Trịnh Cung
tiểu sử &  tác phẩm 

Hoạ sĩ, nhà thơ. Sinh tại Nha Trang năm 1939.
Học mỹ thuật ở Huế & Gia Định.
Tổng thư ký Hội hoạ sĩ trẻ VN (1966 -1973).
Giáo sư thỉnh giảng của các trường: Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế, Gia Định trước 1975; Đại Học Sư Phạm & Đại Học Tổng Hợp TpHCM, Đại Học San Francisco & Indiana những năm 90.
Triển lãm cá nhân tại Paris, Los Angeles & Washington DC.
Hiện đang viết phê bình & tiểu luận về mỹ thuật.

tác phẩm

Ngẫu sinh [II]  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào tháng 12/2015...

Điều chưa kịp nói với Tạ Chí Đại Trường  (sổ tay) 
[TƯỞNG NIỆM TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG (1938-2016)] ... Anh Tạ Chí Đại Trường, tôi viết những dòng vụn vặt này vì nghĩ đến anh, nhớ một chút kỷ niệm thời gian truân đã ập xuống khi chúng ta đang ở độ tuổi 40 đầy sinh lực và cũng đầy hoài bão. Cầu cho anh thượng lộ bình an, tôi không bao giờ quên cặp mắt sáng quắc và nụ cười hóm hỉnh của anh... (...)

Bạn đã là vầng trăng  (hội họa) 
[TƯỞNG NIỆM ĐINH CƯỜNG (1939-2016)] Tác phẩm sơn dầu trên bố, thực hiện vào tháng 1 năm 2016, thay cho lời điếu văn...

Ngẫu sinh [I]  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác tại California, tháng 12 năm 2015...

Căn phòng 16 mét vuông ở Bolsa  (thơ) 
Không biết ngày mai có thức dậy / Như mọi lần / Căn phòng 16 mét vuông / Chỉ mỗi chiếc thòng lọng thời gian / Và người hoạ sĩ già / Lẩn quẩn...

Ba chiều  (hội họa) 
Tranh mực Indian trên giấy Canson, thực hiện vào năm 2014...

Thấy mình qua kính vỡ  (hội họa) 
Tranh acrylic và mực Indian trên giấy, thực hiện vào năm 2014...

ngày hôm sau trở về từ San Francisco  (hội họa) 
Tác phẩm bút sắt, mực đen trên giấy, tháng 8/2014...

Khi một nhà thơ xem tranh  (đối thoại) 
[MỸ THUẬT] ... Bằng nhận xét của mình, nhà thơ Quỳnh Thi đã bộc lộ không chỉ sự yếu kém trong trình độ “đọc” tranh của mình, mà còn cho thấy sự yếu kém về văn hoá phê bình nghệ thuật khi dựa lưng hiện thực chủ nghĩa để nhìn nhận đầy thô tục về hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm...

Ở càfê Taza  (thơ) 
Những cô gái ngồi ở càfê Taza làm anh nhớ em / Mùa Ðông lạnh xám cửa kính / Mà mắt họ lại ấm đen / Những cây Sồi nặng trĩu cô đơn ngoài công viên / Mà họ thì tung tăng như Sóc / Líu lo như chim Hoạ Mi / Anh muốn gõ vào bàn phím chiếc máy đánh chữ cổ không còn giấy carbon / Những lời tình cố để dành / Vì mấy ngón tay thèm đụng chạm...

Từ những cây sồi | From the oak grove  (thơ) 
Thành phố này không còn đàn bà từ sau kết thúc cuộc nội chiến. / Những người lính Miền Nam bỏ cuộc, sống sót trở về bị trừng phạt phải sống đời đơn độc thậm chí không được phép thủ dâm. / Tưởng tượng để sung sướng cũng là trọng tội... | The town was emptied of women when the civil war ended. / The surviving soldiers of the South quitted fighting and were condemned after their homecoming to an existence of lonely bachelors to whom even masturbation was not allowed. / To please oneself in imagination was a serious crime... [English translation by Chân Phương]

tôi nhớ lại tôi năm 2001  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào tháng 7/2013...

