ngôn ngữ, văn học, văn hoá , và chiến tranh Việt Nam , tại đại học Victoria University, Úc.

Sách đã xuất bản:

Tìm hiểu nghệ thuật thơ Việt Nam (Quê Mẹ, Paris, 1988)
Nghĩ về thơ (Văn Nghệ, California, 1989)
Văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản (Văn Nghệ, California, 1991 & 1996)
Võ Phiến (Văn Nghệ, California, 1996)
Thơ, v.v… và v.v… (Văn Nghệ, California, 1996)
Văn học Việt Nam từ điểm nhìn h(ậu h)iện đại (Văn Nghệ, California, 2000)
Văn hoá văn chương Việt Nam (Văn Mới, California, 2002)
Sống với chữ (Văn Mới, California, 2004)
Thơ Con Cóc và những vấn đề khác (Văn Mới, California, 2006)
Mấy vấn đề phê bình và lý thuyết văn học (Văn Mới, California, 2007)
Socialist Realism in Vietnamese Literature (VDM, Germany, 2008).

Thỉnh thoảng còn ký tên thật: Nguyễn Ngọc Tuấn.

tác phẩm

Thương tiếc Phùng Nguyễn  (ký sự / tường thuật) 
[TƯỞNG NIỆM PHÙNG NGUYỄN (1950-2015)] ... Nghĩ đến Phùng Nguyễn, hình ảnh nổi bật nhất trong óc tôi là một người đầy sức sống và rất nhiệt tình. Do đó, tin anh mất khiến tôi bàng hoàng. Cả ngày cứ ngẩn ngơ... Thật ra, tôi gặp Phùng Nguyễn chỉ khoảng 4, 5 lần; và lần nào cũng có đông người khác. Dường như chưa có lần nào tôi có dịp ngồi riêng với anh để chuyện trò về văn chương nghệ thuật. Nhưng ấn tượng anh để lại trong tôi bao giờ cũng tốt đẹp... (...)

Võ Phiến, một tài năng lớn, đã ra đi  (tiểu luận / nhận định) 
[TƯỞNG NIỆM VÕ PHIẾN (1925-2015)] ... Nhà văn Võ Phiến (Đoàn Thế Nhơn) đã qua đời vào lúc 7 giờ tối Thứ Hai 28 tháng 9 năm 2015, thọ 90 tuổi. Đó là một cái tang lớn không những đối với gia đình của ông mà còn đối với văn học Việt Nam nói chung: Một tài năng lớn đã ra đi... (...)

Võ Phiến, những lần gặp sau cùng  (ký sự / tường thuật) 
[TƯỞNG NIỆM VÕ PHIẾN (1925-2015)] ... Chỉ thấy xa vắng và cùng với sự xa vắng, sự mênh mông, ở đó, tôi đoán, ông không thấy ai trước mặt, không thấy khung cửa kính trong suốt, không thấy hàng cây xanh lá đang lao xao với gió, không thấy bầu trời đầy nắng và thưa thớt mây; ông chỉ thấy khoảng trống thăm thẳm, vời vợi, không cùng... (...)

SBS Radio phỏng vấn về tập thơ tiếng Anh của 3 nhà thơ gốc Việt  (phỏng vấn) 
Phượng Hoàng (SBS Radio) phỏng vấn nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc cùng 3 nhà thơ Lê Văn Tài, Nguyễn Tôn Hiệt & Phan Quỳnh Trâm về tập thơ tiếng Anh do Vagabond Press xuất bản vào đầu tháng 10 năm 2015. Tập thơ gồm những bài thơ viết bằng tiếng Anh hay dịch từ tiếng Việt ra tiếng Anh của 3 nhà thơ, với lời tựa của Nguyễn Hưng Quốc, lời bạt của Nhã Thuyên, và tranh bìa là một tác phẩm sơn dầu của hoạ sĩ Nguyễn Hưng Trinh... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Phan Quỳnh Trâm, nhà thơ  (phỏng vấn) 
Phan Quỳnh Trâm là một trong những cây bút trẻ nhất trong số các cộng tác viên của trang Tiền Vệ ở Úc. Bắt đầu làm thơ từ năm 2008, rồi vài năm sau đó cô say mê dịch thuật. Phan Quỳnh Trâm nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về những cảm nghiệm cá nhân của một người làm thơ. Đồng thời, Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn đóng góp những nhận định về một số nét độc đáo trong thơ của Phan Quỳnh Trâm... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Phan Quỳnh Trâm, dịch giả  (phỏng vấn) 
Phan Quỳnh Trâm là một trong những cây bút trẻ nhất trong số các cộng tác viên của trang Tiền Vệ ở Úc. Bắt đầu làm thơ từ năm 2008, rồi vài năm sau đó cô say mê dịch thuật và cho đến nay cô đã dịch thơ, truyện ngắn và tiểu luận của hàng trăm tác giả quốc tế. Phan Quỳnh Trâm nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về những cảm nghiệm của cô như một dịch giả. Đồng thời, Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn cũng đóng góp những nhận định về một số khía cạnh trong công việc dịch thuật văn chương... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Chim Hải, nhà thơ  (phỏng vấn) 
Chim Hải từng ngưng viết mười năm. Rồi chị trở lại với những bài thơ khác hẳn dòng thơ trước kia của chị, khác cả về ngôn từ, bút pháp, và ý thức thẩm mỹ. Chim Hải nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về những cảm nghiệm mới của chị. Đồng thời, Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn đưa ra những nhận xét về thơ của Chim Hải... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Vụ khủng bố tại toà soạn báo Charlie Hebdo và quyền tự do ngôn luận  (phỏng vấn) 
Nhân vụ khủng bố tại toà soạn báo Charlie Hebdo, Phượng Hoàng (SBS Radio) phỏng vấn Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn về quyền tự do ngôn luận trong những trường hợp văn nghệ sĩ trên thế giới và tại Việt Nam chết vì ngòi bút của mình... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Tạ Duy Bình, nhà thơ  (phỏng vấn) 
Năm nay đúng 50 tuổi, cuộc đời Tạ Duy Bình có thể chia làm hai nửa: một nửa trước ở Việt Nam, và một nửa sau ở Úc. Trong nghệ thuật, anh cũng phân thân: một phần cho kịch nghệ và một phần cho thơ. Tạ Duy Bình nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về kinh nghiệm làm thơ. Đồng thời, Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn đưa ra những ý kiến về thơ của Tạ Duy Bình... (...)

Phỏng vấn nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc về hội thảo văn học Miền Nam 1954-1975  (phỏng vấn) 
... Đó là một thời kỳ quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam với những thành tựu hiếm có so với thời kỳ trước cũng như sau đó. Đó cũng là một thời kỳ văn học bất hạnh, bị nhà cầm quyền Việt Nam sau năm 1975 tìm cách xuyên tạc, bôi nhọ, hủy diệt và nhấn chìm vào quên lãng. Trong tình hình ấy, nếu chúng ta, giới cầm bút ở hải ngoại, không tiến hành một cuộc hội thảo nghiêm chỉnh để nhận diện các đặc điểm cũng như các thành tựu của nền văn học ấy thì cũng sẽ không có ai làm... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Viết Vu Vơ & Những Ý Nghĩ Rời — hai cuốn sách mới của Nguyễn Hưng Quốc  (phỏng vấn) 
Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về hai cuốn sách mới của Nguyễn Hưng Quốc: Viết Vu Vơ và Những Ý Nghĩ Rời... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: “Hành trình thơ của Lê Nguyên Tịnh”  (phỏng vấn) 
Lê Nguyên Tịnh là một trong những nhà thơ xuất sắc trong giới làm thơ tiếng Việt ở Úc. Ông sáng tác vừa nhiều, vừa nhanh, và đặc biệt nhất là bút pháp của ông không ngừng tìm tòi những hướng đi mới. Trong cuộc phỏng vấn này, Lê Nguyên Tịnh nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về kinh nghiệm sáng tác của ông. Đồng thời, Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn đóng góp một số nhận định về thơ Lê Nguyên Tịnh... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: “Nguyễn Hoàng Tranh và nỗi ám ảnh Việt Nam”  (phỏng vấn) 
Điều gì khiến một nhà thơ thuộc thế hệ 1.5 như Nguyễn Hoàng Tranh gắn bó với tiếng Việt và văn chương Việt? Điều gì khiến một nhà thơ lưu vong trẻ tuổi viết về quê hương bằng những dòng thơ nhiều dằn vật, phẫn hận? Phượng Hoàng (SBS Radio) đi tìm câu trả lời qua cuộc nói chuyện với nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc, nhà nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc-Tuấn, và chính nhà thơ Nguyễn Hoàng Tranh... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: “Nguyễn Xuân Hoàng, người đi trên mây”  (phỏng vấn) 
[TƯỞNG NIỆM NGUYỄN XUÂN HOÀNG (1940-2014)] Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về con người và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Hoàng Ngọc Thư trên đôi cánh của óc tưởng tượng  (phỏng vấn) 
Đây là phần tiếp theo của cuộc phỏng vấn về văn chương của Hoàng Ngọc Thư. Trong phần này, Hoàng Ngọc Thư nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về con đường sáng tác của mình. Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc Tuấn phát biểu một số nhận xét và đánh giá... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Hiện tượng thơ Lê Văn Tài  (phỏng vấn) 
Lê Văn Tài bước vào thế giới thơ sau nhiều năm đã tung hoành trong thế giới hội họa từ lúc còn ở Việt Nam cho đến khi sang Úc. Tại sao ông được cho là người đến với thi ca tiếng Việt bằng con đường vòng và là người làm “thơ cụ thể” nhiều nhất, đặc sắc nhất? Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về cái đẹp trong thơ Lê Văn Tài... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Hoàng Ngọc Thư và chủ nghĩa hiện thực thần kỳ  (phỏng vấn) 
Đến Úc lúc mới 15 tuổi, Hoàng Ngọc Thư là cây bút thuộc thế hệ 1.5, sớm chứng tỏ tài năng và đặc biệt nổi bật với những bài thơ, những truyện ngắn, tùy bút đậm màu sắc của chủ nghĩa hiện thực thần kỳ, một mảnh đất chưa có nhiều nhà văn Việt Nam khai phá. Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về lối viết hiện thực thần kỳ trong các tác phẩm của Hoàng Ngọc Thư... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Cây bút tiểu luận Nguyễn Hoàng Văn  (phỏng vấn) 
Nguyễn Hoàng Văn là một trong những cây bút tiểu luận sắc sảo hàng đầu trong giới cầm bút người Việt ở hải ngoại. Anh đã xuất bản hai tác phẩm: Văn Hóa, Giới Tính và Văn Học (Văn Mới, 2004) và Ngôn Ngữ và Quyền Lực (Người Việt, 2014). Nguyễn Hoàng Văn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio), với sự góp mặt của Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Văn học Việt Nam tại Úc  (phỏng vấn) 
Hầu hết những người cầm bút gốc Việt ở Úc - cũng như ở hải ngoại nói chung - là những người lưu vong. Họ không ngừng bị ám ảnh về quá khứ, về đất nước, về chính trị. Họ hiện hữu chênh vênh giữa hai nền văn hoá, giữa hai ngôn ngữ... Thế nhưng, văn học Việt Nam tại Úc đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio)... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Văn học và chính trị [2]  (phỏng vấn) 
Viết về chính trị hay không là quyền chọn lựa của người cầm bút có tự do sáng tác. Nhưng đối với nhiều người cầm bút Việt Nam lưu vong, viết về chính trị không chỉ là một sự chọn lựa, mà còn là một mệnh lệnh đạo đức của bản thân. Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio)... (...)

VĂN NGHỆ & CUỘC SỐNG: Văn học và chính trị [1]  (phỏng vấn) 
“Con người là một con vật chính trị”, vậy có khi nào, ở nơi nào, dưới chế độ nào mà nhà văn hoàn toàn độc lập với thể chế chính trị họ đang sống và tuyệt đối không bị chính trị khống chế ngòi bút? Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio)... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Văn chương và âm nhạc miền Nam sau ngày đất nước chia đôi  (phỏng vấn) 
Đúng 60 năm sau Hiệp định Genève (20/7/1954), Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về những đề tài chính trong văn chương và âm nhạc ở miền Nam Việt Nam trong những năm đầu tiên sau cuộc di cư lớn của hơn một triệu người từ miền Bắc, trong số đó có khá nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng... (...)

VĂN NGHỆ & CUỘC SỐNG: Vụ Nhã Thuyên [bài 2]  (phỏng vấn) 
Luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên (Đỗ Thị Thoan) về nhóm Mở Miệng bị cho là kích động sự phản kháng và chống đối chế độ cầm quyền ở Việt Nam. Tác giả luận văn bị tước bằng Thạc sĩ và bị sa thải khỏi chức vụ giảng dạy tại Đại học Sư phạm Hà Nội... Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về nhóm Mở Miệng - đề tài của luận văn - và phản ứng của nhà cầm quyền CSVN trong vụ này. (...)

VĂN NGHỆ & CUỘC SỐNG: Vụ Nhã Thuyên [bài 1]  (phỏng vấn) 
Luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên (Đỗ Thị Thoan) về nhóm Mở Miệng bị cho là kích động sự phản kháng và chống đối chế độ cầm quyền ở Việt Nam. Tác giả luận văn bị tước bằng Thạc sĩ và bị sa thải khỏi chức vụ giảng dạy tại Đại học Sư phạm Hà Nội... Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về nhóm Mở Miệng - đề tài của luận văn - và phản ứng của nhà cầm quyền CSVN trong vụ này. (...)

Đằng sau Phạm Văn Đồng là những ai?  (đối thoại) 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Không thể chỉ đổ tội cho một mình Phạm Văn Đồng mà quên đi cái tội của những người có quyền lực hơn ông, hơn nữa, có thể đã chỉ thị cho ông trong việc ký kết cái công hàm khốn nạn ấy. Trong số những người ấy, không thể loại trừ Hồ Chí Minh...

Nghĩ thoáng khi nghe Gabriel García Márquez qua đời  (tiểu luận / nhận định) 
[TƯỞNG NIỆM GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ (1927-2014)] ... Trong mỗi nền văn học, và mỗi thời đại, số người thực sự bất hủ rất hiếm: Đó là những người có tác phẩm, nói theo cách nói quen thuộc, “vượt thời gian và vượt không gian”, ở đâu và thời nào, đọc lại, người ta cũng thấy hay. Nhờ sự bất hủ của tác phẩm, tác giả thành bất tử. Như vậy, trong bảng giá trị văn học, khái niệm bất hủ cao hơn khái niệm bất tử: Người bất hủ đương nhiên bất tử trong khi không phải ai bất tử cũng đều bất hủ... (...)

Bản án dành cho chế độ  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Vụ án Dương Chí Dũng không phải chỉ thuần túy là một vụ án kinh tế: Nó còn là một vụ án chính trị, trong đó, Dương Chí Dũng chỉ là một con chốt thí. Người ta dửng dưng trước một con chốt thí vì mọi sự quan tâm thực sự đều được đổ dồn vào hai hướng khác: Một, sự tranh chấp quyền lực đằng sau vụ án Dương Chí Dũng, và hai, bản chất của cái chế độ đã tạo ra và dung dưỡng cho Dương Chí Dũng và đồng bọn...

Xu hướng chính trị năm 2014  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Có thể nói, ở Việt Nam, trong năm 2014, mâu thuẫn chính là những mâu thuẫn trong nội bộ, giữa những người Việt Nam với nhau. Mâu thuẫn ấy thể hiện ở hai cấp độ: Một, giữa giới cầm quyền và dân chúng; và hai, trong nội bộ giới cầm quyền...

Hộ chiếu của nhà văn  (đối thoại) 
[VĂN CHƯƠNG & CHÍNH TRỊ] ... Với những người cầm bút, việc cấm đoán của chính quyền chỉ là những trò trấn áp nhất thời. Cầm tờ hộ chiếu nghệ thuật, không ai có thể ngăn cản được họ. Chỉ có điều là hộ-chiếu-nghệ-thuật cũng có những giới hạn của nó...

Ý nghĩa của Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Trong đời sống chính trị quốc gia cũng như quốc tế, thỉnh thoảng nổi lên một số điểm nóng, nơi tập trung các mâu thuẫn chính, có thể dẫn đến xung đột và có ảnh hưởng sâu sắc và nghiêm trọng đến vận mệnh của một đất nước cũng như tương quan lực lượng trong một khu vực hoặc trên cả thế giới. Với Việt Nam, trong hơn một thập niên vừa qua, điểm nóng ấy chính là Hoàng Sa và Trường Sa...

Bài học hòa giải của Nelson Mandela  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Có thể nói, với Mandela, sự tha thứ và hòa giải chỉ có thể thực hiện trong tư thế bình đẳng, tinh thần tôn trọng pháp luật và nhắm đến mục tiêu xây dựng một đất nước hòa bình, pháp quyền và thịnh vượng...

Rồi sẽ đến Biển Đông  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Trước nguy cơ xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc, ở Việt Nam, nhiều người nhấp nhỏm lo lắng và tức giận nhưng cũng không ít người khác, ngay cả các cán bộ cao cấp, có khi thuộc giới lãnh đạo trung ương, lại thờ ơ đến mức dửng dưng...

