Nguyên Hưng
tiểu sử &  tác phẩm 

Nhà phê bình mỹ thuật, hiện sống tại Việt Nam. Tác phẩm đã xuất bản: Hoạ Sĩ, Kẻ Sáng Tạo Nên Mình (Thành phố HCM: Nhà xuất bản Mỹ Thuật, 2002).

“Những bài viết của Nguyên Hưng, văn phong sắc bén, lý luận chặt chẽ, tình cảm thiết tha.”
Võ Ðình, “Trả lời phỏng vấn của Talawas”, 17.9.2002, http://talawas.org

“Tìm hiểu mỹ thuật Việt Nam hơn 10 năm qua, giữa rất nhiều người viết, tôi chọn đọc Nguyên Hưng. Anh viết nhiều, viết đều, có tầm nhìn rộng, cách nhìn mới. Thái độ của anh chân thành, thẳng thắn. Văn phong phê bình của anh đẹp ở sự chặt chẽ, sắc sảo, trực diện với vấn đề, chữ nghĩa có độ vang nhưng không màu mè, làm dáng trí thức v.v... Có lẽ, nhiều họa sĩ Việt Nam cũng đồng tình với nhận xét của tôi. Tôi biết nhiều họa sĩ tìm mua tờ Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy, ra hàng tuần, chỉ để đọc bài viết về mỹ thuật của anh. Và họ bàn tán về các bài viết này mỗi khi ngồi với nhau ở các quán café. Viết như Nguyên Hưng là cần thiết. Nền mỹ thuật Việt Nam để giành được vị trí đáng lý ra đã có trong tâm trí mỗi con người Việt Nam và trên bản đồ mỹ thuật thế giới cần phải có thêm thật nhiều Nguyên Hưng. Nhưng [...] Không phải ai cũng muốn những ý tưởng của Nguyên Hưng phát huy ảnh hưởng. Không ít thế lực tìm cách ngăn cản. Không phải là vấn đề politics. Người ta chỉ có thể 'politics hóa' vấn đề để vô hiệu hóa những ảnh hưởng có thể có từ Nguyên Hưng.”
Kaomi Izu (Nhà phê bình mỹ thuật Nhật Bản) “Ðôi điều nhân đọc phê bình mỹ thuật Việt Nam”, 13.9.2002, http://talawas.org

tác phẩm

Hoạ sĩ Nguyễn Văn Tiến và chương trình nghệ thuật “SINH”  (nhận định mỹ thuật) 
... “SINH” của Nguyễn Văn Tiến không đơn giản là một triển lãm tranh. Đó là một chương trình nghệ thuật mà cả hình thức lẫn nội dung, qua sự tham gia, tương tác của các nghệ sĩ được mời và của công chúng, đã không ngừng được tạo sinh, triển nở... Ở đây, cái tôi khái niệm của người nghệ sĩ đã được thu nhỏ lại. Anh chỉ đưa ra một vài ký hiệu và biểu tượng thể hiện trong vài cấu trúc đơn giản. Phần còn lại, là sự phát triển, biến đổi và ứng dụng của các thành phần tham gia... (...)

Vài ghi nhận về “Đời ốc” của Phương Quốc Trí  (nhận định mỹ thuật) 
... Sự thay đổi màu tường cũng như cách phối sáng này cũng gây bất ngờ tương tự như việc Trí thêm cái vòng màu đỏ trên sọt ốc đỏ ở gian ngoài. Nó đã biến cả gian phòng từ một không gian trưng bày trung tính trở thành một không gian mang tính hình tượng nối kết các tác phẩm đơn lẻ lại trong một chỉnh thể biểu ý, biểu xúc mạnh mẽ... Cả gian không còn chỉ là nơi trưng bày các tác phẩm đơn lẻ nữa, mà chính nó đã là một tác phẩm hoàn chỉnh!... (...)

“Xà bần II-Sự ra đời của thần Vệ Nữ” – Từ góc nhìn Nguyễn Văn Tiến  (đối thoại) 
[MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI] ... Đây là một sự kiện nghệ thuật rất đáng chú ý. Nó từ chối các không gian đặc tuyển. Nó khiêu chiến với các giá trị nghệ thuật truyền thống. Nó bày tỏ cảm nhận về thân phận người nghệ sĩ trong xã hội Việt Nam. Nó chấp nhận cái kệch cỡm, v.v... Tuy nhiên, cho đến nay, phản ứng trong nước đang rất dè chừng, và đã có vài dấu hiệu của sự xuyên tạc...

