Ngô Tự Lập
tiểu sử &  tác phẩm 

Ngô Tự Lập sinh ngày 4/6/1962 tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học hàng hải, Baku, Liên Xô (1980-1986), sau đó làm thuyền trưởng một tàu đổ bộ (lữ 125-HQ). Năm 1990 chuyển về Toà án Quân sự Trung ương và đi học chuyên tu Đại học luật. Năm 1993, ngay sau khi tốt nghiệp, Ngô Tự Lập chuyển về làm biên tập viên văn học tại nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. Năm 1993, anh sáng lập tờ Con Thoi Thị Trường, có lẽ là tờ báo chuyên về quảng cáo đầu tiên ở Việt Nam và tồn tại hơn một năm. Năm 1995, anh tham dự một cuộc thi dịch văn học do Đại sứ quán Pháp tổ chức và nhận được học bổng đi học tại Đại học sư phạm Fontenay (Ecole Normale Superieure de Fontenay/St. Cloud, Paris). Năm 1996, anh bảo vệ thành công luận án thạc sĩ (DEA) tại Paris. Năm 1998, anh chuyển về nhà xuất bản Hà Nội. Năm 2000, anh ra khỏi biên chế nhà nước, làm Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu phát triển InvestConsult. Năm 2006, anh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Đại học Illinois State University (Hoa Kỳ).

Ngô Tự Lập bắt đầu sáng tác năm 1989. Truyện ngắn đầu tay, “Lửa trong lòng biển”, đoạt giải thưởng sáng tác về Hải quân và giải Hoa phượng đỏ (1990) của Hội Văn Học Nghệ Thuật Hải Phòng. Ngoài làm thơ, viết truyện ngắn và tiểu luận, Ngô Tự Lập còn là một dịch giả tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Anh. Anh là hội viên Hội nhà văn Việt Nam và Hội nhà văn Hà Nội.

Tác phẩm của anh được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Tác phẩm chính:

Thơ:
Thế giới và tôi, song ngữ (Việt Pháp), Văn hóa, Hà Nội, 1997, tái bản 2000, A l’index (Pháp) 2001.
Chuyến bay đêm tháng sáu, Văn hóa, Hà Nội, 2000.

Văn xuôi:
Vĩnh biệt đảo hoang, tập truyện ngắn, Văn hóa, Hà Nội, 1991.
Tháng có 15 ngày, truyện ngắn, NXB Hà Nội, Hà Nội, 1993 tái bản 1994.
Mùa đại bàng, truyện ngắn, Công an nhân dân, Hà Nội, 1995.
Mộng du và những truyện khác, tuyển tập, Văn học, Hà Nội, 1997, 1998 và 2001, 2008.
Giấc ngủ kỳ lạ của ông Lương Tử Ban, Hội nhà văn, Hà Nội, 2005.

Tiểu luận:
Ma trong văn học kỳ ảo phương Đông và phương Tây, luận văn thạc sĩ, (Ecole Normale Superieure de Fontenay/St. Cloud), Paris, 1996.
Những đường bay của mê lộ, Hội nhà văn, Hà Nội, 2003.
Minh triết của giới hạn, Hội nhà văn, Hà Nội, 2005.

Dịch thuật:
Hoa máu, truyện ngắn, từ tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nga, Văn hoá, Hà Nội, 1993.
Người đàn bà trên tàu, tiểu thuyết của Jules Verne, Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1993.
Đôi mắt lụa, dịch chung với Ngô Huy Bội và Ngô Bích Thu, Văn học, Hà Nội, 1998.
Con bù nhìn, tiểu thuyết của Kolesnikov, từ tiếng Nga, Kim Đồng, Hà Nội, 1998.
Xứ sở của nước và thạch sùng, thơ văn xuôi của Jean-Michel Maulpoix, từ tiếng Pháp, Thanh Niên, 1999.
Chiếc bát mang hình thế giới, trường ca của Werner Lambersy, từ tiếng Pháp, Văn học, Hà Nội, 2001.
Tuyển tập Edgar Allan Poe, dịch chung, từ tiếng Anh, Văn học, Hà Nội, 2002.

Biên soạn:
Đêm bướm ma - Tuyển truyện ma Việt Nam, Văn học, Hà Nội, 1998, tái bản 2001.
Truyện kỳ ảo thế giới, 6 tập, Văn học, Hà Nội, 1999, 2000, 2001.
Nhật Bản, đất nước con người, văn học, cùng với Ngô Minh Thuỷ, Văn hoá, Hà nội, 2002.

tác phẩm

Một sai sót cần đính chính, một lời cám ơn và vài vấn đề khác với Nguyễn Tôn Hiệt  (đối thoại) 
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Bài viết mới nhất của Nguyễn Tôn Hiệt, nhan đề “Ngô Tự Lập không chỉ ‘kín đáo’ đạo văn của Brent Hayes Edwards, mà còn công khai đoạt văn của Alain Guillemin!” sẽ rất công bằng và chính xác, nếu không có một uẩn khúc. Uẩn khúc đó là...

