Nguyễn Đạt
tiểu sử &  tác phẩm 

Sinh năm 1945 tại Vĩnh Tường (Vĩnh Yên, Bắc Việt). Học đại học Văn khoa Sài Gòn vài năm. Đi lính hắc báo sư đoàn 1 hoả tuyến vài năm. Sau đó lang thang vùng cao nguyên Đơn Dương - Đà Lạt tới hôm nay.

Đã in một tập thơ và hai tập truyện. Hiện viết truyện ngắn cho riêng báo mạng Tiền Vệ. Thỉnh thoảng làm thơ gửi báo in Khởi Hành.

tác phẩm

Diễn từ của nhà thơ Nguyễn Đạt (Giải Thưởng Văn Chương Tự Do 2017)  (tiểu luận / nhận định) 
... Trên 40 năm nay tại Việt Nam, dưới chế độ Cộng Sản, tôi và những người cầm bút tự do, hơn ai hết, đã sống trong ngột ngạt, trong bức xúc, vì chế độ phi nhân chà đạp nhân quyền, tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, vì một nhà nước mà những người lãnh đạo đồng nghĩa với những kẻ thống trị... (...)

Căn gác xép hư không  (thơ) 
... Sông Sài Gòn. Ôi sông Sài Gòn / Có cây cầu nào như ở sông Seine / Để tưởng tượng Apollinaire một thuở / Bài thơ Le Pont Mirabeau mãi không quên...

Bình minh đen | Vực đen | Thái độ | Xứ sở tự do | Dòng sông yên bình  (thơ) 
... Sớm mai những ngày này / mặt trời có bóng hình con quạ / Bóng hình cú vọ trong lũ người / đang thống trị xứ sở / Tự do nhân quyền chìm trong bóng tối bình minh... | ... Tôi rớt xuống cùng tiếng kêu đòi / quyền sống đúng nghĩa con người / Nghe dội lại âm u vực không đáy... | ... Tự do cần thiết như hơi thở / như thái độ trước cơn dông quay cuồng / của lịch sử điên khùng / không đi tới mà trở lui / trên những nẻo đường ở xứ sở tôi.... | Người bạn phương Tây nói với chúng tôi / xứ sở các anh tự do ngất trời / mặt trời ngó xuống cũng quay đảo / trước tự do như vậy...

Hy vọng & tuyệt vọng | Bên kênh Nhiêu Lộc | Những khoảnh khắc cuộc đời | Thành phố mất tên | Người ngồi  (thơ) 
... bước chân bước mãi bước mãi / sẽ mở ra bầu trời lối nẻo tự do / mở ra hy vọng / cần thiết để sống như con người / cần thiết để không tuyệt vọng mỗi ngày... | ... Tôi biết nghệ sĩ đích thực chẳng cần thiết điều gì / Ngoài nẻo đường tự do để tới sự thật... | ... Tôi hằng nghĩ tưởng như Oscar Wilde / để sống những ngày này / những ngày hiện tại / những ngày nhân quyền bị tước đoạt / những ngày ma quỷ thống trị con người / những ngày sự thật bị chôn vùi... | Sài Gòn ngày mất tên / Lịch sử mấy trăm năm / Đảo điên từ buổi ấy / Đảo điên từ mùa xuân... | ... Đừng hỏi người ngồi: người Việt Nam? / Khi người ngồi đích thực tù nhân / Trong hàng rào móng vuốt kên kên...

Cần thiết | Bài thơ có thể | Những người để nhớ | Đồi cỏ xanh xao  (thơ) 
... Thốt hiểu tại sao cần thiết lang thang / Và phố xá kia cũng không khác căn nhà / ngoài diện tích lớn rộng / Tôi lang thang để ảo tưởng tự do / Hoá ra tự do cần thiết hơn hết / đã bao nhiêu năm thiếu vắng trong xứ sở... | ... Bài thơ của tôi hôm nay khi đất nước hoà bình / Dứt chiến tranh mà nhức nhối hằng hằng / hơn nghìn lần vết thương trong thời lửa đạn... | ... Tôi biết những người ấy nín lặng như mặt đất / để con người tự do hít thở khí trời / con người đúng nghĩa con người... | ... Những gì tôi không nói được / Những gì ở đất nước tôi / Chiều xanh xao nào có biết / Hờn căm từ cọng cỏ đồi...

Một câu chuyện kể | Nắng ngây thơ | Thân vùi sầu-ở-lại | Chuyện miệt núi rừng | Định mệnh | Tự sự  (thơ) 
... Anh chết không giống người lính tử trận / Anh chết vì anh là nhà văn / Là kẻ thù hơn hết thảy kẻ thù / Trước bọn họ / Lũ người từ lâu tráo linh hồn quỷ dữ... | ... Để khúc ca vang trong yên ắng / Để không ai đòi hỏi nhân quyền / Để tự do treo trên cành lặng / Cùng chiếc lá kia rơi vào đêm... | ... Bằng hữu của anh / người ở phương xa người đã vĩnh biệt / người vẫn sống với nỗi sầu-ở-lại / nỗi sầu trong tác phẩm thơ anh... | ... Tôi bơ vơ phiền bực hôm nay / Bởi tự do số phận con người / Đang đi sâu vào cõi huỷ diệt / Lũ quỷ ma kia cất tiếng cười...

Chờ đợi bài thơ | Xứ sở tôi | Một nơi có thật | Một ngày đi qua  (thơ) 
Có thể đây không phải bài thơ / Dẫu tôi ao ước chờ đợi. / Ánh sáng chan hoà. Mặt trời vẫn bình minh, mặt trời có thể nhiều hơn nữa... | Đừng ngồi lặng im. Hãy đứng dậy / Cho bước chân đi khắp phía ngoài / Cho đôi mắt để nhìn sẽ thấy / Và đôi tai nghe đủ tiếng lời... | Buổi trưa kia tôi như say nắng / Như trúng cơn gió độc lùa tới quay cuồng / Bọn họ xuất hiện / Đưa tôi tới một nơi bí mật... | ... Một ngày đi qua một ngày đi qua / Khi xứ sở tôi bạo lực cường quyền tước đoạt / những gì cần thiết hơn hết cho cuộc sống / con người...

Trở lại nơi xưa | Bầu trời chuông úp | Trong quán nước | Khi tôi mơ ngủ & thức dậy  (thơ) 
Tôi trở lại cao nguyên / Mây trời sa xuống thấp / Có gì như đảo điên / Có gì như dồn dập... | ... Dưới cái chuông úp chụp mỗi ngày / Còn tiếng nói nào kêu đòi sự thật / Ánh sáng soi rọi của mặt trời?... | ... Trầm ngâm hay nói cười / Vẫn là tôi / Chen chúc cùng mọi người / Trong thành phố mang tên nỗi sợ / Giăng khắp bầu trời... | ... Tôi dứt giấc mơ / Bồi hồi nhớ thương con ngựa / Một con ngựa mang tính người / hơn nghìn lần lũ người đang thống trị xứ sở / Tôi chờ đợi ngày ngột ngạt mau trôi qua đi / Đêm đến tôi mơ gặp lại con ngựa...

Khúc ai điếu cho tự do | Lịch sử  (thơ) 
Khải hoàn ca đất nước hôm nay / Khúc ai điếu cho tự do từ đây / Ma quỷ y dáng người chẳng khác / Hiển hiện đầy sau cánh cửa này. // Gõ nhẹ cửa. Cánh cửa thêm dày / Đập mạnh cửa. Trầy trụa nắm tay... | ... Duy tôi vẫn nhớ một cánh đồng / đêm trăng khuyết cộng sản thủ tiêu Khái Hưng / nhét vào bao bố cột thêm tảng đá / thả chìm dưới đáy sông...

Nhà Bên Hồ  (truyện / tuỳ bút) 
... Đột nhiên, những tiếng chân dậm mạnh phía trên đầu, mỗi lúc mạnh hơn. Người chị, xuất hiện dưới mấy bậc cấp dẫn xuống căn phòng của Uyên. Cái nhìn không còn sững lặng, cái nhìn toé lửa. Cái kéo cắt may, đầu kéo nhọn hoắt, trong một bàn tay nắm chặt. “Cậu tưởng tôi tha cho cậu cái tội giết người hả?” ... (...)

Điếu thuốc đêm kia  (thơ) 
Tôi đốt thuốc trong đêm / Hút tận cùng hơi thở / Run rẩy như gồm em / Trong cánh tay hồi nọ. // Tôi đốt thuốc trong đêm / Trong bóng tối hớn hở / Nửa mái tóc rã mềm / Nửa kia cùng ủ rũ...

Ai đợi bên cầu  (thơ) 
Tôi bảo tôi đi qua cây cầu / Rời cõi miền trái phải trước sau / Nhà cửa xô phố xá nghiêng ngả / Tôi thúc giục tôi đi qua mau. // Còn gì nơi đây mà chờ lâu...

Vườn ở Dran  (thơ) 
Con chim từ thuở ấy / Hiển hiện hồn anh / Lặng lẽ nhịp một / Lặng lẽ vào khu vườn. // Khu vườn bướm dại / Khu vườn nức hoắc hương / Ngẫm đi ngẫm lại / Trời đất mù ăn năn / Chim thảng thốt bay lên...

Thơ cuối năm  (thơ) 
Đã cuối năm rồi sao / Đã cuối năm / Không có hoa để tàn. Cây trút bỏ lá vàng / Lùa tay trong tóc không thể nào hơn / Những sợi xám bạc rơi rụng. // Đã cuối năm rồi sao / Đã cuối năm/ Không dưng thảng thốt / Mảng trời xanh kia. Nhớ tiếc lung...

Hư tưởng ấy  (thơ) 
Đã nói gì cà-phê Phố ấy / Không có gì / Chỉ là quán nước thưa vắng người ngồi / Đã nói gì quán cơm Nhẫn ấy / Không có gì / Chỉ là một nơi lui tới mỗi ngày...

Khát bạn  (truyện / tuỳ bút) 
... Một tuần lễ sau, tôi nghe tin anh N. tự vẫn tại nhà ông T., trong căn phòng chứa hàng trăm cái gùi của người dân tộc... Tôi nghĩ tới niềm khao khát bằng hữu không nguôi của ông T., tôi mù mịt trong nhận biết về con người. Tới bây giờ tôi cũng không thể hiểu sự kết thúc cuộc sống của anh N., kẻ bi-quan-hạnh-phúc, từng khích lệ niềm vui sống cho những người chung quanh... (...)

Đời cái gạt tàn  (thơ) 
... Người ta bảo chết là bỗng dưng / Chàng diễn viên điện ảnh James Dean / Vỡ cái gạt tàn / Người ta bảo chết thì càng đẹp / Sẵn tàn tro để phủ / Cần gì nữa mà kêu than...

Hình nhớ bóng | Hằng nguyện  (thơ) 
... Đường xa đường xa. Xa tới mãi / Tới cõi sơn cùng thủy tận kia / Người đi nào khác người xưa ấy / Lẫn trong mây chẳng hẹn ngày về... | ... Khi bóng tối của đêm bắt đầu bao phủ / Ánh sáng cuối của ngày tắt rồi / Tôi sẽ biết mọi người sẽ biết / Cái chết nín thinh. Kho báu mở lời...

Người ở đồn Kim Thạch  (truyện / tuỳ bút) 
... Sau cái chết do sự bất cẩn của trung tá Tốn, với sự xác nhận của chính nạn nhân, Sơn vẫn bị thuyên chuyển ra một đơn vị nghĩa quân vùng Ban Mê Thuột, nơi chiến tranh đang diễn ra khốc liệt. Sơn bị thương, phải cắt đi một cánh tay, khúc cắt sát bờ vai, cắt đứt giấc mơ võ sĩ quyền Anh chuyên nghiệp của Sơn. Rất có thể chính cánh tay cụt hết ấy đã sớm đưa Sơn tới cái chết thảm hại vào năm 2012 tại Đinh Văn - Lâm Hà, gần Đà Lạt, vốn là vùng kinh-tế-mới nhà nước cộng sản lập nên... (...)

Vĩnh biệt Người Ngồi Đội Mũ  (truyện / tuỳ bút) 
[TƯỞNG NIỆM DƯƠNG NGHIỄM MẬU (1936-2016)] ... Lần gặp Dương Nghiễm Mậu gần nhất cách đây một năm, thấy ông vẫn khoẻ mạnh, vẫn tươi trẻ ở một người trọng tuổi. Thật ngỡ ngàng nghe tin ông mất, dù tuổi thọ của ông cũng không là mỏng. Có lòng tham yêu mến tôi cũng chẳng ngại, để được thấy nhà văn Dương Nghiễm Mậu còn ở trên đời, nên ông mất đi tôi rất tiếc thương. Cầu mong linh hồn ông an vui chốn vĩnh hằng... (...)

Một chuyện buồn  (truyện / tuỳ bút) 
... Sau câu chuyện, anh ta bảo đấy là một chuyện buồn. Tôi bảo anh ta chớ buồn làm chi, và nhắc lại nhận xét của anh ta: tình yêu thơ của cô ấy gần giống với một dục vọng. “Chẳng phải chỉ gần giống với một dục vọng, mà đích thực là một dục vọng. Nhà tiên tri Muhammad bảo rằng: Thượng đế trao cho nhân loại mười phần dục vọng, nam giới chỉ có một phần, nữ giới có chín phần!”... (...)

Kẻ lạ  (thơ) 
Hơn nửa thế kỷ trôi qua / Ao Bà Om Trà Vinh một thuở / Hai cục đá cho hai người / Kẻ ngồi không ngó gì ngoài mỗi đơn côi...

Hoang gữa hai vách  (thơ) 
Chiều khởi từ độ không, tới thế giới này, trong con ốc sên / Gã tàn tật trong cái nhìn nhãn hiệu nền văn minh / Ra đi, mang nặng ký ức những điêu tàn lấp lú / Trận gió cuồng mông muội tràn trề / Thời khắc bôi xoá. // Gã ra đi / Bầu trời ấy dửng dưng, mây phiêu dạt, vắng tích sử...

