Le Clézio, Jean-Marie Gustave
tiểu sử &  tác phẩm 

JEAN-MARIE GUSTAVE LE CLÉZIO sinh năm 1940 ở Nice, bắt đầu nổi tiếng từ cuốn tiểu thuyết đầu tiên, Le Procès-verbal, đoạt giải thưởng Théophraste Renaudot 1963. Từ ấy đến nay — hơn 40 năm trôi qua một sự nghiệp văn chương đa dạng, phong phú và độc đáo, có thể chỉ căn cứ là nhà văn đầu tiên nhận giải thưởng Paul Morand cho toàn bộ tác phẩm (1980)? — ông đã xuất bản trên dưới 40 cuốn sách: tiểu thuyết, tiểu luận, truyện ngắn, hai bản dịch thần thoại thổ dân châu Mỹ, và vô số những bài viết, bài tựa và nhiều đóng góp cho những tác phẩm tập thể. Từ thời trẻ, mới nổi tiếng, Le Clézio đã được biết đến như một nhà văn “ẩn dật”: ông sống ở Nice (tôi còn nhớ một tấm ảnh chụp ông bước đi trên một bến cảng, người cao lêu nghêu, nổi bật trên một cái nền sông nước và thuyền bè đăng trên báo Le Figaro Littéraire hơn một phần tư thế kỷ trước) và rất ít khi đến Paris, rất ít khi thích ngồi xuống cho ai phỏng vấn. Nhưng “ẩn dật” chỉ là một thái độ: thật sự, ông là một người bước đi. “... Đối với tôi, là dân ở đảo, một người ở bên bờ biển nhìn những chuyến tàu chở hàng đi qua, gót chân mài trên những bến cảng, như một người bước đi dọc theo một đại lộ nhưng là người không thể thuộc về một khu phố hay một thành phố nào, mà là thuộc về mọi khu phố và mọi thành phố, ngôn ngữ Pháp là quê hương duy nhất của tôi, là nơi duy nhất tôi sống.” (trả lời Catherine Argand, 1994). Chúng ta sẽ không ngạc nhiên: Le procès-verbal thai nghén ở Anh, L’extase matérielle lên men ở Bangkok, và nhiều tác phẩm khác nẩy sinh từ những chuyến đi, sống và viết: Mexique, Panama, quần đảo Maurice và Rodrigues... Từ một nhà văn trẻ, mà những cuốn sách viết rất đẹp làm người đọc liên tưởng đến những nhà văn trong nhóm Tiểu thuyết Mới, nhạc pop, nhiều nét Lautréamont, Artaud, nhất là Michaux, cái nhìn theo tinh thần Blake — cả Keats, Auden, Salinger mà ông đọc đi đọc lại nhiều lần — đến nay Le Clézio đã vạch con đường riêng của mình, và năm 1994, ông được chọn là nhà văn viết tiếng Pháp lớn nhất còn sống...
(Hoàng Ngọc Biên giới thiệu)

Jean-Marie Gustave Le Clézio đoạt giải Nobel Văn Chương năm 2008.

tác phẩm

NGƯỜI CHÂU PHI [Thân thể]  (truyện / tuỳ bút) 
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2008] ... Về cái gương mặt tôi nhận kể từ khi ra đời, tôi có đôi điều muốn nói. Trước tiên, tôi đã phải chấp nhận nó. Khẳng định rằng tôi không ưa nó tức là cho nó một sự quan trọng mà nó không hề có khi tôi còn nhỏ. Tôi không ghét nó, tôi làm như không biết nó, tôi tránh nó. Tôi không nhìn nó trong gương soi. Trong nhiều năm, tôi nghĩ là tôi chưa bao giờ nhìn thấy nó. Trước những tấm ảnh, tôi quay mặt đi, tựa như có ai khác thế vào chỗ của mình... [Bản dịch Nguyễn Thu Hồng & Hoàng Ngọc Biên] (...)

20 câu trả lời cho 20 câu hỏi  (phỏng vấn) 
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2008] 1. Nét chính của tính cách ông là gì? Bướng bỉnh. | 2. Ông tìm nguồn vui bằng cách nào? Bằng cách sống như chính mình, không giả vờ. | 3. Cái tên nào làm tim ông đập mạnh? ... [Hoàng Ngọc-Tuấn giới thiệu và dịch] (...)