Đóng tuồng vụng để tồn tại  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nhìn lại, hình ảnh chính xác nhất để mô tả cả cuộc vận động sửa đổi Hiến pháp 2013, theo tôi, là hình ảnh của một vở tuồng vụng. Tuồng, vì tất cả đều diễn ra đúng theo kịch bản đã hoạch định sẵn... Những kiểu tuồng như vậy chả có gì lạ. Cái khác ở lần này không phải ở tính tuồng mà ở sự vụng về của vở tuồng...

Việt Nam: Mềm hay cứng?  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Số phận của những người chỉ biết sử dụng quyền lực cứng là chui dưới hầm (như Saddam Hussein) hoặc dưới ống cống (như Muammar Gaddafi). Và vật cuối cùng họ được nhìn thấy là nòng súng hoặc sợi dây thòng lọng...

Sự tín nhiệm chính trị  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Cứ nhìn giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay như một tập thể, điều dễ thấy nhất vẫn là sự bất lực của họ trong mọi phương diện. Nhìn đâu cũng thấy bế tắc. Nhìn ra biển đảo: bế tắc. Nhìn vào thị trường: bế tắc. Nhìn ra đường với cảnh ùn tắc triền miên và mức độ tai nạn giao thông khủng khiếp: bế tắc. Nhìn vào các bệnh viện và trường học...

“Tôi (lê văn) tè - vì thế... tôi hiện hữu” [3]  (tiểu luận / nhận định) 
[CHUYÊN ĐỀ LÊ VĂN TÀI] ... Sinh thời, nhà văn Mai Thảo thường dùng chữ “nghệ sĩ toàn phần” để nói về một số bạn bè của ông, những người sống hết lòng và hết mình với thơ. Theo tôi, Lê Văn Tài là một trong vài người hiếm hoi có thể được gọi là “nghệ sĩ toàn phần” như thế. [...]. Lê Văn Tài ném cả cuộc đời của anh trên các tấm bố (lúc vẽ) và trên các trang giấy (lúc làm thơ). Cũng có thể nói anh đốt cuộc đời anh thành nghệ thuật... (...)

“Tôi (lê văn) tè - vì thế... tôi hiện hữu” [2]  (tiểu luận / nhận định) 
[CHUYÊN ĐỀ LÊ VĂN TÀI] ... Thơ tạo hình của Lê Văn Tài không những đẹp (về hình ảnh và màu sắc) và hay (về ngôn ngữ) mà còn sâu sắc (về ý niệm). Thơ tạo hình của anh được một số những tên tuổi thuộc loại có uy tín nhất trong văn học Úc khen ngợi; riêng trong văn học Việt Nam, theo tôi, cho đến nay, anh là nhà thơ thành công và tiêu biểu nhất trong thể loại này... (...)

“Tôi (lê văn) tè - vì thế... tôi hiện hữu” [1]  (tiểu luận / nhận định) 
[CHUYÊN ĐỀ LÊ VĂN TÀI] ... Lê Văn Tài đã kết hợp được trong thơ anh bao nhiêu là sắc thái khác nhau, từ cái tục của ngôn ngữ đến cái ngổn ngang của văn xuôi, cái rối rắm của cảm xúc, cái phức tạp của tư duy, cái xô bồ trong liên tưởng, cái đứt đoạn trong cấu trúc, và cả cái gồ ghề khấp khểnh thô nhám bụi bặm của cuộc sống hàng ngày. Trong sự kết hợp ấy, nổi bật lên vai trò của Lê Văn Tài - hoạ sĩ... (...)

Ðùa nhảm  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Không bàn một cách nghiêm túc đến việc hạn chế quyền lực; mải lải nhải về những cách thức hạn chế tham nhũng chỉ là những cách đùa dai...

Nói chuyện về văn nghiệp của Thế Uyên  (đối thoại) 
[THẾ UYÊN (1935-2013)] ... Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc nói chuyện về văn nghiệp của Thế Uyên trong cuộc phỏng vấn do Phượng Hoàng thực hiện qua điện thoại và phát sóng trên đài phát thanh quốc gia Úc SBS...

Bản án dành cho chế độ  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ & TỘI ÁC] ... Dĩ nhiên, còn quá sớm để có thể nói hình ảnh của một Nguyễn Phương Uyên, một Cù Huy Hà Vũ hay một Nguyễn Văn Lý trước tòa có thể làm thay đổi điều gì ngay ở Việt Nam. Tuy nhiên, chúng sẽ còn lại, như bằng chứng của một tội ác. Với những bằng chứng ấy, bản án dành cho họ trở thành bản án dành cho chế độ. Một chế độ độc tài và tàn bạo...

Chống toàn trị là chống cái gì?  (đối thoại) 
[TRÍ THỨC & CHÍNH TRỊ] ... Không nhắm vào con người, việc chống lại một chế độ toàn trị chỉ nhắm vào hai đối tượng chính: Thứ nhất là cơ chế...

Từ chống Cộng đến chống toàn trị  (đối thoại) 
[TRÍ THỨC & CHÍNH TRỊ] ... Có thể nói, chiến thắng của Tây phương trong cuộc Chiến tranh lạnh vào cuối thế kỷ 20 thực chất là chiến thắng của cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa toàn trị. Chiến thắng ấy bắt đầu từ một thay đổi mang tính chiến lược: Từ chống Cộng sản đến chống toàn trị. Xin lưu ý chữ “tính chiến lược”...

Tôi không chống Cộng  (đối thoại) 
[TRÍ THỨC & CHÍNH TRỊ] ... Đối với riêng tôi, khi phê phán chính quyền trong nước, tôi không nghĩ là tôi chống Cộng. TÔI CHỈ CHỐNG LẠI ĐỘC TÀI. Chế độ Việt Nam hiện nay đáng bị phê phán không phải vì nó là Cộng sản. Mà vì nó là độc tài. Cộng sản chỉ là nhãn hiệu. Độc tài mới là thực chất. Ngay cả khi chúng ta chống lại điều 4 trong Hiến pháp Việt Nam, chúng ta cũng chỉ chống lại một sự độc tài...

Hiến pháp và việc sửa đổi hiến pháp  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Tuy nhiên, điều chắc chắn là đảng Cộng sản không hề có ý định sửa đổi hiến pháp để đáp ứng lại xu hướng dân chủ hóa ấy. Chắc chắn là họ sẽ không đụng đến các điều khoản căn bản như vấn đề đa nguyên, đa đảng hay vấn đề phân quyền để bảo đảm dân chủ. [...] Nhưng nếu không có ý định thay đổi mà họ vẫn tổ chức một cuộc vận động rầm rộ như vậy, họ nhắm đến điều gì? ...

Bên Thắng Cuộc: Một cuốn sách hay  (đối thoại) 
[ĐỌC SÁCH] ... Bên Thắng Cuộc là một tác phẩm hay nhưng dĩ nhiên, như mọi cuốn sách khác, không hoàn hảo. Cái không hoàn hảo ấy cần được hoàn thiện dần dần. Bằng những tác phẩm khác. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Và càng không đáng phản đối...

Ca khúc và thơ  (đối thoại) 
[CA NHẠC] ... Trong bài “Cái chết của một nghệ sĩ”, tôi có viết là tôi không thích nghe nhạc, nhất là ca khúc. Tại sao?... Lý do chính, tôi nghĩ, nằm ở chỗ này: Nghe ca khúc, vì dốt về nhạc học, tôi không chú ý nhiều đến khía cạnh âm nhạc, tôi chỉ tập trung nghe lời. Mà lời trong các ca khúc thì theo tôi, thường... dở...

Cái chết của một người nghệ sĩ  (đối thoại) 
[VĨNH BIỆT PHẠM DUY (1921-2013)] ... Tôi không nghĩ là ông đã chết. Tôi không tin là ông đã chết. Mà thật, với một nghệ sĩ lớn như Phạm Duy, cái chết vật lý chỉ là một cái chết giả. Sự sống thực sự của một nghệ sĩ không nằm trong thể xác. Mà là ở tác phẩm...

Chiến tranh và hòa bình: Một vấn đề giả  (đối thoại) 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Dù không ai muốn xảy ra chiến tranh, nhưng có thể vì thế mà chấp nhận nhục nhã hay không? Hơn nữa, chấp nhận nhục nhã như vậy liệu có tránh được nguy cơ mất chủ quyền, trước hết, trên đảo và vùng biển, và sau đó, trên toàn bộ lãnh thổ của mình hay không?...

Mười năm Tiền Vệ (2002-2012)  (tiểu luận / nhận định) 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Trước, tôi đã biết, trên lý thuyết, tính tốc độ và tính toàn cầu của internet, nhưng chỉ với Tiền Vệ, tôi mới cảm nhận được, một cách trực tiếp, ý nghĩa thực sự của hai đặc điểm ấy... (...)

Ai chống nhân dân và phá nhà nước?  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nhà cầm quyền Việt Nam, từ đảng đến chính phủ, thường chơi trò ăn gian. Hình thức ăn gian phổ biến, lộ liễu và trắng trợn nhất là ăn gian trong lãnh vực chữ nghĩa. Trong lãnh vực chữ nghĩa, hai chữ hay bị ăn gian nhiều nhất là: nhân dân và nhà nước...

Lê Thành Nhơn trong lòng bạn bè  (truyện / tuỳ bút) 
[Giỗ 10 năm Lê Thành Nhơn (2002-2012)] Lê Thành Nhơn mất ngày 4 tháng 11 năm 2002; đến nay, tròn 10 năm. Ngoảnh lại, tôi vừa thấy thật nhanh, lại vừa có cảm giác như Nhơn chưa hề mất. Mà quả thật, Lê Thành Nhơn vẫn còn. Còn trong lòng bạn bè của anh. Và còn trong các tác phẩm tuyệt vời mà anh để lại... (...)

Tính chính trị của giải Nobel Văn Chương  (đối thoại) 
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2012] ... Từ lâu đã có nhiều người nhận thấy và chứng minh không phải lúc nào Viện Hàn Lâm Thụy Điển cũng chỉ căn cứ trên tiêu chí thuần túy văn chương. Ngược lại, rất nhiều khi trong các sự lựa chọn của họ thấp thoáng rất nhiều yếu tố chính trị...

Nobel văn chương 2012, một giải thưởng nhiều tranh cãi  (đối thoại) 
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2012] ... Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ sử dụng giải Nobel văn chương dành cho Mạc Ngôn như một công cụ để tuyên truyền không những cho chính sách văn học nghệ thuật của họ mà còn để củng cố vị thế nước lớn của họ...

Tính chính trị của ngôn ngữ  (tiểu luận / nhận định) 
... Nếu việc sử dụng ngôn ngữ trong bộ máy tuyên truyền của đảng và nhà nước Việt Nam mang đầy tính chính trị, thì hiện tượng phản-ngôn ngữ đang phổ biến tại Việt Nam hiện nay cũng có tính chính trị. Thứ chính trị trên dựa trên sự áp chế, độc tài và giả dối; thứ chính trị dưới là một sự phản kháng lại thứ chính trị trên nhưng lại dựa trên một thứ chủ nghĩa hư vô đầy tuyệt vọng... (...)

Thơ hay, thơ dở, cái hay của thơ dở và cái dở của thơ hay  (tiểu luận / nhận định) 
... Theo tôi, cái hay trong thơ dở cũng như cái dở trong thơ hay là những hiện tượng phổ biến trong cả không gian lẫn thời gian. Ở đâu và thời nào cũng có. Chỉ khác ở mức độ. Có thể nói một cách vắn tắt và khái quát thế này: Bất cứ một bài thơ hay một khuynh hướng thơ nào chúng ta xem là hay hiện nay cũng từng có lúc bị xem là dở; và ngược lại, bất cứ một khuynh hướng thơ nào từng có lúc được xem là hay, đến một lúc nào đó, chỉ sản xuất ra toàn thơ dở... (...)

Nhớ Nguyễn Mộng Giác  (đối thoại) 
[TƯỞNG NIỆM] ... Chúng tôi mỗi người một ly rượu đỏ. Thỉnh thoảng nói chuyện này chuyện kia về Nguyễn Mộng Giác. Nhưng nhiều hơn, là im lặng. Chỉ ngồi im lặng. Màu rượu đỏ, dưới ánh đèn mờ, biến thành màu của bóng tối. Chỉ có chút ánh sáng loé lên từ phần trên của chiếc ly thuỷ tinh. Cái phần không có rượu. Phần trống. Phần của hư không. Thật hiu hắt...

Đạo đức học của sự nổi giận  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Theo dõi báo chí trong nước về các vụ công an đánh người - đánh một cách vô cùng tàn bạo, thậm chí, có khi đánh đến chết, trong đó hầu hết nạn nhân là những người vô tội, tôi có hai sự ngạc nhiên lớn: Thứ nhất, đối với công an...

Nguyễn Hưng Quốc: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Nguyễn Hưng Quốc: ... Bi kịch của cá nhân thì nên quên. Nhớ, không ai chịu đựng nổi. Nhưng bi kịch của cả dân tộc thì phải nhớ. Quên, người ta đánh mất cơ hội để trở thành giàu có, sâu sắc. Và nhất là, trưởng thành. Với cá nhân, nước mắt là đá, nặng trĩu, kéo oằn người ta xuống; với dân tộc, nước mắt là ngọc trai, trong giếng Mỵ Châu, tỏa sáng, lấp lánh, làm người ta đẹp hơn. Và cũng cao hơn... (...)

Chiến tranh mạng  (đối thoại) 
[TIN TẶC & PHẢN TIN TẶC] ... Các cuộc tấn công này nhắm đến hai mục tiêu chính: một là phá hoại (đánh sập các trang mạng) và hai là ăn cắp thông tin, từ thông tin quốc phòng đến thông tin thương mại và kỹ thuật. Thủ phạm của phần lớn các cuộc tấn công này đã bị nêu đích danh: Trung Quốc...

Tường lửa ở Trung Quốc  (đối thoại) 
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... Dựng tường lửa đối với Tiền Vệ là ngăn chận sự tiếp cận của một khối người rất nhỏ. Khối người ấy là những ai ở Trung Quốc hiện nay? Thú thực, tôi không biết. Tôi chỉ biết một điều, qua việc dựng tường lửa đối với một tờ báo văn nghệ như Tiền Vệ, lực lượng an ninh mạng và an ninh văn hoá của Trung Quốc đã và đang làm việc một cách tận tuỵ hơn chúng ta tưởng...

Trường hợp Ngô Bảo Châu  (đối thoại) 
[TRÍ THỨC] ... Chỉ tiếc là Ngô Bảo Châu không dừng lại ở quyết định từ chối làm trí thức mà còn muốn khuyên người khác đừng làm trí thức bằng cách đánh đồng trí thức với lao động trí óc, lại là thứ lao động thuần tuý chuyên môn, ở đó, sản phẩm chứ không phải trí tuệ và óc phê phán, mới đáng kể. Đó mới chính là điều đáng nói...

Giới lãnh đạo có cần thông minh lắm không?  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Một nhà lãnh đạo phải có khả năng nhìn xa hơn hầu hết những người khác, khả năng làm nảy sinh những ý tưởng và chính sách mới và sáng tạo để đối phó với những thử thách mới và cần có khả năng thuyết phục mọi người chấp nhận những ý tưởng và chính sách ấy...

Khi nào mới có dân chủ?  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tất cả những gì giới cầm quyền đang làm và muốn làm là cố gắng làm thui chột văn hoá dân chủ và trì hoãn việc xây dựng các cơ chế dân chủ...

Làm sao có thể tin được?  (đối thoại) 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Ở đây lại có hai vấn đề: Thứ nhất, Trung Quốc nói dối ư? Vậy tại sao Việt Nam không cải chính? Thứ hai, quan trọng hơn, liệu chính quyền Việt Nam có tiếp tục bán đứng các vùng đảo và biển như vậy cho Trung Quốc trong các cuộc gặp gỡ và các công hàm bị xem là “bí mật quốc gia” hay không? Liệu, trong cuộc gặp gỡ ngày 25 tháng 6 năm 2011, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn có hứa hẹn gì với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc những điều tương tự như vậy hay không? Nếu không, tại sao phải giấu?...

eBook tiếng Việt  (đối thoại) 
[SÁCH & eBOOK] ... Tôi nghĩ con đường đến với sách điện tử của độc giả Việt Nam còn lắm gập ghềnh. Thứ nhất, số người Việt Nam quen sử dụng internet để đọc văn chương chưa nhiều. Thứ hai, số người sẵn sàng bỏ tiền ra để mua sách điện tử lại càng không nhiều. Với người Việt Nam, internet chủ yếu vẫn là những cái để đọc chùa. Nhưng Phùng Nguyễn thì vẫn không nản...

Ngày tàn của sách  (đối thoại) 
[SÁCH & eBOOK] ... Đối với những người mê sách, thích lân la ở các tiệm sách và thích ngắm các cuốn sách bày trên kệ sách nhà mình, tin tức họ nhận được trên báo chí trong mấy năm vừa qua hầu như đều là tin xấu. Hết tiệm sách này đóng cửa đến tiệm sách khác bị đóng cửa. Có khi đóng cửa hàng loạt...

Dân chủ không tự nhiên mà có  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Với nhan đề như trên, tôi muốn nói đến ba điều: một, dân chủ là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử; hai, dân chủ là kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ của nhiều người và nhiều thế hệ; và ba, dân chủ là kết quả của việc học tập...