Những cây sồi ở Công Viên Arcadia [VII]  (hội họa) 
Phác thảo than chì, thực hiện vào tháng 4/2013...

Những cây sồi ở Công Viên Arcadia [VI]  (hội họa) 
Phác thảo than chì, thực hiện vào tháng 4/2013...

Những cây sồi ở Công Viên Arcadia [V]  (hội họa) 
Phác thảo than chì, thực hiện vào tháng 4/2013...

Những cây sồi ở Công Viên Arcadia [IV]  (hội họa) 
Phác thảo than chì, thực hiện vào tháng 4/2013...

Những cây sồi ở Công Viên Arcadia [III]  (hội họa) 
Phác thảo than chì, thực hiện vào tháng 4/2013...

Những cây sồi ở Công Viên Arcadia [II]  (hội họa) 
Phác thảo than chì, thực hiện vào tháng 4/2013...

Những cây sồi ở Công Viên Arcadia [I]  (hội họa) 
Phác thảo than chì, thực hiện vào tháng 4/2013...

Từ giấc mơ của H.  (thơ) 
... Khi tảng đá dừng / Chỉ còn lại những cẳng chân sư sãi Miến Điện / Đen đủi / Trần trụi / Mưng máu / Những năm nào / Đã hàng hàng xuống đường / “khất thực” Dân Chủ...

Ký ức  (thơ) 
Ký ức / Như hòn máu / Đừng bắt anh phải dọn dẹp / Đừng làm anh đau đớn / Đừng khiến anh kinh động / Thành kẻ điên linh hồn // Ký ức / Như tĩnh vật / Hãy để anh sắp xếp / Trên ngăn kệ thời gian...

Yumie, em bây giờ...  (thơ) 
... Yumie / Em bây giờ ở Sendai hay dưới đại dương / Em bây giờ ở Fukushima hay dưới đống đổ nát của nền văn minh đệ nhất / Có phải người đàn bà cố quay về ngôi nhà ngói nhỏ tìm chiếc nhẫn cưới / Và anh ấy đã không kịp kéo em bám vào mái nhà trôi ra biển...

Phạm Công Thiện & những ngày tháng cũ  (truyện / tuỳ bút) 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Thiện ơi, tôi vẫn thỉnh thoảng đọc câu thần chú “Gaté, Gaté, Paragaté, Parasamgaté, Bodhi Svaha” mà bạn đã dạy cho anh em cầu nguyện tai qua nạn khỏi mỗi lần đi qua những nơi đèo heo hiểm trở. Và đôi khi tôi tự hỏi có nên tiếp tục khấn câu thần chú này nữa hay thôi, khi mà được trở về Vương Quốc Hư Vô là một ước nguyện giải thoát. Bây giờ bạn đã giải thoát... (...)

Gửi bạn Trường Thụ  (đối thoại) 
[MỸ THUẬT] ... Tôi rất vui nhận được phản hồi về một số điểm trong bài trả lời phỏng vấn về “17 câu hỏi...” vừa được Tiền Vệ phổ biến. Rất cám ơn bạn đã đọc kỹ bài và đóng góp ý kiến rất thẳng thắn...

HỘI HOẠ HÔM NAY CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG & NGOÀI NƯỚC (hay: 17 câu hỏi từ một người trẻ ở California) [kỳ III]  (nhận định mỹ thuật) 
... Nếu chúng ta đặt chính trị-dân tộc đứng ngoài phạm trù sáng tác nghệ thuật thì liệu có hạ thấp vai trò người hoạ sĩ Việt Nam? Chẳng lẽ chỉ có nghệ sĩ Phương Tây như Goya, Rembrandt, Delacroix, Picasso, Dalí, Marc Chagall,... mới có quyền vẽ về những bi thảm mà chính trị đã gây ra cho dân tộc của mình? Chẳng lẽ vì thế mà phần đông các hoạ sĩ bạn tôi nên xa lánh các vấn đề chính trị tồi tệ đang xảy ra cho đồng bào của họ? Theo tôi, nếu anh hay chị là nghệ sĩ đích thực thì không bao giờ dửng dưng với nỗi đau thương lớn của dân tộc mình, trừ phi sự dửng dưng ấy xác định chỗ đứng của anh hay chị ở về một phía khác của lịch sử... (...)

