Pizarnik, Alejandra
tiểu sử &  tác phẩm 

ALEJANDRA PIZARNIK sinh tại Buenos Aires, Á-căn-đình ngày 29 tháng Tư 1936 trong một gia đình dân di cư từ Đông Âu. Bà học triết lý và văn chương ở đại học Buenos Aires, và sau này học vẽ với Juan Batlle Planas. Sống tại Paris từ 1960 đến 1964, làm việc cho tờ Cuadernos và một vài tạp chí của Pháp. Đã dịch Hölderlin, Antonin Artaud, Henri Michaux, Aimé Cesaire và Yves Bonnefoy, và học lịch sử các tôn giáo và văn chương tại Sorbonne. Ở Paris, liên kết với André Pieyre de Mandiargues, Octavio Paz, Julio Cortázar. Khi còn trẻ, Pizarnik đã nổi danh với ba thi tập: La tierra mas ajena (1955), La última inocencia (1956) và Las aventuras perdidas (1958). Từ Paris trở lại Á-căn-đình, Pizarnik «bày tỏ nỗi cô đơn và những lo âu của mình trước cuộc sống» trong các tác phẩm: Los trabajos y las noches (1965) và Extracción de la piedra de locura (1968). Năm 1969 bà được học bổng của quỹ Guggenheim, và năm 1971, học bổng Fulbright. Từ những ngày ở Hoa-kỳ và sau đó, Pizarnik đã viết một luận văn về Erzebeth Báthory ( La Condesa sangrieta) và một vài thi phẩm khác: Nombres y figuras (1969), En infierno musical (1971), Los pequenos cantos (1971). Bà uống quá liều thuốc seconal và mất tại Buenos Aires vào tháng Chín năm 1972. Sau khi Alejandra Pizarnik mất, người ta dã xuất bản, vào năm 1982, tập di cảo của bà: Textos de la sombra y Últimos poemas.

Alejandra Pizarnik hiện nay được thế hệ trẻ Á-căn-đình và Mỹ la-tinh rất hâm mộ, nếu không muốn nói là «sùng bái». Nhưng không phải chỉ có những người trẻ, ngay cả những nhà thơ lớn như Octavio Paz của Mễ-tây-cơ, Roberto Juarroz của Á-căn-đình,... cũng đã công khai bày tỏ lòng mộ mến của họ đối với thơ Alejandra Pizarnik...

tác phẩm

Những con chữ  (truyện / tuỳ bút) 
Đợi mưa tạnh. Đợi gió đến. Đợi. Thốt lên. Vì yêu sự im lặng nên thốt lên những chữ vô dụng. Một sự thốt lên đau đớn, không lối thoát, vì yêu sự im lặng, vì yêu ngôn ngữ của thân xác. Tôi thốt lên. Ngôn ngữ của tôi vẫn luôn luôn là cứ lý cho sự im lặng. Đó là cách tôi diễn tả sự kiệt quệ không thể nói nên lời của tôi... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Những lối đi của chiếc gương soi  (thơ) 
Và trên tất cả, nhìn đăm đăm với lòng ngây thơ. Như thể không điều gì sẽ xảy ra, chắc chắn là thế. / Nhưng mi là kẻ ta muốn nhìn ngắm cho đến khi khuôn mặt mi rời xa khỏi nỗi sợ của ta như một con chim rời khỏi cạnh bén của đêm tối... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]

Cấm địa | Bài thơ | Nhẫn tro | Bóng những ngày sắp tới | Cái lồng | Có đó  (thơ) 
Đằng sau ngôn từ là hỗn mang. / Tiếng hú không tới được bất cứ một thế giới nào... | Mi lựa chọn vết thương, nơi / chúng ta nói ra niềm im lặng của mình... | Ấy những tiếng nói của tôi ca hát / để họ khỏi hát, họ, / những kẻ mà buổi hừng đông xám chẹn họng... [Bản dịch Diễm Châu]


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021