Nguyễn Thị Hoàng Bắc
tiểu sử &  tác phẩm 

Nhà văn, hiện sống và sáng tác tại Hoa Kỳ. Tác phẩm đã in: Long lanh hạt bụi (1988), Bên lở bên bồi (1997) và Kéo neo mà chạy (1997).

tác phẩm

Gió thoảng trên quê hương tôi  (đối thoại) 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU sau khi ra đời đã gây ra một bối cảnh khá sôi nổi từ ý kiến, bình luận, tranh cãi từ các bạn văn và độc giả tiến đến mạ lỵ, tố cáo, chụp mũ với những từ ngữ khá mạnh mẽ lẫn thô bỉ, tục tằn, vượt qua nhiều lằn ranh tưởng tựơng của những người trước đó vẫn lạc quan tếu (tôi trong số những người này!) tin rằng thì là sự ồn ào trên tạp chí điện tử talawas có thể là một cách giúp PR tập sách tận tình...

Ngày xưa... có một quyển album  (truyện / tuỳ bút) 
... Có một món súp thịt người tôi không dám thử ăn, nhưng rồi dần dần cũng sẽ quen, một vài lần sau, một vài tháng, năm sau, tôi cũng sẽ ăn bình thường cho mà xem. Dám có lúc tiến bộ trông thấy, vui vui hơn, tôi sẽ thấy lúc đó sao mà mọi người ăn uống ồn ào vui vẻ thế, sao mà thai nhi ở đâu hư nhiều thế, sao mà tôi trẻ thế, sao mà súp người ngọt lịm người đến thế, cho mà xem... (...)

Nghỉ hè  (truyện / tuỳ bút) 
... Ngày đó, Sài-gòn còn tên là Saigon hay Sè-goòng trước khi đổi là HoChiMinhgrad. Về mục này thì ông Hồ bằng ông Lenin, Stalin, Sihanook, và hơn ông Mao. Hiện nay thì Leningrad đã trở về với tên cũ St Petersburg, Stalingrad giờ là Volvograd, Sihanookville vẫn vậy, ông Hồ ăn điểm được hai ông. Nhưng Lenin, Mao và Hồ hơn Stalin vì xác ướp Stalin đem chôn rồi mà xác ba ông này còn nằm trong tủ đá. Đong qua đếm lại một hồi, quá mệt, thì bác mình được cả hai, vừa thành phố vừa tủ lạnh, nhất thế giới. Ông Lenin ở nước Nga, mà sao lại đứng vườn hoa nước mình, nghe nói Hồ cũng cạnh tranh vượt chỉ tiêu qua mặt đàn anh luôn vì hiện ông có đứng ở Cuba nữa cơ... (...)

Sinh nhật  (truyện / tuỳ bút) 
Hôm nay, sinh nhật. Đã lâu, chắc là khá lâu, tôi đã không kỷ niệm sinh nhật nữa. Cũng không cho ai biết. Tưng bừng như lúc trẻ, nhiều ý nghĩa và thường là lạ lùng hớn hở, như lúc bé ở với cha mẹ, Sinh Nhật và Tết, những ngày khó nói nhất! (...)

Hẻm  (truyện / tuỳ bút) 
Hẹp, nằm giữa khu sân ten-nít và rừng cây chưa khai phá, sau lưng mấy dãy nhà mới cất chen chúc, thấp cao của những gia đình lợi tức thấp và đông con, do quận hạt phân phối và bán giá rẻ theo kiểu rút thăm. (...)

Như Mưa, Nắng...?  (truyện / tuỳ bút) 
Lần đầu, tình cờ trong buổi họp chung toàn sở, sững sờ tôi trông thấy một khuôn mặt nghiêng, toàn bích. Với tôi, đàn bà phụ nữ Á đông không mấy ai có được khuôn mặt nghiêng như tôi đang trông thấy, gò má cao, mũi thẳng, mắt sâu, hàm răng trông nghiêng đều thẳng tắp thụt vào sau, để chỗ cho nét môi trên dưới trề ra, gợi cảm. (...)

Vớt nắng  (truyện / tuỳ bút) 
Tôi nghe nói có những nhà văn kỷ luật, sáng nào cũng đúng giờ ngồi vào bàn, trang giấy trắng trải sẵn. Hay hiện đại hơn, thong thả ngồi vào máy vi tính, căn phòng yên tĩnh trang bị máy ấm máy lạnh, nút bấm xẹt xẹt, chung quanh với tay là có đủ sách vở tài liệu tham khảo . (...)

Vĩnh biệt Bạch Thu Hà  (truyện / tuỳ bút) 
Phạm Xuân Cầu một tay cầm thanh gỗ trắng dẹp, to hơn cả cây thước bảng, tay kia cầm ly nước, hễ hắn đặt ly nước xuống sau khi uống một ngụm, thì tay kia lại liên tiếp nện cây thước bảng vào mông và đùi người đàn bà, vợ hắn. (...)

Lớp học  (truyện / tuỳ bút) 
Lớp học có mười lăm người, mà theo thầy nói, muốn học văn chương giỏi thì phải thích văn chương trước đã. (...)

Chúng Tôi Vì Đàn Ông  (thơ) 

Tự thú  (thơ) 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021