Dân chủ và nhân quyền  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Dân chủ sẽ không có ý nghĩa gì cả nếu nó không nhằm phát huy sự bình đẳng và tự do của mỗi người với tư cách là cá nhân; không nhằm phát huy nhân quyền nói chung. Hơn nữa, chỉ có dân chủ mới bảo vệ được nhân quyền. Tranh đấu cho nhân quyền, do đó, bao giờ cũng gắn liền với việc tranh đấu để xây dựng một nền dân chủ thực sự...

Tội yêu nước  (đối thoại) 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Những người vì tham gia các cuộc biểu tình chống sự gây hấn và xâm lấn của Trung Quốc trong các ngày Chủ nhật vào tháng 6 vừa qua mà bị công an bắt bớ, quấy nhiễu và đe dọa, đã phạm tội gì? Tội yêu nước...

Độc lập và dân chủ  (đối thoại) 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Có thể nói, trong tình hình hiện nay, chính quyền Việt Nam sẽ rất khó giữ được chủ quyền và độc lập nếu không chấp nhận dân chủ, ít nhất ở mức độ khiêm tốn nhất của khái niệm dân chủ: quyền bày tỏ quan điểm và quyền tham dự vào việc nước của nhân dân. Không ai có thể chấp nhận chuyện tiếp tục nhắm mắt và bịt miệng lại để “phải tin” vào đảng và chính quyền như trước nữa...

Chữ nghĩa của Cộng Sản  (đối thoại) 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Im lặng để các công ty Trung Quốc tràn vào Tây nguyên khai thác các mỏ bauxite là xây dựng; ngược lại, lên tiếng chống đối là thiếu xây dựng? Im lặng để cho Trung Quốc tha hồ hoành hành trên hải phận Việt Nam, kể cả bắt bớ và giết chết ngư dân Việt Nam là... xây dựng, trong khi, xuống đường biểu tình chống lại họ là... thiếu xây dựng và phải vào tù ngồi cho muỗi đốt...

Lòng dân như một vũ khí  (đối thoại) 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Người ta bảo giới lãnh đạo sẽ đàm phán hay mặc cả với Trung Quốc hầu giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình. Nhưng họ sẽ sử dụng vũ khí gì để đàm phán? Trong mọi thứ vũ khí mà người ta có thể sử dụng được trong những trường hợp như thế, từ kinh tế đến quốc phòng và hậu thuẫn quốc tế, Việt Nam đều ở thế yếu. Cực kỳ yếu. Chỉ có một vũ khí duy nhất thì người ta lại không dám sử dụng: lòng dân...

Điểm G của chế độ  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Trên thân thể con người chỉ có một số điểm được xem là nhạy cảm; còn ở Việt Nam hiện nay thì dường như ở đâu cũng “nhạy cảm” cả. Chuyện đa nguyên đa đảng ư? - Ồ! Nhạy cảm lắm. Chuyện tự do và dân chủ ư? – Cũng nhạy cảm! Chuyện tranh chấp với Trung Quốc ư? – Cũng nhạy cảm! Chuyện tham nhũng ư? – Nhạy cảm! Chuyện khả năng của lãnh đạo ư? – Nhạy cảm! Chuyện cán bộ đua nhau mua bằng giả ư? – Nhạy cảm! Chuyện con cháu cán bộ ăn chơi hư hỏng ư? – Nhạy cảm! Chuyện ngư dân Việt Nam bị bắt, bị cướp hoặc bị giết chết ngoài biển khơi ư? – Nhạy cảm!...

Từ dân chủ đến phát triển  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Vì độc tài nên mới nảy sinh các cuộc vận động thay đổi cơ cấu quyền lực bằng bạo lực. Bởi vậy để tránh bất ổn, cách tốt nhất là dân chủ hóa chứ không phải là củng cố nền độc tài. Nếu dân chủ không trực tiếp dẫn đến sự phát triển thì ít nhất nó cũng bảo đảm và thúc đẩy sự phát triển...

Ý thức dân chủ  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Một đất nước chỉ thực sự bắt đầu có hy vọng dân chủ nếu dân chúng, đông đảo dân chúng, nhận thức được và quyết tâm bảo vệ những cái quyền bất khả cưỡng đoạt ấy. Một nước chỉ thực sự có dân chủ khi nhận thức và quyết tâm bảo vệ quyền của dân chúng được bảo đảm bằng các cơ chế vững chắc và có hiệu quả...

Từ phát triển đến dân chủ  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Mối quan hệ giữa dân chủ và phát triển là một trong những đề tài thú vị thu hút sự chú ý của rất nhiều học giả trên thế giới. Mối quan hệ này, thật ra, có hai chiều: một, từ phát triển đến dân chủ; và hai, ngược lại, từ dân chủ đến phát triển...

Lính đánh thuê trên mạng  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ & TUYÊN TRUYỀN] ... Chúng không có quân phục; không có huy hiệu hay súng ống. Chúng chỉ có bàn phím và con chuột. Ngồi trước computer, chúng cũng xông xáo và hung hăng không kém gì những tên lính lê dương của Pháp ở Việt Nam trước đây hay những tên lính lê dương Hồi giáo tại Libya hiện nay...

Chút son trên miệng cá sấu  (đối thoại) 
[CHUYỆN DÂN CHỦ] ... Các cuộc bầu cử Quốc Hội, vốn được tổ chức một cách tốn kém ở Việt Nam, không có quan hệ gì đến ý niệm dân chủ cả. Trong ngành chính trị học từ lâu đã có một thuật ngữ có thể ứng dụng vào Việt Nam: chủ nghĩa toàn trị tuyển cử (electoral authoritarianism). Với các chế độ toàn trị, việc bầu cử chỉ là việc tô chút son trên miệng cá sấu. Vậy thôi...

Dân chủ là gì?  (đối thoại) 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Không phải cái gọi là dân chủ nào cũng hội đủ các đặc điểm nêu trên. Bởi vậy, trên thế giới mới có dân chủ thật và dân chủ giả (pseudodemocracy). Dưới các nền dân chủ giả, dân chúng cũng được phát phiếu đi bầu. Nhưng họ chỉ được bầu những người đã được ai đó lựa chọn sẵn. Và họ hoàn toàn không kiểm soát được hai điều mà, trên nguyên tắc, họ cần và có quyền kiểm soát: ...

Vụ án Cù Huy Hà Vũ và trò chơi dân chủ  (đối thoại) 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Đưa Cù Huy Hà Vũ ra xét xử, bất cứ lời phát biểu nào tại tòa, từ phía công tố đến phía biện hộ, đều làm nổi bật lên tính chất thiếu dân chủ và khát vọng tự do ở Việt Nam: Chúng trở thành những lời buộc tội chế độ. Hãy tưởng tượng cảnh Cù Huy Hà Vũ và các luật sư của ông biện hộ cho lập trường đòi cắt bỏ điều 4 trong Hiến Pháp Việt Nam. Họ sẽ nói gì? Bất kể lý lẽ của họ như thế nào, một quan điểm như thế, khi được phát biểu công khai, cũng trở thành một đe dọa hãi hùng cho chính quyền...

Bản chất của chế độ  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Liên quan đến vấn đề bản chất của chế độ tại Việt Nam hiện nay, thời gian vừa qua, có hai sự kiện nổi bật và có thể được xem là tiêu biểu nhất: Thứ nhất là vụ án mua dâm tại tỉnh Hà Giang vào ngày 10 tháng 3. Thứ hai là quyết định miễn truy cứu trách nhiệm của các cán bộ cao cấp trong vụ vỡ nợ của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Vinashin...

Nhìn Nhật Bản, tự thấy mình  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Theo tôi, đằng sau sự ngưỡng mộ ấy cũng là một nhận thức văn hóa và chính trị sâu sắc: người ta thấy rõ tất cả những ưu điểm trong tính cách của người Nhật cũng là những khuyết điểm nặng nề của người Việt Nam. Thành ra, nhìn người Nhật, những người Việt Nam có chút lương tri và tự trọng đều tự thấy và hiểu rõ về mình. Ở những chỗ mình cần phải khắc phục. Và phải học từ người Nhật. Nhưng phải học bằng cách nào? Đó mới chính là vấn đề...

Phạm Công Thiện, người bạn của nhiều thế hệ  (tiểu luận / nhận định) 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Tôi đã nghe khá nhiều nhà thơ trẻ ở Sài Gòn, thuộc lứa tuổi của Khương Hà (sinh sau năm 1980), mỗi lần nhắc đến Phạm Công Thiện đều chỉ nói “Thiện” như thế. Không có họ, không có tên đệm gì cả. Chỉ “Thiện” thôi. Lúc đầu, thoạt nghe, thú thật, tôi hơi có chút ngỡ ngàng. Nhưng sau, ngẫm lại, lại thấy hay. Nó có cái gì gần gũi, thân mật và thân thiết lạ lùng. Một sự gần gũi, thân mật và thân thiết, thứ nhất, có tính xuyên-thế hệ, và thứ hai, không hề có ở bất cứ một người cầm bút nào khác... (...)

Ai Cập và Việt Nam  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nếu làn sóng dân chủ tràn qua Việt Nam thì nó sẽ tới lúc nào? Quân đội Việt Nam sẽ hành xử ra sao? Sẽ bắt chước quân đội Trung Quốc cách đây 22 năm hay bắt chước quân đội Ai Cập cách đây mấy ngày? ...

Nhân dân  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nhưng “nhân dân” ở đây là ai? Làm sao biết đó là “nguyện vọng” hay “chọn lựa” của “nhân dân” khi không có bầu cử tự do, không có trưng cầu dân ý, thậm chí, không có cả những cuộc điều tra dư luận một cách độc lập? Vậy, cái gọi là “nhân dân” ở đây bao gồm bao nhiêu người?...

Bài học từ Ai Cập  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Ổn định thực sự phải được xây dựng trên sự đồng thuận từ dưới lên trên: dân chúng đồng thuận với chính quyền và ủng hộ chính quyền. Ngược lại, những cái gọi là ổn định nhưng bất chấp đồng thuận, chỉ áp đặt từ trên xuống dưới và chỉ được duy trì bằng công an và bằng cách bưng bít thông tin, không sớm thì muộn cũng sẽ bị sụp đổ...

Tết, nhớ  (đối thoại) 
[TẾT] ... Đêm giao thừa, đến chùa, với tôi, chủ yếu là để ngửi ké một mùi hương. Của quá khứ...

Du lịch  (đối thoại) 
[CHUYỆN NHÀ VĂN] ... Từ lâu, tôi đã nghiệm ra điều này: nhu cầu chuyện trò của giới cầm bút thật lớn. Không chừng lớn nhất trong mọi ngành nghề. Tôi không thể tưởng tượng là các bác sĩ, các kỹ sư, các nhà khoa học, các doanh nhân hay bất cứ ai khác, sau giờ làm việc, lại thích túm tụm với nhau để nói chuyện về nghề nghiệp của mình huyên thuyên từ ngày này qua ngày khác như vậy...

Sự can đảm của đảng Cộng sản Việt Nam  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ] ... Nhưng không đâu sự can đảm của đảng Cộng sản, đúng hơn, của hàng ngũ lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản, lại được thể hiện rõ cho bằng trong bản báo cáo chính trị được đọc trong đại hội đảng lần thứ 11 vừa mới diễn ra. Trong bản báo cáo ấy, họ nói toàn những điều ngược ngạo, trái với sự thật và trái với lịch sử; trái một cách hiển nhiên; trái đến độ không một kẻ có tâm trí bình thường nào dám nói; vậy mà họ vẫn nói...

Một màn ảo thuật về tuyên truyền tại Việt Nam  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ & BÁO CHÍ] ... Điều thảm hại của trò chơi chính trị và tuyên truyền này là ở chỗ người ta phải nhờ đến hai người bạn nước ngoài cực kỳ kém danh giá: một, nơi đăng tải những lời tán dương ấy chỉ là một trang web quảng cáo vớ vẩn và rẻ tiền; hai, nơi gửi lời tán dương ấy lại là một công ty chế biến rác rưởi ở Đức...

“Dân biết, dân bàn và dân kiểm tra”  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Dân biết ư? Ở Việt Nam, tất cả những gì người dân được biết chỉ là những khẩu hiệu hay những bài diễn văn dài dòng, lê thê, ồn ào và rỗng tuếch. Mọi chính sách, kể cả các chính sách xã hội, đều được quyết định một cách âm thầm, thậm chí, lén lút, đâu đó. Có vô số sự kiện lớn trong xã hội, rõ nhất là các vụ tham nhũng, dân chúng biết chủ yếu qua các phương tiện truyền thông đại chúng ở phương Tây...

Năm mới có hy vọng gì mới?  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tình hình Việt Nam chỉ có thể thay đổi nếu, trước hết, cơ chế quyền lực trong cả nước phải thay đổi, trong đó, quan trọng nhất là quyền của đảng và nhà nước phải được phân hóa thật rạch ròi; sau đó, sự minh bạch và tính khả kiểm phải trở thành nguyên tắc chủ đạo trong việc điều hành chính phủ; và cuối cùng, quyền tự do thông tin và tự do ngôn luận phải được nhìn nhận và phải được tôn trọng. Thiếu những yếu tố ấy, mọi hứa hẹn đều là những hứa hẹn suông...

Blog: đệ ngũ quyền  (đối thoại) 
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... Nếu chức năng chính của đệ tứ quyền là công khai hoá, minh bạch hoá và kiểm soát các hoạt động của chính phủ, từ lập pháp đến tư pháp và hành pháp; chức năng chính của đệ ngũ quyền, trước hết, là kiểm soát và bổ sung cho đệ tứ quyền. Nó lên tiếng ở những nơi đệ tứ quyền im lặng. Nó cải chính những sai sót mà đệ tứ quyền vấp phải...

Talawas ngưng hoạt động  (đối thoại) 
[DIỄN ĐÀN TỰ DO] ... Cách đây mấy ngày, tôi nhận được email của nhà văn Phạm Thị Hoài báo tin Talawas sẽ chấm dứt hoạt động vào ngày 3 tháng 11, lúc Talawas vừa tròn 9 tuổi. Sau đó, bản thông báo chính thức đã được đăng tải trên Talawas vào ngày 23 tháng 10. Đọc cả hai, tự dưng tôi cảm thấy buồn hiu hắt... Talawas đóng cửa, mất đi một diễn đàn có tầm vóc, hẳn những người có lòng sẽ ít nhiều cảm thấy bơ vơ. Ít nhất cho đến lúc một diễn đàn bề thế khác xuất hiện...

Tự quảng cáo sách mới  (đối thoại) 
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI ... Cuốn sách có nhan đề là Văn học Việt Nam thời toàn cầu hoá, dày 300 trang, do nhà Văn Mới in tại California. Nội dung chính của cuốn sách là nhằm phân tích một số đặc điểm chính của văn học Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, đồng thời, cũng là nỗ lực nhận diện những xu hướng chính đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến diện mạo của văn học Việt Nam trong những thập niên sắp tới...

Tin tặc tấn công vào nền dân chủ  (đối thoại) 
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... Tin tặc Việt Nam, trong các đợt tấn công vào các trang mạng và blog độc lập ở hải ngoại, chỉ khác các loại “tặc” khác ở một điểm: Các loại “tặc” khác chỉ là một nhóm, có khi rất nhỏ, những phần tử bất hảo trong xã hội, những kẻ lúc nào cũng sống trong nỗi lo sợ bị phát giác và bị trừng phạt. Còn tin tặc, trong trường hợp này, lại là những kẻ được trả lương hậu, ngồi trong văn phòng, trước những giàn máy vi tính hiện đại và đắt tiền, và được sự chỉ đạo của chính nhà nước. Họ trở thành hiện thân của nhà nước. Một thứ nhà nước... tặc.

Một khía cạnh mới của đạo đức: Ý thức về sự công chính xã hội  (tiểu luận / nhận định) 
... Tôi cho đã đến lúc ý thức về sự công chính xã hội cần được giảng dạy như một nền tảng của đạo đức học mới, từ trong học đường đến ngoài xã hội. Nhưng trước hết nó cần được sự quan tâm của giới nghiên cứu... (...)

Phan Khôi, một nửa cuốn sách  (tiểu luận / nhận định) 
... Ông là một khuôn mặt lớn, một phong cách lớn mà lại không có tác phẩm lớn tương xứng. Ông là thứ cây chỉ ra mỗi một đợt trái đầu mùa, rồi thôi. Nói theo ngôn ngữ bóng đá, ông là người phát bóng cực giỏi nhưng bản thân ông thì lại ít khi ghi được bàn thắng. Đọc ông, có cảm giác như mới đọc một nửa cuốn sách. Tuyệt hay, nhưng chỉ có một nửa. Nửa kia, nằm ở cuộc đời của ông... (...)

Văn hoá chú thích  (đối thoại) 
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Trước nạn đạo văn dường như lan tràn như một thứ bệnh dịch tại Việt Nam hiện nay, nơi cần được chẩn bệnh và trị bệnh đầu tiên có lẽ chính là giáo dục. Lý do đơn giản: Người ta không thể biết điều họ không hề được học. Bởi vậy, cần để ý đến chương trình và cách thức giảng dạy từ những điều căn bản nhất: tìm tài liệu, trích dẫn tài liệu và ghi chú tài liệu. Những điều cực kỳ căn bản...