HỘI HOẠ HÔM NAY CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG & NGOÀI NƯỚC (hay: 17 câu hỏi từ một người trẻ ở California) [kỳ II]  (nhận định mỹ thuật) 
... Dù muốn hay không thì tiến trình toàn cầu hoá vẫn cứ xảy ra và đã xảy ra qua vô số ngõ ngách, nhất là khi nhà cầm quyền Việt Nam giảm bớt chủ trương “ngăn sông cấm chợ”. Sự va chạm với văn hoá bản địa trên đường xâm nhập vào Việt Nam tất nhiên không thể nhỏ, vì bản sắc chính trị của một quốc gia cộng sản và bản sắc văn hoá truyền thống của người Việt nặng chất đình làng, hoặc cũng do mặc cảm lâu đời bị xâm lăng, thế nên nhà cầm quyền luôn có cảm giác đầy e sợ rằng những gì thuộc về tự do dân chủ sẽ tràn vào Việt Nam theo con đường toàn cầu hoá và sẽ lật mặt trái của chủ nghĩa toàn trị của Việt Nam xã hội chủ nghĩa... (...)

HỘI HOẠ HÔM NAY CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG & NGOÀI NƯỚC (hay: 17 câu hỏi từ một người trẻ ở California) [kỳ I]  (nhận định mỹ thuật) 
... Trong một lúc nào đó xuất hiện một khe hở quản lý văn hoá ở Hà Nội hay Sài Gòn, thì cũng đã có những triển lãm sắp đặt, trình diễn của Trương Tân, Trần Lương, Nguyễn Minh Thành,... và tranh sơn dầu của Lê Quảng Hà (“Người Máy”), Nguyễn Thái Tuấn (“Black Painting”), qua đó các nghệ sĩ đã rất mạnh mẽ lên tiếng phản biện bóng tối toàn trị của nhà cầm quyền, phản biện sự tiêu diệt hoàn toàn quyền tự do ngôn luận, quyền chọn lựa chính kiến, kể cả quyền chống ngoại xâm của người dân ở đây... (...)

Tay ngửa tay nâng... quên hận thù  (thơ) 
T. kêu gọi hoà hợp / Vì mình là công dân Pháp / Vì mình là công dân Mỹ / Vì mình là công dân Úc / T. kêu gọi hoà giải / Vì Bố mình không bị Việt Minh bỏ vào bao bố nửa đêm đem nhấn sông / Vì không người thân bị Việt cộng chôn sống ở Bãi Dâu Huế Mậu Thân / T. dạy đời đừng có thù dai...

Cuối năm nhớ Tạ Ký, hay Chuyện kể về bài thơ “Ruồi Và Em” của Tạ Ký  (ký sự / tường thuật) 
... Rồi anh nói với tôi: “Cung đọc cái này đi, tôi mới viết...” Đó chính là bài thơ "Ruồi và Em" mà tôi còn nhớ rõ từng con chữ đau đớn, dù bao nhiêu năm tháng đã qua đi, nhất là mỗi độ xuân về... (...)

cách một lóng tay  (thơ) 
... trên xe honda / ở quán cóc / café năm sao / và / bất cứ ở đâu / cũng thấy đường kẽ cái khu em / chỉ cách một lóng tay là đến tự do...