Trong quán Hoa Kiều  (thơ) 
... Điệu cười của hắn có ý nói... / Kiểu nói của hắn tượng trưng cho... / Quần áo hắn vận chứng tỏ rằng... / Giày vớ hắn mang cho ta biết... / Nàng mỉm nụ bày tỏ: / Điệu cười Kiểu nói Quần áo Giày vớ / Âm thanh Thịt xương Bàn chưn...

Thơ xuôi tháng năm  (thơ) 
Cần thiết như bài thơ tinh trong như ánh trăng trau chuốt lá cây như đêm hoài vọng trẻ thơ dỗ dành vùng nhăn nhúm mệt mỏi cần thiết như bài thơ giản dị như lời ví dụ thuở ban sơ như sớm mai nhớ buổi chiều tắt hẹn hò ánh sáng trong mơ...

Tiếng sóng  (thơ) 
Bước xuống sau những vòng xe lăn / Phố ven biển / Bước lên đôi bước bậc thềm / Quán Uno đợi hẹn. // Cơn say dịu dàng / Sóng xa gần. Biển mênh mông / Cơn say mong manh. Chiều tối đậm / Màu đêm tối mấy cũng đành...

Ở một hostel  (thơ) 
... Có thể hắn ngủ lại sau một đêm trắng / Đêm trắng trừ những con quạ rất đen / Lúc này chúng đầy chật hostel / Mọi người đều nghe tiếng reo của điện thoại / Lúc hắn quơ tay chống cự bầy chim...

Bằng hữu. Nơi chốn. Hiền nhân.  (truyện / tuỳ bút) 
Trang Tử, trong Nam Hoa Kinh, nói về bằng hữu: Bạn với nhau phải vì nhau những chỗ không vì nhau... Tôi quý trọng bạn, muốn gọi tình bạn là đạo bằng hữu. Tình yêu đôi lứa - hôn phối – và bằng hữu là những lãnh địa, thế giới khác nhau. Chẳng có tình yêu đôi lứa, chẳng kết hôn, cũng không sao hết. Tôi ái ngại những kẻ không quý trọng không tha thiết bằng hữu, những người không có bạn... (...)

Quá nhiều  (thơ) 
Yêu quá nhiều / Quá nhiều lần chết / Gấp bội những lần chết hụt / Của hắn thời chiến tranh / Lẩn trốn trong những dòng thơ / Những chữ trên trang báo trang sách / Cùng bóng ma hiện hình / Phải chính hắn đó?...

Cầm tay nhau mùa xuân  (thơ) 
... Dù sao dù sao dù sao dù sao / Mặt đất bầu trời sẽ quá gần nhau / Tay nắm tay bình thường là vậy / Dù bước chân xuân có chậm thế nào...

Những cây bàng  (thơ) 
Đừng hỏi tại sao / Những cây bàng là những linh hồn / Khi Yên Thao đã tựa đầu / Quán nhỏ phố không màu / Một cây bàng ở đó / Ai biết tại sao...

Vĩnh biệt Đinh Cường  (thơ) 
[TƯỞNG NIỆM ĐINH CƯỜNG (1939-2016)] ... Có thể nào tôi trở lại Dran / Nơi vết thương dồn tụ những nấm mộ / Đã tới đây không biết bao lần / Tôi không thể trở lại thêm lần nào nữa / Ôi người bạn căn cốt hiền nhân / Ôi Đinh Cường...

Khúc hát Yên Thao  (thơ) 
Khúc hát ngắn ngủi & bất tuyệt / Khoảnh khắc của tất cả quá khứ / Tất cả hiện tại / Tất cả tương lai / Thời gian của ảo ảnh của Oscar Wilde / Nào ai biết. // Hắn biết duy nhất đây là khúc hát / Nhỏ bằng một mẩu xương chân...

Đôi mắt của tối  (thơ) 
... Sớm mai ấy / Hai người tựa đầu một thân cây / Phố nhỏ lá bàng rơi rụng / Ken chặt giữa lời. // Sớm mai ấy hắn rơi cùng lá...

Vĩnh biệt Dương Kiền  (ký sự / tường thuật) 
[TƯỞNG NIỆM DƯƠNG KIỀN (1939-2015)] ... Đấy là gương mặt một thi sĩ mà tôi có thể tưởng tượng. Đấy là lần duy nhất tôi gặp ông ở quán cà-phê Hồng trên đường Pasteur, đối diện Viện Pasteur - Sài Gòn. Ông ngồi trầm lặng, bàn tay nắm chặt ly cà-phê đá; tôi nhớ hoạ phẩm Portrait de Poète Sabartés của Picasso, tôi gọi ông là thi sĩ từ lúc đó... (...)

James Dean, và...  (thơ) 
... James Dean & hắn đều là vận động viên / Những vận động viên nhạy cảm / của Antonin Artaud / Khán giả đừng ai hỏi gì / Khi chúng tôi điên trên sàn diễn...

Qua cầu Mỹ Thuận  (thơ) 
Một lần tôi đi qua cây cầu / Cầu rất dài tôi qua rất lâu / Không sớm mai cũng chẳng phải chiều / Tối xuống đèn lên dòng sông rất sâu...

Người đàn bà miền thượng  (truyện / tuỳ bút) 
... Chị ấy có một vẻ đẹp thô sơ mà ấm áp, một vẻ man dại của người thiểu số, chả biết là dân tộc K’ho hay Kôhô. Chị ấy như có luồng từ trường hút tôi đi theo khắp đồi trà. Chị ấy thong thả đi như vậy, thỉnh thoảng dừng giây lát, xốc cái gùi sau lưng cho thăng bằng; trong gùi là bó củi. Tôi đi theo chị ấy, đi theo sức hút của từ trường... (...)

Thơ gửi người xa  (thơ) 
... Nơi Hiệp và tôi đã đi qua / Nơi Hiệp và tôi đã ngồi lại / Buổi chiều, quán cà-phê ở Di Linh, cửa sổ rộng mưa mù / Buổi chiều vĩnh viễn trong ký ức, ắt hẳn sẽ dần mòn / trước lúc xuống đáy mồ ở Oakland hay ở Sài Gòn...

Đôi mắt  (thơ) 
Hai dấu chấm rất nhỏ. Như sự lẻ loi / Hai dấu chấm rất đen. Sự kết tinh / của đêm cũng không hơn chừng ấy / Hai dấu chấm ban sơ chỉ để nhìn tôi. // Hai dấu chấm rất nhỏ / Những vì sao trên trời / Rung động nhẹ nhàng ngưng đọng / Giữa cảm nhận bồi hồi...

B’Lao mưa đêm  (thơ) 
Đẫm hồn muôn xưa / Mưa cổ điển / Từ thuở Vương Duy mưa ở Vị Thành. // Cơn mưa bất chợt / Tôi xuống phố / Đêm tràn ngập hết rồi / Mưa vội thêm nhanh...

Cơn gió u u  (thơ) 
Vì đâu cơn gió u u / Cơn say ngầy ngật / Không nghe tiếng ly vỡ / Để nhận ra tinh thể cát. // Một tên tuổi / Một tiếng cười / Và nhiều hơn nữa / Cho một ngày dài cho cơn say...

Tặng vật  (thơ) 
Tặng em quả thông khô / Tuổi thơ anh chạy nhảy khắp đồi Dran / Vô vàn trái nụ / Có thống khổ có hân hoan / Kết lớp mấy tầng. // Tặng em tinh thể thảo mộc / Quả thông khô quả thông khô / Crystalisation stendhalienne / Không phải muối / Hành trình của cát...

Cát có mỏi mòn  (thơ) 
Em không hề biết / Cát có mỏi mòn chừng ấy năm / Khi em mười lăm tuổi / Chiến tranh vừa dứt. // Em làm thơ / Nhật ký của trống vắng / Của bơ vơ / Của hạt cát / Của ngôn ngữ bao la sa mạc...

Quyển sách  (thơ) 
... Đêm qua tôi không mơ / Tuy nhiên thấy mình hấp hối / Bên quyển sách rất dày. / Tuy nhiên tuy nhiên / Dù sao giếng sâu / Nơi tôi đã ra đời / Nơi để tôi chết / Có quyển sách mang tên cát...

Một lối vào  (thơ) 
... Hắn đi quành con đường khác rất dài. / Con đường khác xa mịt mù trí nhớ / Ôi em / Sao lối lãng quên kia / Hồi chuông vẫn gióng lên hối hả mỗi ngày...

Linh-mục-X  (truyện / tuỳ bút) 
... Nhớ tới cha xứ Don Camillo mà anh bảo là mình-nuôi-giữ-mãi-mãi-hình-ảnh của ông thánh ấy, tôi tin chắc anh không thể quên sự đối đầu gay cấn giữa Don Camillo và tay thị trưởng cộng sản ở một địa phương nước Ý, thế kỷ XX... (...)

Bầu trời Sài Gòn của X  (thơ) 
... Ave Maria / Ước nguyện tàn hơi / Hắn ngước nhìn bầu trời xa lạ / Trắng trong đen đúa hết rồi. // Và thời khắc của loài chuột cống / Nước sình hôi / Tràn lên tràn lên mãi / Phút giây ngập úng bầu trời...

Kín cửa  (truyện / tuỳ bút) 
Từ thâm tâm tôi xem Nhữ là người bạn thân thiết, tuy nhiên lâu nay chúng tôi không có dịp gặp nhau. Một bạn cho biết, lâu nay Nhữ rơi vào tình trạng của một người bệnh trầm cảm, suốt ngày anh ngồi trong bóng tối của quán Kín Cửa. Quán cà-phê này không tên, người bạn gọi tên quán như vậy... (...)

Căn nhà ở chân đồi  (truyện / tuỳ bút) 
... Nhà thơ không nói bất cứ điều gì về căn nhà gỗ ván thông. Tôi cho rằng sự im lặng của nhà thơ có nghĩa là nhà thơ không hề biết căn nhà gỗ ván thông này. Căn-nhà-gỗ-phần-mộ-thanh-xuân hẳn là một căn nhà gỗ ván thông khác, nay còn hay mất không ai biết được... (...)

Hoa dã quỳ & bài đếm số  (truyện / tuỳ bút) 
... Bài đếm số đã hình thành lúc tôi thức hay khi tôi mơ? Một hai ba bốn thôi dừng. Năm sáu bảy tám vô chừng tràn lan. Nắng trưa rộ bóng cây dàn. Nhớ ông Giáng chợt chuyển sang ông Tuyền. Một bên tỉnh một bên điên. Năm sáu bảy tám dấn lên chín mười... (...)

Bạn & con mèo của Đăng  (truyện / tuỳ bút) 
... “Con mèo của ông mất tiêu rồi phải hôn. Dzô hỏi cái nhà có cửa sơn xanh đỏ trong hẻm coi. Hôm qua tui thấy nguyên bộ lông con mèo trong thùng rác nhà đó. Người chi mà tàn nhẫn... Cũng bởi con mèo to mập, người ưa món thịt tiểu hổ ham lắm.” Người đổ rác nói... (...)

Giả dụ của Borges  (thơ) 
... Giả dụ đấng God: này cha đẻ Hamlet / Ta chẳng là gì. Ta chỉ ôm mộng toàn thế giới / như con mơ tác phẩm của mình. / William Shakespeare trả lời ngay lúc ấy: / Everything & Nothing...

Chiếc lá  (thơ) 
Giữa quyển sách cũ của hắn / Một ngày Sài Gòn / Chiếc lá lìa cành / Ai đặt bày ở đó? / Sau một buổi chiều / Trước lúc đi xa // Hắn còn lại gì / Quyển sách cũ / Chiếc lá ép giữa hai trang / Chiếc lá vàng / Đã sậm / Nhiều chỗ ố hoen...

Ngựa buồn  (truyện / tuỳ bút) 
... Những ngày tháng sống bên chuồng ngựa, đã nhiều đêm nghe cái tiếng mũi sụt sịt của ngựa. Con ngựa ấy cảm thương gì mà sụt sịt hoài, và con ngựa ấy có đau bịnh thấp khớp không mà gõ móng xuống sàn thâu đêm. Hay con ngựa ấy bồn chồn vì cái ảo vọng của một cuộc lữ hành, con ngựa kéo xe khá gầy còm... (...)

Văn nghệ chẳng để làm gì  (thơ) 
... Văn nghệ chẳng để làm gì / Hiển nhiên sự thật / Hắn la to điều ấy / Mọi người gần xa đều rõ / Không ai chờ nghe / Có thể vì chối tai / Thôi bất khả rồi / Hắn quá cô đơn / Còn mỗi con đường văn nghệ để tiếp tục...

Ma núi Tutr’a  (truyện / tuỳ bút) 
... Hoàng hôn chập choạng. Đóm đóm chập chờn. Chúng ở đâu nhiều thế, điểm xuyết khắp màn đêm, dán lên trái núi ở phía xa chừng nửa cây số. Chúng giống những tia lấp lánh của hàng triệu giọt mưa, được luồng ánh sáng huyễn hoặc từ nơi nào chiếu tới. Một loài hoang dã khổng lồ, dị hình dị dạng, giương đôi cánh trắng nhởn ôm trái núi... (...)

Tử thi  (truyện / tuỳ bút) 
Buổi chiều cuối tháng chạp 2014, sao tôi không thể quên những hoàng hôn cách đây bốn mươi năm trước. Những tháng ngày ủ ê sau biến cố đau thương 30 tháng tư, 1975. Những hoàng hôn mưa lê thê níu chân người ê ẩm, nơi một quán cóc ở trung tâm Sài Gòn. Hoàng thi sĩ và tôi chẳng biết tới lúc nào là lúc đứng dậy ra về... (...)

