Ðỗ Kh.
tiểu sử &  tác phẩm 

tác phẩm

Tôi đội trên đầu (7), giàn hoa giấy đỏ  (truyện / tuỳ bút) 
Căn nhà của ông bà ngoại tôi ở Sàigòn có trước cổng một giàn hoa giấy. Đó là vào đầu thập niên 60 và quận 3 chưa ầm ì mù khói, người ra đường chưa đeo khẩu trang và bà hàng xóm của ông bà tôi có một bộ tem sưu tập. Những ngày tôi đến thăm ông bà ngoại, bà Tư hàng xóm hay mang bộ tem sưu tập của bà sang cho tôi xem... (...)

Từ quảng cáo đến gian lận  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ & BÁO CHÍ] ... Trong chuyện đăng quảng cáo trên báo chí nước ngoài để đánh bóng cá nhân hay quốc gia, chế độ thì Việt Nam đi sau Bắc Triều Tiên cỡ chừng 40 năm. Tại Âu châu chẳng hạn, vào đầu thập niên 70, các sứ quán Bắc Triều Tiên dư tiền rủng rỉnh từ buôn lậu hàng ngoại giao miễn thuế đã thỉnh thoảng mua quảng cáo trên các cơ quan ngôn luận để tung hô Kim Nhật Thành...

Ông Tây nón cối  (đối thoại) 
[CHUYỆN TRÍ THỨC] ... Để cho những cuộc tranh luận về học thuật được thoáng mát và khỏi ô nhiễm, tôi đề nghị Léon (Lương) Nguyễn lập một danh sách những nhà tư tưởng không hề, chưa từng, đong đưa và e ấp với chủ nghĩa Mác dù là thầm kín hay vụng trộm. Đây là một việc dễ, chí ít là ở Pháp, danh sách này sẽ rất ngắn...

Tôi đội trên đầu (6), bó hoa năm bảng  (truyện / tuỳ bút) 
Tôi nói Mocha medium, spassiba. Tôi không phải người Nga, tôi người Algeria, anh bán xe hàng càfé bảo. Tôi hỏi bằng tiếng Pháp làm anh rạng rỡ, vậy thì đến nghĩa địa đi lối nào? Anh chỉ dẫn chính xác như là đang nhìn vào bản đồ, ông trở lại trạm tàu điện, lấy cổng ra số hai, quẹo tay phải, đến đèn đỏ rẽ trái Southwood Lane, đi mãi khi nào gặp hàng quán thì hỏi ai cũng biết, phải mất cỡ 20 phút đi bộ... (...)

Tôi đội trên đầu (3), cô đẹp gà chiên  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi ôm ba cái đùi gà đi mất, cái nhìn của cô lắc lư đeo sau lưng như ba lô con cóc. Được một dặm trên đường thiên lý, tôi bỗng thấy tiếc. Sao không hỏi cô gà chiên là có muốn tôi chụp hình cởi quần... (...)

Về chuyện “tự ý đục bỏ”  (đối thoại) 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... VNCH vì thế không có chế độ kiểm duyệt mà chỉ có các tờ báo hay người viết “tự ‎ý đục bỏ” mà thôi. “Cách” của VNCH vào thời điểm này là thưa kiện và tịch thu các báo đã in, đánh vào mặt tài chính của các tờ báo, theo đúng luật sắt của kinh tế là không có tiền hay lỗ lã nặng thì phải chết thôi...

Làm gì có đến ý niệm “đạo văn”!  (đối thoại) 
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Trong những chế độ chỉ có một ánh sáng (mặt trời, bóng điện, ngọn đèn dầu lạc, bếp lửa...) thì làm gì có đến ý niệm “đạo văn” ... Một ngàn năm văn hoá Khổng Mạnh, các sĩ tử cũng như các trí thức chỉ thi đua nhau “đạo” có bằng ấy quyển kinh để xem là ai đạo tài hơn. Trong một xã hội như vậy thì không có “ăn cắp” tư tưởng, mà đó chính là vinh danh, đánh bóng đến mòn...

Giữa hai Oh Oh  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi nghĩ không ra mấy câu thơ của kỹ sư công chánh Salvatore Quasimodo bằng nguyên tác. Mấy câu tôi có thời học thuộc, Chậm những thầm thì của hàng ô liu saracen. N chưa leo lên bàn, mới chai Bacardi thứ ba thì N nhảy dưới sàn, đến chai thứ tư N mới ngã... (...)