Thế nào là yêu nước? [5]  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Để nối kết cả hàng chục triệu người dân ở những địa phương khác nhau, với những thành phần xã hội, văn hoá, giáo dục và chính trị khác nhau vào một khối thống nhất gọi là quốc gia, người ta phải huy động đến yếu tố huyết thống và lịch sử. Yếu tố huyết thống được kết tinh trong ý niệm đồng bào, còn yếu tố lịch sử được kết tinh trong ý niệm hồn nước. Yêu nước, do đó, trước hết là yêu đồng bào và bảo vệ được cái hồn của đất nước. Quan niệm này kéo dài ít nhất đến năm 1945, khi cách mạng tháng Tám bùng nổ...

Văn hoá blog (3): Nguồn thông tin chính ở Việt Nam  (đối thoại) 
[BLOGS & CHÍNH TRỊ] ... Trong một đất nước mà mọi phương tiện truyền thông đại chúng đều nằm trong tay nhà nước và phải thở ra mùi tuyên huấn như ở Việt Nam, vai trò của blog lại càng quan trọng. Có lẽ quan trọng hơn hẳn ở các quốc gia tự do. Để biết được những vấn đề nóng bỏng nhất ở Việt Nam hiện nay, những vấn đề làm những người có lương tri phải day dứt và cảm thấy nhức nhối nhất, người ta thường đọc ở đâu? Chắc chắn không phải trên các tờ báo Công An hay Lao Động. Cũng không phải trên các website chính thống như vnexpress hay Vietnamnet. Mà là trên các blog...

Thế nào là yêu nước? [4]  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nói một cách tóm tắt, yêu nước, với người Việt Nam, ít nhất cho đến cuối thế kỷ 19, là yêu những điều tưởng tượng được định hướng bởi những ý đồ chính trị và bị tác động bởi những điều kiện văn hoá và lịch sử nhất định. Những điều tưởng tượng ấy được nuôi dưỡng bằng truyền thuyết và huyền thoại. Chưa đủ. Chúng còn được nuôi dưỡng bằng một điều mê tín mang nhãn hiệu triết học được nhập cảng từ Trung Hoa: tư tưởng thiên mệnh. [...] Tách ra khỏi ý thức trung quân, lòng yêu nước của người Việt Nam mới thực sự hình thành...

Người Việt ồn ào  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ] ... Những thói quen ăn to nói lớn, bất chấp sự riêng tư và quyền có sự im lặng của người khác được nuôi dưỡng trong nền văn hoá nông nghiệp kéo dài cả hàng ngàn năm ăn sâu vào chúng ta, không dễ gì mai một, ngay khi chúng ta đã ở thành phố, kể cả các thành phố đã được đô thị hoá rất cao ở Tây phương. Còn ở các thành phố mang nhiều chất nông thôn như ở Việt Nam thì khỏi phải nói. Sự tồn tại của người-Việt-ồn-ào không chừng còn lâu. Có khi sang tận thế kỷ 22...

Xem World Cup, nghĩ về xã hội dân sự  (đối thoại) 
[CHUYỆN BÓNG ĐÁ] ... Không thể chơi bóng đá một mình. Người ta cũng không thích xem bóng đá một mình. Xem các môn thể thao khác, người ta có thể ngồi một mình trong phòng, đối diện với tivi: không sao cả. Nhưng xem bóng đá như vậy thì rất chán. Không phải ngẫu nhiên mà ở các giải bóng đá lớn, người ta thường tụ tập trong các quán cà phê, các tiệm rượu, các câu lạc bộ hoặc các quảng trường để xem...

Thế nào là yêu nước? [3]  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Cuối bài “Thế nào là yêu nước? [2]”, tôi đi đến kết luận: Yêu nước, thật ra, là yêu những điều tưởng tượng. Viết như vậy, hẳn nhiều người thấy lạ; phản ứng tự nhiên là phản đối. Tuy nhiên, luận điểm ấy lại rất dễ dàng được chứng minh bằng chính lịch sử của Việt Nam...

Xem World Cup, nghĩ về toàn cầu hoá  (đối thoại) 
[CHUYỆN BÓNG ĐÁ] ... Gần đây, người ta hay nói nhiều đến toàn cầu hoá. Nhưng không ở đâu xu hướng toàn cầu hoá lại thể hiện rõ cho bằng trong lãnh vực thể thao, đặc biệt, trong bóng đá. Chứ không phải sao? Bạn thử nghĩ xem...

Xem World Cup, nhớ Việt Nam  (đối thoại) 
[CHUYỆN BÓNG ĐÁ] ... Cứ mỗi lần có giải bóng đá, lại nhớ Việt Nam. Nhớ không khí. Nhớ những tiếng “dzô!” vang dội cả xóm. Nhớ cồn cào...

Thế nào là yêu nước? [2]  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nói một cách tóm tắt, đất nước hay quốc gia không phải là những gì tự nhiên hay có sẵn. Nó được tạo dựng. Quá trình lập quốc không phải chỉ là một quá trình chinh phạt về quân sự, lấn chiếm lãnh thổ của nhau, thoán đoạt quyền hành của nhau, mà còn là một quá trình lâu dài và liên tục viết lại lịch sử, thậm chí, xuyên tạc lịch sử, và thực dân hoá huyền thoại và ký ức tập thể để tạo nên sự thống nhất và hợp nhất từ vô số các khác biệt. Nói cách khác, để trả lời câu hỏi nêu lên ở đầu bài này, yêu nước, thật ra, là yêu những điều mình, hoặc người khác muốn mình, tưởng tượng. Vậy thôi...

Thế nào là yêu nước? [1]  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Trong lịch sử, phần lớn các tội ác tập thể đều liên quan đến lòng yêu nước. Nhân danh lòng yêu nước, người ta đối xử một cách đầy kỳ thị với người khác. Nhân danh lòng yêu nước, người ta xâm lăng các nước khác. Nhân danh lòng yêu nước, người ta tha hồ hành hạ người khác, bắt người khác làm nô lệ, thậm chí, tiêu diệt nguyên cả một sắc tộc hoặc chủng tộc. Bạn nghĩ lại coi, những bất hạnh lớn nhất của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay chủ yếu đến từ đâu?...

Ai cũng tưởng mình là nhà văn  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Văn mình nhất định là phải hay. Chỉ có bọn dốt mới không thấy nó hay. Nếu không dốt thì là do... bè phái!...

Tháng Tư và ký ức tập thể  (tiểu luận / nhận định) 
[BA MƯƠI LĂM NĂM SAU 30/4] ... Ký ức của cộng đồng người Việt ở hải ngoại chủ yếu là ký ức của nạn nhân. Một ký ức đầm đìa máu và nước mắt. Không phải chỉ có máu và nước mắt thời kỳ chiến tranh mà còn có máu và nước mắt lúc chiến tranh đã kết thúc. Ở các nhà tù và trại cải tạo. Ở các chiến dịch đánh tư sản mại bản. Ở chính sách ngăn sông cấm chợ. Ở sự kỳ thị vùng miền và lý lịch. Ở những cuộc di tản và vượt biên đầy hãi hùng. Đòi hỏi những người mang trong đầu và trong tim loại ký ức đầy máu và nước mắt ấy phải quên là một đòi hỏi vô cảm. Xuất phát từ miệng của những người thắng cuộc, nó không những vô cảm mà còn lưu manh... (...)

Văn hoá blog (2): Cuộc chiến chống độc tài  (đối thoại) 
[BLOGS & CHÍNH TRỊ] ... Trong chiến tranh, blog đóng vai trò quan trọng như thế. Ở các nước độc tài, blog cũng đóng vai trò tương tự. Khi tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng đều nằm trong tay nhà nước hoặc bị nhà nước kiểm soát và kiềm chế, bằng cách nào người dân biết được sự thật? Trước, chủ yếu là tin đồn bằng miệng. Bây giờ là blog. Blog trở thành lối thoát duy nhất cho những người thấp cổ bé miệng. Và của sự thật...

Văn hoá blog: Cuộc khởi nghĩa của đám đông  (đối thoại) 
[BLOGS & CHÍNH TRỊ] ... Trong bất cứ trường hợp nào, thì blog, nơi chứng kiến các cuộc đồng khởi của các độc giả vốn thầm lặng, vẫn là một diễn tập tốt, từ đó, chúng ta hy vọng nhìn thấy sự hình thành và phát triển của một thứ văn hoá dân chủ, vốn là một trong những điều chúng ta cần nhất hiện nay. Và mai sau nữa. Nhìn vấn đề như thế, chúng ta cũng sẽ thấy dễ hiểu là tại sao chính quyền, các chính quyền độc tài, lại sợ các blog...

Một dân tộc vô cảm  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Đất nước phát triển, người giàu càng giàu và người nghèo càng nghèo ư? Mặc kệ! Giao thông ngày nào cũng tắc nghẽn ư? Mặc kệ! Tham nhũng tràn lan ư? Mặc kệ! Giáo dục càng lúc càng đi xuống ư? Mặc kệ! Nạn bạo động càng ngày càng hoành hành trong học đường ư? Mặc kệ! Môi trường càng ngày càng ô nhiễm ư? Mặc kệ! Trung Quốc đánh chìm tàu đánh cá Việt Nam ư? Mặc kệ! Giới lãnh đạo ngu dốt và độc tài ư? Mặc kệ! — Tại sao một dân tộc vốn thường xuyên tự hào là yêu nước mà một lúc nào đó bỗng dưng đâm ra thờ ơ dửng dưng một cách lạ lùng như thế?...

Tự do ngôn luận  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Không ai có thể nói là Việt Nam đã có tự do ngôn luận. Người Việt Nam biết rõ điều đó. Cả thế giới cũng biết rõ điều đó. Kết quả các cuộc điều tra về nhân quyền trên thế giới đều ghi nhận: Việt Nam không hề có tự do ngôn luận...

Nguyễn Quốc Chánh, nhà thơ từ chối kiểm duyệt  (đối thoại) 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nguyễn Quốc Chánh, nhà thơ hiện đang sống tại Sài Gòn, một trong những người đi tiên phong trong việc quyết định từ chối kiểm duyệt để tự xuất bản và tự phát hành tác phẩm của mình... Đi trước nhà xuất bản Giấy Vụn và Cửa là Nguyễn Quốc Chánh với tập thơ Của căn cước ẩn dụ vào năm 2001. Nếu bạn chưa đọc tập thơ thì, tôi nghĩ, ít nhất bạn cũng nên đọc “Lời nói đầu” trong tập thơ ấy. Đó là một bài viết hay. Hay một cách mạnh mẽ và hùng hồn như một thứ tuyên ngôn của người cầm bút...

Ðọc tác phẩm cuối cùng của Võ Phiến  (tiểu luận / nhận định) 
... Văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ. Mỗi ngôn ngữ là một cái ngục. Ngôn ngữ nhỏ như tiếng Việt lại càng là một cái ngục, một cái ngục hết sức “cô liêu” vì khuất cách với thế giới bên ngoài. Mà ngay ở những ngôn ngữ lớn hơn, nhiều người biết hơn, người viết cũng không thoát được sự cô liêu. Người ta có thể xem tranh hay nghe nhạc tập thể, ở đó, hoạ sĩ và nhạc sĩ, nhất là nhạc sĩ, có thể tận mắt nhìn thấy sự ngây ngất của giới thưởng ngoạn. Còn văn học? Đọc, bao giờ người ta cũng đọc một mình, một cách thầm lặng, ngoài tầm nhìn của tác giả. Do đó, tác giả bao giờ cũng cô đơn. Chính vì vậy, Võ Phiến tự hỏi: “Cầm bút là cầm cái bất hạnh?”... (...)

Nên hay không nên xuất bản sách trong nước?  (tiểu luận / nhận định) 
... Liệu, để đến với độc giả trong nước, chúng ta — giới cầm bút ở hải ngoại — có cần thiết phải thoả hiệp với bạo quyền và chịu đựng những sự cắt bỏ hay sửa đổi nhiều lúc làm thay đổi hẳn phong cách hay tư tưởng của mình hay không? Theo tôi, là không. Vì nhiều lý do. Trước hết, vì sự tự trọng. Sau nữa, vì không cần thiết. Người ta có thể đến với độc giả trong nước bằng nhiều cách khác nhau, không nhất thiết phải chui qua cái rọ kiểm duyệt... (...)

Trần Quốc Toản bị bắt  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nghe tin quân Nguyên vượt qua biên giới tấn công Việt Nam, chiếm hết đảo này sang đảo khác, lòng Hoài văn hầu Trần Quốc Toản nóng như lửa đốt. Khi biết tin vua triệu tập cuộc hội nghị ở Bình Than, chưa kịp ăn uống gì cả, Trần Quốc Toản chụp lấy trái cam trên bàn rồi nhảy lên ngựa phóng như bay đến dự...

Giáo dục: Đạo đức trí thức  (đối thoại) 
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Theo tôi, điều đáng lo ngại nhất chính là ở chỗ “bất chấp liêm sỉ” ấy. Ăn cắp thì ở đâu cũng có. Nhưng, bình thường, bọn ăn cắp thường bị xã hội khinh miệt, do đó, ít nhiều cảm thấy xấu hổ; cũng do đó, bao giờ cũng có vẻ lén lén lút lút. Ở đây, ngược lại, những người ăn cắp lại không có vẻ gì thẹn thùng cả. Nó cho thấy có sự xói mòn về phương diện đạo đức, đặc biệt, đạo đức trí thức...

Nghĩ về viết lách: Tín ngưỡng và thơ  (tiểu luận / nhận định) 
... Thơ, tự bản chất, cũng là một thứ tín ngưỡng: Đó là thứ tiếng nói của niềm tin và của sự say mê. Hãy nhìn các thi sĩ thực sự và những người tu hành thực sự: Họ đều giống nhau, nói như Vũ Hoàng Chương, trong một câu thơ thật đẹp, trong bài “Nguyện cầu”: “Cao xanh liều một cánh tay níu trời”... (...)

“Không ai có thể xoá”  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đã hơn hai năm trôi qua, ấn tượng của các cuộc biểu tình ấy vẫn còn đọng lại sâu đậm trong lòng nhiều người. Mà làm sao có thể quên được chứ? Nỗi nhục bị lấn chiếm còn đó, làm sao quên được? Nỗi nhục nhìn thấy chính quyền khiếp sợ trước ngoại bang, làm sao quên được? Nỗi cay đắng khi nhìn thấy những người yêu nước, muốn bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ lại bị chính chính phủ của mình ra tay áp bức, làm sao quên được?...

Một bài thơ cho Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi thích nhất là thái độ của nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt. Trong bài “Tôi biết ơn những người vấp ngã”, ông đưa ra một cái nhìn nhân hậu và nhân bản, bày tỏ sự trân trọng đối với những người từng dũng cảm lên tiếng chống lại tội ác ngay cả những khi họ bị vấp ngã...

Đọc thơ là... đọc... thơ  (tiểu luận / nhận định) 
... Nhưng tâm tư không phải là một cõi riêng. Ngay chính tâm tư của con người cũng là một sản phẩm của xã hội. Tâm tư nào cũng đầy chữ. Mà chữ thuộc về đám đông. Những âm vang mà bài thơ khuấy động trong tâm tư thực chất là cuộc hoà tấu của văn hoá và thời đại. Đọc thơ, do đó, là tương tác với cả thời đại. Đã có nhiều người nói: Mỗi thời có một cách viết khác nhau. Theo tôi, cũng đúng sự thật nữa, nếu nói: Mỗi thời có một cách đọc khác nhau. Có tuổi-thời-đại của bút pháp. Cũng có cả tuổi-thời-đại của phê bình. Người đọc cũng bị những hạn chế lịch sử không thua kém gì người cầm bút. Để thoát khỏi hạn chế của lịch sử, ở đâu cũng cần tài năng và dũng cảm, do đó, tính tiên phong hay tiền vệ không phải chỉ có, và cần có, ở sáng tác mà còn cả trong việc đọc nữa... (...)

Viết và đọc  (tiểu luận / nhận định) 
... Cứ mỗi lần cầm cuốn sách nào lên mà đọc vài ba trang vẫn không hiểu gì cả, tôi bỗng mừng, nhủ thầm: Chưa biết nó hay hay dở thế nào, ít nhất nó cũng đáng đọc! Đáng đọc vì chỉ những tác phẩm như thế mới làm cho mình giàu hơn mà thôi... (...)

Mạng hoá: một cuộc cách mạng thầm lặng trong văn học  (tiểu luận / nhận định) 
... Có thể nói, từ góc độ lý thuyết cũng như từ góc độ thực tiễn sáng tác, hình thức văn bản trên mạng vừa là một quá trình tiến hoá lại vừa là một cuộc cách mạng của nền văn học hậu hiện đại. Là một sự tiến hoá, văn học trên mạng, trên nguyên tắc, vẫn là những văn bản mang tính văn học, là những văn bản văn học. Là một cuộc cách mạng, văn học trên mạng không những làm thay đổi quan hệ giữa độc giả với văn bản hay quan hệ giữa tác giả với văn bản, giữa tác giả với độc giả, mà còn có khả năng làm đảo lộn mọi điển phạm, mọi mô thức và mọi ước lệ văn học hiện có, hay nói như George Landow, nó “lật đổ mọi đẳng cấp trong vị thế và quyền lực” của văn học truyền thống. Quan trọng nhất, nó có khả năng làm thay đổi cách chúng ta đọc cũng như cách chúng ta viết. Nghĩa là, nói một cách tóm tắt, nó sẽ dần dần làm thay đổi toàn bộ những gì chúng ta gọi là văn học... (...)

