Herbert, Zbigniew
tiểu sử &  tác phẩm 

ZBIGNIEW HERBERT (1924-1998), sinh tại Lwów,một thành phố lần lượt bị Nga, Đức chiếm đóng trước khi bị sáp nhập Liên Sô. Ông có lẽ là nhà thơ Ba-lan được biết tới và yêu mến hơn cả trên thế giới, và ở Ba-lan, vượt xa những cây bút đoạt giải Nobel Văn chương của chính nước ông. Thường được mệnh danh là «nhà thơ của hài hước lịch sử».

tác phẩm

Curriculum | Mảnh bình cổ Hi-lạp | Thử làm chuyện mô tả  (thơ) 
Tôi từng là một cậu bé trầm tĩnh và hơi uể oải — lạ thật — trái với những cậu bé tuổi tôi say mê phiêu lưu — tôi không chờ đợi gì — tôi không đứng rình ở cửa sổ... | Phía trước người ta nhìn thấy / một thân hình thanh niên đẹp // cằm tựa lên ngực / một đầu gối xếp lại / cánh tay như một cành cây khô... | Trước hết tôi sẽ tả tôi / khởi sự bằng cái đầu / hay tốt hơn là bằng cái chân / hoặc bằng bàn tay / bằng ngón út bàn tay trái... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]

Mưa | Năm người  (thơ) 
Khi anh tôi / từ chiến trường trở về / anh có một ngôi sao bạc nhỏ trước trán / và dưới ngôi sao / là một vực thẳm... | Buổi sáng chúng dẫn họ ra / chỗ sân lát đá / và bắt họ đứng sát vào tường // năm người / hai trong bọn còn rất trẻ / những người khác ở tuổi trung niên // không có gì hơn / để nói về họ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]

Khi thế giới đứng yên | Những đồ vật | Chấm dứt một Triều đại | Hoàng đế | Gió và Hoa hồng | Achille. Penthésilée  (thơ) 
Ngày xưa có một vị Hoàng Đế. Ngài có cặp mắt vàng và một cái miệng ăn thịt người. Ngài sống trong một cung điện đầy tượng điêu khắc và cảnh sát. Sống một mình. Ban đêm ngài thức giấc và la hét. Không ai yêu thương ngài cả. Ngài thích trò chó săn người và khủng bố hơn tất cả mọi thứ. Khi ngài chết không ai dám dẹp bỏ chân dung ngài. Hãy nhìn mà xem, có thể anh vẫn còn có một cái mặt nạ của ngài trong nhà đấy... — Sáu bài thơ văn xuôi của Zbigniew Herbert (1924-1998). [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]

19 bài thơ từ tập TƯỜNG THUẬT TỪ THÀNH PHỐ BỊ VÂY HÃM  (thơ) 
19 bài thơ từ Tường thuật từ thành phố bị vây hãm — tập thơ thứ sáu của Zbigniew Herbert (1924-1998) — tác phẩm được xem là “chấn động của thập niên” trong thi ca Ba Lan. [Bản dịch của Lê Ðình Nhất-Lang]

Tường thuật từ thành phố bị vây hãm | Quyền năng của thẩm mỹ  (thơ) 
Quá già để mang súng và chiến đấu như những người khác— / họ rộng lượng giao cho tôi vai trò thấp hèn của một người chép sử biên niên / tôi ghi lại—chẳng biết cho ai—lịch sử của cuộc vây hãm... | Chẳng cần chi nghị lực lớn / sự khước từ sự bất đồng và sự phản kháng của chúng ta / chúng ta có một ít can đảm cần thiết / nhưng căn bản đó là một vấn đề thẩm mỹ... [Bản dịch của Lê Đình Nhất-Lang]

Mười bài thơ  (thơ) 
Mười bài thơ của Zbigniew Herbert (1924-1998) — nhà thơ Ba-lan được biết tới nhiều hơn cả trên thế giới. Nhà thơ Czesław Miłosz nhận định: "Nếu kinh nghiệm đặc thù của những thập niên vừa qua là chiếc chìa khoá mở cửa vào thi ca Ba-lan đương đại, thì Herbert có lẽ là người tài ba nhất để diễn tả kinh nghiệm ấy..." [Bản dịch của nhà thơ Diễm Châu]

Ông Cogito về một đề tài bị bắt buộc: "bạn bè rời bỏ chúng ta"  (thơ) 
Bài thơ của Zbigniew Herbert (1924-1998) — một nhà thơ Ba-lan được biết tới nhiều hơn cả trên thế giới — qua bản dịch của nhà thơ Diễm Châu. Theo Jacques Burko, «bài này chính yếu gợi lại những quan hệ của một người chống đối chế độ với những người bạn thời trẻ, trong đó có một số thỏa hiệp với quyền bính và những người khác ra đi sống cảnh lưu đày.»

"Sứ giả của ông Cogito" và những bài thơ khác  (thơ) 
Hãy đi về nơi những kẻ khác đã đi về giới ranh đen tối / vì tấm lông cừu bay bổng của hư không phần thưởng chót của ngươi / hãy đứng thẳng dậy và đi giữa những kẻ quỳ gối / giữa những kẻ quay lưng và những kẻ sụp đổ trong cát bụi... | Có những người trồng / những khu vườn trong đầu mình... | Đá cuội / là một tạo vật hoàn hảo... [Bản dịch của nhà thơ Diễm Châu]

Phóng sự trực tiếp từ thiên đường  (thơ) 
Ở thiên đường tuần làm việc có ba mươi giờ / Lương tháng cao hơn và giá cả bao giở cũng hạ... [Bản dịch của nhà thơ Diễm Châu]


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021