Cô nhảy trên đường [1 & 2]  (ký sự / tường thuật) 
... Nhà hàng ở trên từng bốn và tận bên trong, ở một chỗ khuất. Thang máy lại ngưng ở từng ba hay từng năm và khách phải hoặc đi bộ cầu thang lên hoặc đi bộ cầu thang xuống để vào tiệm ăn bằng một hành lang phụ vì sự cố kỹ thuật nào đó. Đêm giao thừa ở một nước lạ, tìm ra thấy nơi này thì quả lắm gian nan... (...)

Cô nhảy trên giường [2 & 3]  (ký sự / tường thuật) 
Nadiya nói, phải có nhạc. Nadiya ngồi đó bất động. Tôi nhìn xuống đáy lưng cô thăm thẳm một hình xăm. Thăm thẳm chiều trôi, khuya anh đi rồi, sao trời đưa lối... Tôi hát. Vậy là gì, Nadiya hỏi. Thăm thẳm bờ mông, khuya em... ra đồng, trằng gầy soi bóng... Tôi hát tiếp. Nadiya không phải người Việt, và có là người Việt có lẽ cũng chẳng biết một bài hát đã có từ trước khi cô chào đời.. (...)

Ba đồng hương trên một chiếc xe khách & Cô nhảy trên giường [1]  (ký sự / tường thuật) 
... Mưa tạm tạnh, tôi và S. gầm đầu xuôi phố Hamra. Ở một ngã ba vơ vẩn, ngước mặt lên thì tôi thấy ba người trong một chiếc xe khách đang nhìn tôi chằm chằm. Áo gió Trung Quốc và túi đeo vai đặt trên lòng, con mắt họ ngỡ ngàng bán tín và cũng như tôi chút gì hy vọng, tôi nhận ra ngay đây là ba thanh niên người Việt! Ba thanh niên từ Việt Nam... (...)

Độc tài ở ngoài nước? Xin lỗi!  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Từ 1981-94 có 5 nhà báo Việt ở Mỹ bị sát hại bởi lý do cho là chính trị và các vụ án này chưa có cái nào được sáng tỏ. Nhưng không khí nặng nề là có thật và may thay đã chuyển qua biểu tình chống đối hợp pháp chứ không còn dùng súng dùng xăng. Các nghệ sĩ “ngoài luồng” và “lề trái” của cộng đồng lên TV đối thoại được với các nhân sĩ đại diện của quần chúng chính thống là chuyện tốt, ở ngay tại Việt Nam chưa làm được. Ở nước ngoài, công an cảnh sát, pháp lý, toà án, trại giam không nằm trong tay của “lãnh đạo cộng đồng người Việt”...

Ginane thăm Baghdad  (truyện / tuỳ bút) 
... Kiểu nào, thì giữa những tấm ảnh chị tôi chụp và Baghdad ngày nay, tôi thấy vắng một triệu người thiệt mạng... (...)

Mùi hương Dubcek  (truyện / tuỳ bút) 
... Bức màn sắt đã đổ vừa tròn 20 tuổi nhưng vào buổi sáng này năm 2009, bức màn nhung của cuộc cách mạng cùng tên vẫn còn như lung lay phập phồng trong thứ ánh sáng nhạt nhoè nửa ban mai và nửa bóng điện yếu tại phòng điểm tâm của khách sạn Kyjev ở Bratislava... (...)

Ra ngõ xách cây súng theo là gặp gái  (thơ) 
... lẹ lên tụi nó đang tụ đám tà la Allah u Akbar nghe mà nhức óc leo lên mái nhà nhắm mà mờ con mắt con nhỏ này con nhỏ này con nhỏ này con thì đi qua đi lại con thì đứng một chỗ mà nhảy nhảy hè nhau la Marg bar này Marg bar kia ra ngõ xách cây súng theo là gặp gái đừng hỏi / Biết lựa gì đây / Con nào cũng như con nấy / Thôi thì bắn đại một đứa là tròn bổn phận Basij chiều chầm chậm và đêm đã gần tới...