Ăn với bạn Tây, thật ngại  (truyện / tuỳ bút) 
Không biết các bạn thì như thế nào chứ tôi, mặc dù sống ở ngoại quốc khá lâu và có bạn người ngoại quốc cũng không ít, lại rất ngại rủ bạn bè ngoại quốc đi ăn, nhất là ăn thức ăn Việt Nam. Nghe, dễ tưởng là kỳ quặc. Muốn giới thiệu văn hoá Việt Nam thì còn gì hay cho bằng giới thiệu văn hoá ẩm thực của dân tộc? Nghĩ lại xem, đối với phần lớn người ngoại quốc, Việt Nam có gì khác ngoài chiến tranh và ăn uống?... (...)

Kinh nghiệm viết văn: Cần nhất là biết gây ấn tượng  (tiểu luận / nhận định) 
... Văn chương không phải là những gì được viết ra. Văn chương là những gì còn lại. Chỉ có bài viết hay những câu văn nổi bật lên giữa vô số những bài viết hay những câu văn khác, có khả năng đánh động được vào tâm thức của người đọc và trở thành một ám ảnh thẩm mỹ trong một thời gian dài mới thực sự là văn chương. Bởi vậy, tôi tin, nghệ thuật viết văn thực chất, hay, nếu không, trước hết, là nghệ thuật gây ấn tượng... (...)

Miếng ăn trong văn hoá Việt Nam  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ] ... Có những dân tộc bị ám ảnh triền miên bởi những vấn đề siêu hình, nhờ đó tôn giáo và triết học, đặc biệt siêu hình học, phát triển rực rỡ. Có những dân tộc khác bị ám ảnh bởi kỹ thuật, hết cày cục sáng chế cái này thì lại cày cục sáng chế cái khác, máy móc mới ra đời dồn dập, nhờ thế, họ tiến bộ không ngừng. Còn dân tộc Việt Nam? Hình như chỉ có một ám ảnh lớn: Ăn...

Kinh nghiệm viết văn: Viết và lách  (tiểu luận / nhận định) 
... Không đọc kỹ và không học kỹ di sản văn học của tiền bối, người ta sẽ không có nền tảng văn học và văn hoá để sáng tác. Nhưng đó chỉ là một giai đoạn, giai đoạn đầu tiên và tự phát. Để sáng tạo, người ta cần vươn tới một giai đoạn khác: chống lại các bậc tiền bối của mình. Chống, phần nhiều, là lách. Ý tưởng này đã có người viết rồi ư? Thì mình lách đi. Cách viết này đã có người sử dụng rồi ư? Thì mình lách đi. Giọng điệu này đã thấp thoáng ở ai đó rồi ư? Thì mình lại lách đi... (...)

Đi và viết  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Đi nhiều. Thấy nhiều. Biết nhiều. Nhưng liệu chúng ta có hiểu sâu và viết hay hơn những người thời trước? Đó mới là vấn đề. Lại là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng mà mỗi người cầm bút phải tự trả lời. Không ai trả lời thế cho ai được cả...

Nghĩ về viết lách: Phê bình văn học và văn hoá  (tiểu luận / nhận định) 
... Làm nhà phê bình văn học không khó. Làm nhà phê bình văn học có tầm văn hoá mới khó: nó đòi hỏi năng lực tổng hợp và nhất là khái quát hoá để vượt lên trên những cái cụ thể, kể cả những cái đẹp cụ thể. Làm nhà phê bình văn hoá cũng không khó. Làm nhà phê bình văn hoá có tầm văn học mới khó: nó đòi hỏi sự nhạy bén và tài hoa của một nghệ sĩ bên cạnh sự uyên bác và khả năng phân tích bắt buộc phải có của một học giả khi viết phê bình... (...)

Phân quý hơn vàng  (đối thoại) 
[MỸ THUẬT] ... Theo Manzoni, bất cứ thứ gì, kể cả những vật dụng thông thường trong đời sống hàng ngày, cũng có thể trở thành nghệ thuật khi bàn tay người nghệ sĩ chạm vào. “Cứt của người nghệ sĩ” là một trong những ví dụ cực đoan nhất: người nghệ sĩ biến chính chất thải trong cơ thể của mình để tạo thành một tác phẩm nghệ thuật...

Nghĩ về viết lách: Phê bình cần có chủ kiến  (tiểu luận / nhận định) 
Để viết phê bình, cần có nhiều điều kiện. Kiến thức. Óc phán đoán. Sự nhạy bén trong nghệ thuật. Khả năng diễn đạt. Và, đến trình độ nào đó, cần thêm một điều kiện khác nữa: chủ kiến... (...)

Một truyện ngắn lạ và hay: ‘Lạc thú ẩm thực’  (tiểu luận / nhận định) 
... Trong văn bản, từ đầu đến cuối, hoàn toàn không có chủ ngữ. Kẻ bị giết cũng không có tên tuổi gì cả. Chỉ là “con người”. “Con người” có thể là một cá nhân nhưng cũng có thể là nhân loại hay nhân tính nói chung. Câu chuyện, do đó, không phải chỉ là quá trình thi hành một bản án tử hình đâu đó. Nó mở ra một tầm nhìn rộng lớn hơn nhiều, về những hiện tượng “ăn thịt người” trong lịch sử — theo cách nói của Lỗ Tấn —, chẳng hạn... (...)

“Nếu không viết, chắc đứt gân máu chết”  (phỏng vấn) 
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Tôi xác tín về một dòng văn học phản kháng đang có mặt ở Việt Nam. Điều quan trọng nhất mà dòng văn học ấy mang lại chính là việc nó xác lập khuôn mặt văn học Việt Nam đương đại. Không dừng lại ở một thái độ chính trị, mà nó đang là dòng văn học chủ lưu với tất cả mọi nỗ lực làm mới văn chương Việt bằng một ý thức mạnh mẽ của tự do sáng tạo... (...)

Nguyễn Viện đâm sừng vào bóng tối  (tiểu luận / nhận định) 
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Trong giới viết văn xuôi tại Việt Nam hiện nay, không có người nào tàn phá thể truyện một cách mạnh mẽ và quyết liệt cho bằng Nguyễn Viện. Tàn phá? Đúng, tàn phá... (...)

Sao bỗng dưng họ lại hèn vậy?  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Hình như chưa bao giờ trí thức Việt Nam, trong và ngoài nước, lại đồng ý với nhau như thế! Hình như mọi người đều đồng thanh: Giới lãnh đạo Việt Nam hèn! Riêng tôi, tôi không ngớt ngạc nhiên: Sao tự dưng họ lại đâm hèn đến vậy?...

Viết blog  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Vừa là nhật ký vừa là tờ báo lại vừa là diễn đàn, bản chất của blog là một thể loại hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử nhân loại. Nó là một sự tổng hợp. Mà tổng hợp cũng có nghĩa là xoá nhoà ranh giới...

Nhắc đến rượu, nhớ bạn  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Tôi thấy rõ ràng là, dưới ánh trăng vằng vặc, mình bước qua khỏi khung cửa, đi qua hiên, bước xuống bậc tam cấp, xuống sân, đi hết khoảng sân rộng, đến lùm cây rậm; và đứng dưới lùm cây, tôi kéo quần xuống... Đang tè, một tên sinh viên chạy ra, kề tai tôi, giọng hốt hoảng: “Thầy! Đi ra xa xa chút chứ sao lại đứng trước hiên nhà người ta đái vậy!” Vừa nói nó vừa đẩy tôi ra xa... Sau lần đó, tôi tởn...

Từ nhà phê bình đến một blogger  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Nhiều người tiên đoán chính các blog sẽ là tên sát thủ của tất cả các tờ báo. Không phải ai cũng đồng ý. Nhưng có một sự thật: gần đây, số lượng các tờ báo phải bị đóng cửa hoặc đang sống ngắc ngoải khá nhiều. Kẻ thù chính là internet. Trong internet, kẻ thù chính là các blog...

Sao vội thế hả anh Võ Đình?  (truyện / tuỳ bút) 
[TƯỞNG NIỆM VÕ ĐÌNH (1933-2009)] ... Trong văn giới Việt Nam ở hải ngoại, đặc biệt, thuộc thế hệ trưởng thành và cầm bút trước năm 1975, tôi đánh giá cao Võ Đình. Tôi xem ông là một trong những cây bút tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam ở hải ngoại sau năm 1975... (...)

Võ Đình, lý lịch trích ngang  (tư liệu / biên khảo) 
[TƯỞNG NIỆM VÕ ĐÌNH (1933-2009)] Là một tên tuổi lớn của văn học và hội hoạ Việt Nam hải ngoại, nhưng tiểu sử của Võ Đình vốn được đăng trên một số tuyển tập và bìa sách của riêng ông, lại khá sơ lược. Ở đâu cũng có vài chi tiết khá giống nhau: Tên thật: Võ Đình Mai; năm sinh: 1933; chánh quán: Thừa Thiên; du học tại Pháp: từ thập niên 1950; định cư tại Mỹ: từ đầu thập niên 1960; triển lãm cá nhân: hơn 40 lần; tác phẩm sáng tác, dịch thuật và minh hoạ: cũng khoảng 40. Đại khái thế... (...)

Ðọc Võ Ðình  (tiểu luận / nhận định) 
[TƯỞNG NIỆM VÕ ĐÌNH (1933-2009)] ... Ở Việt Nam, Võ Đình không phải là người duy nhất sử dụng kỹ thuật hiện thực thần kỳ nhưng không chừng ông là người đầu tiên: truyện “Xứ Sấm Sét” của ông được sáng tác từ năm 1978... (...)

Lại không được nhập cảnh Việt Nam  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi ngạc nhiên: “Nhưng tôi có visa vào Việt Nam mà?” Lúc ấy, một trong bốn, năm tên công an đứng chung quanh mới lên tiếng: “Nhưng nhà nước Việt Nam không hoan nghênh anh vào Việt Nam.” Tôi lặp lại câu nói vừa rồi: “Nhưng tôi đã được Toà Đại Sứ Việt Nam tại Úc cấp visa nhập cảnh vào Việt Nam rồi mà!” Viên công an ấy lại lặp lại câu nói vừa rồi: “Nhưng nhà nước không hoan nghênh việc nhập cảnh của anh.” Tôi ngạc nhiên thực sự: “Nếu vậy, tại sao Toà Đại Sứ Việt Nam ở Úc lại cấp giấy nhập cảnh cho tôi?” Viên công an ấy đáp: “Chuyện ấy thì anh về hỏi lại Toà Đại Sứ ở Úc.” ...

Đọc lại Phạm Công Thiện  (tiểu luận / nhận định) 
... Không ít người vẫn cho văn của Phạm Công Thiện là tối tăm. Tôi nghĩ ngược lại. Vấn đề không chừng là ở cách đọc. Có thể vận dụng kinh nghiệm đọc Kafka của Phạm Công Thiện vào việc đọc chính Phạm Công Thiện: “Một thi sĩ đọc tác phẩm của Kafka sẽ hiểu gấp ngàn lần hơn một triết gia, học giả hay nhà phê bình.” ... (...)

Chủ nghĩa hậu hiện đại — Những mảnh nghĩ rời  (tiểu luận / nhận định) 
[50 mảnh nghĩ rời về chủ nghĩa hậu hiện đại] ... Lịch sử văn học, ở một khía cạnh nào đó, có thể nói là lịch sử các định nghĩa về văn học. Tổng số các định nghĩa ấy càng nhiều và càng đa dạng, diện tích của văn học càng rộng. Diện tích văn học càng rộng, sự phủ định nó càng gặp nhiều thử thách: Đó là những thử thách đáng mơ ước của chủ nghĩa hậu hiện đại... (...)

Chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa tiền vệ  (tiểu luận / nhận định) 
... Chủ nghĩa tiền vệ tự nó chết khi nó chiến thắng: khi những bước khai phá của tiền vệ trở thành lối mòn, nó không còn là tiền vệ nữa: nó trở thành lịch sử: nếu hay, nó trở thành cổ điển; nếu dở, nó trở thành giai thoại; nếu không hay không dở nhưng gây được nhiều ảnh hưởng, nó trở thành một dấu mốc, một điểm phân thuỷ (watershed) trong tiến trình phát triển của văn học nghệ thuật; nếu không hay không dở nhưng đủ gây chú ý trong dư luận, nó trở thành một hiện tượng... (...)

Chủ nghĩa hậu hiện đại và những cái (cần) chết trong văn học Việt Nam [bản mới]  (tiểu luận / nhận định) 
... Có nhiều cách tiếp cận chủ nghĩa hậu hiện đại. Trong bài này, tôi chọn cách tiếp cận từ một góc độ: những cái chết. Và cũng chỉ giới hạn ở vài cái chết chính trực tiếp liên quan đến văn học: cái chết của chân lý, cái chết của đại tự sự, cái chết của hiện thực, và cuối cùng, cái chết của các điển phạm và những thiết chế gắn liền với các điển phạm ấy. (...)

Tính lai ghép trong văn học Việt Nam  (tiểu luận / nhận định) 
... Trong bài viết này, sau khi phân tích nội hàm khái niệm tính lai ghép, tôi muốn chứng minh hai điều: một, tính lai ghép là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của văn hoá và văn học Việt Nam; và hai, tương lai của văn hoá và văn học Việt Nam cũng đều nằm ở tính lai ghép... (...)

Toàn cầu hoá và văn học Việt Nam  (tiểu luận / nhận định) 
... giữa chủ nghĩa hậu hiện đại và toàn cầu hoá có quan hệ hỗ tương rất rõ: nhờ toàn cầu hoá, người dân (kể cả người cầm bút, dĩ nhiên) sống trong các nước nghèo và kém phát triển, chưa hoàn tất tiến trình hiện đại hoá, có thể trải nghiệm, từ đó, thử nghiệm chủ nghĩa hậu hiện đại; ngược lại, với tâm thế hậu hiện đại vốn chủ trương phi tâm hoá, nghi ngờ mọi đại tự sự và đề cao vị trí ngoại biên, người ta sẽ tự tin hơn khi đối diện với toàn cầu hoá và sẽ biết cách tận dụng những hương sắc phương xa do làn sóng toàn cầu hoá mang tới để làm giàu và làm đẹp cho chính mình. Khi làm giàu và đẹp cho mình, người ta cũng tự biết: qua đó, thế giới sẽ giàu và đẹp hơn... (...)

Giải lãnh thổ hoá trong văn học Việt Nam  (tiểu luận / nhận định) 
... phép mầu lớn nhất của đảng Cộng sản trong lãnh vực văn học nghệ thuật là: họ chạm bàn tay lãnh đạo của họ vào đâu, ở đó đều bị biến thành rác rưởi. Cũng có cái hay: đối diện với nguy cơ “rác hoá” ấy, những người cầm bút tài hoa và can đảm nhất không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đi hẳn vào dòng văn học nhỏ/phụ, đi thật xa vào con đường giải lãnh thổ hoá để trở thành những kẻ lưu vong, có khi ngay trên đất nước của mình... (...)

Nhà văn... không là ai?  (tiểu luận / nhận định) 
... Dù là ai đi nữa thì nhà văn, ít nhất là lúc cầm bút làm văn chương, nhất định không phải là một nhà báo, một cán bộ, một nhà chính trị, một nhân viên xã hội hay một nhà giáo... (...)

Văn hoá tục (bản mới)  (tiểu luận / nhận định) 
... không phải lối văng tục nào cũng là cách mạng cả, nhưng một người đọc thận trọng, tinh tế và... khôn ngoan không bao giờ cho phép mình xem chuyện tục, nhất là chuyện tục trong văn học, lúc nào cũng chỉ là chuyện tục. Xem như thế, người ta vừa không hiểu gì về bản chất của cái tục và văn hoá tục vừa có nguy cơ chỉ dừng lại ở bờ đạo đức và xã hội học chứ chưa bước sang bên kia bờ... văn học, nơi không chừng có cái gọi là mỹ học của cái tục... (...)

Những cực đoan đầy thi tính  (sổ tay) 
... Cây: chặt hết. Hoa: bứng hết. Cỏ: nhổ sạch hết. Tất cả những gì thường được người đời xem là đẹp và là thơ mộng: bỏ hết. Không thương tiếc. Chỉ giữ lại những gì thô nhất, cứng nhất, đơn giản nhất, trần trụi nhất: đá và cát... (...)

Một số nhà thơ ở Úc  (tiểu luận / nhận định) 
Ở Úc hiện nay có khoảng trên 250,000 người Việt sinh sống. Trong số đó, có bao nhiêu người làm thơ? Chịu! Nếu chỉ căn cứ trên việc xuất hiện trên các tạp chí văn học tương đối có uy tín, con số ấy có thể thắt lại khoảng trên dưới mười người. Trong bài này, tôi xin thử giới thiệu năm người thuộc nhiều thế hệ khác nhau... (...)

Bùi Giáng, tận cùng chủ nghĩa hư vô  (tiểu luận / nhận định) 
... Trong văn học Việt Nam, hình như chưa có ai đi đến tận cùng chủ nghĩa hư vô như Bùi Giáng. Ở khía cạnh này, có thể nói Bùi Giáng là nhà thơ tiêu biểu nhất của thời kỳ chiến tranh lạnh, lúc mọi niềm tin đều bị sụp đổ... (...)

