Phạm Công Thiện
tiểu sử &  tác phẩm 

Sinh năm 1941 tại Mỹ Tho, Việt Nam. Nhà thơ, nhà văn, nhà tư tưởng, dịch giả.

Tác phẩm đã xuất bản (danh mục chưa đầy đủ):

Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư Thiền tông (1964)
Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (1965)
Trời tháng Tư (1966)
Ngày sanh của rắn (1967)
Im lặng hố thẳm (1967)
Hố thẳm của tư tưởng (1967)
Mặt trời không bao giờ có thực (1967)
Chỉ còn tiếng thơ trên mặt đất — Trở về Rainer Maria Rilke (1969)
Henry Miller (1969)
Bay đi những cơn mưa phùn (1970)
Ý thức bùng vỡ (1970)
Đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất (1988)
Sự chuyển động toàn diện của tâm thức trong tư tưởng Phật giáo (1994)
Triết lý Việt Nam về sự vượt biên (1995)
Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc (1996)
Khơi mạch nguồn thơ thi sĩ Seamus Heaney (1996)
Làm thế nào để trở thành một bậc bồ tát sáng rực khắp bốn phương trời (1998)
Tinh tuý trong sáng của đạo lý Phật giáo (1998)
Trên tất cả đỉnh cao là im lặng (2000)
Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử (2000)
Khai ngôn cho một câu hỏi dễ hiểu: Triết Học Là Gì? (2000)
Đối mặt với 1000 năm cô đơn của Nietzsche (2000)

Dịch phẩm đã xuất bản (danh mục chưa đầy đủ):

Jiddu Krishnamurti, Tự do đầu tiên và cuối cùng (1968)
Martin Heidegger, Về thể tính của chân lý (1968)
Martin Heidegger, Triết lý là gì? (1969)
Friedrich Nietzsche, Tôi là ai? Đây là người mà chúng ta mong đợi! (1969)
Nikos Kazantzakis, Rèn luyện tâm thuật huyền linh (1991)

tác phẩm

Con bướm băng qua đại dương  (truyện / tuỳ bút) 
... Khi tôi vừa dứt chữ “bodhi svaha!” thì bỗng con bướm đủ màu giữa vầng trán anh vụt bay ra khỏi phòng, bay khỏi đồi, bay lượn băng qua biển xanh, “biển xanh trộn lẫn với mặt trời.” — Thiền học và Thiền Tông là gì? Câu hỏi không được trả lời. Tất cả còn lại chỉ là một câu thần chú chữ Phạn và một con bướm màu băng qua đại dương... (...)

Còn tuổi dại  (truyện / tuỳ bút) 
... Bây giờ cuộc đời thu hút hắn với bao nhiêu ý nghĩa; hắn bắt đầu để ý đến mọi sự. Trước kia, hắn chỉ để ý có một hoặc hai. Giờ đây, hắn để ý đến tất cả. Mọi sự vậy ở trần gian đều mang một tên, hắn để ý đến từng tên một như một đứa trẻ để ý từng màu sắc của những con bướm. Khi đọc xong quyển tự điển ấy hắn tự tìm thấy một đường sống cho hắn. Con đường ấy rất đơn giản: cứ để ý đến tất cả. Lúc hắn biết để ý đến tất cả mọi sự là lúc hắn cảm thấy không còn cô độc nữa, hắn sẽ thấy chung quanh còn muôn vạn màu sắc lung linh... (...)

Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?  (truyện / tuỳ bút) 
... MÙA XUÂN có bông cúc vàng và bông anh đào Đà Lạt. Tôi nằm ngủ suốt ngày mùng một, đến ngày mồng hai ngủ luôn cho đến mồng ba. Thức dậy thì đèn đường đã tắt... (...)

Thấp thoáng bóng huỳnh trên con sông tàn bạo  (truyện / tuỳ bút) 
... Sông đầu độc, nhưng biển thì giết. Đầu cuộc đời tôi là con sông, cuối cuộc đời tôi là biển; đó đây ở giữa cuộc đời là ao tù, hồ, mương, cống, rãnh, thỉnh thoảng vài ba cái thác đổ ầm, một trăm con suối chảy ngầm trong tim. Rồi một bầy chim kêu gọi nhau giữa trời, giữa những đoá hoa huỳnh mọc ngay giữa trời. Lúc ấy, chỉ còn có một việc phải làm là nhắm mắt lại và nhìn tới cái chết. Một nghĩa trang, một con sông, đó là hai cánh cửa mở vào thành phố đời người... (...)