Thương lượng với bạo lực, hay “Chuyện con gián và cây kiếm nhựa”  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Thằng bé đang chơi với cây kiếm nhựa bỗng hét lên:”Bố ơi, có con gián, ghê quá, bố ơi bố!” Ông bố nhìn con và ôn tồn nói: “Con có cây kiếm mà sợ gì?” Thằng bé đáp ngay: “Nhưng con gián là thật, còn cây kiếm của con là đồ giả mà bố!”...

Cái đẹp có tiêu chuẩn không?  (đối thoại) 
[MỸ THUẬT] ... Cái đẹp là một khái niệm mở, tạo ra những vẻ đẹp biến hoá không ngừng trong nghệ thuật nói riêng và trong đời sống nói chung. Vì thế, sự bắt chước rập khuôn, tuân theo những nguyên tắc của người đi trước để làm công việc sáng tạo và thẩm định giá trị tác phẩm hôm nay, là dấu hiệu tiêu vong của nghệ thuật...

BiẾn đỔi KhÍ HậU vÀ TôI  (thơ) 
... Không còn nghe tiếng reo vui của bọn ruồi / Có phải chúng ta được chôn dưới một bãi rác không còn món nào tái chế được / Ung thúi không sinh nổi một con dòi / Thứ hương liệu thế kỷ / Dành riêng cho các nguyên thủ quốc gia và các thí sinh hoa hậu...

Trao đổi với Trịnh Cung về mỹ thuật Việt Nam [kỳ 5]  (nhận định mỹ thuật) 
... Đúng ra, người ta phải biết quí trọng mỹ thuật Trình Diễn... Nó là thứ nghệ thuật giải phóng và nhân bản nhất hiện nay... Nó chống lại tất cả những lề thói trưởng giả, kinh điển. Nó muốn băng bó lại những vết thương của cộng đồng bị xâm hại. Chẳng hạn, nó muốn mọi người phải giải trừ nạn hành hạ phụ nữ; nó muốn kêu gọi mọi người hãy vì bầu khí quyển mà bảo vệ môi trường; nó muốn thét lên thật to vì cuộc sống không có tự do... (...)

Trao đổi với Trịnh Cung về mỹ thuật Việt Nam [kỳ 4]  (nhận định mỹ thuật) 
... Các tác phẩm mới của giới trẻ đầy cá tính, to tiếng phản biện, đã đẩy mỹ thuật “chính thống” vào cái chết mòn không thương tiếc... (...)

Trao đổi với Trịnh Cung về mỹ thuật Việt Nam [kỳ 3]  (nhận định mỹ thuật) 
... Hiển nhiên, không có sự phủ định cái cũ, không vượt qua cái cũ, thì chúng ta không có cái mới. Cái mới không hoàn hảo là điều tất nhiên, khi hoàn cảnh của hoạ sĩ trẻ Việt Nam đang còn như vậy. Ta hãy đọc họ ở cái ẩn chứa trong tác phẩm của họ. Cái ý niệm và hoạt động tư duy sáng tạo của họ mới là điều quan trọng nhất để ta chia sẻ với họ... (...)

Trao đổi với Trịnh Cung về mỹ thuật Việt Nam [kỳ 2]  (nhận định mỹ thuật) 
... Ngôn ngữ của mỹ thuật là một thứ ngôn ngữ khó đọc (trừ cổ điển và hiện thực), lại không thuộc về đám đông ngay cả với nghê thuật đương đại (tính cộng đồng cao hơn). Tất nhiên, đa phần hoạ sĩ đều vẽ tranh để bán mà ít quan tâm đến các nỗi đau về số phận con người, nên dưới mắt những quan chức văn hoá, mỹ thuật là đứa con ngoan hơn văn chương rất nhiều. Còn văn chương thì là một công cụ chính trị rất rõ ràng kể cả chống và làm nô dịch... (...)