Người chăn vịt chạy đồng  (truyện / tuỳ bút) 
... Anh Bảo cười như tiếng khà sau hớp rượu, nói chậm và rõ: “Trước khi rời Liên Nghĩa, anh Thi với tôi có một bữa rượu. Anh ấy bảo phải gặp lại đàn vịt. Đêm nào anh ấy cũng mơ thấy chúng trở về, không thiếu con nào, kêu đòi sum họp...” (...)

Ngày ở Than Uyên  (thơ) 
Từ lâu rừng Than Uyên / Rất hiển nhiên / Gặp lò lửa thiêu gặp lũ sâu mọt / Hoá kiếp đổi đời nội thất / Tôi biết tìm rừng nơi đâu / Tìm em nơi đâu?...

Khúc hát Đơn Dương  (thơ) 
Nằm ngủ ở vùng trời giá băng / Nằm ngủ trong rừng thông rừng thông / Những kẻ cô đơn cất tiếng hát // Đêm tối đêm tối cây rối hàng / Đốm lửa điếu thuốc soi trên mặt / Nằm ngủ dưng không giọt lệ tràn...

Nhớ tôi một thuở  (thơ) 
... Tôi lại đùa mũ sắt / Quay trên đầu ngón tay / Chiếc trực thăng sà xuống / Rạp những đầu cỏ may // Tôi lại đùa mũ sắt / Mây đầy núi đoạ đày / Bao mộng đời chết tiệt / Rừng trút lá tơi bời...

Áo trắng phi trường  (truyện / tuỳ bút) 
... Hoá ra anh ta có tới, đứng chỗ nào đó ở nhà ga, ngắm nhìn chị H trong chiếc áo dài trắng anh ta rất ưa thích. Anh ta viết dòng thơ cùng bức hoạ gửi theo thư, chị H nhận được sau đó hai ngày, khi chị vừa về tới nhà tại Mỹ: Em đi. Áo trắng buốt hồn tôi... (...)

Chiếc ghế của Jimmy  (truyện / tuỳ bút) 
Hai chiếc ghế ám ảnh suốt đời tôi: chiếc ghế tre của mẹ tôi; chiếc ghế sắt của chàng diễn viên điện ảnh Hoa Kỳ chết sớm. Chiếc ghế tre vẫn xuất hiện cùng mẹ tôi, mỗi lần bà từ cõi khác về thăm tôi. Chiếc ghế sắt... hiển nhiên là chiếc ghế của chàng thanh niên tài hoa mệnh yểu... (...)

Chiếc ghế  (truyện / tuỳ bút) 
... Một lần anh ấy ngủ lại ở nhà tôi; nửa đêm tôi chợt thức giấc, thấy anh ấy đang đi trên bờ tay vịn cầu thang, từ lầu xuống. Tôi không lên tiếng gọi, sợ anh ấy tỉnh thức mà té ngã. Anh ấy bị mộng du. Chính anh ấy tự mang chiếc ghế cho mẹ ngồi mà không biết... (...)

Hình bóng một thời  (truyện / tuỳ bút) 
Năm học 1962-1963, cách nay trên nửa thế kỷ... Hắn không thể quên hai người thầy rất trẻ, hơn hắn năm - sáu tuổi, về dạy môn Pháp ngữ tại trường trung học Chu Văn An. Thầy Đặng Tương dạy lớp đệ nhị C; thầy Nguyễn Đăng Thường dạy lớp nào đó, ban A hay B hắn không nhớ rõ... (...)

Bướm vàng  (truyện / tuỳ bút) 
... Hắn ngó bức hoạ nơi góc phòng. Đấy là bức hoạ bướm vàng. Đấy là bức hoạ hình xác bướm. Đấy là gì nữa? Hắn chợt thấy bức hoạ bướm vàng là cái mặt nạ, che kín sự thật hắn không bao giờ hiểu được... (...)

Kẻ hư cấu  (truyện / tuỳ bút) 
... Chúng tôi đặt tên anh ta là Kẻ-hư-cấu; những chuyện anh ta kể không khác sản phẩm tưởng tượng của nhà văn. Anh ta bảo anh ta không viết văn làm thơ gì hết, chỉ rong chơi mà thôi. Anh ta kể câu chuyện trong thời gian anh ta bặt bóng vừa qua. “Giữa cánh đồng trống ở Cát Lái, hẳn là biệt thự cổ xưa của những người Bồ-đào-nha từng sống nơi này...” (...)

Một điệu buồn  (truyện / tuỳ bút) 
“... Buổi sáng ấy tôi cùng người yêu tới Khổ tu viện Xi-tô ở Cát Lái, ngoại ô Sài Gòn. Ngay sau khi chúng tôi ôm hôn nhau bên một nhà thờ trong khuôn viên Khổ tu viện, ông Trùm nhà thờ ở đâu xuất hiện, mắng nhiếc, tát tai tôi nữa. Khuya, nhà thờ ấy hiện trong giấc mơ. Tôi vẽ lại theo ký ức giấc mơ: một nhà thờ cổ xưa, cũ và buồn kỳ lạ.” (...)

Xương Rồng Đen  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi đoán Xương Rồng Đen chờ thanh toán ai đó tại quán này. Từng nghe Điền Khắc Kim nói về Xương Rồng Đen: lưỡi dao bấm nhanh như cắt, trúng ngay đích điểm. Xin-tí-huyết của ai đó. Cho ai đó một bài học nhớ đời... Để lãnh một số tiền, dĩ nhiên không ít. Một số tiền xứng đáng với tên tuổi Xương Rồng Đen... (...)

Màu của đá  (thơ) 
Màu của đá hay máu của đá / Dưng không chợt thấy đá lên hình / Gió núi tràn ngàn năm buốt giá / Hiện nguyên màu máu đá băng trinh...

Chuột núi ở Dran  (truyện / tuỳ bút) 
... Nàng nằm xuống. Bất động bên tôi. Những con chuột núi và cơn đói khát. Chúng hung hãn rúc rỉa khắp khuôn mặt thanh tân. Nàng vẫn bất động. Tôi thấu hiểu tâm tư nàng. Vì tình yêu sẵn lòng đón nhận cái chết. Tựa vị nữ thánh tử vì đạo. Tôi bất động trước mọi thứ đang diễn ra. Nàng đã chết. Những con chuột núi no căng nằm sõng soài. Chúng cũng đã chết... (...)

Khách lạ  (truyện / tuỳ bút) 
... Anh ra cửa hang. Đi hái những lá trà tươi nhất của núi Kỳ Vân. Sẽ pha ấm trà. Uống cùng người em gái vị nữ tu quá cố. Trở lại. Anh đứng sững trước thân thể thiếu nữ bất động trên nền hang. Ánh sáng mờ nhạt của chiều. Những mảnh vỡ của đá... (...)

Tôi & đêm hoang  (thơ) 
... Dốc ngược đầu xuống / Thức hay ngủ / Bặt thinh hay động đậy / Đêm cũng trắng hay không màu...

Giấc mơ  (truyện / tuỳ bút) 
Anh không nhớ được từ lúc nào anh quen biết chị. Chị đã nghỉ hưu, mỗi sáng vẫn dạy thêm một hai giờ tại nhà. Xong, có thể một mình hoặc cùng bạn, uống cà-phê ở một quán sân vườn. Anh không nhớ được từ lúc nào. Từ lúc nào chị hiển hiện, nhẹ bỗng áng mây. Les merveilleux nuages. Áng mây nhẹ bỗng, dàn trôi trong tâm tưởng... (...)

Cũng chỉ một lần  (truyện / tuỳ bút) 
... Sáng mai là sáng hôm sau, sáng hôm sau nữa... Hoá ra, độc nhất một lần anh gặp cô em người bạn. Cô qua đời buổi tối hôm đó ở nhà bà ngoại. Người ta nói cô bị trúng gió. Cơn gió đen. Cơn gió độc nhất buổi tối hôm đó... | ... khẩu hiệu tự do / vừa dài vừa to / tôi, ôi thừa biết / hết chiến tranh đến hoà bình / chữ nghĩa lội ruộng băng sình / có ai thấy cái gì đâu... (...)

Thông cô liêu  (thơ) 
... Người đàn bà sinh tại nơi này / Đúng ba mươi chín tuổi / Người đàn ông tóc đã bạc / Ít hay nhiều / Cũng chẳng có gì để nói / Gió lùa mãi đồi thông sớm chiều...

Vườn Vị Thanh  (thơ) 
... Trở lại đây nắng hiển hiện màu / vàng đất vàng cam / Nghe người ta nói cô em đã mất / Bão dông lúc đó vừa tan...

Trở về nơi xưa  (thơ) 
... Hắn trở về. Chừng ấy năm xa / Ghế đá. Ave Maria / Ngồi lặng cúi đầu. Mái tóc trắng / Sợi sợi cùng đổ xuống nhạt nhoà // Mái tóc trắng. Chiều dàn mây trắng / Mây trắng bao giờ hơn bây giờ / Con gà đứng trên đỉnh tháp nhọn / Hắn ngồi ghế đá hông nhà thờ...

Cây đủng đỉnh ở B’Lao  (truyện / tuỳ bút) 
Không biết tại sao cây đó có tên đủng đỉnh. Ông Ron không biết; tác giả bức vẽ cái cây đó không biết. Cái cây đó, nhìn từ chòi vọng cảnh, không biết nó mọc chỗ nào dưới thung lũng. Cái cây đó cao vút, vượt trên đồi núi chập chùng, đủ loài cây thấp dưới. Cái cây đó thẳng tắp, tầng lá đều đặn từ lưng chừng thân cây tới đỉnh ngọn... (...)

Tự bạch của huyễn  (thơ) 
Tôi là huyễn / Không cần thiết viết hoa tên tôi / Huyễn chẳng phải tên tôi / Chẳng là gì cả // Ấy tuy nhiên / Huyễn đích thực tên tôi / Ai đấy đã nói / Hắn là hư cấu kết tinh con người...

Điêu khắc nỗi nhớ  (thơ) 
Người ta bảo nỗi nhớ nhung là / Trái tim có vấn đề / Mưa chiều tái tê / Em ơi đừng khóc đừng khóc // Có thể có cái để gọi tên là / Điêu khắc gỗ / Hắn toan vào rừng kiếm khúc cây / Điêu khắc nỗi nhớ / Điêu khắc giọt mưa khua động tim...

Bình hoa lá xanh  (thơ) 
Bình hoa lá xanh / Xanh lá cây / Màu của vĩnh hằng / Pierre Emmanuel bảo vậy // Mưa chiều hẹn dông bão đâu đây / Dông bão sắp tới / Trong gian bếp sắp đặt tỏ bày / Nàng nghe rất rõ bụi tre bảo vậy...

Điệu Blues ga xép Đa Thọ  (thơ) 
Ga xép Đa Thọ / Khoảng thời gian loãng ấy / Không có mặt nàng / Lối xưa chưa hề thấy // Ga xép Đa Thọ / Khoảng thời gian loãng ấy / Chuyến tàu đến và đi / Ngày và đêm hai lần tay vẫy...

Đôi bướm huyễn mộng  (thơ) 
... Chúng tôi không mơ ngủ / Chúng tôi tỉnh thức / Con bướm trắng rất nhỏ từ khe nứt mặt bàn / Rất nhỏ như mảnh giấy vụn / Hoảng hốt bay lên...

Và hai mươi năm sau. Ngày...  (thơ) 
... Hai mươi năm. Một bức tường / Dày đặc câm nín bưng bít / Hai mươi năm. Tâm tưởng hắn cưu mang / Cái thai tên gọi Thương Nhớ / Từ lâu hóa thạch Phú Sĩ sơn...

Ngày xuân chúc tết ngậm ngùi  (sổ tay) 
... Chúng tôi ngồi chung quanh cái bàn bày mứt kẹo ngày tết; chai rượu lần hồi vơi cạn, câu chuyện đầu xuân lần hồi kết thành bức tranh ảm đạm của một tương lai không xa, về vận mệnh của đất nước hình chữ S ốm o gầy guộc. Chúng tôi cảm nhận rõ rệt: căn nhà chật hẹp không mảy may làm vị giáo sư bận tâm, bức bối; mà ông chỉ ngột ngạt trong cái bầu khí chính trị đang trùm phủ đất nước này.... (...)

Tự hoạ tháng chạp  (thơ) 
Tháng chạp cuối năm / Tháng cuối mấy mươi năm / Chiếc gương soi mặt mờ cũ / Tôi tự hoạ thay lời // Tự hoạ có thể giống tôi / Có thể không giống tôi / Chiếc gương soi đồng loã / Giấu mặt tôi trong bất cứ ai...

Rừng  (thơ) 
Có thể rừng thông trên đỉnh đèo Phước Tượng / xuôi về phương nam / Có thể rừng thông Dran xuôi về dĩ vãng / Nơi đâu lá kim cũng buốt nhọn / Nơi đâu rừng cũng trùng trùng...

Độc hành  (thơ) 
Đi trên phố rất xưa / Về phía nhà thờ / Rất cổ / Một tháp đèn năm ngọn // Mãi mãi năm ngọn / Thây kệ gỉ sắt hoen / Thây kệ những gì rơi đổ...

Bí mật hồ sương  (thơ) 
... Có thể kể lại câu chuyện hồi đêm / Hắn không thể phân thân / Mọi người nào ai có thể / Riêng mặt hồ sương giấu niềm bí mật / Đã loãng tan giây phút bình minh...

Kẻ hợm mình  (truyện / tuỳ bút) 
... Đăng thường nhắc câu nói mà anh bảo là của Trang Tử: Bạn bè phải vì nhau những chỗ không vì nhau. Chẳng biết có đúng là lời Trang Tử, nhưng tôi thấy ý tưởng về bằng hữu như thế thật hay. Tôi thấy Đăng cũng có nhiều ý tưởng tôi cho là hay. Nhớ một lần anh nói: Ai cũng có một niềm tự hào về bản thân, kể cả kẻ ăn mày. Kẻ ăn mày tự hào, vì đã khơi dậy được lòng trắc ẩn vốn dễ chai lỳ của nhiều người khác... (...)