“Chúng ta gần như đánh mất ngôn ngữ nơi cõi lạ...”  (truyện / tuỳ bút) 
... Những trái cam vàng của Garden Grove ở California lướt nhẹ từ chiều qua đêm, rồi sau cùng trở thành những trái cam xanh của những đồng quê Việt Nam: một chuyến lộn ngược quay đầu trở về quê hương, không kém bi tráng như cái die vaterländische Umkehr của Hölderlin, trong thời gian tàn khốc mà Hölderlin bước đi hoang vu vào cơn điên loạn thiêng liêng và đối mặt thường trực với những bí ẩn bi tráng của Oedipus và Antigone trong sự chuyển hoá bí mật của ngôn ngữ: “Chúng ta gần như đánh mất ngôn ngữ nơi cõi lạ...” ... (...)

Trời tháng tư  (truyện / tuỳ bút) 
... Phương trời tháng tư không lạnh, chỉ heo hắt những đợt gió nhẹ chớm xuân. Tiếng chim kêu ban mai khiến tôi nhớ một mùi thuốc lá quen quen. Mưa Paris phơi phới phương trời bao la, phơi phới những vòng khói thuốc bâng quơ của dĩ vãng nhiều buồn. Tôi nhớ thèm một mùi thuốc lá; tôi nhớ mùi thơm của lá tràm mà tôi chưa bao giờ thấy (hay đã thấy trong tuổi nhỏ và không biết tên; những gì chưa có tên sẽ không bao giờ mất và sẽ còn lại đời đời, dù vũ trụ có tan tành như bọt), tôi nhớ mùi lá tràm, nhớ những hoa trắng của cây tràm, xin cho tôi dùng củi tràm nhúm lửa để đốt lên một điếu thuốc gauloises xanh, xin cho tôi vỏ cây tràm để trám ghe và chèo vào hư vô. Nhưng cây tràm không mọc ở Paris... (...)

Thực sự hôm nay  (truyện / tuỳ bút) 
... Điều đau đớn là không thể chạy trốn ở đâu mà thoát hoạ được, tờ giấy trắng nằm chình ình ra đấy, nếu tôi trốn viết, bỏ viết văn đi nữa thì cái đầu tôi vẫn nằm chình ình ra đấy; cái đầu của tôi, cái óc của tôi mới là giấy trắng, thực thụ, trắng hơn cả tờ giấy trắng, cái óc của tôi, nó làm tờ giấy trắng cho tư tưởng của con tim, rồi con tim của tôi nó lại làm tờ giấy trắng cho dòng máu của tôi; máu chảy trong thân thể tôi lại muốn viết văn trên tờ giấy trắng của con tim; rồi lại đến lượt máu của tôi lại làm tờ giấy trắng cho sự chết: sự chết viết văn trên tờ giấy trắng của máu, và sau cùng sự chết cũng lại phải làm tờ giấy trắng cho cái gì đó không có tên gọi; cái gì đó vô danh, vô tướng lại viết văn trên tờ giấy trắng của sự chết... (...)

Dù đến đâu thì cứ đến  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi viết những dòng trên vào một phong bì, dán một con tem có hình Lincoln và đề địa chỉ, theo điệu thơ mới, mới hơn tất cả loại thơ của Henri Michaux: Nguyễn thị Rớt, tự là Melissa-Melissa / số 1969, đường con ốc ma, tự là coca-cola / ở nước không tên, tự là Nada-Nada / Và tôi ghi rõ hơn dưới con tem những dòng chữ tô đậm: “By Air Mail”. Tôi đem lại nhà bưu điện và xin gởi bảo đảm; người công chức bưu điện hỏi tôi bằng tiếng Anh: — Ông gửi thư đi đâu? — “Nước không tên” (tôi đọc y giọng Việt), rồi thêm hai chữ “Nada-Nada”... (...)

Mặt trời vẫn còn đó  (truyện / tuỳ bút) 
... Mỗi buổi sáng, lúc ông thức dậy thì một triệu người cũng thức dậy đồng lúc với ông, chín triệu người khác vẫn còn nằm ngủ; lúc ông đứng dậy mở cửa sổ thì một triệu người bắt đầu mở mắt theo cánh cửa sổ vừa mở; lúc ông đi vào phòng rửa mặt và mở máy nước chảy thì một triệu người khác nữa lại bắt đầu tỉnh thức khi ánh sáng tuôn chảy tràn lan theo tiếng nước róc rách bên hàng xóm... (...)