Thư của các nhà văn  (tiểu luận / nhận định) 
Mới đây, trong lúc lục đống giấy tờ cũ để tìm tài liệu cho một bài viết mới, tôi tình cờ đọc lại mấy bức thư của nhà văn Mai Thảo (1927-1998) gửi cho tôi. Mai Thảo mất chưa tới mười năm. Vậy mà những bức thư ấy, dù được giữ gìn khá cẩn thận, giấy đã bắt đầu ố và một số nét chữ đã bắt đầu bị phai hay nhoè đi rồi... (...)

Đi tìm Võ Phiến  (tiểu luận / nhận định) 
Đi tìm nhà văn Võ Phiến, tôi bắt gặp một nhà tuỳ bút. Đi tìm nhà tuỳ bút Võ Phiến, tôi bắt gặp một nhà nghiên cứu... (...)

Email muộn gửi Diễm Châu  (tiểu luận / nhận định) 
[TƯỞNG NIỆM DIỄM CHÂU (1937-2006)] ... Bài này, như một email muộn gửi anh, chỉ để nói với anh điều này: tôi cảm thấy thật gần gũi với anh ở lòng yêu thơ hầu như vô hạn; tôi khâm phục sức đọc của anh; tôi kính nể thái độ can đảm của anh khi một mình lặng lẽ đi trên một lối riêng khá cô quạnh trong văn học; và tôi ngưỡng mộ anh, trước hết, trong tư cách một dịch giả, người có công mang cả một thế giới thơ bao la đến với độc giả Việt Nam... (...)

VÕ PHIẾN (9/9): Chương 7: Một niềm trăn trở không nguôi  (tiểu luận / nhận định) 
Trên cả hai phương diện nhận thức cũng như sáng tác, Võ Phiến chưa phải là một nhà hậu hiện đại chủ nghĩa hẳn. Ông nhìn, ông phân tích, ông lý giải xã hội hậu hiện đại bằng cặp mắt của một người được giáo dục, đã trưởng thành trong khí quyển của nền văn hoá hiện đại chủ nghĩa... (...)

VÕ PHIẾN (8/9): Chương 6: Người viết truyện  (tiểu luận / nhận định) 
Có thể nói, yếu tố thành công nhất trong các truyện dài, truyện ngắn của Võ Phiến là nhân vật; đặc điểm nổi bật của Võ Phiến, so với các nhà văn Việt Nam hiện đại khác cũng là ở nghệ thuật khắc hoạ nhân vật... (...)

VÕ PHIẾN (7/9): Chương 5: Nhà tuỳ bút  (tiểu luận / nhận định) 
Nếu có người từng nói đến cái mỹ học hoài cựu của Nguyễn Tuân, chúng ta cũng có thể nói đến cái mỹ học lịch sử của Võ Phiến... (...)

VÕ PHIẾN (6/9): Chương 4: Nhà tạp luận  (tiểu luận / nhận định) 
Tạp luận của Võ Phiến là cái phần ý thức lắng đọng, cái phần tự giác sâu thẳm của xã hội Việt Nam, lịch sử Việt Nam trong thời kỳ đầy giông bão vừa qua... (...)

VÕ PHIẾN (5/9): Chương 3: Nhà phê bình văn học  (tiểu luận / nhận định) 
... Sự nghiệp của Võ Phiến, trước năm 1975, chủ yếu là sự nghiệp của một nhà văn; sau năm 1975, chủ yếu là sự nghiệp của một nhà phê bình... (...)

VÕ PHIẾN (4/9): Chương 2: Nhà lý luận văn học  (tiểu luận / nhận định) 
Võ Phiến là một trong vài nhà văn Việt Nam bàn về văn học nhiều nhất... (...)

VÕ PHIẾN (3/9): Chương 1: Một phong cách  (tiểu luận / nhận định) 
Điều tôi thú nhất khi đọc Võ Phiến là có cảm tưởng không phải đang đọc sách mà là đang nghe ông trò chuyện... (...)

VÕ PHIẾN (2/9): Vài ghi chú về tiểu sử  (tiểu luận / nhận định) 
Thuở mới rời Việt Nam, tị nạn sang Hoa Kỳ, dường như tâm hồn của Võ Phiến, cũng như nhiều, nếu không nói là hầu hết những người Việt Nam di tản khác, bị khủng hoảng trầm trọng. Ông ngỡ mình sẽ vĩnh viễn xa rời ngòi bút. Thế nhưng... (...)

VÕ PHIẾN (1/9): Dẫn nhập  (tiểu luận / nhận định) 
... Một nhà văn lớn không những lớn mà còn giàu vô tận; mà không những giàu, họ còn có thể san sẻ sự giàu có của mình cho nhà phê bình: viết về họ thật thích, ngỡ như không bao giờ hết chuyện... (...)

Nhớ Lê Thành Nhơn (1940-2002)  (truyện / tuỳ bút) 
Hôm nay là ngày giỗ thứ tư của Lê Thành Nhơn, một trong những hoạ sĩ và điêu khắc gia lớn nhất của Việt Nam định cư tại Úc sau năm 1975. Anh vĩnh viễn ra đi ngày 4 tháng 11 năm 2002... (...)

Lưu vong như một phạm trù mỹ học  (tiểu luận / nhận định) 
Không thuộc quê mới mà cũng không thuộc về quê cũ, vậy, không gian thực sự của người lưu vong là ở đâu? Ở giữa. Giữa các quốc gia và các nền văn hoá. Giữa đây và đó. Giữa quá khứ và hiện tại... (...)

Huyền thoại về một nước thơ (hay: Khi Mã Giám Sinh yêu Thuý Kiều)  (tiểu luận / nhận định) 
Hiện nay, có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với văn học thế giới, chúng ta, khiêm tốn hơn, không còn huênh hoang cho thơ Việt Nam hơn hay bằng ai cả, duy niềm tự hào về lòng yêu thơ của người Việt thì không hề giảm sút chút nào. Đây đó, trên báo chí hay trong các câu chuyện phiếm hàng ngày, chúng ta vẫn thường lặp lại lời nói của Ngô Thì Nhậm: Việt Nam là một nước thơ. Và thêm: mỗi người Việt Nam là một thi sĩ... (...)

Văn bản và liên văn bản  (tiểu luận / nhận định) 
Văn bản và liên văn bản là hai trong số những khái niệm quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong các lý thuyết văn học thế giới trong suốt thế kỷ 20 và những năm đầu tiên của thế kỷ 21... (...)

Chủ nghĩa “mình-thì-khác”  (tiểu luận / nhận định) 
Khi bị chính trị hoá, ảnh hưởng của các cuộc vận động văn hoá, nếu có, cũng chỉ giới hạn chủ yếu trong phạm vi chính trị. Không có gì lạ khi, trong lãnh vực học thuật, cái đống sách báo viết về đề tài văn hoá đã được xuất bản từ trước đến nay ít khi mang lại điều gì thật mới mẻ. Có khi, ngược lại: chúng chỉ củng cố thêm những định kiến vốn được nảy sinh và nuôi dưỡng trong bầu khí quyển hậu thực dân ở nước ta, những định kiến, một mặt, giúp chúng ta kháng cự lại được mọi âm mưu đồng hoá của ngoại bang, nhưng mặt khác, lại làm chúng ta quanh quẩn mãi trong những mảnh “ao nhà” tù đọng và đục ngầu của truyền thống... (...)

Vu vơ về việc viết văn (36): Đừng viết “cho vừa lòng nhau”  (tiểu luận / nhận định) 
Với tôi, việc cầm bút tuyệt đối không phải là việc "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"; với tôi, những bài viết được mọi người cùng thời đồng ý và đồng thuận một cách dễ dàng, ngay tức khắc, thường có rất ít lý do để tồn tại... (...)

Vu vơ về việc viết văn (35): Những nhà phê bình giả  (tiểu luận / nhận định) 
Nhà phê bình sẽ trở thành một kẻ lừa đảo hoặc ngu muội nếu chỉ chăm chắm tung hô những thành tựu giả; trở thành kẻ ba phải, hoặc thậm chí, một tên xu nịnh, nếu... (...)

Vu vơ về việc viết văn (34): May mắn của các cây bút hải ngoại  (tiểu luận / nhận định) 
Theo tôi, giới cầm bút ở hải ngoại hiện nay có một điều may mắn hiếm có mà chúng ta không thể không tận dụng để ít nhất, được nói thực và nói thẳng những gì mình nghĩ... (...)

Vu vơ về việc viết văn (33): Nội chiến  (tiểu luận / nhận định) 
Văn hoá là cái làm cho những gì vốn thuộc về lịch sử có khả năng trở thành thời sự. Cuộc đấu tranh lớn nhất của những người cầm bút thuộc Thế giới Thứ Ba, không riêng gì Việt Nam, là cuộc đấu tranh liên lỉ với cái bóng của quá khứ không ngừng lởn vởn trước mặt... (...)

Vu vơ về việc viết văn (32): Vấn đề văn hoá  (tiểu luận / nhận định) 
Hình như những nguyên nhân đích thực khiến văn học Việt Nam lâu nay cứ bị bế tắc mãi không phải chỉ là vấn đề chính trị mà là, nếu không muốn nói chủ yếu còn là, vấn đề lịch sử và vấn đề văn hoá... (...)

Vu vơ về việc viết văn (31): Những kẻ cực đoan  (tiểu luận / nhận định) 
Không phải những người hô hào đổi mới mà chính những người bảo thủ mới là những kẻ cực đoan. Cực đoan vì (...)

Không được nhập cảnh vào Việt Nam!  (sổ tay) 
... “Tôi xin thông báo cho anh biết là chúng tôi được lệnh không cho anh nhập cảnh vào Việt Nam.” Tôi sửng sốt: “Cái gì? Tôi không được vào Việt Nam?”... (...)

Vu vơ về việc viết văn (30): Sợ hay không sợ?  (tiểu luận / nhận định) 
Một số bạn văn và bạn đọc thỉnh thoảng, đây đó, nêu lên nhận xét là, khi viết, hình như tôi không kiêng sợ điều gì cả. Có lẽ không đúng hẳn... (...)

Vu vơ về việc viết văn (29): Viết, tự thú và tự sinh  (tiểu luận / nhận định) 
Công việc viết văn bao giờ cũng đong đưa giữa hai cực: tự thú và tự sinh. Thoạt đầu, động tác viết văn nào cũng có vẻ như tự thú, tự bộc lộ chính mình. Nhưng... (...)

Vu vơ về việc viết văn (28): Tình thế oái oăm của người cầm bút  (tiểu luận / nhận định) 
Trong sân chơi ngôn ngữ, người cầm bút thường ở trong những tình thế oái oăm: Nhiệm vụ không thể tránh được của hắn là vừa phải sử dụng ngôn ngữ có sẵn của xã hội lại vừa phải làm mới cái ngôn ngữ đó; vừa tiếp nhận ngôn ngữ như một tài sản chung lại vừa phải tìm cách in cái dấu ấn của riêng mình lên cái ngôn ngữ đó... (...)

Vu vơ về việc viết văn (27): Sân chơi ngôn ngữ  (tiểu luận / nhận định) 
... Viết là đi vào sân chơi ngôn ngữ, ở đó, người cầm bút có những quan hệ khác, chịu những luật lệ khác với những quan hệ và những luật lệ trong đời sống xã hội... (...)

Vu vơ về việc viết văn (26): Cái đẹp như mục tiêu tối hậu  (tiểu luận / nhận định) 
[T]rong văn học ta từ trước đến nay thường có những tác giả thật từng trải, với một vốn sống thật giàu và một tấm lòng thật lớn, nhưng cuối cùng lại chỉ sản xuất ra được những tác phẩm thật èo uột. Gặp gỡ và chuyện trò với các nhà văn và nhà thơ Việt Nam, chúng ta dễ bắt gặp một điểm chung: cái họ kể về tác phẩm của họ thường hay hơn chính cái tác phẩm họ đã viết ra... (...)

Vu vơ về việc viết văn (25): Ði và thấy  (tiểu luận / nhận định) 
... [C]húng ta đi, đi đến vô số quốc gia, từ châu Á đến châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, châu Phi, đến tận chân trời góc biển, vậy mà... (...)

Vu vơ về việc viết văn (24): Sở thích  (tiểu luận / nhận định) 
Tôi có bốn sở thích chính: ăn, đọc, làm tình và viết văn... (...)

Vu vơ về việc viết văn (23): Bất an là lành mạnh  (tiểu luận / nhận định) 
Không có bất an thì sẽ không có sáng tạo. Trong sinh hoạt văn học, trái với điều nhiều người có thể tưởng, chính cảm giác bất an mới là dấu hiệu của sự lành mạnh và tích cực... (...)

Vu vơ về việc viết văn (22): Thách đố  (tiểu luận / nhận định) 
Đối với nhà phê bình, điều cần nhất và quan trọng nhất là dám thách đố lại những điều mọi người đều cho là đúng... (...)

Vu vơ về việc viết văn (21): Trách nhiệm của nhà phê bình  (tiểu luận / nhận định) 
Theo tôi, nhà phê bình phải có trách nhiệm với chính hắn trước khi có trách nhiệm với bất cứ ai khác, cho dù đó là một thiên tài lỗi lạc nhất của cả một thời đại hay của một dân tộc. Nhiệm vụ chính của hắn, cũng như của bất cứ một người cầm bút nào, từ một nhà thơ đến một nhà văn, là phải viết cho hay. Càng hay càng tốt. Khi không cảm thấy tự tin là có thể viết hay được thì không viết... (...)

Vu vơ về việc viết văn (20): Các hình thức chính của phê bình  (tiểu luận / nhận định) 
Từ trước đến nay, phê bình văn học Việt Nam thường chỉ có ba hình thức chính: (a) phê bình một tác giả, (b) phê bình một tác phẩm và (c) tổng kết một giai đoạn. Cả ba hình thức ấy đều tập trung vào việc viết và người viết, do đó, trên nguyên tắc, chúng bất cập... (...)

Vu vơ về việc viết văn (19): Phê bình — dân chủ và quyền lực  (tiểu luận / nhận định) 
Xưa, chỉ có người trên mới có quyền phê bình người dưới; làm ngược lại là bất kính và phạm thượng. Nay, bất cứ ai cũng có quyền phê bình; không phải chỉ phê bình người khác mà còn phê bình cả hệ thống mỹ học gắn liền với ý thức hệ đang thống trị trong xã hội... (...)

Vu vơ về việc viết văn (18): Bùi Giáng và ngôn ngữ thơ  (tiểu luận / nhận định) 
... Hoài nghi khả năng "tái hiện hiện thực" của ngôn ngữ, có khi Bùi Giáng bỏ cuộc chơi trong lãnh vực ngữ nghĩa để đuổi bắt một trò chơi ở lãnh vực ngữ âm, với nhịp điệu trầm bổng của các thanh, các âm... (...)

Vu vơ về việc viết văn (17): Tài năng lớn như những kẻ phá hoại lớn  (tiểu luận / nhận định) 
Một tài năng lớn, thực sự lớn, bao giờ cũng là một sự gây hấn lớn, gây hấn với cả lịch sử văn học của dân tộc... (...)

Vu vơ về việc viết văn (16): Lập dị và thời thượng  (tiểu luận / nhận định) 
Phản đối cái mới, giới bảo thủ thường có những luận điệu giống nhau một cách lạ lùng. Với cái mới trong sáng tác, họ vu: lập dị; với cái mới trong lý thuyết, họ vu: thời thượng... (...)

Vu vơ về việc viết văn (15): Liên văn bản  (tiểu luận / nhận định) 
... [C]hính khái niệm liên văn bản làm thay đổi cả cách nhìn về tính điển phạm, từ đó, dẫn đến việc lật đổ các hệ thống giá trị cũ, mở ngỏ cho sự lên ngôi của nhiều luồng văn học vốn, trước đó, bị xem là ngoài lề, thậm chí, hoàn toàn bị quên lãng, như luồng văn học của phụ nữ, của những người đồng tính luyến ái hay của các sắc dân thiểu số, v.v... (...)

Vu vơ về việc viết văn (14): Văn bản  (tiểu luận / nhận định) 
Có thể nói việc phát hiện ra văn bản là phát hiện quan trọng nhất của ngành phê bình văn học thế giới trong nửa đầu thế kỷ 20. Phát hiện này dẫn đến hàng loạt các cuộc tấn công ồ ạt vào truyền thống phê bình cũ từng giữ vai trò thống trị trong thế kỷ 18 và 19... (...)

Vu vơ về việc viết văn (13): Tác phẩm như ngân hàng  (tiểu luận / nhận định) 
Tác phẩm văn học nào càng được phê bình nhiều, nhất là từ những nhà phê bình tài hoa, càng trở thành giàu có... (...)

Vu vơ về việc viết văn (12): Mùi văn  (tiểu luận / nhận định) 
Chân dung trung thực nhất của một người cầm bút là ở tác phẩm. Đến trình độ nào đó, viết cái gì mà người ta lại không ịn cái mặt của mình vào đó. Nếu không phải là nguyên cái mặt thì ít ra cũng là cái mùi... (...)

Vu vơ về việc viết văn (11): Viết văn như đánh võ  (tiểu luận / nhận định) 
... Mỗi câu văn phải đập chát vào một cái gì. Cái gì cũng được, miễn đừng là khoảng không. Trong văn chương, thảm nhất là những cú đánh hụt... (...)