Ký ức về một nhà thờ  (thơ) 
... Trong tay của gã. Chiếc khăn rằn / Đồng bọn của gã / hét la / giành nhau siết cổ vị linh mục / Vị linh mục im lặng ngó / Vị linh mục hiện thân Hồng y Carrafa. // Bọn chúng. Đồng-chí-đồng-bọn-giải-phóng-quân / tấn công trại phong Bến Sắn / một ngày trước Tháng Tư Bảy Lăm...

Dã quỳ  (thơ) 
... Dã quỳ. Dã quỳ. Mưa tới / Thác đổ rất tràn dốc núi / Cơn đau dẫu ngướu tim rồi / Vẫn níu vầng dương chẳng mỏi...

Nhã  (thơ) 
Nhã. Hoa tuyệt vọng / Một chín chín sáu / Hắn bước ra vô cùng yên tâm / Màu trời sẽ đẹp nhỏ máu hoàng hôn. // Không là công chúa xứ Hàn / Ja Myung tiếng khóc tự cứu / Hắn ôm đoá hoa giữa ngực / Một chín chín sáu...

Ở núi Kỳ Vân  (thơ) 
... Ấy vậy mà sao núi buồn như núi / Núi B’Lao dẫu khác núi Kỳ Vân / Tôi nào hơn đứa trẻ lủi thủi / Níu mây chẳng chạm được đôi phần...

Căn nhà miệt Khánh Hội  (thơ) 
... Thuở ấy quá xa mà tôi không quên / Ngày hai bữa cơm gạo trắng nối những đêm đen / Đêm không thể ngủ hai mắt mở trừng / Tường vách trắng vữa màu vôi cũ...

Đêm hoang Dran  (thơ) 
Một đêm tháng giêng / Isabelle huyễn tượng / My hư ảo / Giáo đường mất tích / Tất cả đều hiển hiện / Khu rừng thông nối liền thị trấn Dran / Chúng tôi có thể điên khùng / Chúng tôi có thể ngây ngất / Chúng tôi có thể chết...

Một sớm mai  (thơ) 
Sớm mai ùa tràn mái ngói / Đàn chân chim mới tinh / Nỗi buồn biến vào tiền kiếp / Hồn sơ sinh. // Tiếng cười tiếng cười tiếng cười / Vỡ tan tim / Không thể còn chút gì / Hết thảy tâm thất tâm nhĩ...

Đa Thọ Đa Thọ Nostalgic Blues  (thơ) 
Mặt trời thấp xuống sau núi biếc / Trên sân ga tàu dừng lại bình yên / Người hành khách trẻ tuổi trầm tiếng hát / Cây chen chân đứng chật bìa rừng. // Chuyến tàu đi qua đây một lần / Chuyến tàu đi qua đây hai lần / Chuyến tàu đi qua đây rất nhiều lần / Một kẻ nào xô người tình xuống vực thẳm / Xong...

Than Uyên  (thơ) 
Bạn nơi xa / ba mươi năm sau còn nhớ tôi treo / đôi vú tan biến trên mặt phẳng đứng / Gió Than Uyên nổi từ Đơn Dương / tràn tới Canada tràn tới Bắc cực / Ấy tuy nhiên cớ sao gió lem luốc / Phải chăng băng tuyết ít nhiều?...

Thơ tưởng một thời  (thơ) 
Một thời ảo tưởng / đưa tôi vào miền rất lạ / Tôi giữ gìn tôi từng bước tới lui / Ngủ bằng trí nhớ một khu vườn kỳ hoa dị thảo / Loài bướm suốt ngày mải mê / trang điểm thân mình / Loài bồ câu không ngớt tự ngắm nhìn / trong ô gương tổ ấm...

Khúc hát mù sương  (thơ) 
Đi là đi tới cao nguyên / Đi là đi tới mù sương / Đi qua mờ mịt ngang lối / Đi qua hiu hắt nắng lên // Đi qua cỏ cây phơ phất / Đi qua ngàn vạn bông lau / Đi qua quá nhiều rụng rớt / Quá nhiều ai hiểu cơn đau...

Cảm xúc nhà thờ  (truyện / tuỳ bút) 
... Cô em họ của tôi vui mừng đón người thân, mở cổng tu viện mời chúng tôi vào. Tôi đề nghị ngồi ngoài vườn cây, để Đăng ngắm được toàn cảnh tu viện. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi, tôi nhận ra điều gì đấy thật khác lạ. Người nữ tu, cô em họ của tôi, không như bình thường tôi thấy. Im sững đột ngột, như có hai bức tượng vừa được đặt trên ghế đá ngoài vườn, tới lúc cả ba cùng rời chỗ. Đăng về nhà nghỉ hay khách sạn nào đấy, im lìm, với những tờ giấy vẽ để trắng... (...)

Buổi sáng X  (truyện / tuỳ bút) 
... Anh ta đọc thư, bàng hoàng; nhưng anh ta không vội vã cuống cuồng như lần đưa ông đi cấp cứu ở bệnh viện, anh ta uể oải mệt nhọc đi tới nhà ông. Căn nhà khuất sâu con ngõ một khu phố yên tĩnh; cửa ra vào, cửa sổ đóng kín. Cửa ra vào gài phía trong, anh ta không lên tiếng gọi, tìm cách mở cửa. Anh ta đứng trước thân thể ông, lơ lửng trong không gian căn nhà thiếu ánh sáng như bầu trời một ngày u ám... (...)

Những ngày Dran  (thơ) 
... Đừng nhớ chi tất cả / Từng vì sao đã mỏi / Đừng nhớ chi tất cả / Trong rừng thông lẫn lối // Và nhớ lãng quên tôi / Cho chiếc lá thông rơi... | ... Có phải em cất tiếng hát / Màu trời xanh quá thắm thiết / Quán cà-phê không một người / Phố Dran hết thảy lên đồi // Đỉnh đồi buốt sớm mai lạ / Buốt tim tôi hơn lá cỏ...

Thơ tháng Năm  (thơ) 
[CHÙM 3 BÀI THƠ] ... Mưa rơi trên góc phố chiều / Xế trưa tôi về góc phố / Cơn mưa từ đó về theo / Mưa nghiêng hắt hiu thánh giá / Nghiêng qua thành cổ ít nhiều... | ... Thôi tôi cứ đi cứ đi tới / Mưa rơi ướt sũng mấy nẻo đường / Dã quỳ ngây dại hồn tôi mãi / Mưa cứ tuôn thêm thắm sắc vàng... | Tôi trở lại khu rừng dù bất chợt / Kiếm tìm chi chưa rõ kiếm tìm chi / Chiều vĩnh viễn có lớp mù xám nhạt / Có giọt sương xuống vội để tan đi...

Gác Trịnh  (sổ tay) 
... Anh Phạm Tấn Hầu tới; không ngồi xuống ghế để uống cà phê, anh chỉ tay lên phía trên, nói: “Lên Gác Trịnh chứ!” Hóa ra, ngay phía trên căn nhà bày bán cà phê vỉa hè tôi đang ngồi uống, là căn nhà mà Trịnh Công Sơn từng sống và viết những ca khúc đầu tiên của ông... (...)

Mãi mãi lối xưa  (thơ) 
Y đã về đây. Hoang vu xanh / Nguyên sơ cùng đá tảng hiện hình / Đá lạnh. Nghìn tay em ủ rét / Thác gầm đâu đó chẳng bận lòng. // Đá điêu linh không chờ thoát kiếp / Em ngập ngừng gom lá sân sau / Em ngập ngừng lùa lá sân trước / Lá rơi lá biết lá về đâu...

Sầu ngũ ngôn  (thơ) 
Sớm mai phơi cửa núi / Hoa đỏ trên cây gầy / Những nhành xương trơ trụi / Vỡ núi đêm lên trời... | ... Đêm ồ trăng sáng quá / Cây sững chịu thôi miên / Lòng thương cảm thốt nhiên / Lệ rơi trên bóng lá...

Minh định đôi điều  (đối thoại) 
[ĐỌC VĂN] ... Tôi có đôi điều cần thiết minh định ở đây, về truyện ngắn “Nhà văn X” và “Tới nơi viết văn” của tôi, đã đăng trên Tiền Vệ...

Hồi phục chiều xưa  (thơ) 
Sương tinh mơ giữ mộng bên hồ / Có thể Đơn Dương có thể B’Lao / Có thể bất cứ nơi nào / Sương dày chừng ấy không thể vỡ. // Rởn mình thoáng nắng vạt áo / Phút giây mặt trời rớt xuống mồ / Mờ sáng mà sao chiều tối. Hồn hoa / Hồ dĩ vãng thốt nhiên bày tỏ...

Nhà văn X  (truyện / tuỳ bút) 
... Nhà thơ ngồi chung bàn đột ngột hỏi tôi: “Bạn có đọc cái truyện..., truyện ngắn mới nhất của nhà văn X?” Hóa ra anh-chàng-thù-hận-cả-nhân-loại này còn có chỗ dễ cảm; anh quan tâm tới nhà văn tôi ưa thích hơn cả; nhất là truyện ngắn về hai con ong của nhà văn này. Đọc truyện của nhà văn X, tôi thấy mình gần gũi hơn với Jean-René Huguenin mà tôi ưa thích từ thuở thanh niên, để càng lúc càng thân thuộc với Những con ong của vô hình... (...)

Một đêm trăng  (truyện / tuỳ bút) 
Ánh trăng tràn mọi nẻo, khắp những nơi có thể hình dung. Nhưng trong căn phòng của tôi, nói chính xác căn-phòng-dành-cho-tôi-trong-căn-nhà-người-cô-của-tôi không có ánh trăng. Ánh sáng trong căn phòng dành cho tôi là ánh sáng đèn huỳnh quang 40 watts, trắng bệch, vô duyên, trơ tráo. Ánh trăng hiển hiện trước mắt tôi dừng lại ở biên giới có những chắn song đứng thưa thớt trong khung cửa sổ, vậy mà chúng ngăn lại được, không để ánh trăng huyền diệu hoà nhập thứ ánh sáng tôi thù ghét... (...)

Hoà âm 2013  (thơ) 
Hết thảy im lặng / Giọt sương trên mặt chiếc lá sẫm / Im lặng hết thảy côn trùng / Trong sự im lặng ấy, nghe được tiếng dịch chuyển vội vã cuống quýt / của một con sâu, lo sợ không kịp giờ đo hết vùng đêm...

Buổi chiều thứ tư, chim én  (thơ) 
Chiều không vui không buồn / Hắn đợi nàng / Nàng bay lên tầng cao của cao ốc / lục tìm ở đấy những gì để tham khảo để nghiên cứu để trích dịch / cho cuộc tồn tại cho mưu toan cứu vãn nhọc nhằn / loại nhọc nhằn bám trụ và sinh sôi đầy mặt đất...

Tới nơi viết văn  (truyện / tuỳ bút) 
... Ánh đèn pin trên tay gã bảo vệ quét qua lại trên đường. Tôi thấy những cặp tình nhân còn ngồi chỗ cũ, lúc tôi tới khách sạn tìm cô gái tội nghiệp. Họ vẫn ngồi quay lưng lại, gió biển vẫn thổi mạnh chừng ấy. Trong tiếng gió, tôi nghe rất rõ tiếng của chính tôi, nói với cô gái lúc ngồi trên xe đò: tôi tới nơi này để viết văn... (...)

Hoàng Ngọc-Tuấn và tôi  (ký sự / tường thuật) 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Kỷ niệm đặc biệt với Hoàng Ngọc-Tuấn, tôi rất trân trọng, lưu giữ mãi ở bìa sau một quyển truyện của tôi: những dòng anh viết về 22 Truyện ngắn Nguyễn Đạt, hầu hết là những truyện ngắn đã đăng ở Tiền Vệ... (...)

Nhành dương xỉ  (thơ) 
Có thể thong thả có thể chạy / Căn nhà tìm kiếm rất đơn sơ / Tôi tới đây và sẽ ở lại / Ồ nhành dương xỉ tự bao giờ...

Giáng Tuyết  (thơ) 
Nơi đâu nơi đâu / Hàn Giáng Tuyết / Les yeux / Les yeux / Immense et bleu / Thẳm vời mấy biển trời cách biệt...

Căn nhà mộng mị  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi cũng tin anh gọi căn nhà anh đang trú ngụ là căn nhà mộng mị (anh nói chủ nhân căn nhà bảo vậy), không phải chỉ cũng được, mà là quá được. Chủ nhân căn nhà mà anh không biết là người thuê trọ hay không thuê trọ, có ổ khóa để đóng cửa mở cửa hẳn hòi, không phải căn nhà bỏ hoang gì hết... (...)

Hồ sương B’Lao  (thơ) 
Ai hỏi mãi hoài tôi và B’Lao / Linh hồn từ thuở ấy khi nào / Em chưa ra đời lá đã buốt / Lũng rừng mấy thuở đã xôn xao. // Ai tới lui một điệu vòng tròn / Chiếc lá kim đêm nhớ Sài Gòn...

Những con voi ở Định Quán  (thơ) 
... Tôi ngồi rất lâu / Thiếu phụ nói rất nhiều / về những con voi thuở ấy / Những con voi đôi mắt rất buồn / Không thể hiểu sao buồn như vậy...

Tôi tới nơi này  (thơ) 
Có thể từ biệt giữa đêm nay / Phố B’Lao sẽ tràn lan giá rét / Đóng băng từng chiếc lá trải bày / Có thể nhiều hơn nào ai biết. // Có thể từ biệt trong dửng dưng / Vô tâm hơn một nỗi lạnh lùng / Phố B’Lao có một lần tha thiết / Một lần xao xuyến hay chưa từng?...