Trao đổi với Trịnh Cung về mỹ thuật Việt Nam [kỳ 1]  (nhận định mỹ thuật) 
... Những gì mà tôi trình bày về “Mỹ Thuật Việt Nam trong thời chiến tranh” đã đưa ra toàn cảnh của mỹ thuật hai miền Bắc và Nam Việt Nam đúng như nó đã diễn ra. Vì vừa là chứng nhân và cũng là người trong cuộc chiến thảm khốc, dai dẳng ấy, tôi đã xác định không nhìn vấn đề này theo một ý thức hệ chính trị nào. Khách quan và chuyên môn là hai tiêu chí tôi dành cho đề tài này... (...)

Hai hòn thế chấp  (thơ) 
[VIẾT CHO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA] ... Nào có phải Trung Cộng chiếm đoạt Trường Sa, Hoàng Sa / Chỉ là việc đòi nợ đáo hạn sau nhiều lần gia hạn / Vì “biển một bên và (đàn) em một bên” / Vì “môi Anh mà hở thì thằng em không còn cái răng”...

Giá mà tuyết rơi xuống bây giờ  (thơ) 
... Ai biết chỉ giùm linh hồn 2986 người chết ngày 11 tháng 9 ở quảng trường Times nay ở đâu / Có tiếng thở dài và lời thầm thì từ tro bụi trên những tấm hình những kỷ vật những người lính cứu hoả đã bỏ lại / Có tiếng ai đó nói vào tai chúng tôi: ”Hãy nhìn lên bầu trời”...

Trao đổi với hoạ sĩ Trịnh Cung về một chuyến đi Mỹ  (phỏng vấn) 
Cái chán nhất là công việc, nghe ra thì rất quan trọng, thì hăm hở biết chừng nào: qua Mỹ để trình bày đề tài nghiên cứu... nhưng... tôi có cảm giác là việc trình bày các tham luận một cách êm thắm và đầy tính nội bộ như thế này như chỉ cốt hợp thức hoá tài trợ Rockefeller Fellowship cho những đề tài đã được duyệt bởi William Joiner Center... (...)

Ngôi nhà bí ẩn ở Dedham – Boston  (thơ) 
... Không có gì bí ẩn trong ngôi nhà gỗ ấy / Chỉ những con sâu bò ra từ ác mộng / Nhát ma bọn đi đâu cũng dáo dác thấy mình con nợ / Chỉ cái cựa mình của xác chết thời gian / Nhắc nhở một hiện hữu không mai táng / Chỉ tiếng ú ớ của những giấc ngủ / Nằm mơ thấy chập chờn tự do...

Im-Lặng-Thanh-Tâm-Tuyền  (thơ) 
Anh biết không có con đường nào chạy thoát / Cô độc / Cái chết niềm-hy-vọng / Dù có đi xa trước khi những cột đèn đổ xuống / Bầy sói đang dọn cỗ ở cuối con đường...

Giao hưởng nín  (thơ) 
... Tiếng rú nổ ngược trong cuống họng cọp già / Bần bật môi tham hãm thanh / Chỉ thân thể (nhạc cụ) rung lên trong mái vòm sợi len Cachemire lắc lư nhà hát / Bản giao hưởng đứt quãng...

Khi Mari khóc  (thơ) 
Lâu nay tôi vẫn ngồi nhìn Mari mỗi chiều / Mari vẫn đứng ở đó / Tôi vẫn ngồi ở đây / Cái nhà thờ già hơn 100 tuổi / Rửa tội bao linh hồn / Cái vỉa hè Catinat cũng già hơn 100 tuổi / Cưu mang bao bàn chân...

Cái bóng con cào cào tẩu hoả nhập nha  (thơ) 
... Không phải loài chồn nhưng có hành vi cô bé quàng khăn đỏ khi muốn dụ ai. Cũng chẳng phải bò cạp nhưng hay lên cơn sát hại bất kỳ ai nằm trong tầm nọc. Hắn, con cào cào đực duy nhất còn sót lại sau một trận càn tàn sát bằng thuốc trừ sâu...