Vu vơ về việc viết văn (10): Cái đẹp của lý thuyết  (tiểu luận / nhận định) 
... Trong thế bổ sung của các lý thuyết, các lý thuyết không “cạnh tranh” nhau ở chuyện đúng hay sai (đúng hay sai so với cái gì? dựa trên tiêu chuẩn nào?) mà chủ yếu ở tính độc đáo của tư tưởng, độ hoàn chỉnh của hệ thống lý luận, ở cái sang cả của tầm nhìn, và ở cái đẹp của trí tuệ toả sáng từ góc nhìn cũng như lấp lánh trên từng cách nhìn... (...)

Vu vơ về việc viết văn (9): Tính hệ thống  (tiểu luận / nhận định) 
... Trong lý thuyết, các luận điểm phải được đẩy đến tận cùng nhưng bao giờ cũng phải giữ được sự nhất quán: tất cả đều phải dựa trên một số tiền đề chung nhất. Tôi cho một trong những khuyết điểm lớn nhất trong sinh hoạt văn học nghệ thuật cũng như văn hoá nói chung của Việt Nam từ xưa đến nay là hiếm khi chúng ta dám đi đến tận cùng bất cứ điều gì... (...)

Vu vơ về việc viết văn (8): Tinh thần phê phán  (tiểu luận / nhận định) 
... Nguyên tắc cơ bản của cách suy nghĩ mang tính phê phán là: không có gì có thể được xem là chân lý trước khi chúng được chứng minh là chân lý. Trong việc chứng minh ấy, người ta chỉ tin cậy vào một điều duy nhất: óc lý luận. Ðiều này có nghĩa là mọi sự suy nghĩ mang tính phê phán đều được bắt đầu bằng ba điều kiện: sự hoài nghi, sự tự tin và khát vọng tìm hiểu sự thật... (...)

Vu vơ về việc viết văn (7): Lý thuyết và khủng hoảng  (tiểu luận / nhận định) 
... Tạo ra khủng hoảng, lý thuyết không bị bắt buộc phải giải quyết khủng hoảng. Có khi, ngược lại, nó còn làm cho cuộc khủng hoảng càng trầm trọng thêm và ý thức về cuộc khủng hoảng ấy càng sâu sắc thêm. Ðến lúc nào đó, tự nó biến thành một sự khủng hoảng: bản thân nó trở thành một vấn đề: từ lý thuyết, nó sinh ra lý thuyết về lý thuyết... (...)

Vu vơ về việc viết văn (6): Lý thuyết và phê bình  (tiểu luận / nhận định) 
Nhìn từ một khía cạnh nào đó, các cuốn sách được xem là thuộc loại “lý luận văn học” ở Việt Nam lâu nay không khác mấy với cuốn Văn học khái luận của Ðặng Thai Mai xuất bản từ đầu thập niên 1940. Giống nhất là ở các vấn đề được quan tâm... (...)

Vu vơ về việc viết văn (5): Lý-luận-phi-lịch-sử  (tiểu luận / nhận định) 
Tôi đọc được, đâu đó, trên báo chí trong nước, cách đây mấy tháng, một nhà phê bình nọ phê phán một số đồng nghiệp của mình về thói hay trích dẫn. Ðọc, tôi ngạc nhiên đến độ ngẩn ngơ... (...)

Vu vơ về việc viết văn (4): Lý-thuyết-phi-lý-luận  (tiểu luận / nhận định) 
Không ít người cầm bút Việt Nam, khi nghĩ đến lý thuyết văn học, thường có một quan niệm đơn giản là nhìn quanh trên thế giới, xem có cái gì thích hợp thì... mượn đỡ... (...)

Vu vơ về việc viết văn (3): Lý thuyết và cẩm nang  (tiểu luận / nhận định) 
Ở Việt Nam, không ít người hay phàn nàn: tại sao phải mất thì giờ và công sức viết về lý thuyết một cách dài dòng, rắc rối, với những thuật ngữ và những chuỗi lý luận phức tạp, thậm chí, mịt mùng mà không cô lại cho thật sắc, thật gọn, trong một vài luận điểm và công thức để ai cũng có thể theo dõi và ứng dụng được?... (...)

Vu vơ về việc viết văn (2): Đổi mới  (tiểu luận / nhận định) 
Một số người, đây đó, hay lên án hoặc dè bĩu những người đổi mới là những kẻ cực đoan. Thật ra, trên nguyên tắc, bất cứ khát vọng đổi mới nào cũng xuất phát từ cái nhìn có tính chất tương đối luận: những người đổi mới là những người bị ám ảnh hơn ai hết sử tính của mọi hiện tượng... (...)

Vu vơ về việc viết văn (1): Xa lộ là tử lộ  (tiểu luận / nhận định) 
... Trong lãnh vực văn học, người dám xông thẳng vào bụi rậm và gai góc để lần mò một lối đi riêng bao giờ cũng có triển vọng đi xa hơn những kẻ khôn ngoan phóng mình theo những lối mòn có sẵn. Trong lãnh vực văn học, xa lộ là tử lộ... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (12): Chủ nghĩa tân duy sử và Chủ nghĩa duy vật văn hoá  (tiểu luận / nhận định) 
... Giống các nhà hiện thực chủ nghĩa, các nhà tân duy sử quan tâm đến mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, nhưng khác các nhà hiện thực chủ nghĩa, họ quan niệm văn học không bắt chước hiện thực mà là hoà giải (mediate) hiện thực... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (11): Chủ nghĩa hậu hiện đại  (tiểu luận / nhận định) 
... Có thể nói chủ nghĩa hậu hiện đại là sự sụp đổ của những cái đơn nhất và toàn trị để nhường chỗ cho những phần mảnh và những yếu tố ngoại biên (margin), là sự khủng hoảng của tính nhất quán và là sự nở rộ của những sự dị biệt, là sự thoái vị của tính hệ thống và sự thăng hoa của tính đa tạp. Một cách vắn tắt, tự bản chất, chủ nghĩa hậu hiện đại là một thứ chủ nghĩa đa nguyên... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (10): Chủ nghĩa hậu thực dân  (tiểu luận / nhận định) 
Lý thuyết hậu thực dân ra đời vào khoảng đầu thập niên 1990, trước hết, từ ảnh hưởng của cuốn Orientalism của Edward W. Said, xuất bản lần đầu năm 1978, trong đó, Said giải mã quan hệ quyền lực giữa phương Ðông và phương Tây qua các hình thức diễn ngôn, chủ yếu qua việc sáng tạo nên khái niệm ‘phương Ðông’ như một “cái Khác” (Other) so với phương Tây... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (9): Thuyết lệch pha  (tiểu luận / nhận định) 
Trong mấy thập niên vừa qua, các lý thuyết gia và học giả thuyết lệch pha (bao gồm cả Ðồng tính nam và đồng tính nữ học) đã có những đóng góp đáng kể trong cả ba lãnh vực. Một, khai quật lại lịch sử trong đó những người đồng tính bị ức chế và áp chế. Hai, phát hiện và phân tích nhiều tác phẩm văn học do những người đồng tính sáng tác trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Và ba, phân tích tính chất bất ổn và bất định trong toàn bộ những cái gọi là bản sắc giới tính hay những quy phạm trong đời sống tình dục của nhân loại... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (8): Nữ quyền luận  (tiểu luận / nhận định) 
Phê bình nữ quyền luận bắt đầu thịnh hành từ cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, một mặt, như một nỗ lực lý thuyết hoá các phong trào tranh đấu cho nữ quyền rầm rộ trong xã hội Tây phương lúc bấy giờ; mặt khác, như một bước phát triển mới những phát hiện táo bạo của hai nhà văn nữ nổi tiếng khá lâu trước đó: Virginia Woolf và đặc biệt, Simone de Beauvoir... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (7): Phân tâm học  (tiểu luận / nhận định) 
Thuật ngữ ‘phân tâm học’ do Sigmund Freud đặt ra vào năm 1896. Thời gian đầu, đó chỉ thuần tuý là một khoa học và là một phương pháp trị bệnh, sau, ảnh hưởng lan rộng sang địa hạt văn học, trở thành một phương pháp phê bình... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (6): Thuyết người đọc  (tiểu luận / nhận định) 
Cái gọi là thuyết người đọc (reader theory) có nội hàm khá rộng, bao gồm ít nhất bốn lý thuyết chính: hiện tượng luận, tường giải học (hermeneutics), thuyết tiếp nhận (theory of reception), và thuyết hồi ứng của người đọc (reader-response theory)... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (5): Các lý thuyết Mác-xít  (tiểu luận / nhận định) 
... Phần lớn các lý thuyết Mác-xít đều vừa là Mác-xít lại vừa là một cái gì khác, từ đó, chúng ta có những nhà Mác-xít theo khuynh hướng cấu trúc luận như Goldmann, Althusser hay Macherey, hoặc khuynh hướng hậu cấu trúc luận như Eagleton và Jameson, v.v... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (4): Hậu cấu trúc luận / Giải cấu trúc  (tiểu luận / nhận định) 
Giải cấu trúc đã trở thành một trào lưu thịnh hành và có ảnh hưởng cực lớn trong sinh hoạt phê bình văn học và văn hoá tại Mỹ, và từ Mỹ, lan sang nhiều quốc gia khác... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (3): Cấu trúc luận  (tiểu luận / nhận định) 
Cấu trúc luận, vốn thịnh hành trong thập niên 1960 và nửa đầu thập niên 1970, được xem là một cuộc cách mạng, thậm chí, là cuộc cách mạng lớn nhất trong lãnh vực nghiên cứu văn học cũng như các ngành nhân văn và khoa học xã hội nói chung trong thế kỷ 20... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (2): Phê Bình Mới của Anh và Mỹ  (tiểu luận / nhận định) 
Xem mỗi tác phẩm là một chỉnh thể ít nhiều độc lập, khác với các nhà Hình thức luận, các nhà Phê Bình Mới tập trung chủ yếu vào việc phân tích, diễn dịch và mô tả các tác phẩm văn học hơn là nhận định về giá trị thẩm mỹ hay ý nghĩa cách tân của chúng... (...)

CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (1): Hình thức luận của Nga  (tiểu luận / nhận định) 
Một trong những đóng góp có ý nghĩa nhất của Hình thức luận là đã nỗ lực biến ngành nghiên cứu văn học thành một ‘khoa học’ độc lập chứ không phải chỉ là một phó sản của lịch sử, triết học hay xã hội học như trước đó... (...)

Điển phạm: một trung tâm của lịch sử và phê bình văn học  (tiểu luận / nhận định) 
Mối quan hệ giữa phê bình và điển phạm là mối quan hệ sinh tử cho cả hai bên: không thể có phê bình nếu không có điển phạm và ngược lại, cũng sẽ không thể có điển phạm nếu không có phê bình. Nói như vậy cũng tức là muốn nói: phê bình không phải chỉ là chuyện khen chê cuốn truyện này hay tập thơ nọ; bản chất của phê bình nằm ở việc phát hiện, tái phát hiện hay tân tạo các điển phạm... (...)

Nữ quyền luận và đồng tính luận  (tiểu luận / nhận định) 
Gần đây, vấn đề nữ quyền trong văn học lại được nhiều người chú ý, ít nhất là ở hải ngoại. Tiếc, một vấn đề quan trọng như vậy lại không được đi kèm bởi những nỗ lực phân tích và lý luận nghiêm chỉnh để có thể thuyết phục được giới cầm bút cũng như giới độc giả... (...)

Giễu nhại như một ý niệm  (sổ tay) 
Chúng ta biết, giễu nhại, với tư-cách-là-một-thủ-pháp bắt chước một cách quá lố một văn bản khác đã xuất hiện từ lâu, ngay trong văn học cổ đại Hy Lạp, sau đó, vẫn thường xuyên được sử dụng trong vô số loại hình nghệ thuật khác nhau, từ kịch nghệ đến âm nhạc, hội hoạ, phim ảnh, và dĩ nhiên, cả văn học nữa... (...)

Về bài “Về một sự thiếu nhạy cảm”  (sổ tay) 
... không những lý thuyết suông, bài “Về một sự thiếu nhạy cảm” của Xanh Melan còn cung cấp cho độc giả một bằng chứng rõ rệt về sự thiếu nhạy cảm: chính bản thân bài viết ấy... (...)

Văn hoá tục  (tiểu luận / nhận định) 
Có thể nói, trong lịch sử, hầu như bất cứ thế lực chính trị nào cũng đều xem việc bảo vệ quần và văn hoá quần (ai mặc cái gì, lúc nào mặc và lúc nào cởi, v.v…) là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Cái gọi là ‘bảo vệ’ ấy, thật ra, phần lớn là bảo vệ quyền cởi quần thoải mái của giai cấp cầm quyền... (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Nguyễn Hưng Quốc]  (phỏng vấn) 
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Những bài viết cũ [11]: Cái đẹp trong thơ  (tiểu luận / nhận định) 
Các nhà thơ định làm cách mạng bằng cách xoá bỏ hai khái niệm đẹp và xấu, bằng cách biến cái đẹp thành cái xấu hoặc ngược lại ư? Không phải. Có cách mạng đấy nhưng cách mạng ở chỗ khác: cái đẹp lớn nhất là con người. Và con người đẹp không nhất thiết là do nhan sắc mà chủ yếu, trước hết, căn bản hơn cả, vì họ là con người... (...)

Những bài viết cũ [10]: Cái riêng và cái chung trong thơ (b)  (tiểu luận / nhận định) 
Tâm sự chung của thời đại là khối tinh vân khổng lồ bay lênh đênh trong vũ trụ. Nó khổng lồ nhưng nó rất lênh đênh. Bằng sự nhạy cảm, bằng năng lực tưởng tượng, bằng tài hoa cấu tứ và bằng trình độ sử dụng ngôn ngữ, mỗi nhà thơ phải tìm cách kết tinh từ khối tinh vân mênh mông mù loãng kia thành ra những mặt trời thơ, những mặt trăng thơ, những vì sao thơ... (...)

Chiến tranh, như một thi pháp  (tiểu luận / nhận định) 
... Chiến tranh và hoà bình của Leo Tolstoi không phải là tác phẩm viết đúng nhất mà là tác phẩm viết hay nhất về cuộc chiến tranh Nga – Pháp. Và khi nó được xem là hay nhất, nó tự động được xem là chuẩn mực, từ đó, không phải chỉ có cuộc chiến tranh Nga – Pháp mà hầu hết các cuộc chiến tranh khác đều “bắt chước” Chiến tranh và hoà bình. Nhà văn lớn là kẻ buộc hiện thực phải bắt chước mình. Chứ không phải ngược lại... (...)

Những bài viết cũ [9]: Cái riêng và cái chung trong thơ (a)  (tiểu luận / nhận định) 
Một nhà thơ lớn là một nhà thơ có tính chất cá thể đồng thời phải có tính chất nhân loại. Tính chất cá thể phải được nhân loại hoá. Tính chất nhân loại phải được cá thể hoá... (...)

Những bài viết cũ [8]: Thơ hay  (tiểu luận / nhận định) 
Công việc làm thơ, tôi muốn ví với việc ném thia lia trên sông của trẻ nhỏ. Người có tài phải ném thế nào cho viên sỏi cứ chao liệng, lấp lênh thật lâu, thật lâu trên mặt nước... (...)

Những bài viết cũ [7]: "Trời" và "giời"  (tiểu luận / nhận định) 
Có khi cùng một chữ nhưng cách phát âm khác nhau cũng tạo thành những nghĩa thơ khác nhau... (...)

Những bài viết cũ [6]: Thơ và nhà thơ  (tiểu luận / nhận định) 
Nhà thơ? Tôi nghĩ đến những người chuyền lửa và những kẻ trồng hoa. Lửa để giữ gìn sự sống. Hoa để làm cho cuộc sống trở thành dịu dàng và có ý nghĩa... (...)

Những bài viết cũ [5]: "Không đề" của Nguyễn Bính  (tiểu luận / nhận định) 
Thơ Nguyễn Bính. Tựa “Không đề”. Chỉ có bốn câu. Theo tôi, đây là một trong những bài thơ hay nhất, hoàn chỉnh nhất của Nguyễn Bính... (...)

Những bài viết cũ [4]: Sáng tạo trong thơ  (tiểu luận / nhận định) 
Trong đời sống hằng ngày, giữa một vườn hoa, đoá hoa thứ nhất: đẹp, đoá hoa thứ hai: đẹp, đoá hoa thứ ba: đẹp... có thể đến đoá hoa thứ một ngàn: vẫn đẹp. Trong thơ, ngược lại. Chỉ có đoá hoa thứ nhất là đẹp. Từ đoá hoa thứ hai trở đi, dẫu cũng hình hài ấy, hương sắc ấy, chúng lại trở thành nhạt nhẽo, tẻ ngắt... (...)

Những bài viết cũ [3]: Nhà thơ  (tiểu luận / nhận định) 
Những ai, đêm nay, sau cơn vật vờ giữa cuộc trầm luân, trở về nhà, lòng thảnh nhẹ, thoáng nhận ra đâu đó có làn hương bưởi, chợt nhớ đêm đã khuya lắm và thấy lòng ấm lại một mùi hoa, thì xin hãy nhớ đến nhà thơ... Và hãy cám ơn thơ... (...)