Buổi gặp người  (thơ) 
Tôi gặp người tôi gặp từ đâu / Dừng lại lâu dừng lại rất lâu / Và ở lại / Ngàn năm mờ mịt sương B’Lao. // Tôi gặp người hay tôi không gặp / Không và có gặp tôi hay người / Ngờ tiền kiếp tôi đâu đó / Ngày ngày qua dài một nỗi hoài...

Chuyến tàu đêm ấy  (thơ) 
Chuyến tàu đêm ấy / Dự báo đi qua những ga bỏ hoang / Thấy gì không ai nói / Không ai nói một lời nào / Kể cả nói mớ trong giấc ngủ...

Một chiều tháng Bảy  (thơ) 
... Đi qua phố xá đi qua công viên / Đi qua ngã ba ngã tư / đèn tín hiệu liên tiếp chuyển vàng sang đỏ / Nơi nào hiển hiện nhiệm màu / Nơi nào cây lá không xanh xao...

Trăng ảo toả  (thơ) 
Trong suốt trăng. Ngồi giữa sắc xanh / Phố xa dài xa mãi bất tận / Lối cũ thu dần về gần quanh. // Rợi khắp hai tay dài ánh trăng / Vườn mướt xanh từng lớp lớp rung / Chờn vờn nét áo ngây làn gió / Dưới hai nếp tóc chảy dòng im...

Ngõ ba bốn chín - Lộc Sơn  (thơ) 
Quán cà phê nhìn sang lối ngõ / Nhìn sang trạm biến điện / Nhìn sang nhớ thương / Một và hai và ba / Từng ấy linh hồn / Từng ấy cô liêu có thể...

Kẻ song trùng  (thơ) 
Có thể năm mười bảy tuổi / Tôi gặp chính tôi / Ảo tưởng thiên tài / Dự định như Rimbaud đi buôn lậu súng / Đi châu Phi không thể / Tôi đái khắp bờ vách căn nhà tôi ở. // Năm hai mươi tuổi / Nhiều hơn nhiều hơn nữa / Kẻ song trùng không một kẻ nào / Cô độc làm tôi ứa nhựa...

Một sớm B’Lao  (thơ) 
Tinh mơ thị trấn mù sương / Quán chợ mở cửa đèn phố chưa tắt / Phiêu dạt nghỉ chân uống cà-phê / Đã tới đây. Em hay ảo tượng?...

Thơ tưởng B’Lao  (thơ) 
... Ngày hay đêm Sài Gòn sẽ không quan trọng / Có thể tiếng đàn khuya có thể lọn tóc / bay ngang vầng trán bay ngang môi bay ngang cằm / Lọn tóc sẽ ngưng đọng ở chiếc cằm ấy / Có thể duy nhất điều ấy là quan trọng...

Tuyệt mù khúc  (thơ) 
Hắn dưng không buồn bã / Sáng hay trưa hay chiều / Người buồn tìm chốn thoái lui / Hắn sẽ không ngủ không thức / không nguôi / Người buồn không thể. // Hắn hay tôi hay người thi sĩ ấy...

Dưới một tán cây  (thơ) 
Dưới tán cây này ở một nơi này / Quán trên cao buốt giá / Đứng lên về thôi / Chờ đợi hay không chờ đợi / ngày cũng tàn vào tối...

Những con đom đóm  (thơ) 
... Chúng tôi có thể nhận ra đêm tối điêu linh / Chúng tôi là hai là ba là bốn / hoặc một con đom đóm sẽ thất tán / Bertolt Brecht hay bất cứ ai đã mất đi / Trong rừng đêm vừa thức dậy. Cùng chúng tôi để sống...

Hai con ong  (thơ) 
... Hai con ong là hai con tin / Bặt tiếng. Không lộ diện / Duy một nghệ sĩ thuở kia ngó thấy / Những con ong của vô hình. // Chúng tôi là hai con ong / Là hai con ong là hai con ong / Tới cạn mật khô xác / Không còn chút gì nữa khác...

Liên khúc đêm  (thơ) 
... Trên đường thầm những bước chân lạnh nhạt / Đêm chùng xuống lớp mơ màng / Duy chúng ta đã nắm lấy tay nhau / là có thật...

Mưa đèo B’lao  (thơ) 
... Mưa đèo B’lao mưa dưới kia / Vẫn rì rào / Có thể điệu nhạc trong đầu / Có thể từ lối xưa có thể. // Hiện lên giữa núi đồi vùng cao / Nàng đẫm ướt mưa B’lao / Hiện lên hiện lên không thể chờ đợi / Hiện lên hiện lên đúng lúc tôi tới...

Thiếu phụ ở thị trấn sương mù  (truyện / tuỳ bút) 
... Đây đích thị là một truyện ngắn mới của bạn tôi. Không biết bạn tôi đã đưa đăng truyện ngắn này ở đâu, trên báo viết hay báo mạng, trong nước hay ở nước ngoài. Thiếu phụ tuyệt vời đó có lẽ là nhân vật hư cấu, là sản phẩm từ trí tưởng tượng của nhà văn. Hơn-một-lần bạn tôi cho biết, đấy là chuyện tình bí-mật-bị-bật-mí của thiếu phụ ở Thị Trấn Sương Mù... (...)

Thơ ở B’Lao  (thơ) 
Ở B’lao tha thẩn / Đất trời mở cửa mỗi ngày / Dưng không mộng cũ hiện hình / Từ thẳm xa mấy biển. // Ở B’lao mấy ngày / Tha thẩn vào núi / Hoa đỏ trên cây gầy / Những nhánh cành trơ trụi...

Khúc ca nhịp một  (thơ) 
Nhịp một nhịp một / Nhịp một mà thôi / Có thể nhịp ba người thi sĩ ấy / Tình yêu-Tự do-Mãi mãi. // Nhịp một nhịp một / Chim vào khu vườn / Có thể lối xưa đã cũ / Có thể thanh tân. // Có thể có thể / Nhịp một mà thôi...

Rượu đồi rừng  (thơ) 
Một buổi rừng lên cao lên cao / Những đợt heo may nắng trưa trong suốt / Một buổi rừng xuống thấp lưng đèo / Nàng khép mắt mi cho sâu dòng chiều / cho quán ảo huyền cho đêm tưởng tượng / cho nụ hôn không bất chợt ngưng ngang...

Thơ để nhớ thơ để quên  (thơ) 
... Tôi nghe vang vọng / Tiếng pháo ran hay mộng mị / Elle est très contente / Et moi aussi. // Thơ để nhớ thơ để quên / Ấy tuy nhiên / Bài thơ rất có thể hoàn thành / Đúng lúc tôi tắt thở...

Ngôi nhà trên đối thông  (truyện / tuỳ bút) 
... Tách cà phê của anh ta vẫn ở trên mặt bàn đối diện; có thể anh ta đã trả tiền, để trước khi rời quán anh ta qua bàn tôi chào hỏi làm quen. Anh ta làm quen bằng câu hỏi: “Bạn đã bao giờ có ý định tự vẫn?” Anh ta hỏi tự nhiên, tôi cũng trả lời tự nhiên như vậy: “Một nghìn lẻ một lần rồi.” ... (...)

Thơ tình bên sông  (thơ) 
... Quán ban mai một lần gặp gỡ / Quán ban mai một lần giã từ / Giây phút môi hôn có bàn ghế chứng kiến / Cùng dòng sông và hoa nắng dưới kia...

Một biên bản, ví dụ...  (thơ) 
... Con heo có thể biến thành thực phẩm thơm phức của con người / Có thể cư ngụ trong thân thể nhân loại / Có thể làm thơ như nhà thơ – / vẽ tranh như hoạ sĩ – / viết văn ngụy tạo đời mình / Có thể có thể có thể...

Giấc mơ người không ngủ  (thơ) 
... Tôi nằm không ngủ nằm không ngủ / Mạch nước xôn xao động đậy mình / Sàn gác lơi dần từng thớ gỗ / Hoa tràn tím sẫm đặc bao lơn...

Rực rỡ bình minh  (thơ) 
Ở ngôi quán một đền đài phế tích / Hai bức tranh một bức tường / Con mắt người chứng có thể ở giữa / Và hoa cỏ lan tràn...

Bài thơ rong rêu  (thơ) 
... Mặt đất dày thêm lớp lớp rong rêu / Mặt đất ngàn đời hoang liêu / Có thuốc độc. Có thuốc giải độc? / Hắn viết bài thơ tình mãi mãi rong rêu...

B’lao xanh  (thơ) 
Xe dừng nghỉ ở B’lao một buổi trưa / Buổi trưa nào đó không quan trọng / Một buổi trưa xanh một buổi trưa vàng / Một buổi trưa xám xịt cũng cần để thở...

Trăng thanh  (thơ) 
Ai gọi tên tôi trong lều cỏ ngái / Có dê cừu kêu xa vắng bên sông / Tôi nào ngủ đâu sao tôi mơ thấy / Tiếng cầu cứu ai kia vời vợi cô đơn // Dòng sông cuồn cuộn nghìn con nước / Mê mải cơn đau tấp nập bờ / Tôi nào ngủ đâu sao tôi tức ngực / Khi trăng chìm sâu đáy nước mờ...

THƠ TRÊN CAO NGUYÊN  (thơ) 
Tôi băng tới miền bi thảm cùng cực / Khuôn mặt ai vinh hiển như nàng / Mưa đầu mùa những giọt vào thấu ruột / Xe lên Đơn Dương than thở nhọc nhằn // Nàng ngó sang tôi nỗi kiêu hãnh cùng khắp... | Bên dòng suối lặng chiều an nghỉ / Nàng là ai thả tóc ngắn dài / Trời sẫm có vườn cây chứng kiến / Nàng ngồi hờ hững lãng quên ngày / Đèn thắp xuôi theo tường đá xếp...

Đêm trắng  (thơ) 
Không phải đêm trắng ở bầu trời / Đêm trắng trong đầu tôi / Trong mắt mũi tai. Khắp tứ chi. Khắp cả / Đêm trắng lan truyền tới tận xa xôi / Khi người thiếu phụ ba mươi sáu tuổi / Thức giấc lúc một hai hoặc ba giờ sáng...

Điệu Blues chiều thánh ca  (thơ) 
Đấy là một bụi tre. Bụi tre vàng sọc xanh / Đấy là một bụi chuối. Bụi chuối tối sậm // Un grand sommeil noir / Tombe sur ma vie/ Thức giấc sau cơn mê dài đen đúa / Dư âm điệu Blues buồn / Người thi sĩ ấy đã vĩnh viễn ra đi / Câu chuyện đau đớn có thể kể có thể im lặng...

Thanh ca  (thơ) 
Thanh của sớm xanh đẹp tiếng nói / Đượm cà phê đắng tới đen ngày / Mưa thốt nhiên mưa không bối rối / Thanh đi trong mưa tê cóng đường dài // Thanh của trưa xanh đẹp mắt biếc / Ảo hư cơn nắng quá mênh mông / Nơi đây gió vẫn lùa hiu hắt / Ở quanh ngoài ở cả sâu trong...

Tháng tư tàn độc  (ký sự / tường thuật) 
... Tôi chẳng màng giữ thơ Huy Cận như vậy. Chỉ là hồi ức tháng tư tàn độc, những gì muốn quên mà không quên được; kể cả mấy câu vần vè tuyên truyền phỉnh gạt của một nhà thơ lớn (và của hầu hết các nhà thơ ở Miền Bắc - Xã Hội Chủ Nghĩa) tay đã nhúng chàm... (...)

Khúc hát dưới dốc con đường  (thơ) 
Con đường trên cao để xuống dốc / Dưới dốc một con đường / Hoa lá sân vườn phủ kín em / Đứa trẻ đi lạc, tôi có biết? // Con đường trên cao để tiếc thương / Khu vườn sớm tinh sương...

Sự thật về “Người trồng thông quái dị”  (ký sự / tường thuật) 
... Cuộc sống của Nguyễn Đức Sơn trên trái đồi nằm cuối dãy núi Đại Lào hẳn nhiên là cuộc sống của người làm rừng làm rẫy, bám vào cỏ cây nương rẫy mà sống. Chúng tôi từng chứng kiến, Nguyễn Đức Sơn đẩy chiếc xe đạp cọc cạch, thồ đống củi cao hơn thân mình, từ đồi rừng ra chợ cách xa gần mười cây số để bán... (...)

Thơ theo tháng năm  (thơ) 
Ra đi khắp nơi / Từ gần gũi tới xa xôi / Một nơi chốn nào yên tĩnh an ủi / Núi thì cao chất ngất khổ đau / Rừng thì trũng xuống hối lỗi... | ... Bao giờ cũng tới / Đêm rách vỡ / Hạt lúa mầm mọc lên cây / Cánh đồng không mơ hồ nữa... | Chiều mây dàn trời / Trải hết đời tôi và dâng lên nhẹ bổng vào mây...

Tiễn Lộc Thành ở B’lao  (truyện / tuỳ bút) 
... Một cơn gió đậm ùa tới, cành lá va chạm nhau, rào rào như trời đổ mưa. Chỉ thêm một chút xíu mềm lòng nữa, tôi đã buột miệng, đọc cho nhà sư nghe bài thơ “Mưa Ở Lộc Thành” còn ở trong đầu... (...)

Bài thơ tháng giêng  (thơ) 
... Nơi của hắn căn nhà gỗ cửa kính / Khuôn mặt ai cứ mù mờ sương / Hắn chạm khắc giấc mơ vô định / Giá băng lưu giữ buổi tân niên // Thấp thoáng mơ hồ nơi hắn đó / Phản hồi cơn mộng tháng ngày qua? / Không không không không. Không gì hết / Chỉ không thôi chật cả căn nhà...