Cây chổi cùn và chứng hoại tử tự do  (thơ) 
Như mỗi lần tắm Bé Bờm / (Trước ngày bị bọn buôn chó bắt trộm) / Tôi lột hết những lớp áo quần đầu óc mình / Dội nước / Xát xà–phòng–tẩy–não / Dội lại nước / Để gỡ từng con bọ chét no máu buồn phiền bấu chặt móng vuốt vào khối nhão ký ức...

Lễ khai tử thơ hiệu a còng (@) và Tuyên Ngôn 28/8/05 của Những Con Ngựa Trời  (sổ tay) 
Hôm nay, ngày 28 tháng 8 năm 2005, tại thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông, lễ cúng khai tử những con @ phải gió và lễ rửa tội khai sinh Những Con Ngựa Trời đã được lặng lẽ nhưng không kém phần hoành tráng tiến hành vào giờ hoàng đạo... (...)

Con thú kiểng tôi | Về những nỗi im lặng  (thơ) 
Mỗi ngày / Những sợi kẽm vô hình / Uốn những đường cong theo hình thú kiểng / Và / Tôi mọc nhánh bò theo... | Ngày nào / Tôi cũng đi qua những phòng tranh chép / Đi qua nỗi im lặng phiên bản...

Khoảng trống chết lơ lửng  (thơ) 
Nhiều khi phải chồng lên những vết sẹo vừa bỏ lại / Sau chiến dịch tháo gỡ / Tôi lén dán mặt mình lên vách phố / Bờ tường những con hẻm / Cột đèn / Bên cạnh những số điện thoại hút hầm cầu / Khcắt btông / Trĩ nội mạch lươn gia truyền...

Thiên đường rỗng  (thơ) 
Em đã tự dẫn mình đến cuộc thử nghiệm nguy hiểm / Cánh cửa đền thiêng quá giờ tế thần đóng sập / Từ hôm đó / Thế giới bắt đầu vỡ ra từng mảnh...

Trong quán trưa  (thơ) 
Anh nhìn qua vai em / Khu vườn nhỏ Yoko / Lá ưỡn cong nắng vàng / Có ai thầm thì / Nước chảy từ một giấc mơ xa...

Gia phả tên vô lại  (thơ) 
Chắc chắn không thuộc nòi con rồng cháu tiên / Không chui ra từ quả trứng / Thứ huyền sử chứa đầy tai ương / Không Đinh Lê Lý Trần / Chẳng họ hàng Tôn Thất / Càng không Quang Trung Nguyễn Huệ...

Những ô cửa bên kia sông  (thơ) 
Khi chúng ta trở lại chỗ ngồi bên dòng sông / Những tảng lục bình ngày hôm qua đã trôi về đâu...

Siêu thị ảo vọng  (thơ) 
Anh hoá thành con lân múa cho nghi thức khai trương / Ngắm nhìn số phận tế lễ / Thỏa mãn phơi trần giữa bốn chân / Em từ chối nói lời cuối cùng bằng cái hôn sâu / Được chết như được yêu...

Chúc thư con bửa củi  (thơ) 
Sao em lại đến / Có còn gì để nhặt / Ngoài hoang phế thân xác và rác rưởi tâm hồn / Cái chết tầm gửi đang hối hả những giờ phút thèm muốn cuối cùng / Trong khu vườn hoan lạc lấn chiếm sự lỡ lầm / Của những người đàn bà cầm tinh mèo cái hoang / Rống rách màng đêm trên nóc nhà cháy mùa động tình...

Nhà thơ nói về thơ tình: Trịnh Cung  (phỏng vấn) 
Thơ tình còn được yêu thích không? Các nhà thơ hôm nay nghĩ gì về thơ tình? Họ có còn làm thơ tình không? Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn một số nhà thơ, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Cáo trạng số 0 10/04  (thơ) 
Có tiếng đàn chìm trong gối / Em cất giấu hớ hênh niềm hoan lạc / Ướt đẫm anh nước trăng tháng 10 ngai ngái men non / Bữa tiệc người không báo trước...


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021