Ghi chú thêm một số vấn đề quanh vụ “Xà bần” trên SOI.com.vn  (đối thoại) 
[MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI] ... Có thể KCBT chưa ý thức triệt để, và do đó, chưa thể gọi họ là những người dũng cảm, nhưng điều có thể nói ngay là: nếu không có lương tri trong sáng với niềm tin vào cái đẹp nhân bản, họ sẽ không dấn vào nghệ thuật với ý tưởng và quan niệm như vậy...

Lê Quốc Thành - một cá tính sáng tạo độc đáo (trong đầm lầy văn hoá Việt Nam)  (nhận định mỹ thuật) 
Có thể bàn về một thứ “mỹ học của cái rác rưởi”, “mỹ học của cái văn hoá đầm lầy” trong cảm quan nghệ thuật Lê Quốc Thành. Vì chính những thứ có thể bàn này — với tính chân thực, sự xuyên suốt và trữ lượng biểu xuất nghệ thuật của nó trong tranh Lê Quốc Thành — mà tôi dám chắc anh là hoạ sĩ đáng chú ý và đáng nói nhất ở Việt Nam hiện nay. (...)

Nguyễn Hưng Trinh với “Thời gian của người 4”  (nhận định mỹ thuật) 
... Nguyễn Hưng Trinh không sáng tác với đôi mắt nhìn ra. Anh đào xới chất liệu đời sống trong chính nội tâm mình. Những chất liệu đã được nhào nặn, biến hình — vừa mang tính chất trừu xuất tượng trưng, vừa mang tính chất cường điệu với sắc thái biểu hiện của tâm trạng, cảm nghĩ. Và tất cả, được ném lên mặt tranh — có khi phiêu hốt, tự nhiên tạo nên sự hiện diện tình cờ vừa thực vừa mơ, có khi liền mạch theo dòng ý thức tạo nên những kiến trúc ẩn mật kích hoạt những suy tưởng xa xôi... (...)

Xem tranh Lê Quảng Hà  (đối thoại) 
[MỸ THUẬT] ... “Người khác”, và cả “chính mình” trong tranh anh, đều trở thành những hình nhân dị dạng, ma quái, nhiều khi mang dáng dấp dã thú, với những cái nhìn đau đáu, xỉa xói hay đanh lạnh, tồn tại bên nhau, nhiều khi kết dính vào nhau nhưng mỗi người vẫn là một cõi tách biệt, nặng trịch...

Nhân đọc “Phê bình bị phê bình nhiều nhất”, ghi chú về phê bình  (nhận định mỹ thuật) 
... Phê bình, luôn là gây hấn. Nhưng, sẽ chẳng có gì đổi mới thực sự nếu không có phê bình. Hơn bao giờ hết, phê bình cần phải được nhận thức lại. Bắt đầu, từ bản thân các nhà phê bình... (...)

Tiếp cận hội hoạ — từ góc nhìn đương đại  (nhận định mỹ thuật) 
Thưởng thức hội hoạ là thưởng thức cái được thể hiện trên mặt tranh. Tuy nhiên sự thưởng thức hội hoạ, theo các nhà tâm lý học nghệ thuật hiện đại, không bao giờ thuần túy có nghĩa là thưởng thức cái được NHÌN THẤY (tranh). Có rất nhiều thứ mai phục bên trong, ẩn kín nơi tâm hồn mỗi người, chi phối cái sự NHÌN VÀ THẤY đó... (...)

Nghệ thuật Thị giác Việt Nam cần được hỗ trợ cách khác  (nhận định mỹ thuật) 
Nghệ thuật Thị giác (Visual Arts), với đa số người Việt Nam, được hiểu là thế giới của những Dali, Picasso. v.v..., nói chung, là thế giới của những cái gì hết sức “cao sang”, “siêu phàm”, không can dự gì đến cuộc sống của mình — biết cũng được, không biết cũng chẳng sao. Oái oăm là ngay cả những người đang điều hành các thiết chế văn hoá-nghệ thuật ở Việt Nam, dường như cũng đang hiểu vấn đề theo kiểu như vậy... (...)

Lại nói chuyện “Người” và “Nghề” curator  (nhận định mỹ thuật) 
Trong nền mỹ thuật Việt Nam, curator là nhân vật còn thiếu và cần phải có. Không ít người trong làng mỹ thuật Việt Nam đã nói và tin như thế. Nhưng, cụ thể, curator là ai? Curator có vai trò và vị trí như thế nào?... (...)