Thánh Ca chiều huỷ diệt  (sổ tay) 
[TƯỞNG NIỆM NGUYỄN TÔN NHAN (1948-2011)] ... Nhà thơ Nguyễn Đăng Thường thấy thơ Nhan trong Thánh Ca “có tí hương vị Rimbaud, một Rimbaud không vô thần”, thì tôi cho rằng, trong bản chất thi sĩ của hai người, Nhan và Rimbaud, ít nhiều có chỗ giống nhau. Tôi biết rõ, Nhan không đọc một dòng thơ nào của Rimbaud, không một dòng thơ dòng văn nào của bất cứ nhà thơ nhà văn nhà triết học nào của phương Tây. Và tôi lại thấy Nhan, trong Thánh Ca, có nhiều hương vị Phạm Công Thiện... (...)

Thiếu phụ cầm tinh con mèo  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi từng nuôi một con mèo, duyên dáng mỹ miều như mọi con mèo, đột nhiên nó đi đâu mất biệt. Một đêm tôi chợt thức giấc trước đôi mắt mở rộng nhìn tôi, hai vòng tròn rực sáng, những cọng râu trắng của con mèo đen ấy găm vào bóng tối. Tôi sởn gai ốc: trong hai vòng tròn rực sáng không phải là lửa, mà là vàng lạnh của kim loại, im ắng hun hút, đang phán xét tôi. Tôi đưa tay muốn chạm vào con vật đã trở về, nó vụt vùng dậy nhảy biến mất dạng... (...)

Tuỳ bút ở Đà Lạt  (truyện / tuỳ bút) 
... Đà Lạt vẫn vậy, dù đã nhiều người cho rằng Đà Lạt quá thay đổi để không còn là Đà Lạt. Thây kệ, những ngôi nhà vẫn thiếp ngủ, những lũng đồi vẫn mơ màng, những tối chưa khuya mà con đường đóng băng trong tịch mịch. Ồ, một buổi chiều mới đây, cụm sương mù như một cụm mây nở rộng trắng xoá một vùng, từ từ rơi xuống ngoài cửa kính quán cà phê Tùng. Ngã ba rộng rinh trước quán đón nhận cụm sương hiếm hoi lạ lùng, cho tôi sẵn lòng đón nhận Đà Lạt của một ngàn năm trước... (...)

Ấy tuy nhiên  (truyện / tuỳ bút) 
... Ông chủ báo nhận được truyện ngắn ấy qua bưu điện, lúc tôi đang uống nước trà với ông tại toà soạn. Đọc tới đâu, ông chủ báo gật đầu tới đó, vẻ hết sức thú vị. Đọc khoảng phân nửa cái truyện ngắn, ông nói: “Rất độc đáo. Tác giả này, có thể nói là uống-chung-một-ly-nước với tác giả tôi đã đọc.” Ông lấy cục đá cuội đặt trên chỗ vừa đọc, đi vào phía trong, có lẽ ông vào toa-lét. Trở ra, ông cầm mấy trang truyện lên đọc tiếp. Ông bỗng ngồi im sững, rồi buột tiếng nói như tiếng kêu... (...)

Hà Nội đêm giã từ ngày gặp lại  (thơ) 
... Hà Nội hôm nay siêu hiện đại / Tuy nhiên có một cái gì / Nói ra thì kỳ / Không kể trai và gái / - Cho anh quá giang xe a còng / - Đéo chở giai! / Siêu hiện đại - khách sạn ngàn sao / Em tâm sự lúc mới thấy anh / Đã khuynh hướng anh nhanh hơn ánh chớp. / Tuy nhiên Hà Nội cực kỳ / Không ở chỗ tôi vừa mới nói...

Đại ca  (truyện / tuỳ bút) 
... Cuối cùng tôi cũng gặp Ba Lai, ở thị trấn Liên Nghĩa, cách thành phố Đà Lạt vài chục cây số. Tôi uống cà phê trong một quán nước bình dân, trong quán chỉ có một ông già ngồi trầm ngâm uống rượu đế. Cách đó vài chục bước chân, đám đông đứng vây quanh một người nằm sóng soài trên mặt đường, dưới cơn mưa lất phất. Tôi hơi ngạc nhiên trước ông già ngồi trầm ngâm uống rượu, trong khi mọi người xúm quanh chỗ ấy... (...)

Nhân vật trên cao  (truyện / tuỳ bút) 
Anh thuận tay lùa mấy sợi tóc trước trán cho gọn trở lại trên mái đầu vốn gọn gàng, từ tốn nói: “Tôi gọi nơi này là Thung Lũng Trầm Tư, một người bạn của tôi lại gọi là Trong Vườn Kỷ Niệm. Cái truyện ngắn người bạn ấy viết về nơi này có nhan đề như vậy.” Tôi biết người bạn của anh, anh chàng tên là Đăng, cái truyện ngắn của Đăng thì tôi không biết, nhưng Trong Vườn Kỷ Niệm là nhan đề một truyện ngắn của Nguyễn Nghiệp Nhượng... (...)

Nhà văn  (truyện / tuỳ bút) 
... Chấn khổ sở nghe câu chuyện của Đăng, anh có cảm giác loay hoay, lùng bùng trong đầu, hỏi Đăng: “Bạn không nói đùa đấy chứ? Mình khó tin chuyện này lắm, chuyện động trời đấy! Người như bạn lại không phải là nhà văn?” Đăng nói hết sức nghiêm chỉnh: “Người như tôi hay như ai cũng có thể rất giống một nhà văn. Thú thật với anh, tôi thích được là nhà văn lắm, nhưng khốn nỗi chỉ có mỗi lòng mong mỏi được là nhà văn...” ... (...)

Nay Sương ở Tà Nung  (truyện / tuỳ bút) 
... Anh vừa dứt lời, Nay Sương đứng ngay dậy, đi qua phía anh. Vòng tay ôm lấy anh, Nay Sương thì thầm: “Gọi em là em... và hôn em đi... đừng hỏi em gì cả.” Anh vòng tay quanh thân thể đầy đặn đầm ấm của Nay Sương, hơi kiễng chân lên để hôn vì Nay Sương cao lớn, lại đi giày cao gót nữa... (...)

Nói với chùm hoa giấy  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi đành phải nhét thêm danh tiếng Gertrude Stein vào cái đầu cao quý của hắn: A rose is a rose is a rose... Thơ lỗ đít cũng là thơ cũng là thơ cũng là thơ... Và ấy tuy nhiên, tôi nói thêm với hắn (đẹp như một chùm hoa giấy): phải hiểu rằng, con người ta không có cái đầu thì cũng không có cái lỗ đít, và ngược lại... (...)

Thị trấn đìu hiu  (truyện / tuỳ bút) 
... Có một sức hút nào đấy nơi thị trấn, không hiểu sao anh tới đây lần nào cũng vào buổi trưa, sức hút của nắng, ít khi trong dịu, thường gắt bỏng, nhìn hoa mắt? Sức hút của tiếng động bải hoải, điên rồ, của những đám mù khói bụi mệt mỏi? Anh ngờ rằng, những gì đấy, những gì anh không biết, thoáng hiện như bóng ma, như ảo ảnh, ảo tượng; những gì đấy thân quen mà lạ lẫm, gần kề lại xa hút? Anh ngờ rằng... (...)

Một truyện hoang đường có thật  (truyện / tuỳ bút) 
... Khi tôi trở lại ngôi nhà cổ, cửa nẻo đã đóng chặt ở phía trong, đèn tắt tối om. Tôi gọi, không nghe tiếng ông K. trả lời. Tôi gõ cửa, rồi đập mạnh nắm tay, rồi chân đi giày đá vào cánh cửa gỗ, những thớ gỗ đặc cứng, câm nín vô vọng. Tôi đành ra ngoài thị xã, tìm một nhà trọ ngủ qua đêm. Tôi không còn cách nào khác để đoán biết vụ việc gì xảy ra với ông K. trong ngôi nhà cổ, ngoài việc phải tin rằng ông đã chết trong đó... (...)

Ngày này, ngày khác...  (thơ) 
... Như câu chuyện người ta vẫn kể / Rất u ám trong tim / Hắn sẽ ngước nhìn bầu khí quyển thuỷ tinh / Trời quang mây tạnh hay xám xịt hay mưa gió giông bão / Chiếc lá cuối cùng của một mùa vẫn nối nhánh cành // Hắn rời khỏi chiếc ghế sợi dây thừng / Sẵn sàng chờ đợi chiếc lá cuối cùng rớt xuống / Bởi hắn đã quyết định không ngày này thì ngày khác // Đấy là câu chuyện của hắn / Như người ta vẫn thấy hắn sống vẫn thấy hắn viết / Vẫn cơn mộng du thường trực mỗi ngày...

Ngọc là châu là khuôn mặt hiện trên đồng hoa  (thơ) 
... Ngọc là châu là khuôn mặt nàng / Ký ức mù trong bão cát trong vĩnh viễn / Đồng hoa ven trời cuối biển / Vivaldi vô vọng âm // Ngọc là châu là vật báu hư huyễn / Vô vọng tìm kiếm ở nơi nào / Đồng hoa màu cam màu tím / Tôi băng qua đồng cát tôi băng qua huyệt sâu....

Những cuộc giã từ  (truyện / tuỳ bút) 
... Suốt đời anh chạy theo ảo ảnh, hình như anh chỉ còn lẽ sống đó, dù đó là những ảo ảnh. Bây giờ anh trở lại Đơn Dương, tìm gặp Hạnh, không phải là một cuộc nghỉ ngơi. Anh chưa bao giờ chiến đấu, tranh giành lấy một thứ gì trong cuộc sống để mà mệt mỏi. Anh chỉ tìm một chỗ để sống, khô rắn cụ thể như vậy. Anh đang thấy mình không còn một-chỗ-dưới-mặt-trời... (...)

Mùa xuân x  (truyện / tuỳ bút) 
... Trời còn mấy độ xuân / Đất bao nhiêu miền lạ... Bây giờ ông Tâm ở cõi âm, như người ta vẫn nói, cái cõi mà anh chẳng biết có hay không. Nghĩa là có thể có cõi âm, có thể không có cõi âm mà chỉ là chốn của cát bụi. Và nghĩa là, anh giả định rằng có cõi âm, cõi âm đó có thể có nhiều miền lạ hơn ở cõi trần. Cũng có thể cõi âm chẳng có gì hết, trong khi người thi sĩ ấy phải từ biệt cõi trần, một cõi trần với bao nhiêu miền lạ mà thi sĩ ngờ rằng mình chưa từng biết. Anh thì thầm, ở một miền lạ nào đấy, hẳn là có mùa xuân x... (...)

Căn nhà trọ của ông Đỗ  (truyện / tuỳ bút) 
... Khi hắn trở lại căn nhà trọ sau ít ngày hắn có việc ở thị trấn Đơn Dương, ông Đỗ đã hoá kiếp thành tro bụi. Cái chết đột ngột. Ông Đỗ bị bệnh tim từ hồi nào, chính ông không biết. Hắn quá ngạc nhiên, đau xót về kiếp người, buồn bã về kiếp sống của ông Đỗ, người bạn vong niên của hắn, nhà-thơ-ngậm-ngùi-đi-vào-biên-khảo của Trung Niên Thi Sĩ... (...)

Cha, con, và...  (truyện / tuỳ bút) 
Có thể anh đã nói với H một nước Mỹ của tự do, tôn trọng con người, quyển sách dày ngàn trang, anh có thể tìm đọc một trang nào trong đó có hương vị cảnh sắc của tịch liêu thơ mộng như anh từng mong đợi. Nỗi tịch liêu đó, có thể rất hiu hắt mà không hề héo hắt, ở một đất nước mà nhiều kẻ có máu văn nghệ hắt hiu của xứ sở ta luôn tỏ vẻ ghê sợ thốt lên rằng nước Mỹ siêu công nghiệp đó làm con người ngạt thở.... (...)

Cà-phê Đà Lạt xưa  (sổ tay) 
Và chợt nhớ thi sĩ Bùi Giáng, một ngày đã xa mù mịt, thi sĩ cùng chúng tôi nhìn bầu trời Đà Lạt âm u qua cửa kính quán cà-phê Tùng như những ngày này. Trung Niên Thi Sĩ (Bùi Giáng) viết hai dòng thơ trên miếng giấy bạc trong bao thuốc lá: Quán ngồi mỏi. Nắng chưa lên. / Chợt vui tràn. Thấy còn nguyên sơ đầu... (...)

Những cây xương rồng  (truyện / tuỳ bút) 
... “Em thích xương rồng kinh khủng. Em có hỏi anh hai lấy dìa nhà được không, anh hai biểu đừng lấy. Lấy xương rồng dìa, khuya những hồn ma tới đòi, anh hai nói thế đó!” Cứ như vậy, những buổi chiều thứ hai, thứ tư, thứ sáu, tôi đi dạo cùng cô bé Mỹ Liên trên những con đường của thành phố những người đã chết... (...)

Vài ngày Nha Trang  (ký sự / tường thuật) 
... Rồi thầy nhớ lại tất cả, ở chùa Hải Đức, cũng gọi là Phật học viện Nha Trang: “Hồi đó ở đây vui lắm, nhiều buổi chuyện trò văn nghệ hào hứng lắm. Nhà thơ Quách Tấn, nhà văn Võ Hồng lui tới đây luôn. Phạm Công Thiện cũng từng ở đây một thời gian dài.” ... (...)

Cô gái Cà Mau  (ký sự / tường thuật) 
... Cô gái ấy vận cái áo thun in hàng chữ PINK ISN’T JUST A COLOUR, IT’S THE ATTITUDE. Một cô gái xinh xắn và lạ lùng, vẻ không buồn không vui, hao hao giống cô ca sĩ Francoise Hardy tôi rất ưa cả sắc lẫn tài ca từ thuở tôi còn trẻ... (...)

Biên bản  (thơ) 
Tôi rất ưa nhà triết học nọ, ưa tới mức dù tự ưa mình tới mấy cũng nhận ra chính mình là kẻ thù (lớn nhất) của chính mình, y chang điều thứ nhất trong mười bốn điều Phật dạy...