Adam Pollo  (truyện / tuỳ bút) 
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2008] ... Adam hoá thành chuột bạch, nhưng bằng một sự hoá thân kỳ lạ; hắn vẫn giữ thân thể của hắn, tay chân hắn không ngả qua màu hồng, và những chiếc răng cửa không dài ra; không, những ngón tay hắn vẫn còn hôi mùi thuốc lá, nách hắn vẫn còn mùi mồ hôi, và cái lưng hắn vẫn khom tới trước, trong tư thế ngồi chồm hổm, sát gần sàn nhà, theo hai hình vòng cung của cột xương sống... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

Người thổi sáo ở Angkor  (truyện / tuỳ bút) 
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2008] ... Cái nhìn bén nhọn của tiếng sáo đã nhìn thấy tất cả. Nó đã du hành không phải vất vả qua trí tuệ, nhanh hơn hàng triệu hàng triệu chữ, và nó tiếp tục, tiếp tục nữa, tiếp tục mãi, đi xa hơn cả thời gian, xa hơn cả tri thức, xa hơn cả đường xoắn ốc chóng mặt đang tự vặn chặt vào sọ của một kẻ điên... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

Tiếng Pháp có lẽ là quê hương đích thực của tôi  (phỏng vấn) 
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2008] ... Nếu người ta cho rằng ông là một nhà văn không thể xếp loại được, thì có lẽ vì nước Pháp chưa bao giờ là nguồn cảm hứng duy nhất của ông. Những cuốn tiểu thuyết của ông là một phần của cái thế giới tưởng tượng mang tính toàn cầu hoá... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Gió Nam  (truyện / tuỳ bút) 
... Thời gian trôi qua. Ta nói ra những chuyện này chuyện nọ, ta đau khổ và ta tưởng vì thế ta có thể chết được, thế rồi vài năm sau mọi chuyện đều chỉ còn là kỷ niệm... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

Người của trời  (truyện / tuỳ bút) 
... Đó chính là lúc mà cái im lặng lớn đến độ mọi chuyện đều có thể xảy ra. Petite Croix nhớ tới cái câu nó đã hỏi, từ bao nhiêu năm nay, câu hỏi mà nó rất muốn biết, về chuyện bầu trời, về màu sắc của nó. Nhưng con bé không còn cất gịọng lớn nữa: “Xanh là gì vậy?” Bởi vì không ai biết được câu trả lời đúng. Con bé vẫn ngồi bất động, thật thẳng góc, ở cuối vách đá, trước bầu trời... [Bản dịch Nguyễn Thu Hồng] (...)

Ba cô gái phiêu lưu  (truyện / tuỳ bút) 
... Sự cô đơn cùng tận là sức mạnh của cô. Chính cô giữ cho thân hình mình đứng thẳng và mạnh, chống chọi với năm tháng, chính cô lúc nào cũng đem lại cho đôi mắt mình sự rạng rỡ của cuộc sống... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

Trái tim cháy  (truyện / tuỳ bút) 
... Khi đêm xuống, có một cơn sốt, một cái gì giục giã. Ta có thể nói là có một lễ vui đang được chuẩn bị. Nhất là vào những ngày đẹp trời, tháng chín, tháng mười, tháng mười một. Không khí dịu và mát, có những dây bìm bìm nở hoa trên các hàng rào, những con đôm đốm đậu trên ngọn cỏ. Những con cóc ca hát dưới mương rãnh... [Bản dịch Nguyễn Thu Hồng] (...)

Khách sạn Cô Đơn  (truyện / tuỳ bút) 
Đối với Eva, đấy là kỷ niệm của một đời sống khác, một thời gian không hạn định. Nàng đã ở khách sạn suốt đời nàng, du lịch trên những con tàu chở khách lao vào cuộc phiêu lưu trên biển, từ bến này đến bến kia, giữa Venise và Alexandrie, hay trên lãnh hải Cortés, từ Topolobampo đến La Paz... [Bản dịch Nguyễn Thu Hồng] (...)

Kalima  (truyện / tuỳ bút) 
Em đã đi khỏi nơi này, và em đã để lại cả thế giới này trong trật tự của nó, trong mưu đồ của nó, cái thế giới mà những quảng trường cứ tiếp tục ồn ào, với những máy nước và những cô gái, và những tiếng gà trống gáy và tiếng chó sủa, và bụi bặm không ngớt tung lên rồi rải xuống, tung lên rồi nằm yên nghỉ. Thế nhưng em, em không còn ở đấy nữa... [Bản dịch Nguyễn Thu Hồng] (...)

NGƯỜI CHÂU PHI [3]  (truyện / tuỳ bút) 
Chương thứ ba trong tác phẩm L’Africain của Jean-Marie G. Le Clézio — một tên tuổi nổi bật trong văn chương hậu hiện đại Pháp — lần đầu đến với độc giả Tiền Vệ qua bản dịch và lời giới thiệu của nhà văn Hoàng Ngọc Biên. (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021