Sáng tác trong bối cảnh “văn hoá làng”  (nhận định mỹ thuật) 
... Chúng chỉ cho thấy sự đứt gãy, vỡ vụn trong tư duy nơi khá đông họa sĩ. Và, hoàn toàn không khó khăn gì để thấy, đó cũng chỉ là sản phẩm từ não trạng “người ở làng”. “làng”, lại là “làng hậu thuộc địa”, “làng hậu cộng sản” vừa nghèo truyền kiếp vừa trải qua thời gian dài tách biệt với thế giới bên ngoài đã trở nên quá lạc hậu và còn mang trong mình rất nhiều thương tích, mặc cảm dẫn đến tâm lý vừa cả tin vừa bảo thủ, vừa muốn hoà nhập vừa tự tách biệt... (...)

Một mệnh lệnh triệt tiêu nghệ thuật  (nhận định mỹ thuật) 
“Họa sĩ phải vẽ sao cho công chúng hiểu”, “vẽ, để phục vụ công chúng”... Có thể nói ngay, đây là một mệnh lệnh kỳ lạ và phi lý, hơn nữa, còn có hại; cái hại lớn nhất là triệt tiêu nghệ thuật... (...)

Mỹ thuật Việt Nam, bao giờ hết…”ốm đói”?!  (nhận định mỹ thuật) 
... Vấn đề ở đây, chủ yếu, nằm ở sự hiểu biết về “cách ăn”, về “chế độ dinh dưỡng”. Vấn đề này không phải tự nhiên ai cũng biết. Đó là chuyện của kinh nghiệm, của khoa học, của tư tưởng v.v… Điều quan trọng, là phải xác nhận tình trạng “ốm đói”, sau đó, mới có thể truy tìm nguyên nhân, rồi mới có thể “kê toa” cải thiện”... (...)

Phê bình mỹ thuật: một chuyện thừa?  (nhận định mỹ thuật) 
Gần 10 năm viết phê bình mỹ thuật, càng ngày, tôi càng hiểu ra rằng, ở Việt Nam, viết phê bình mỹ thuật , cho dù viết về cái gì, kiểu gì… cũng rất dễ thành thừa. Và nhảm... (...)

Về “Hoạ sĩ là ai?”  (nhận định mỹ thuật) 
Nghệ thuật chưa bao giờ đơn giản. Vấn đề hoạ sĩ là ai, cũng vậy... (...)

Mỹ thuật Việt Nam — Nhân vật còn thiếu...  (nhận định mỹ thuật) 
Đến lúc này, dường như, chúng ta đã có thể nói về một sự đứt đoạn trong các quan hệ văn hóa mỹ thuật. Hầu như ai cũng cảm thấy mỹ thuật là cần thiết như một nguồn năng lượng làm gia tăng giá trị cuộc sống, làm gia tăng các khả năng thích nghi với cuộc sống đương đại..., nhưng đồng thời, ngược lại, chẳng có mấy ai thực sự quan tâm, tiếp cận mỹ thuật trong một ý hướng chủ động, tích cực... (...)

Vài ghi chú về chuyện “chuyên nghiệp hoá” hoạt động gallery ở Việt Nam  (nhận định mỹ thuật) 
...Buôn bán tranh mấy năm sau này, càng ngày càng khó. Nhiều gallery phải đóng cửa. Nhiều gallery, để tồn tại, phải xé nhỏ không gian vừa làm nhà hàng vừa bán tranh hay vừa bán tranh vừa chen thêm hàng thủ công mỹ nghệ, đồ giả cổ, quà lưu niệm v.v… (...)

"Phiên bản hoạ sĩ"  (nhận định mỹ thuật) 
... Trong thực tế đời sống mỹ thuật, ở đâu cũng vậy, còn có một loại phiên bản khác, rất đáng chú ý hơn, nhưng không đáng khuyến khích chút nào, là chuyện “phiên bản họa sĩ”... (...)

Phê bình mỹ thuật Việt Nam  (tiểu luận / nhận định) 
[...] để có được một nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại, không chỉ cần sự cố gắng của mỗi họa sĩ, mà thực tế, cần hơn hết, sự thay đổi trong cách tiếp cận nghệ thuật của cả cộng đồng, bao gồm cả giới sáng tác lẫn giới phê bình, lý luận và giới thưởng ngoạn. Cách tiếp cận ấy phải đụng phạm đến toàn bộ nền móng của nền mỹ thuật, đến các cơ sở tồn tại và phát triển của nó - từ các yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến các nhận thức về ý nghĩa, giá trị nghệ thuật v.v... Nói cách khác, là phải tiếp cận từ cội nguồn văn hoá xã hội và cơ sở học thuật của nó... (...)

Văn hoá mỹ thuật không thể không sốt ruột  (nhận định mỹ thuật) 
... Không được dẫn dắt bởi một cách thức tư duy mới, số đông nghệ sĩ, đã không biết khai thác năng lượng ở đâu cho sự sáng tạo, không biết làm thế nào để bảo toàn nguồn năng lượng vốn có... (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021