Khúc dĩ vãng  (truyện / tuỳ bút) 
... Những buổi sáng những buổi chiều, ngày ngày tiếp nối bất tận những ủ ê những chông chênh những bất định... Hoàng thi sĩ càng ngồi quán cóc càng tiều tụy, tiều tụy đến nỗi tôi không dám hỏi lát nữa anh về đâu, ăn cơm ở đâu... (...)

Thơ từ Người Hỷ Xả  (thơ) 
... Từ thư Người Hỷ Xả, từ ngọn nến hiu hắt Di Linh gửi tới ánh điện muôn màu Paris, thơ từ những dòng này, kế bên cuốn sách giáo lý dành cho những người dân tộc Koho, mà thân thể họ là những thây ma rã rục lần hồi. Sưng phù lên hoặc khô quắt lại...

Thơ ngắn  (thơ) 
Chương trình chiều tà để từ biệt / Buổi hoà nhạc cuối cùng / Tiễn Thanh Tâm Tuyền... Con đường khởi sự từ đêm tối / Bụi cây sẫm bóng của mình / Dàn nhạc ngái ngủ không cần nữa thức dậy...

Các ngài cảnh sát  (truyện / tuỳ bút) 
... Có tiếng gõ cửa. Hắn rời bàn phím máy vi tính. Ông công an khu vực ngó lên cái bảng số nhà mới, sực nức mùi plastique. Hắn hỏi ông công an khu vực “bao nhiêu vậy anh?” ... (...)

Rừng giá tỵ | Hồi phục bên chiều cũ  (thơ) 
Bertolt Brecht biểu tôi giữ mãi niềm lạnh lẽo rừng, Joseph Huỳnh Văn cũng nói vậy, xác định danh tánh rừng Liên Chiểu, tại Quảng Nam của nước Việt Nam... | Sương tinh mơ ấp ủ mộng bên hồ / Sương mỏng mảnh những hình dung lỡ dở / Cũng rởn mình như thoáng nắng vạt áo / Vì phút giây mặt trời rớt xuống mồ...

Chuyến tàu đêm  (thơ) 
Đêm. Những đêm chưa điểm danh. Đường tàu vào sâu bức tường vô hình. Những cụm bóng tối trắng. Còi hụ. // Còi hụ liên hồi. Tấm mạng của đêm chưa gỡ, lưu giữ gương mặt bi kịch của dịch chuyển của nơi chốn của kẻ đồng hành không ai khác là hắn...

Ngày bụi  (truyện / tuỳ bút) 
Ai chờ đợi một đóa quỳ nở với mùa xuân? Vậy mà một ngày... anh mở cửa sổ, bầu trời trống rỗng. Anh mở cửa sổ lần nữa, vì anh đã đóng cửa sổ trở lại, sau khi mở lần đầu vào lúc 7 giờ, anh muốn tìm, hoặc mình đã lầm lẫn chăng, xem còn chút hứa hẹn nào... (...)

Mãi mãi Đà Lạt  (truyện / tuỳ bút) 
Chúng tôi chui vào căn nhà gỗ, uống rượu vang sản xuất tại Đà Lạt. Chúng tôi hỏi nhau, nếu Đà Lạt không có Phạm Công Thiện, Lê Trung Trang, Nguyễn Mùi đã từng sống ở đây, nếu không còn những đãng tử, những chàng gan dạ, liều lĩnh, những nhà văn nhà thơ họa sĩ đích thực sống ở đây, nếu không có họ, Đà Lạt sẽ ra sao nhỉ? ... (...)

Buổi sáng Thị Ngạn Am  (truyện / tuỳ bút) 
Căn phòng đầu tiên, phía tay trái, khi vừa hết những bậc cấp dẫn lên tầng trên của một dãy phòng ốc trong chùa Già Lam, đấy là am của thượng tọa Tuệ Sỹ, được đặt tên là Thị Ngạn Am... (...)

Thuở Vi Diệu ngắn ngủi  (truyện / tuỳ bút) 
... Ông Bùi Giáng nhìn tôi, ánh mắt sáng lên một vẻ điên dại, “Chớ nhà ngươi tưởng ta vận áo đẹp khơi khơi như vầy hả? Đi với ta, tới gặp một trang quốc sắc.” ... (...)

Một hành trình  (thơ) 
Một chùm mê hoặc / Mây tối dàn trời / Tôi thọc tay vào đêm dài / Những vì sao / Những con mắt kinh hãi...

Một cụm mây  (truyện / tuỳ bút) 
... Một cụm mây trôi dạt bất cứ nơi nào, lơ lửng trên mọi sự. Một cụm mây đến từ đâu, đi về đâu nào ai biết. Thấy một cụm mây ở đó, trong khoảnh khắc đó, chỉ vậy mà thôi... (...)

Kẻ mộng du  (truyện / tuỳ bút) 
Một sợi dây thòng lọng treo từ trên thả xuống, lơ lửng, đôi lúc đong đưa trước mắt. Nghĩa là anh ta nằm ngửa mặt trông lên. Và nghĩa là, anh ta tưởng tượng sợi dây thòng lọng treo từ trên thả xuống, lơ lửng đong đưa trong căn phòng một cuốn phim ám ảnh... (...)

Kỷ niệm dã quỳ  (thơ) 
Một ngày nọ, dĩ nhiên khi ấy ông Bùi Giáng còn sống, đón tôi xuống xe ở Sài Gòn. Ổng nói: trẫm gọi mi là dã quỳ đại ca. / Điều ấy không phải vô cớ, bởi vì... / Chuyến xe lên cao nguyên, chạy qua Di Linh, chạy qua Lang Hanh, chạy tới Dran. / Xe từ đó chạy hoài, chỉ có hai hành khách: tôi và nàng. / Xe xuống hết đèo, đi lên thinh không, tôi thề sự thật là như vậy...

Nhắc, nhớ vân vân...  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi tiếc vì nhớ lần duy nhất gặp nhà văn Nguyễn Tuân, tôi chưa từng hỏi về chiếc lư đồng mắt cua của ông. Nếu ông còn giữ được lúc còn sống, thì cũng không lấy gì làm chắc chắn rằng sau khi ông mất, đã nhiều năm, nó không có cuộc phiêu lưu nào... (...)

Hoa xương rồng  (thơ) 
Hắn là ai hay hắn là tôi / Chiều đang tàn đang tàn đang tàn rồi / Hắn là tôi hay hắn là ai / Là ai bước ra từ bóng tối / Bóng tối hiện hình từ bóng ai / Đi về phía tôi đi về phía tôi / Hắn là bóng tối hay bóng ai / Hắn là bóng ai hay bóng tối...

Một giả định đã có thể  (truyện / tuỳ bút) 
Trên căn gác gỗ trong hẻm sâu ở một khu phố vô danh của thành phố lớn nhất đất nước hình chữ S, có cả thảy 3 người, tính cả tôi trong đó. Nhưng tôi hiển nhiên không là gì cả, tôi có mặt ở đó, thế thôi... (...)

Nỗi hoài  (truyện / tuỳ bút) 
Buổi chiều, một trong những buổi chiều cuối năm, quán cà phê nhìn ra dòng sông hẹp, một nhánh của sông Sài Gòn. Hắn từ bên này của dòng sông, qua cầu Tân Thuận, quán cà phê tầm tầm, luôn vắng khách lúc hắn vào. Hắn nhìn ra dòng sông, tất nhiên là như vậy, trước mặt hắn chỉ có dòng sông... (...)

Đôi giày của gã lạc lõng  (truyện / tuỳ bút) 
Hắn ưa gã nhất. Gã lạc lõng nhất trong những kẻ lạc lõng. Gã để y nguyên quần áo, đôi giày đi đường, nằm trên đống cỏ khô rải đầy trên sàn nhà kho, cái nhà kho không chứa gì hết trong ngôi nhà bỏ hoang. Cô nàng xinh tươi, tình nguyện làm bông hoa cho đẹp đời những gã lạc lõng trong cuộc hành trình vô định... (...)

Vào lúc 3 giờ  (truyện / tuỳ bút) 
7 giờ, có lẽ như vậy. Buổi sáng trời trong, buổi sáng xám đục, buổi sáng… Anh ta thức dậy, luôn luôn thức dậy sau một đêm anh ta có thể đã ngủ ngon giấc, có thể không. Anh ta rửa mặt, đánh răng, anh ta làm các thứ nói chung là vệ sinh cá nhân. Xong, anh ta khóa cửa căn nhà nhỏ, ra đường... (...)

Vĩnh biệt Thanh Tâm Tuyền  (sổ tay) 
Mỗi nhà văn là một kẻ sống sót, Thanh Tâm Tuyền ra đi, mãi mãi để lại những lời thì thầm giữa cơn cuồng nộ của lịch sử... (...)

Phước huệ trắng  (truyện / tuỳ bút) 
Bây giờ hay bao giờ cũng vậy, anh thường tới ngôi chùa cổ ở vùng ngoại ô Sài Gòn, uống trà, chuyện trò với thầy trụ trì. Có những lần anh ngủ lại ở chùa, vì uống trà hay không phải vì uống trà, anh thức trắng đêm. Khuya, tiếng chim ăn trái trong vườn chùa rộng rinh, tịch mịch... (...)

Nguyễn Đạt: 60 năm chưa về nẻo hiểm  (phỏng vấn) 
Một truyện ngắn thành công thức tỉnh cái đang ngủ, cái u mê, cái lãng quên trong ta. Nó có thể chẳng giống truyện ngắn như ta biết, nó là bất kỳ cái gì nhà văn có thể viết, nhưng nó khiến người đọc thích thú hơn bất kỳ truyện ngắn nào được xác định là truyện ngắn. [Nguyễn Đạt] (...)

Tổ quốc & tôi  (thơ) 
Hãy cho tôi nói bằng chính tôi / Về tổ quốc tôi trong tim óc (thơ theo cách 1 bài thơ đã có). Bắt đầu từ đây là tổ quốc & tôi. Em có vú vê mông miếc em cứ việc lúc lắc / Tôi có tổ quốc tổ cò tôi cứ việc tôn thờ (thơ của 1 nhà thơ nọ)...

Cô gái tỉnh lẻ  (truyện / tuỳ bút) 
... Khi hôn một phụ nữ, có 3/4 là tình yêu, 1/4 còn lại thuộc về tình dục. Còn ở chuyện kia, thì cái tỷ lệ tình yêu tình dục ngược lại. Nhưng không có 1/4, anh không thể làm được cái 3/4 kia... (...)

Đêm trắng  (truyện / tuỳ bút) 
Đêm trắng. Ông nhà thơ kiêu ngạo & háo thắng TTY đã vì có chuyện không vui với nhà phê bình văn học nọ, chửi đổng: “Idiot! ở Saint-Pétersbourg mới có đêm trắng, chớ Sài Gòn làm quái gì có đêm trắng, mà cũng cố đặt tên cho nhà xuất bản là Đêm Trắng!” ... (...)

Trăng & sao  (truyện / tuỳ bút) 
Đêm Đại Ninh (xanh sốt rét), tôi ước định bất thành, H ngủ cùng đoàn thân bằng quyến thuộc (nên chẳng thế nào mà rời cho được, kể cả lúc đi ngủ)... (...)

Một nơi mất tích  (truyện / tuỳ bút) 
(Nhân vật xưng) tôi, hắn có thể trở lại căn nhà này vài ba lần hay vài ba chục lần nữa, ai mà biết được. Dù sao thì ngay lần này, lần mà tôi hiện diện ở đây, căn nhà đã không còn nữa... (...)

Chấm xuống dòng  (truyện / tuỳ bút) 
... Dĩ nhiên là tôi đưa hết cho Hạnh những gì tôi đã viết, kể cả những gì tôi định viết. Những gì tôi định viết đó, tôi nói miên man trên bãi cỏ bờ hồ Xuân Hương... (...)

Nhân vật  (truyện / tuỳ bút) 
... Quá ưa ông Albert Camus, tôi muốn giống ông để nói rằng những người sáng suốt không thể yêu ai. Rồi tự an ủi, ưa ông ấy là một chuyện, yêu người phụ nữ nào đó là chuyện khác, nghĩa là cứ yêu một ngàn người phụ nữ nào đó mà vẫn cứ là người sáng suốt... (...)

Hoàng hôn mùa hè vàng rực & loạt tranh mới của Nguyễn Hưng Trinh  (sổ tay) 
... Chỉ có mùa hè, và một lần này, loạt tranh mới của Hưng Trinh, đã như hẹn nhau cùng lúc cho tôi một cảm nhận về cái bừng sáng, về cái giống như siêu thoát... (...)

Tiền đồn s(x)ương trắng  (truyện / tuỳ bút) 
Thời gian tôi ở Đại Đội Hắc Báo tăng cường cho Sư Đoàn Hỏa Tuyến dài chừng..., tôi chẳng nhớ được, nhưng đấy là chuyện về sau. Chuyện tôi nhớ lại lúc này, là chuyện có liên quan tới anh D., viên thiếu úy... (...)

Liên minh X,Y,Z  (truyện / tuỳ bút) 
Cánh đồng trống vắng không còn cả hang hốc, dù chỉ đủ cho loài chuột có lông mượt nhẵn. Hai người, ít nhất một người buồn bã thấu tim phổi, nhìn theo hai người trên chiếc xe đạp, con đường đất đỏ, sỏi vụn và nắng khô khốc. “Ai vậy?”. “Không ai hết!”... (...)

Một cuộc chia tay  (truyện / tuỳ bút) 
Một thứ hương lạ, loại nước hoa nào không biết. Tôi có nhiều ngày tháng sống dưới chân thang dẫn lên lầu vũ trường, cộng với nhiều ngày tháng thử nước hoa thật giả trong tiệm mỹ phẩm, vậy mà cũng không biết được... (...)

