Porchia, Antonio
tiểu sử &  tác phẩm 

ANTONIO PORCHIA (1885-1968) là tác giả của một tác phẩm duy nhất: Voces (‘Những tiếng nói’). Viết bằng Tây-ban-ngữ và sống gần trọn đời ở Buenos Aires, Á-căn-đình, Antonio Porchia sinh tại Calabre, về cực nam nước Ý, và là con của một vị... linh mục. Sau khi rời Ý qua Á-căn-đình, ông trở thành «kiểm điểm viên» ở cảng Buenos Aires và kế đó, làm việc trong một nhà in ở thành phố này.

Voces của Antonio Porchia được môt nhóm nhỏ bằng hữu của ông xuất bản lần đầu tiên vào năm 1943 (nhà xuất bản Impulso, Buenos Aires). Từ đấy đã được tái bản nhiều lần, mỗi lần đều được tác giả sửa chữa, thêm bớt cho đến khi ông mất. Đây là một tập sách dầy hơn một trăm trang, gồm những câu mà ta quen gọi là cách ngôn hay ngạn ngữ. Theo Jorge Luis Borges thì đây lại không phải là «những phương trình ngôn từ thuần túy» là vì «người đọc cảm thấy sự hiện diện trực tiếp của một người và định mệnh của người ấy». Borges gọi Porchia là «người bạn thân thiết của tôi mặc dù có lẽ ông không hay biết điều đó». Một nhà văn có tiếng Âu châu đã tuyên bố sẵn sàng trao toàn bộ tác phẩm của mình để đổi lấy một vài mẩu, đoạn câu ấy của Porchia... Antonio Porchia rất say mê ngôn ngữ. Ông thường tìm cách thay đổi văn bản đầu tiên, có khi chỉ một dấu chấm hoặc một dấu phẩy hoặc một vài chữ, có khi còn «bỏ lại» không dùng một số câu trong những ấn bản kế tiếp. Những câu này, Porchia không hẳn loại bỏ mà tiếp tục sửa đổi và đọc cho bạn bè. Sau khi ông mất, Laura Cerrato (bà Roberto Juarroz) đã sưu tập các câu «bỏ lại» từ các ấn bản 1943, 1948 và in thành tập Những tiếng nói bỏ lại. Sinh thời, Porchia cũng đã tặng Roberto và Laura Juarroz một số câu. Món quà tặng này gồm 18 câu, được công bố lần đầu vào năm 1986 và mang tên là Những tiếng nói chưa in.

Theo Roberto Juarroz, một nhà thơ lớn của Á-căn-đình và cũng là người bạn thiết của Antonio Porchia, trong đời tư Porchia có yêu tha thiết một người đàn bà và sẵn sàng cưới, nhưng «để bảo toàn tính mệnh của người yêu» (bị bọn người «khai thác» nàng hăm dọa), ông đã phải hy sinh và xa rời... Người ta không được biết gì thêm về mối tình này của Porchia...

tác phẩm

Những tiếng nói chưa in  (tư tưởng) 
Anh ao ước có thể dừng lại, để dừng lại ở một điều gì đó. Nhưng có chăng một điều gì đó có thể dừng lại để anh dừng lại ở một điều gì đó? | Hiện hữu là bắt buộc phải hiện hữu. Và bắt buộc phải hiện hữu là bắt buộc phải hiện hữu. Không phải là hiện hữu... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ cuối cùng]  (tư tưởng) 
Khi đôi mắt người tắt đi, cả tôi nữa, tôi cũng đã thấy một chiếc bóng. | Những tài sản lớn nhất của tôi nuôi sống được ba hay bốn chữ thật trẻ con… (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 12]  (tư tưởng) 
Tất cả những gì thay đổi để lại sau mình một vực sâu ở nơi thay đổi. | Sau khi đã bao lần bỏ trốn những sự vật quen thuộc, tôi đã nhìn ra chính mình như một sự vật quen thuộc. Nhưng tôi vẫn tiếp tục bỏ trốn những sự vật quen thuộc... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 11]  (tư tưởng) 
Ít kẻ đạt tới chỗ không là gì hết: độ đường ấy thật dài. | Đôi khi, để tự tách biệt với thế giới, tôi nâng thế giới lên cao chung quanh tôi, như một bức vách... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 10]  (tư tưởng) 
Mùa Xuân của tinh thần nở hoa vào mùa Đông. | Liệu sẽ có chăng cuộc tìm kiếm muôn đời ấy, nếu như có một điều gì đó đã được tìm thấy?... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 9]  (tư tưởng) 
Tôi đã thấy những cán cân, tới mãi trong sự mù lòa của mắt tôi. Và tôi đã khiến mắt tôi mù lòa để khỏi thấy những cán cân. | Mùi vị của bản ngã không phải là cay đắng, nhưng nó không nuôi dưỡng ai... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 8]  (tư tưởng) 
Cái «tôi» của tôi dần dà đã tách rời tôi và lúc này chính là cái «anh» xa xôi nhất của tôi. | Trước khi rong ruổi con đường của tôi, tôi đã là con đường của tôi... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 7]  (tư tưởng) 
Chúng ta đặt một cái tên, rồi chúng ta không biết lấy tên nào đặt cho cái tên đó. | Hôm nay, tôi đã nhìn con người ở nơi tôi và tôi đã muốn mình nhỏ bé, thật nhỏ bé, để khỏi thấy con người bé mọn đến thế... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 6]  (tư tưởng) 
Biển cả mà anh đặt trong một giọt nước, hãy nhìn nó như một giọt nước. | Sự thú tội của chỉ một người hạ nhục mọi người... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 5]  (tư tưởng) 
Đi thẳng rút ngắn những khoảng cách, và cũng rút ngắn cuộc đời nữa. | Chúng ta cảm thấy cái trống rỗng khi lấp đầy nó... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 4]  (tư tưởng) 
Hết mọi mặt trời ra sức làm hồn mi bừng cháy: một nguyên tử li ti tắt nó đi. | Không một ai hiểu rằng mi đã cống hiến tất cả: hãy cống hiến hơn nữa... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 3]  (tư tưởng) 
Nếu một mũi nhọn nào đó được phóng lên để gây thương tích cho tôi, nó sẽ thấy vết thương đã có đó và không thể gây thương tích cho tôi. | Linh hồn thánh thiện không sinh ra từ một thiên đường, mà từ một địa ngục... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 2]  (tư tưởng) 
... Mọi tâm hồn đều cần chìm đắm vào bệnh hoạn. | Từ bỏ một điều, tôi chẳng muốn theo đuổi một điều khác, để khỏi lại phải từ bỏ nó khi đến lượt nó. | Trọng lực của tôi tới từ những vực thẳm... (...)

Những tiếng nói (1943) [kỳ 1]  (tư tưởng) 
Tiền Vệ khởi đăng bản dịch tác phẩm duy nhất của Antonio Porchia. Theo Jorge Luis Borges, đây không phải là «những phương trình ngôn từ thuần túy», vì «người đọc cảm thấy sự hiện diện trực tiếp của một người và định mệnh của người ấy»... (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021