Rosa, Rosa  (ký sự / tường thuật) 
... Tôi nói, “Việt Nam.” Và tôi viết đây trên trang này: Tôi nói, “Việt Nam.” Cô ta cúi ngang người sang nhìn (đây là trực tiếp tường trình, xin nhắc lại) nhưng tôi không chắc cô có đọc được mặt chữ la-tinh (quốc gia này dùng mẫu tự Amhara). Cô bảo, “China?” Ngực của cô phập (Chi) phồng (Na), tay cô đã đặt trên đùi tôi. Tôi nói to hơn, “Việt Nam.” Cô ta chớp chớp mắt, “Japan?” Tôi nói gần như hét, “Việt Nam!” ... (...)

Ở hộp đêm Mao  (ký sự / tường thuật) 
Lúc nhìn thấy chân dung ông ta trên quảng trường, R có hỏi, Cha này là cha nào? Thằng cha trên giấy một đồng, trên giấy 10 đồng, trên giấy 100 Nhân dân tệ. Tôi bảo, Là người thống nhất đất nước vào năm 1949... (...)

Buồn trong khách sạn (Chân dung tự chụp)  (truyện / tuỳ bút) 
Là những bức ảnh tự chụp trong khách sạn, nơi đây nơi kia, lúc này lúc nọ và những lúc buồn. Những cái buồn này, ai cũng có hết, buồn kiểu vậy vậy và buồn không biết làm gì... (...)

Что делать  (sổ tay) 
Yevgeniy Fiks là một nghệ sĩ người Nga sống tại New York. Sinh ra và lớn lên dưới chế độ Xô Viết, quan tâm của ông là vấn đề căn cước của thời hậu cộng sản. Năm vừa qua, ông gởi quyển Chủ Nghĩa Đế Quốc, giai đoạn tối thượng của Tư Bản Chủ Nghĩa cho 100 công ty và tập đoàn ở Hoa Kỳ... (...)

Thế giới là một chợ  (thơ) 
[VIẾT CHO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA] ... Nếu đến thăm Al Aqsa, mua một cái Đền Hồi Mái Vàng lưu niệm, thì / Xác suất vật souvenir này Made in China rất là cao...

Macau hành [Mã Giao hành | Áo Môn hành | 澳門行 | Ao men xing]  (thơ) 
Nàng hỏi / Tôi nói / Yí nàm dành / Nàng nói / Yí nàm dành hủ tố / Tôi nói Hầm sếch cỏng Quảng Tòng hỏa / Nàng nói Yí nàm dành hủ tố hầm sếch / Tôi nói Sếch / Nàng hỏi Sếch?... [Bản gốc, Việt-Quảng, với các bản dịch Việt, Hán và pinyin của Trúc-Ty]

Tôi thích ngôn ngữ Công xã Paris hơn ngôn ngữ cố đô Versailles  (tiểu luận / nhận định) 
Từ nơi bàn học tại trường trung học Jean-Jacques Rouseau, tôi nhìn thấy một góc phố Hồng Thập Tự, bờ rào của Dinh Độc Lập và cái điếm gác bảo vệ khoang vườn ở bên trong. Ngay tại điểm này, một đám đông bất thường lớn dần, thanh thiếu niên áo xanh quần trắng đồng phục của các trường công lập Việt, lao xao chuyển mình đằng sau rặng biểu ngữ. Tôi kịp đọc hàng chữ đi đầu – “Đả đảo thực dân văn hoá Pháp!”... [Bản dịch của Hoàng Xuân Tứ] (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Đỗ Kh.]  (phỏng vấn) 
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Nhà thơ nói về thơ tình: Đỗ Kh.  (phỏng vấn) 
Thơ tình còn được yêu thích không? Các nhà thơ hôm nay nghĩ gì về thơ tình? Họ có còn làm thơ tình không? Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn một số nhà thơ, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

"Người ta có thể làm thơ như làm giò chả...!"  (phỏng vấn) 
"Tôi nghĩ là thơ chẳng những đã có trước chữ in mà đã có trước cả chữ viết. Thơ chắc vẫn sẽ còn sau khi chữ đã mất. [...] Tôi nghĩ thơ là dạng bình dân để phục vụ quần chúng, thì không kêu ca phàn nàn gì hết và chỉ có hơi ghen chút xíu với các ca sĩ..." (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021