Lần thứ ba và lần cuối với ông Nguyễn Tôn Hiệt  (đối thoại) 
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Chắc chắn Nguyễn Tôn Hiệt vẫn không, hoặc cố tình không, đọc cẩn thận 2 bài viết của tôi, “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ” (2005) và “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam” (2010). Vì thế, bài viết “Đạo văn: lý thuyết và thực hành của Ngô Tự Lập” của ông vô tình hoặc hữu ý đã xuyên tạc sự thật...

Thêm một lần với Nguyễn Tôn Hiệt  (đối thoại) 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Bài viết của tôi là về văn học viễn tưởng, nói đúng hơn là truyện viễn tưởng (mô tả thế giới trong tương lai), chứ không phải là về tính tiên tri (mặc dù tôi có nhận xét rằng 2 tác phẩm của Hồ Chí Minh có tính tiên tri). Có nhiều hình thức tiên tri khác, như sấm hay bói toán, nhưng tôi không bàn ở đây... Tôi nhận định rằng truyện “Con người biết mùi hun khói” in năm 1922 của Hồ Chí Minh có lẽ (tôi nhấn mạnh) là truyện viễn tưởng hiện đại đầu tiên của Việt Nam...

Trả lời Nguyễn Tôn Hiệt  (đối thoại) 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Sự thật là tất cả các bài ông dẫn ra đều lặp lại ý kiến của tôi đăng ngày 14-05-2005, trong bài “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ”, đăng trên Tiền Phong. Bài báo cũng được rất nhiều báo mạng đăng lại. Điều này tôi đã viết ở đầu bài “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam”... Ông phê phán tôi đã không nhắc đến Trạng Trình. Nhưng trong bài viết, tôi khẳng định Hồ Chí Minh là cha đẻ của văn học viễn tưởng hiện đại Việt Nam (Ngô Tự Lập nhấn mạnh)...

Gã trốn lính  (truyện / tuỳ bút) 
Tất cả chúng tôi đều run. Mồ hôi toát ra đầm đìa. Giữa, Nhẫn và Út đã bị gập chặt lại, còn Cái chìa ra, chỉ có tôi đơn độc trên cái thớt gỗ. Cái thớt mốc vẫn còn mùi thịt lợn ôi, lờm lợm... (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Ngô Tự Lập]  (phỏng vấn) 
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Máu Việt  (thơ) 
Có những lúc rạo rực lên môi / Đỏ thắm như mặt trời nước Việt, / Có những lúc âm thầm / Chảy như bùn, bầm đen huyết quản / Chân người đi, đất rộng sông dài...

Con đường trên trần thế  (thơ) 
Khi con bước đi những bước đầu tiên / Quyển sách từ lâu bị lãng quên / Bước ra từ bóng tối / Cửa sổ đồng loạt mở sau một mùa đông dài / Và chiếc bệ bắt đầu hát lời giã từ pho tượng...

Bên bờ sông Loiret  (thơ) 
Bóng anh đổ dài trên bờ sông Loiret / chỗ khúc ngoặt Xuân Diệu từng trông thấy / bãi lầy khủng khiếp / sẵn sàng nuốt chửng / những mặt những thân người...

Thuyền trưởng  (thơ) 
Chỉ có một con đường, tên là vô tận / Chỉ có một lỗi lầm, tên là quá khứ...

Không tưởng  (thơ) 
Tôi sẽ thấy mình trong một gương / Thấy tên mình trong một câu thơ tình cờ nhặt được...

Bảng chữ cái  (truyện / tuỳ bút) 
Có lẽ tôi đã ngủ rất lâu trước khi bị lay dậy một cách dữ dội. Tôi cố nằm thêm, mặc dù đó không phải là thói quen của một người lính cũ... (...)

Trung du  (thơ) 

Anfiteatro Romano di Cagliari alla fine del XX secolo d.C  (thơ) 

Thợ đào đá truyền kiếp  (truyện / tuỳ bút) 
Hố nhỏ đã thành hố lớn, rồi thành ao cạn, còn xung quanh đất cao dần lên mãi, chất ngất lưng chừng trời... (...)

Vườn anh đào  (thơ) 

6 tỷ - 1 = 6 tỷ  (thơ) 

Lửa trong lòng biển  (truyện / tuỳ bút) 
Khi còn là thuyền trưởng chiếc “Sông Lai” cổ lỗ tôi thường qua Tùng Quảng, vùng biển hiểm trở với muôn vàn đảo đá chen chúc như bàn chông, nổi tiếng nhờ phong cảnh hùng vĩ... (...)

Mộng du I  (truyện / tuỳ bút) 
... Nửa đêm có ai đó gõ vào cửa sổ. Tôi choàng dậy. Hoá ra là ánh trăng... (...)

Cuộc thảm sát  (truyện / tuỳ bút) 
Chúng tôi đang bơi thành vòng tròn, như một cách luyện tập. Thứ dung dịch nhầy nhầy, màu trắng đục và âm ấm. Lúc ấy, bọn chúng tôi mới sinh được nửa ngày... (...)

Tội lỗi đầu tiên của thánh Mah Gahn  (truyện / tuỳ bút) 
Tôi viết những dòng này trong lúc đầu óc hoàn toàn minh mẫn, không phải vì khiêm tốn hay muốn giáo huấn điều gì, mà chỉ như một lời tâm sự... (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021