Võ Đình
tiểu sử &  tác phẩm 

VÕ ĐÌNH (tên thật là Võ-Đình Mai) sinh năm Quí Dậu, 1933, tại Huế. Chánh quán huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Những năm 50 đi du học ở Lyon và Paris, Pháp quốc. Năm 1961, triển lãm hoạ phẩm đầu đời ở New York City. Từ đó, hơn 40 triển lãm cá nhân và vô số triển lãm tập thể ở Âu châu, Á châu, Gia-nã-đại và Hoa Kỳ.

Năm 1970, hai văn phẩm đầu tiên được xuất bản: The Jade Song (Chelsea House, New York) và The Toad Is The Emperor's Uncle (Doubleday & Co., New York). Tất cả, hơn 40 ấn phẩm: sáng tác, dịch thuật, minh hoạ. Công trình văn học nghệ thuật của Võ Đình được ghi nhận trong Nhân Vật Việt Nam (Sài Gòn, 1974), Hai Mươi Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại, 1975-1995 (Đại Nam, California, 1995), và những ấn bản hàng năm của Who's Who in American Art, Contemporary Authors, Printworld, The New York Art Review...

Năm 1975: Christopher Award, New York. Năm 1984: Literature Program Fellowship từ National Endowment for the Arts, Washington, D.C. Năm 1992: Bằng hữu bốn phương trưng bày tranh và sách Võ Đình ở Montréal, Canada. Năm 2000: triển lãm ở Pháp, kỷ niệm 50 năm về trước đặt chân đến Paris. Năm 2002: Huyệt Tuyết (Văn Nghệ, California). Năm 2004: Mây Chó (Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ).

Hoạ sĩ/nhà văn Võ Đình hiện cư ngụ tại một miền biển có nhiều tùng bách, và các loại dừa, kè, thốt nốt... Đông Nam Hoa Kỳ.

tác phẩm

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Võ Đình]  (phỏng vấn) 
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Ngày Mỹ, đêm Việt  (truyện / tuỳ bút) 
...Đêm nào, bà cũng nằm mơ bà ở Việt Nam... (...)

Marie-Louise  (truyện / tuỳ bút) 
... Hồi ấy, tôi mới hăm hai, hăm ba. Tuổi con trai như gà trống... (...)

Trắng đen  (truyện / tuỳ bút) 
...Hiện hữu trùng trùng điệp điệp, không biết đâu mà lường. Trắng trở thành đen, đen rồi lại trắng, có không, không có, liên miên chập chùng, dễ như lật bàn tay.... (...)

Thăm người chết  (truyện / tuỳ bút) 
... Thấy khách khứa còn tiếp tục đến, tôi sốt ruột. Thằng người nằm trong áo quan, thấy dị hợm vô cùng. Tôi ngượng: hắn, thằng người đó, chính là tôi. Tôi đã chết... (...)

Truyện hết sức ngắn (2)  (truyện / tuỳ bút) 
Bà bạn tên Ngọc. Chồng Ngọc là René, Mỹ gốc Pháp. Mới tháng trước, René chết, thình lình. (...)

Truyện hết sức ngắn  (truyện / tuỳ bút) 
... Truyện có dài, vừa, thật hay cực ngắn. Hai truyện sau đây hết sức ngắn... (...)

Láng giềng  (truyện / tuỳ bút) 
...Từ lâu, tôi có thói quen xem sự dị biệt giữa mình và người khác, nhất là dân bản xứ, như chuyện đương nhiên. Chỉ cốt giữ sao cho được một liên hệ chừng mực và nhã nhặn là quá đủ, quá tốt. Không mong gì hơn. (...)

"Ông 30"  (truyện / tuỳ bút) 
Thoạt đầu, hắn chỉ hơi khó chịu. Nhưng rồi, mấy ngày sau, cái khó chịu đó cứ lớn dần, đến mức đi đâu hắn cũng thấy khó chịu, cũng ngửi thấy mùi ấy. (...)

Luân hồi trong một đêm tuyết  (truyện / tuỳ bút) 
... tôi dạng hai đùi ra thật rộng, và toàn thân người đàn ông chồng tôi, đã mất hút vào thế giới sâu thẳm trong cơ thể tôi, bỗng trôi tuột ra ngoài, nhễ nhại như một đứa sơ sinh (...)

Đi & Ðến  (truyện / tuỳ bút) 
Người ta thường nói: Người già sống trong quá khứ. Hôm nọ tôi ngồi lẩn thẩn nhận thấy rằng câu nói ấy không đúng với mình (...)

Lê Thành Nhơn  (truyện / tuỳ bút) 
[Trích tạp chí Văn, 72, tháng 12, 2002, số đặc biệt “Chia Tay hoạ sĩ – điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002)”, trang 20-21.] Trước đó, tôi từng gặp Lê Thành Nhơn. Gặp tác phẩm, không gặp người. Sau buổi nói chuyện ở trường Mỹ thuật, tôi cùng nhiều người bước ra sân. Không nhớ ai đã chỉ cho tôi xem tượng Phan Bội Châu. Ở Huế, người ta gọi là cụ Phan. Hay cụ Phan Sào Nam. (...)

Thập thành: Chuyện bên lề  (tiểu luận / nhận định) 
Tuy rằng hội hoạ chiếm hết phần lớn trong kinh nghiệm sau đây của người viết, thực chất của câu chuyện là bản sắc của người nghệ sĩ sáng tạo nói chung và áp lực của kim tiền. Đông Tây, cổ kim, vô số giai thoại được tạo dựng chung quanh người nghệ sĩ. (...)

Lại chuyện "chính mạch"  (tiểu luận / nhận định) 
Trong Việt số 3, trang 234-242, có bài "Khiêm tốn hay buồn thảm" của tôi. Trong bài đó, tôi đã đề cập, một cách khái quát, đến những vấn đề "chính mạch" và "bên lề" nêu ra trong bài của Nguyễn Hưng Quốc, "Sống và viết như những người lưu vong" (Việt số 2, trang 5-10). (...)

Chuyện của B.  (truyện / tuỳ bút) 
Người ta đã tính sổ rồi: phim The Blair Witch Project (BWP) chỉ có ba mươi ngàn đô để quay mà sau mấy tháng chiếu cho thiên hạ xem đã thu vào đến gần 150 triệu. (...)

Khiêm tốn hay buồn thảm  (tiểu luận / nhận định) 
Cần mua một ít đất tốt để trồng cây, tôi hỏi quanh và được chỉ tới Carlos. Mặt trời mới lên, người đàn ông Mễ đã chở đến một xe tải đầy ắp đất đen từ ruộng mía. (...)

Viết văn bằng tiếng việt  (tiểu luận / nhận định) 
Tôi năm nay đã vào tuổi hưu. Ở Hoa Kỳ, đó là sáu lăm. Lứa tuổi già. Già, không dấu kép. Cũng thuộc vào lớp người gốc Việt sống lâu năm nhất ở hải ngoại. Có về thăm quê vài ba lần, nhưng tính tổng cộng thời gian ở ngoài nước là gần... nửa thế kỷ! (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021