Những bài viết cũ [2]: Thơ (ý, cảm xúc và hình tượng)  (tiểu luận / nhận định) 
Ý và cảm xúc như là gió. Gió vốn vô thanh. Gió phải tìm đến lá cây để động tiếng rì rào. Ý và cảm xúc như là biển. Biển vốn vô ngôn. Biển phải tìm đến đá dựng để cất tiếng thì thầm... (...)

Những bài viết cũ [1]: Cảm xúc trong thơ  (tiểu luận / nhận định) 
Nhà thơ lớn là những chiếc lá ngô đồng. Chiếc lá nhỏ hanh hao, bay bay trong gió thoi thóp biết mấy nhưng lại mang trong mình tất cả tín hiệu của một mùa trời đất đang đi... (...)

Tiếng Việt: Mày, Tao, Mi, Tớ...  (tiểu luận / nhận định) 
[R]iêng trong phạm vi xưng hô, nói tiếng Việt hay cũng được. Mà nói dở cũng được. Tôi không tin là, với tư cách người cầm bút, chúng ta có thể thay đổi được điều gì... (...)

Thế hệ tiền-lý thuyết  (tiểu luận / nhận định) 
... Trong lúc giới cầm bút và giới nghiên cứu ở Tây phương tự nhận là thuộc “thế hệ hậu lý thuyết”, chúng ta, những người cầm bút và nghiên cứu Việt Nam thuộc thế hệ nào? Câu trả lời trung thực nhất, theo tôi, là: thế hệ tiền-lý thuyết... (...)

Những nhà phê bình mù  (tiểu luận / nhận định) 
... Nhiệm vụ đầu tiên của nhà phê bình là phải cố gắng thuyết phục người đọc chấp nhận một hướng nhìn trước khi chấp nhận một số thành tựu nào đó, những thành tựu chỉ có thể được thấy từ một góc nhìn nhất định... (...)

Viết cho ai?  (tiểu luận / nhận định) 
... Khái niệm "người đọc" chỉ là một cái gì rất mới, một sản phẩm của xã hội hiện đại, hơn nữa, ngay trong xã hội hiện đại, khái niệm "người đọc" cũng chỉ là một khái niệm hàm hồ, và vì tính chất hàm hồ ấy, nhiều người đã lợi dụng nó cho những trò chơi đầy gian lận.... (...)

Giới thiệu thơ Nguyễn Hoàng Tranh  (tiểu luận / nhận định) 
Nguyễn Hoàng Tranh làm thơ như không hề biết thơ là gì. Theo tôi, đó là điểm khác biệt quan trọng nhất giữa anh và vô số người làm thơ khác hiện nay... (...)

Con cặc  (tiểu luận / nhận định) 
... bạn hãy cho tôi biết bạn có cảm giác như thế nào khi đọc chữ “con cặc” trong bài viết này, tôi sẽ cho bạn biết bạn là ai... (...)

... và những thứ con khác  (tiểu luận / nhận định) 
... Sống trong một xã hội như xã hội Việt Nam, chỉ có thánh may ra mới không biết chửi tục. (...)

Giữa cọp và chó  (tiểu luận / nhận định) 
[...] không phải chỉ với cọp. Với chó, người Việt Nam cũng... kiêng... (...)

Tôi học tiếng Việt  (tiểu luận / nhận định) 
... Có thể nói trong văn hoá Việt Nam, nghệ thuật ngôn ngữ đóng một vai trò chính yếu; nhưng trong nghệ thuật ngôn ngữ của người Việt Nam, phần quan trọng nhất lại nằm ở ngoài... lời, trong đó, một phần đáng kể thuộc về thứ chúng ta gọi là ngôn ngữ thân thể (body language)... (...)

Chuyện dạy tiếng Việt như một ngôn-ngữ-một-rưỡi  (tiểu luận / nhận định) 
Hình như Nguyễn Khải, đâu đó, có viết, đại khái: đối với trẻ nhỏ, hai giấc mơ phổ biến nhất là giấc mơ trở thành thầy cô giáo và giấc mơ trở thành thi sĩ... (...)

Chuyện học văn và dạy văn  (tiểu luận / nhận định) 
Lâu nay, thú thực, tôi không thể gạt khỏi óc mình cái ý nghĩ này: có thể tôi đã là một nhà thơ, không chừng là nhà thơ kha khá, nếu hồi nhỏ tôi không từng là một học sinh quá giỏi văn... (...)

Tính đại chúng: kẻ thù của văn học  (tiểu luận / nhận định) 
…Cả nền văn học mang hình ảnh của một mẹt hàng xén: thứ gì cũng có, nhưng mỗi thứ chỉ có một chút. Ðó là nền văn học của tiểu phẩm và của giai thoại; một thứ văn học tân-truyền-khẩu: viết từ những câu chuyện phiếm và để phục vụ cho các câu chuyện phiếm ấy… (...)

Văn học trong một nền văn hoá điện tử  (tiểu luận / nhận định) 
... hình thức văn bản điện tử [...] có khả năng làm đảo lộn mọi điển phạm, mọi mô thức và mọi ước lệ văn học hiện có. Nó có khả năng làm thay đổi cách chúng ta đọc cũng như cách chúng ta viết. Nó có khả năng làm thay đổi không những quan hệ giữa độc giả với văn bản mà còn làm thay đổi quan hệ giữa tác giả với văn bản... (...)

Phê bình phê bình  (tiểu luận / nhận định) 
...Gắn liền với những sự yêu thích có tính chất cá nhân, tất cả các công trình phê bình đều, trước hết, là một sự phản ánh khẩu vị văn học (taste) của nhà phê bình, sau đó, may ra, với một mức độ nào đó, mới là một sự phản ánh của tình hình sinh hoạt văn học một thời đại... (...)

Sáng tác và phê bình  (tiểu luận / nhận định) 
... Theo tôi, tài năng của nhà phê bình không được đo lường ở việc viết đúng mà chính là ở việc dám thách đố lại những gì được mọi người cho là đúng... (...)

Vài ý ngắn, thật ngắn, về truyện cực ngắn  (tiểu luận / nhận định) 
Truyện cực ngắn không phải là truyện ngắn, đã đành. Nó cũng không phải là truyện thật ngắn. (...)

Viết, giữa truyền thống và nhu cầu sáng tạo  (tiểu luận / nhận định) 
[...] một số những quan điểm thẩm mỹ của người Việt Nam, như quan điểm nghi kỵ lời nói, quan điểm đồng nhất cái đẹp với sự ỡm ờ, sự vòng vo trong văn xuôi; với sự du dương, nhẹ nhàng, không có dấu vết đẽo gọt và kỹ thuật trong thơ... chỉ là những di tích của một lịch sử bất hạnh. Chúng là những dị tật hơn là những sự độc đáo. Chúng có những ảnh hưởng tai hại trong quá trình phát triển của văn học hơn là những nét đặc thù mà chúng ta cần duy trì. (...)

'Thơ Con Cóc': Một bài thơ hay  (tiểu luận / nhận định) 
... Các nhà phê bình văn học hay đả kích trường-phái-thơ-thị-nở vụng về, ngọng nghịu hoặc trường-phái-thơ-đồ-chiểu khệnh khạng, lúc nào cũng lên gân, làm thơ cứ như giảng bài hoặc như bắn súng mà thường quên đi hoặc có khi đồng tình với trường-phái-thơ-thuý-kiều đến nay vẫn là dòng chủ đạo trong nền thơ Việt Nam, đẹp thì cũng có thể gọi là đẹp, nhưng là một cái đẹp rất sáo, rất cũ, đặc biệt, rất ru em và rất dầm dề. (...)

Khi Mã Giám Sinh yêu Thuý Kiều  (tiểu luận / nhận định) 
...Chúng ta vẫn huênh hoang là chúng ta yêu thơ nhưng thực sự chúng ta chỉ yêu thơ như Mã Giám Sinh yêu Thuý Kiều mà thôi. Hậu quả của thứ tình yêu ấy là Kiều bị biến thành một con đĩ. (...)

Văn học Việt Nam: một nền văn học nghiệp dư  (tiểu luận / nhận định) 
... Một trong vài điều các cây bút Việt Nam hay tự hào nhất là mức độ ăn khách của mình. Người ta xem đó như là bằng chứng hiển nhiên nhất của sự thành công dù, chỉ cần tỉnh táo một chút, người ta sẽ nhận ra là có vô số các bằng chứng khác, ngược lại, cho thấy, hầu như không có quan hệ tất yếu nào giữa sự ăn khách và tài năng lớn cả. (...)

Chủ nghĩa phản-trí thức trong văn học Việt Nam  (tiểu luận / nhận định) 
...Trong sinh hoạt văn hoá Việt Nam, giai thoại chiếm một địa vị cực kỳ quan trọng. Nền tảng của các tín ngưỡng, ở những nơi khác, là giáo lý; ở Việt Nam, là giai thoại. Nền tảng của các hoạt động chính trị, ở các nơi khác, là chính sách; ở Việt Nam, cũng là giai thoại. Nền tảng của hoạt động văn học, ở những nơi khác, là các quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật; ở Việt Nam, lại vẫn là các giai thoại liên quan đến cuộc đời của tác giả. (...)

Văn học trong một nước mù chữ  (tiểu luận / nhận định) 
[...] Là người Việt Nam, không thể làm một nhà văn đúng nghĩa nếu trước hết không phải là một kẻ phản bội có ý thức: phản bội quá khứ, phản bội truyền thống, phản bội tất cả những di sản tinh thần đã góp phần hình thành nhân cách và văn cách của mình. (...)

Giới thiệu thơ Trần Tiến Dũng  (tiểu luận / nhận định) 
...Nói cho cùng, trong văn học, không có gì đáng chán bằng những chỗ đông người: ở đó, người ta thường chỉ thấy rác. (...)

Vài ý nghĩ về phê bình văn học  (tiểu luận / nhận định) 
... Phê bình, như vậy, là tạo nên sự nghi ngờ, sự bất ổn và sự thay đổi: không có sự nghi ngờ, sự bất ổn và sự thay đổi sẽ không thể nào có tiến bộ (...)

Đọc Võ Đình  (tiểu luận / nhận định) 
...Ở Việt Nam, Võ Đình không phải là người duy nhất sử dụng kỹ thuật hiện thực thần kỳ nhưng không chừng ông là người đầu tiên: truyện “Xứ Sấm Sét” của ông được sáng tác từ năm 1978... (...)

Sống và viết giữa các nền văn hoá  (tiểu luận / nhận định) 
...không có một mà là nhiều nền văn học Việt Nam lưu vong với những nét đặc thù khá khác nhau. Những nền văn học lưu vong ấy sẽ cùng với những nền văn học trong nước tạo thành một Khối Thịnh Vượng Chung của nền văn học Việt Nam... (...)

Viết, như một cách tự hoạ  (tiểu luận / nhận định) 
.... Đến trình độ nào đó, viết cái gì mà người ta lại không ịn cái mặt của mình vào đó. Nếu không phải là nguyên cái mặt thì ít ra cũng là cái mùi. Nhà văn, nhà văn thực sự, là giống nặng mùi. Cứ đọc Nguyễn Tuân, Võ Phiến, Mai Thảo, Phạm Công Thiện, Nguyễn Huy Thiệp hay Phạm Thị Hoài mà xem: chỉ cần vài câu, hoặc vài đoạn, là chúng ta đã có thể nhận ra được cái mùi của họ rồi: mùi văn.... (...)

Vài ghi nhận về Mai Thảo  (tiểu luận / nhận định) 
...“Bây giờ, nhìn lại, thành thật mà nói, trong bọn chúng tôi, không ai tới đích cả. Nhưng quan trọng nhất là chúng tôi đã thúc giục mọi người ra đi”.... (...)

Tâm sự... phê bình  (tiểu luận / nhận định) 
Nhà phê bình hay nhận được những sự trách cứ mà có lẽ không có một người sáng tác nào gặp phải, chẳng hạn, hắn thường xuyên bị chất vấn: Tại sao anh/chị không phê bình người này mà lại phê bình người nọ? Tại sao cuốn truyện này, tập thơ nọ hay thế mà anh/chị không lên tiếng khen ngợi? (...)

Ðổi mới như một phiêu lưu  (tiểu luận / nhận định) 
Cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930, ở Việt Nam, người ta nghe, thoạt đầu là những lời thầm thì, sau, là những tiếng hô: từ bỏ truyền thống thơ Ðường luật để đổi mới, mới từ ý tưởng đến mới trong văn thể. (...)

Introduction to Lê Thành Nhơn  (nhận định mỹ thuật) 
[An article from the book entitled Lê Thành Nhơn, edited by Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn and Tôn Thất Quỳnh-Du, published by VIET Journal, Victoria, Australia, 2002.] Lê Thành Nhơn was born in the province of Bình Dương, in the southern part of Vietnam, in 1940, and has been living in Melbourne, Australia since 1975. (...)

Lê Thành Nhơn và những trường thành của cái đẹp  (nhận định mỹ thuật) 
[Trích tạp chí Văn, 72, tháng 12, 2002, số đặc biệt “Chia Tay hoạ sĩ – điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002)”, trang 9-11.] Nghĩ đến mỹ thuật Việt Nam đương đại, bên cạnh một số tên tuổi khác, tôi hay nghĩ đến Lê Thành Nhơn. Không phải vì anh là bạn của tôi. Mà chủ yếu vì trong nghệ thuật của anh có nét gì tôi tin là sẽ thuộc về vĩnh cửu. (...)

Ấn Tượng Lê Thành Nhơn  (nhận định mỹ thuật) 
[Trích tạp chí Văn, 72, tháng 12, 2002, số đặc biệt “Chia Tay hoạ sĩ – điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002)”, trang 6-8.] Điều tôi thích nhất ở Lê Thành Nhơn là sự say mê của anh đối với những cái lớn lao và hùng vĩ. Làm gì Lê Thành Nhơn cũng muốn làm thật lớn. (...)

Chức năng chính của phê bình trong thời điểm hiện nay  (tiểu luận / nhận định) 
Việc thực hiện chức năng phủ định những quy phạm cũ kỹ và phát hiện những quy phạm mới cho một nền văn học mới là công việc cần thiết và khẩn thiết nhất của giới phê bình Việt Nam hiện nay. Nhưng không phải chỉ có giới phê bình. Ðó là nhiệm vụ chung của mọi thành viên trong "quốc-hội-những-người-cầm-bút", những kẻ được chữ bầu lên và có nhiệm vụ, bằng chính khả năng sử dụng chữ tài tình và nghiêm túc của họ, nói như các nhà hình thức luận của Nga, làm cho chữ trở thành lạ đi, mới và trẻ trung hẳn lại, qua đó, tạo nên sức sống cho chữ đồng thời góp phần củng cố nền văn minh của chữ. (...)

Chủ nghĩa h(ậu h)iện đại và văn học Việt Nam  (tiểu luận / nhận định) 
Cho đến nay, với người Việt Nam, ngay cả với giới trí thức, từ giới trí thức trong nước đến giới trí thức hải ngoại, chủ nghĩa hậu hiện đại vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ, hơn nữa, còn bị nhìn một cách đầy ngờ vực, thậm chí thù nghịch. (...)

Tiến tới một nền cộng hoà văn chương  (tiểu luận / nhận định) 
Một nền cộng hoà văn chương thực chất là cộng hoà của những kẻ muốn thăm dò và thử nghiệm tất cả những khả tính của văn chương và của ngôn ngữ; những người không bao giờ chịu tin vào bất cứ một định nghĩa nào gọi là chung quyết về văn chương cũng như về ngôn ngữ. Nói cách khác, một nền cộng hoà văn chương bao giờ cũng là một cái gì đó đang trong tiến trình hình thành. (...)

Viết  (tiểu luận / nhận định) 
Viết, bao giờ người ta cũng viết theo một quan niệm nhất định về việc viết lách. Nhưng tôi ngờ là trong quan niệm về việc viết lách của nhiều người cầm bút có cái gì đó không ổn. Rất không ổn. (...)

Chuyện hiếp dâm và vấn đề phái tính trong văn học Việt Nam  (tiểu luận / nhận định) 
Trong một bài hát nói về tình yêu của Nguyễn Công Trứ có hai câu thơ tôi rất thích:
Cái tình là cái chi chi
Dẫu chi chi cũng chi chi với tình.
(...)

Viết văn với… cây búa  (tiểu luận / nhận định) 
Trí thức là loài nhai lại. Trong giới trí thức, có hai thành phần hay nhai lại nhất: các nhà giáo và những người cầm bút. Các nhà giáo nhai lại, đã đành. (...)

Sống và viết như những người lưu vong  (tiểu luận / nhận định) 
Lưu vong, theo tôi, bao giờ cũng được mở đầu bằng một bi kịch chính trị và kết thúc bằng một bi kịch văn hoá. Càng ngày tôi càng thấm thía một điều: sống và viết ở hải ngoại không phải chỉ là sống và viết ở hải ngoại. (...)

Đọc... chơi vài bài ca dao  (tiểu luận / nhận định) 
Ca dao, ai cũng biết là hay. Tuy nhiên, có nhiều bài ca dao chúng ta đọc đi đọc lại cả trăm lần, mơ hồ cảm nhận là chúng hay, mà chả hiểu chúng hay ở chỗ nào cả. Chỉ đến một lúc nào đó... (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021