Nguyễn Ngọc Tuấn
tiểu sử &  tác phẩm 

Thường ký dưới bút hiệu Nguyễn Hưng Quốc, hiện dạy ngôn ngữ, văn học, văn hoá và chiến tranh Việt Nam tại Victoria University, Úc.

tác phẩm

Tr(CH)uyện: một số (rất ít) vấn đề mỹ học  (tiểu luận / nhận định) 
Trong lãnh vực phê bình, nếu đối tượng phân tích của Phê Bình Mới trong thập niên 40 và 50 chủ yếu là thơ, đối tượng phân tích của cấu trúc luận trong thập niên 60 và 70 vừa là thơ vừa là tiểu thuyết thì đối tượng phân tích của hậu cấu trúc luận từ thập niên 80 đến nay phần nhiều là tiểu thuyết. (...)

Tính chất thuộc địa và hậu thuộc địa trong văn học Việt Nam  (tiểu luận / nhận định) 
Chủ nghĩa thực dân, dưới hình thức cổ điển hay hiện đại, ở Tây phương hay ở Đông phương, bất kể những sự dị biệt về lịch sử và văn hoá, đều có một bản chất giống nhau: ăn cướp. Có hai hình thức ăn cướp chính: thứ nhất, ăn cướp chủ quyền, từ đó, ăn cướp tài nguyên và nhân lực của nước khác; thứ hai, ăn cướp tâm hồn của người dân thuộc địa. (...)

Tình yêu đã chết  (tiểu luận / nhận định) 
Dĩ nhiên, tôi không bi quan đến độ cho là loài người không còn yêu nhau nữa. Không, tình yêu vẫn còn. (...)

mỗi kỳ một tác giả: MAI THẢO  (tiểu luận / nhận định) 
Trong bài "Thơ Mai Thảo, tiếng mưa thầm rơi trên Nam Hoa Kinh" trước, đăng trên Văn Học số 49 (1990), sau, đăng lại trên Hợp Lưu số 16 (1994), tôi đưa ra luận điểm: đặc điểm nổi bật nhất trong văn xuôi Mai Thảo là chất thơ, và Mai Thảo, tự bản chất, là một nhà thơ. (...)

Mỗi kỳ một bài thơ: nắng chia nửa bãi chiều rồi  (tiểu luận / nhận định) 
Bài "Nắng chia nửa bãi chiều rồi" của Nguyễn Hoàng Nam - vốn đăng trên Tạp chí Thơ số 7 - gợi cho tôi một số suy nghĩ về thơ và việc đọc thơ. (...)

MỖI KỲ MỘT TÁC GIẢ: tuyển chọn và giới thiệu Phạm Công Thiện  (tiểu luận / nhận định) 
Phạm Công Thiện ao ước trở thành một nghệ sĩ lớn, như Rimbaud, trong khi nhiều người cầm bút khác lại ca tụng Phạm Công Thiện như là một triết gia. Tôi thì tôi coi Phạm Công Thiện chủ yếu là một nhà thơ và một nhà tuỳ bút. (...)

MỖI KỲ MỘT BÀI THƠ: tuyển chọn và giới thiệu  (tiểu luận / nhận định) 
'Giờ hẹn' là một bài thơ ngắn, thật ngắn, chỉ có 4 câu, hao hao như một bài tứ tuyệt. Ngôn ngữ cô đúc. Cả bài thơ không hề có một hình dung từ nào để mô tả hay để trang điểm. Hơi thơ rắn rỏi, gân guốc. (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021