Kopland, Rutger
tiểu sử &  tác phẩm 

RUTGER KOPLAND là bút hiệu của R. H. van den Hoofdakker, một nhà thơ Hòa-lan rất được yêu mến ở nước ông và coi trọng tại Âu-châu hiện nay. Ông sinh tại Goor năm 1934. Khởi nghiệp từ năm 1968, đến nay đã cho xuất bản mười một thi phẩm, hai tập tùy bút và một tập du ký, ấy là chưa kể những công trình dịch thuật... Các tác phẩm của ông đã mau chóng vượt biên giới, được dịch và đọc ở các nước như Hoa-kỳ, Pháp, Đức, Bun-ga-ri,... Rutger Kopland đã được tặng nhiều giải thưởng về thơ, kể cả giải P. C. Hooft 1988, một trong những giải thưởng văn chương cao quý nhất của Hòa-lan; Giải Thi ca VSB 1998,... Ông nguyên là một giáo sư thần kinh bệnh học tại đại học Gröningen (ở phía bắc Hòa-lan), nay đã hồi hưu và sống tại Glimmen.

tác phẩm

TUYỂN TẬP THƠ [II]  (thơ) 
Tuyển tập thơ gồm 100 bài của Rutger Kopland (1934~) — nhà thơ Hoà-lan đương đại. Thơ ông đậm màu suy tưởng, đòi hỏi sự nghiền ngẫm: những gì ông chỉ thốt nửa lời hoặc những im lặng của ông trong thơ thường “nói” nhiều hơn những gì từ ngữ phơi bày. Và như thế, nhiều khi, trọn cuộc đời của chúng ta đã được biểu hiện qua chỉ một vài hình ảnh chấm phá tuyệt vời!.... Tuyển tập thơ được đăng thành hai kỳ. Kỳ II gồm 49 bài. [Bản dịch của nhà thơ Diễm Châu]

TUYỂN TẬP THƠ [I]  (thơ) 
Tuyển tập thơ gồm 100 bài của Rutger Kopland (1934~) — nhà thơ Hoà-lan đương đại. Thơ ông đậm màu suy tưởng, đòi hỏi sự nghiền ngẫm: những gì ông chỉ thốt nửa lời hoặc những im lặng của ông trong thơ thường “nói” nhiều hơn những gì từ ngữ phơi bày. Và như thế, nhiều khi, trọn cuộc đời của chúng ta đã được biểu hiện qua chỉ một vài hình ảnh chấm phá tuyệt vời!.... Tuyển tập thơ được đăng thành hai kỳ. Kỳ I gồm 51 bài. [Bản dịch của nhà thơ Diễm Châu]

Làm một bài thơ  (truyện / tuỳ bút) 
... Có lẽ tôi trở thành một nhân vật có thể so sánh với người đàn ông nọ trong Kafka, anh ta, trọn đời, chờ đợi trước một cánh cửa, không biết có chuyện gì xảy ra ở phía bên kia. Làm thơ, ấy là bước qua những cánh cửa, biết những gì tôi sẽ thấy lúc đó, có lẽ lại những cánh cửa mới, đồng ý, nhưng tôi sẽ không bỏ cuộc... [Bản dịch của nhà thơ Diễm Châu] (...)

Nhà thơ muốn nói gì?  (tiểu luận / nhận định) 
Người ta thường đặt những câu hỏi với các nhà thơ. Các bài thơ có điều gì đó thật huyền bí, chúng gợi dậy sự tò mò của người ta. Sự tò mò này động chạm tới không nguyên bài thơ, mà còn cả cái nhân vật người nghệ sĩ nữa... [Bản dịch của nhà thơ Diễm Châu] (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021