X trắng  (truyện / tuỳ bút) 
... Những gì sau đó không là gì khác, không có gì khác. Một màn trắng xóa hiện ra, che chắn tất cả. Tất cả... (...)

Nơi trước sinh phần  (truyện / tuỳ bút) 
Hắn cúi lượm hòn đá nhỏ xíu mà hết sức khó nhọc, như ông T. nâng điếu thuốc lá ngang tầm chiếc cằm, mãi như vậy, ít nhất một thời gian đủ để suy nghĩ hay mơ mộng một giấc mơ chừng 2 tiếng đồng hồ. Nhưng ông T. chẳng khó nhọc một chút nào... (...)

Một truyện ngắn  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi đưa truyện ngắn "Một Truyện Ngắn" này cho người bạn là nhà phê bình văn học xem. Anh nói: “Ờ, đây là truyện ngắn... (...)

Mộng mùa xuân  (thơ) 
... Rồi tôi đi vào đám đông, mọi người nhìn tôi thân thiện, nhiều người giới thiệu tôi vô hội văn nghệ, dành cho tôi chiếc ghế êm và đẹp nhất so với các hội viên. Mộng mùa xuân tới đây là dứt...

Giấc mơ kỳ lạ  (thơ) 
Tôi luôn luôn có giấc mơ kỳ lạ. Tất cả bọn họ thất học, tuy nhiên lại bội thực chữ. Tranh thủ, khẩn trương, họ luồn lách xe qua mọi ngả, vượt cả đèn đỏ ở mọi ngã ba ngã tư, tông vào bất cứ ai chạy ngược phía họ, trên con phố đã được hiến pháp ghi rõ đường hai chiều...

Tình yêu bất cứ lúc nào  (thơ) 
Chiều rớt xuống một vực đen. Tàu dừng ở ga nào cũng vậy. Tôi đeo một cục màu gì? Ông thầy bói nào cũng đoán màu đen. Tôi không cần học nghề thầy bói, vì tôi yêu...

Ngày xám  (thơ) 
Ngày nào cũng xám xịt như ngày này. Tất cả những bức tường đều làm bằng kính, tất cả những bức tường ấy đều mơ hồ trong một ngày xám xịt như ngày này...

Tự sự  (thơ) 
Tôi bơi, hóa ra ngược dòng, gặp vô số cọc ngầm, tôi vỡ đôi. Một nửa tôi là cơn lốc điên cuồng, nó quay, quay tít mù, muốn bứt cái trục hiện tại. Một nửa tôi còn lại, chia làm mười, chúng phiêu lưu tán loạn các miền...

Albert Camus viết ở Qui Nhơn  (thơ) 
Gió. Gió nổi khắp đồng cát. Căn nhà gỗ giữa đồng cát, vách ván rung rinh. Bãi minh mông sa mạc. Gió hay cát tôi không biết. Tù nhân tôi, gió hay cát cũng cầm bằng chết tới nơi...

Những con bọ  (truyện / tuỳ bút) 
Thật kinh khủng, những con bọ phá rối giấc ngủ, anh buộc phải triệt hạ chúng bằng bình xịt diệt côn trùng. Anh xịt thuốc ướt hết căn phòng. Thật kinh khủng, chúng chết hết, nhưng anh hiểu ngay tức thì, hiểu trước cả khi anh phát hiện ra chúng, một con bọ khác, một con bọ cực kỳ to lớn so với mọi loài sâu bọ... (...)

Nhà thơ nói về thơ tình: Nguyễn Đạt  (phỏng vấn) 
Thơ tình còn được yêu thích không? Các nhà thơ hôm nay nghĩ gì về thơ tình? Họ có còn làm thơ tình không? Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn một số nhà thơ, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Nàng  (thơ) 
Ánh lửa xoè từ một que diêm. Khuôn mặt hiện / Tất cả, không riêng ai. Tất cả nghe rõ tiếng em cười / Xong / Tan thành khói, không dư âm / Phố khuya, tình bỏ mẹ, lại thắp lửa đèn...

Tôi viết  (truyện / tuỳ bút) 
Tôi đã thề, tất nhiên thề với chính tôi, đừng nhắc xa nhắc gần tới cố nhân. H và tôi, như lời thầy coi chỉ tay nói, đều có chung dòng máu Hoạn Thư... (...)

Mada gouil  (truyện / tuỳ bút) 
Tôi tới Mada gouil luôn luôn là buổi trưa. Nếu có thể sẽ đến sớm hơn buổi trưa, tôi vào một quán cà phê ở Định Quán hay ở đâu đó, để tới Mada gouil vào đúng buổi trưa. Nhiều bạn bè hỏi tôi, Mada gouil là cái quái gì vậy?... (...)

Em trai  (truyện / tuỳ bút) 
... Thây kệ những điều nhảm nhí. Chúng xảy ra từ thuở khai sinh nền văn minh nhân loại. Chúng xảy ra một cách nhảm nhí, như em đã biết, và em đã xử sự một cách đáng nể. Việc của em là: Viết. Viết với tất cả những gì đang thôi thúc trong chính mình. Viết trong thế giới này vì một thế giới khác... (...)

Meursault ở xứ đoạ đày  (truyện / tuỳ bút) 
Có thể từ thời xa xưa, một vị tiên tri Cách Mạng về một mùa xuân đại thắng... Nhà thơ, trong quân đội ông mang cấp bậc thiếu tá, và tôi lúc này em chỉ yêu anh binh nhì. "Cậu không có ý định lấy vợ là đúng… Cậu là oiseau rare...". Tôi không có ý định gì hết, kể cả ý định tiếp tục đào ngũ... (...)

Giờ lành  (truyện / tuỳ bút) 
Joseph Huỳnh Văn không hề ngạo mạn khi tôn trọng mọi nhân cách ngang bằng nhau. Tôi hỏi anh: “Sao không cho thằng ăn cắp đó một cú direct?” Anh lắc đầu... (...)

1 gồm 3  (truyện / tuỳ bút) 
Hắn, tôi từng gặp ở đâu đó, một tỉnh lẻ thuộc miền Trung. Tôi gặp lại hắn ở Sài Gòn, cư ngụ cùng khu phố nghèo, đù mẹ kiếp nghèo, tuy nhiên cái quán nửa khuya đầu hẻm 24/24 giờ mở cửa, ngồi uống một ly cà phê đen cũng được nghe nhạc vàng mệt nghỉ, tới chán không thôi... (...)

Một tình huống khó xử  (truyện / tuỳ bút) 
H không phải là một tình huống khó xử của tôi. H tự nhìn nhận mình là người phụ nữ lụy tình, và tôi thấy H đúng như vậy, u mê một lão già có 40 năm kinh nghiệm mồi chài phụ nữ. Tôi nói: “Anh sẽ chữa bịnh cho em”... (...)

Đại Ninh xanh sốt rét  (truyện / tuỳ bút) 
Có nhiều niên biểu thời gian của quá khứ, ở nơi này nơi khác. Có nhiều lúc ở một nơi, nhiều nơi ở một lúc. Nhật ký của tôi bên chân cầu: Rừng thông Đại Ninh xanh sốt rét / Co ro cùng tôi bên chân cầu / Nước thác thượng nguồn nào ai biết / Tan cùng vỡ vụn dưới lòng sâu… (...)

Trưa rừng  (truyện / tuỳ bút) 
Rừng thông ngút ngàn, nắng trong suốt cõi mênh mông. Liệu đã có ai đặt chân trên ngọn núi phía rất xa kia?... (...)

Nghệ Thuật  (truyện / tuỳ bút) 
Chị Nhã, tên chị gần như vậy, cùng tên với nhân vật nữ luôn xuất hiện trong những gì gọi là truyện ngắn của tôi trước đây, cũng cần nói rõ, những truyện ngắn thời tiền I-novel. Chị Nhã hỏi: “Thế ở vùng núi Kỳ Vân anh làm gì?”. Tôi chẳng làm gì hết. Tôi trả lời chị: “Tôi ngồi ngó núi Kỳ Vân”... (...)

Hai người bạn Việt kiều  (truyện / tuỳ bút) 
Cô Thúy hiền lành chân chất, dĩ nhiên. Năm 1977, cô Chín rủ cô Thúy cùng vượt biên. Chuyện may rủi không liên can gì tới chuyện sau đó cô Thúy kết hôn với tôi, kẻ ngàn đời xin nhận quê nhà là quê hương... (...)

Một chỗ và vài người  (truyện / tuỳ bút) 
Em tên chi? Dạ, Phượng Liên. Ồ, hay quá, Phượng Liên! Sao vậy anh? Không sao hết, chỉ rất hay mà thôi. Cái túi của anh… để em xách cho. Thôi để tôi xách, nó nặng lắm, một cái máy đánh chữ khổng lồ trong đó, rất nặng. Em xách được mà... (...)

Bãi biển  (truyện / tuỳ bút) 
Lần nào cũng vậy: biển sáng rực chói chang, gió lạnh ngắt. Lần này có hai người, đang đi lên núi, tới nửa trái núi gặp một cái dốc thì biển biến mất. Trên núi có trại lính, ở trạm canh gác có anh lính gác, anh ta nhường cái ghế cho cô gái... (...)

Trích đoạn trên đường mòn  (truyện / tuỳ bút) 
... H đi nhiều, đi tiêu sái và tiêu xài. Tôi cũng đi nhiều, để chỉ biết mỗi con đường mòn, đi cùng hoài niệm ở thinh không, H là một phần hoài niệm đó. (...)

Biên bản của mister G. B.  (truyện / tuỳ bút) 
Tôi quý trọng mister G. B. không giống như tôi quý trọng William Shakespeare. Tôi quý trọng ông khá giống tôi quý trọng ông già Bertrand Russell, dù mister G. B. không phải triết gia gì cả, ông là một “huyền thoại bóng đá Anh quốc”, như người ta nói... (...)

Một nỗi thảng thốt  (truyện / tuỳ bút) 
Tôi đứng giữa nắng chói rát buổi sáng muộn, những tia nắng nhọn hoắt xuyên vào khắp thân thể. Tôi biết mình đang chịu đựng nhiều gấp một ngàn lần cái giá buốt của khuya qua. Tôi biết cơn thảng thốt này sẽ đi theo suốt cuộc đời viết văn của mình... (...)

Ông ấy tên Đăng  (truyện / tuỳ bút) 
Tôi không thể biết được người đàn ông thấy gì phía ngoài, ở khối đen rách vỡ, chắc phải như vậy, những tiếng động bất chợt bao gồm những hiểm họa, có lẽ như vậy, như một mớ tối tăm rối loạn chỉ hiểu được bằng cảm xúc đau đớn, giá buốt... (...)

Chút ít sự thật của…  (truyện / tuỳ bút) 
H nói: “Thỉnh thoảng ông Sơn Núi có gọi điện thoại…”. Tôi hỏi ông Sơn núi về H, nhưng gợi ý nói về H là ông: “Gớm quá, đồng bóng gớm quá!”. Tôi hỏi H: “Thế ông Sơn Núi điện thoại nói gì với em?”. “Thì hỏi thăm này nọ… Nhưng lâu nay không thấy gọi nữa… Lần cuối, ông ấy toàn nói bậy bạ, em cúp máy không nghe”. Tôi nói với H, như vậy người ta gọi là quấy rối tình dục… (...)

Viết lại từ bãi cát  (truyện / tuỳ bút) 
Người ta cho rằng hắn có một thời hoàng kim, ví dụ K. Hắn có liên quan tới màu vàng thật đấy, ví dụ màu vàng của một loài hoa dại: Dã quỳ. Màu vàng của hoa, lại là một loài hoa dại, không mảy may dính líu với những gì gọi là hoàng kim... (...)

Và, sau…  (truyện / tuỳ bút) 
Cô gái giống một nữ tu, vòng ruy-băng trên tóc, lạ lùng thầm lặng trong một quán ăn bình dân ở con phố nhìn ra bến cảng. Trước mặt cô gái là một dĩa cơm, bên cạnh dĩa cơm là một ly đá và một chai xá xị, và bên cạnh mấy thứ này là một cuốn sách bìa cứng, người ta có thể nghĩ đấy một cuốn kinh sách... (...)

Chiếc ống vố  (truyện / tuỳ bút) 
Anh ta rõ ràng bụi bặm, nhưng anh ta rõ ràng không dơ. Đám râu trắng đục ở quanh miệng: Râu mép được chặn lại, rõ ràng anh ta không thể để việc ăn uống lưu dấu ở đó... (...)

Tôi xuống chỗ này  (truyện / tuỳ bút) 
Anh đi xe đò, bây giờ xe đò rất nhiều, đều là các thứ xe khá, cả về động cơ lẫn kiểu dáng, anh không chú ý chuyện đó. Từ thuở nào tới bây giờ anh không chú ý chuyện đó... (...)

Nghệ Thuật  (thơ) 
Chín rưỡi (chín và một nửa) trên mười số khách tới đó không làm gì cả. Một nửa (của đàn ông) là đàn bà, một nửa đó cũng không làm gì cả. Phụ nữ không những được coi là phái yếu mà còn được gọi là phái đẹp...

Cà phê ABC  (truyện / tuỳ bút) 
Bọn chúng tôi vài người, cũng là đông trong cái thời mà người ta gọi là thời băng hoại, chiều chiều tụ tập cà phê vỉa hè, nói đủ thứ chuyện trên đời, đấy là nói chung như vậy... (...)

Một chín chín trên bốn một  (truyện / tuỳ bút) 
“Quán đẹp thế này mà lại vắng khách nhỉ,” người đàn ông nghe người đàn bà nói vậy. Người đàn ông tới trước, uống thật chậm ly chanh rum... (...)

Thái độ một hai người  (truyện / tuỳ bút) 
Tôi vốn có mỹ cảm với nhan đề các truyện ngắn “Mưa Tạnh”, “Ngày Trở Về Của Nàng”, “Một Chỗ Cho Người Tàn Tật”... (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021