Bay đi những cơn mưa phùn  (truyện / tuỳ bút) 
... A, tôi phải đi. Vừa đi vừa ho. Tập ho cho thật nhiều, ho như chưa từng biết ho trong đời. Người ta ho lao và người ta muốn ho lao: tôi không muốn ho lao, tôi chỉ muốn ho khan cho bay đi những cơn mưa phùn tưởng tượng. Dưới kia thung lũng là cỏ khô. Một dấu chấm, một dấu phết, một dấu sắc và một dấu huyền. Tất cả còn lại... (...)

Bay về một sợi tóc  (truyện / tuỳ bút) 
Dưới kia, ồ, khói bay, mờ quá, không thấy gì nữa. Trên đầu nó, tiếng kêu của một chim trắng rớt ngay vào hai lòng bàn tay. Mười ngón tay móc vào nhau, chụm lại, bóp nát tiếng kêu của con chim trắng. Gió đẩy sương mù ra ngoài kẽ biển. Lòng biển vẹt hai ra, một ngách đen chạy dài gần tới rún... (...)

Nói chuyện với tác giả “Hố Thẳm Tư Tưởng”  (phỏng vấn) 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Nhà thơ Trần Hữu Dũng từ Sài Gòn vừa gửi cho Tiền Vệ một bài phỏng vấn Phạm Công Thiện do Bùi Vị Xuyên thực hiện theo lời yêu cầu của tạp chí VĂN. Trong cả một đời chữ nghĩa của Phạm Công Thiện, có lẽ đây là bài phỏng vấn duy nhất, đăng trên tạp chí VĂN số tháng 9 năm 1969, từ trang 79 đến trang 98... (...)

Thôi hết còn gặp nhau  (ca khúc) 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Phổ từ bài thơ “Buồn” trong thi tập Trên tất cả đỉnh cao là lặng im của Phạm Công Thiện (California: Viên Thông, 2000), Jazzy Dạ Lam viết xong ca khúc “Thôi hết còn gặp nhau” vào năm 2001, cách đây đúng 10 năm, nhưng chưa bao giờ công bố. Phạm Công Thiện vừa ra đi, và hôm nay Jazzy Dạ Lam thu âm ca khúc này lần đầu để tưởng niệm nhà thơ đã khuất...

Hơi thở là con bướm trắng tung tăng trên cỏ...  (truyện / tuỳ bút) 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Nó ngồi viết, không cố gắng, không mục đích, không ý nghĩa. Nó không đi tìm hạnh phúc. Nó đang ngồi thở thanh bình, thở im lặng, thở gió, thở trái đất. Hơi thở không thuộc về ai cả. Hơi thở là con bướm trắng tung tăng trên cỏ... (...)

Đôi chút ý nghĩ bất thường về nhà thơ Nga-Mỹ Joseph Brodsky  (tiểu luận / nhận định) 
... Chúng ta hãy hình dung những thuyền nhân Việt Nam đang bập bềnh lênh đênh trên biển cả... Tiếng nói đầu tiên của Brodsky về Việt Nam chỉ đơn sơ có thế mà âm hưởng bao la như “dưới những tảng mây bao la như Châu Á...” Tiếng nói ấy phát ra từ một người đã nhìn thấy trọn vẹn, đứng từ đỉnh cao nhất của văn chương nhân loại. Cả sự nghiệp thi ca của Brodsky mở ra những chân trời bất ngờ cho những bước chân lưu vong của thi sĩ Việt Nam... (...)

Thơ trong thơ của William Carlos Williams  (tiểu luận / nhận định) 
... Thơ là bắt đầu lại từ những cái đang có, những cái tại chỗ, tính cách cá biệt tại chỗ, cái gì thực sự quê hương là quê hương. Quê hương là cái tổng quát để gọi một cái gì rất “đất đai tại chỗ” mà ngôn ngữ thi ca của William Carlos Williams gọi là “the local” : phải hiểu “the local” ở đây là tinh tuý huyết mạch của dân tộc tính và không có nghĩa thông thường của tự điển là: “cái gì thuộc về địa phương”... (...)

Nhớ về Henry Miller  (tiểu luận / nhận định) 
Tôi bắt đầu đọc Henry Miller vào khoảng 16 hay 17 tuổi gì đó, và bây giờ, trên 40 năm trôi qua trên trái đất hoang liêu, tôi vẫn còn đọc Henry Miller. Nói đọc thì cũng không đúng: lúc đọc Henry Miller, thực ra tôi chỉ mộng mở mắt và mộng nhắm mắt. Thời gian không còn hiện hữu nữa; mười năm hay một trăm năm chỉ là một hơi thở nhẹ qua một đêm tối nguyệt tận... (...)

