Hughes, Langston
tiểu sử &  tác phẩm 

tác phẩm

Đời thật ngon  (thơ) 
... Bởi vậy đến giờ tôi vẫn sống, / Tôi đoán tôi sẽ tiếp tục sống. / Tôi có thể đã chết vì tình yêu— / Nhưng nhờ cuộc sống tôi lại được ra đời // Dù em có thể nghe tôi gào, / Dù em có thể thấy tôi khóc— / Tôi sẽ thật khốn kiếp, cưng ạ, / Nếu em thấy tôi chết. Đời thật ngon! Ngon như rượu! Đời thật ngon! ... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm]

Sự áp bức  (thơ) 
Bây giờ những giấc mơ / Không còn nữa / Cho những người mơ mộng / Những bài ca cũng không còn / Cho các ca nhân // Đó đây / Đêm tối / Và thép lạnh / Ngự trị / Nhưng giấc mơ / Sẽ trở lại, / Và bài ca / Phá vỡ / Ngục tù... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]

Mười bài thơ  (thơ) 
Tất cả những tiếng trống của rừng già vang dội trong máu ta, / Và tất cả những vầng trăng man dại và nóng hổi của rừng già long lanh nơi đáy hồn ta, / Ta kinh hãi cái nền văn minh này — / Quá cứng cỏi, / Quá mạnh bạo, / Quá lạnh lùng... | ... A, chúng ta cần phải có một mảnh đất chan hoà niềm vui, / Tình yêu và niềm vui và rượu nho và ca khúc, / Thay vì cái mảnh đất nơi mà niềm vui là tội ác... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]

Jazz, Jive và Jam  (truyện / tuỳ bút) 
Langston Hughes không chỉ yêu nhạc jazz, mà còn tin rằng nhạc jazz có sức mạnh truyền đạt sự tri cảm xuyên văn hoá. Trong truyện ngắn “Jazz, Jive và Jam”, nhân vật Jesse B. Simple cho rằng tất cả những cuộc hội thảo nghiêm túc về vấn đề giao lưu liên chủng tộc đều vô ích. Chỉ có nhạc jazz mới dễ dàng giúp con người vượt qua những biên giới của màu da để đến với nhau. Thay vì cứ tiếp tục "gab", "gaff""gas", người ta nên "jazz", "jive""jam"!... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Chín bài thơ  (thơ) 
Chín bài thơ của Langston Hughes (1902-1967) — đại biểu quan trọng nhất của dòng thơ da đen Mỹ và là một trong những tên tuổi lớn nhất trong văn chương Hoa-kỳ thế kỷ 20. [Bản dịch của Thanh Tâm Tuyền, Trần Đức Uyển, và Nguyễn Đăng Thường]

Người Da Đen nói về những dòng sông  (thơ) 
Langston Hughes nói chuyện và đọc bài thơ "The Negro Speaks of Rivers", một trong những bài thơ đầu tay nhưng nổi tiếng nhất của ông, viết năm 1920, lúc ông 18 tuổi. [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn, có kèm đoạn thu âm giọng nói và giọng đọc thơ của Langston Hughes năm 1959]


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021