Một định mệnh tàn khốc theo riết bên mình: Hàn Mặc Tử  (tiểu luận / nhận định) 
... Chỉ có thi sĩ mới sống trước tận bản thân mình, sống phóng tới đằng trước tất cả những khả tính sắp hiện của vận mệnh dân tộc mình. Vận mệnh của Hàn Mặc Tử đã báo trước vận mệnh của Việt Nam. Thơ của Hàn Mặc Tử đã báo động cái gì rạn vỡ trong không khí quê hương. Không phải chỉ làm thơ với những danh từ và động từ chính trị là mới nói được con đường đi của dân tộc. Nhiều khi nói ngược lại hay nói những cái gì khác... (...)

Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử  (tiểu luận / nhận định) 
Tất cả những gì người ta viết và nói về Hàn Mặc Tử trong vòng sáu chục năm nay đều sai lầm hoàn toàn. Vì sao? Người ta viết và nói đến cái mà Hàn Mặc Tử đã vượt qua trọn vẹn trong mỗi lời và trong mỗi chữ mà Hàn Mặc Tử đã bỏ lại dấu vết trên mặt đất... (...)

Hãy ca hát đi và đừng nói nữa  (thơ) 
Trang giấy trắng sống trăm ngàn thế kỷ / Có gì trong tơ sợi nga my / Lời nói ngang dọc đan hình / Vũ trụ nở ngài trong hắc đạo / Mòng tơ se trời cho óc não / Mật gan bắn máu ven rừng / Vành nước đen linh hiện không ngừng / Tôi còn sống mấy giờ chơi nữa... [Mai Anh Vũ sưu tầm & giới thiệu]

I-VIII  (truyện / tuỳ bút) 
Đường trước là đường sau, đường trên là đường dưới, đường cao là đường tháp và đường thấp, đường thẳng là đường tròn. Trước đường hay đường trước? Đường hay đàng? Đàng trong và đường ngoài. Lên đường hay trên đường? Lạc đường không hẳn là lộn đường. Liệng ra ngoài đường, liệng ra trong đường, tự quăng lên đường, thảy ra một cái, phải liệng rồi, có con én nào nó liệng? Những con đường liệng ngang qua trí nhớ. Ném lên một mối liên tố giữa con đường và con chim... (...)

Ngày Sanh Của Rắn  (thơ) 
“... Trong 22 năm trời (với mấy trăm ngàn triệu người đã chết im lặng trên mặt đất) mà chỉ cho xuất hiện có một tập thơ mong manh với 12 bài thơ thực ngắn, như thế thì cũng đã nói quá nhiều đối với một người đang còn sống sót trong đôi phút phù du nữa và đang học hoài học mãi sự im lặng nào đó trên cao?” ...

Khi chiều tới gió reo trên lá rừng phong  (truyện / tuỳ bút) 
Bình thản, bình tĩnh, thanh thản, thanh bình, yên lặng, trầm tĩnh, trầm lặng, dịu dàng, nhẹ nhàng, ông tự lặp đi lặp lại trong đầu và tìm cho ra hết tất cả những chữ đồng nghĩa với chữ “Ruhe”, xe lửa bắt đầu chạy chậm lại và ông nói thầm: “Trên tất cả đỉnh cao...” (...)

5 bài thơ 5 chữ  (thơ) 
Bôn ba ngoài vạn dặm / Cũng chỉ một trăng rằm / Bao nhiêu là hố thẳm / Xoáy về nốt ruồi đậm...

Trường giang Mỹ Tho  (thơ) 
Thôi nôi con trường giang mọi rợ / tôi mọi mãi mỗi trường an / con diều hâu chạy bắt con chim / con chim lòn qua kẽ núi / lọt ra gió Hải Nam thổi hiu hắt về trường sơn / nước trường giang mẹ ru chim ngủ / con lớn khôn rồi bỏ mẹ bay xa...

Anh sẽ hiện  (thơ) 
Anh sẽ hiện ồ anh sẽ hiện / Cả rừng cây không ai lên tiếng / Bóng tối tràn vũ trụ tan hoang / Tiếng thơ kêu trên đầu con kiến...

Thơ cho khoảng trống  (thơ) 
Chim dồng dộc hong thơ trên cửa sài, gái thổ gài tổ chim trên lưng ngựa thồ. Vùng núi cao thổ phồn sinh sôi nẩy nở phôi châu của ngút ngàn bông đậu tía. Cơn giông tố rã rượi trên thiên đảnh tuyết sơn, hốt nhiên vùng dậy tung hoành, làm sụp ngã những cây tùng lạc diệp, và bao dong con chim dồng dộc hong thơ trên cửa sài...


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021